Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương đông bậc THPT đạt hiệu quả cao

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP GIỜ DẠY TÁC PHẨM

PHƯƠNG ĐÔNG BẬC THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Dạy học luôn là một công việc không hề dễ dàng đối với mỗi giáo viên. Công

việc ấy càng trở nên khó khăn đối với bộ môn Ngữ văn, bởi vì Ngữ văn ngoài là

một bộ môn khoa học như các bộ môn khác còn mang những nét rất riêng, mang

tính chất đặc thù và giáo viên dạy môn Ngữ văn phải làm sao cho nét đặc thù ấy trở

thành cái hay, cái đẹp của bộ môn này.

Trong dạy học Ngữ văn bậc THPT, có mảng văn học nước ngoài . Có thể nói

rằng đây là lĩnh vực đòi hỏi khá nhiều ở cả người dạy lẫn người học. Người viết đặc

biệt chú ý đến các tác phẩm văn học phương Đông được đưa vào chương trình

giảng dạy hiện nay , nó đã chiếm một dung lượng tương đối . Điều này chứng tỏ

việc dạy – học tác phẩm văn học phương Đông đang được quan tâm. Tuy nhiên ,

thực tế các giờ này trên lớp đã thực sự được giáo viên đầu tư và lôi cuốn được sự

hứng thú của học sinh hay chưa ? Các giờ này đã được triển khai bằng những cách

thức nào, tối ưu, có hiệu quả hay không ? Đây là những vấn đề cần phải xem xét,

nghiên cứu, đề xuất.

Khi nghiên cứu đề tài “ Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương

Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao”, tôi mong muốn đưa ra được những giải pháp

hữu hiệu có khả năng nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn học phương Đông

bậc THPT. Đó cũng chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này

pdf42 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương đông bậc THPT đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tư tài mạo tót vời" 
như Kim Trọng xuất hiện thì không gian quanh chàng bừng sáng, được mĩ hóa: 
 "Hài văn lần bước dặm xanh 
 Một vùng như thể cây quỳnh cành dao" 
 Chàng hiệp sĩ Lục Vân Tiên thì: 
 "Vân Tiên đầu đội kim khôi 
 Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô 
 Một mình lướt trận xông vô" 
 Các anh hùng trong "Tam quốc" thì thường xuất hiện trong không gian và thời 
gian chiến trận. Trong thơ Đường thì tâm hồn con người tương thông, hòa điệu với 
không - thời gian vũ trụ vô hạn vô cùng. Trong thơ haicư thì không gian gần gũi với 
những tâm hồn bình dị, còn thời gian thường là thời gian hiện tại với rất nhiều từ 
chỉ mùa. Biên độ của không gian và thời gian trong thơ Tagore thường chuyển biến 
theo tình cảm của nhà thơ. Còn không gian trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thường 
chật chội, tù túng thể hiện cuộc đời quẩn quanh, mòn mỏi, ngột ngạt của những 
người nông dân nghèo. 
 Nếu giáo viên biết cách phối hợp phân tích hình tượng nhân vật với hình 
tượng không gian, thời gian trong tác phẩm thì chắc chắn là hiệu quả của một 
giờ học văn sẽ tăng rõ rệt. 
 Lấy bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch 
làm ví dụ. 
 26 
 Ngay nhan đề bài thơ, Lý Bạch đã đặt Mạnh Hạo Nhiên giữa không gian thật 
đẹp và thật xa rộng - giữa Hoàng Hạc lâu - một thắng cảnh thần tiên, với Quảng 
Lăng - một thắng cảnh phồn hoa: 
 "Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu 
 Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" 
 (Bạn từ lầu Hạc lên đường 
 Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng) 
 Bao nhiêu là tiếc nuối khi phải đưa tiễn bạn hiền ra đi trong thời gian và không 
gian đẹp đến thế. Vậy nên Lý Bạch cứ đứng bên sông, nơi lầu Hoàng Hạc mà nhìn 
mãi theo cánh buồm đơn chiếc của Mạnh Hạo Nhiên dần xa mãi. 
 "Cô phàm viễn ảnh bích không tận 
 Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu" 
 (Bóng buồm đã khuất bầu không 
 Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời) 
 Tự đặt mình vào vị trí của Lý Bạch nhìn theo cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên 
dần xa trong cái nhìn vời vợi trông theo, ban đầu còn thấy rõ (cô phàm) rồi mờ dần, 
thấp thoáng (viễn ảnh), mãi cho đến lúc bóng buồm khuất hẳn vào nước trời vô tận 
mà vẫn còn đứng lặng bên sông thì ta mới cảm nhận được niềm lưu luyến, tình cảm 
thiết tha của thi nhân gửi theo hình bóng bạn hiền. 
 Nếu ở bài thơ này mà giáo viên không phân tích không gian tống biệt thì 
sao thấy được cánh buồm trong đôi mắt thể hiện tình cảm, tấm lòng của thi 
nhân? Ý tại ngôn ngoại là thế. 
 Lại chẳng hạn như bài thơ thứ nhất trong chùm thơ haicư của Bashô. Quê Bashô 
ở Miê, ông lên Êđô ở, mười năm sau mới về thăm quê. Mười năm ở Êđô, cứ cảm 
thấy Êđô là "đất khách". 
Nhưng về quê rồi lại thấy nhớ Êđô, cảm thấy Êđô thân thiết như quê mình. 
Đối với Bashô, Êđô là đất khách chứ đâu phải quê hương, nhưng sống ở Êđô đến 
mười năm đủ cho Êđô trở thành thân thiết. Nhưng xa Êđô rồi mới cảm thấy "Êđô là 
cố hương". Tại sao lại nói mười mùa sương? Đây là cách nói hoán dụ chỉ mười 
năm, thời gian thật dài mà vẫn thấy Êđô là "đất khách", nhưng ở đến mười năm tự 
nhiên thành gắn bó, để rồi khi xa Êđô, dẫu là về thăm lại quê hương bản quán, lại 
thấy nhớ Êđô. Thời gian đã làm công việc của nó: đã làm "đất khách" thành "cố 
hương". Cả không gian và thời gian ấy đều là trong thực tại mà cũng là trong tâm 
 27 
tưởng được con người chứng nghiệm nên nó có sự gặp gỡ với những tâm hồn đồng 
điệu. 
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, không gian và thời gian nghệ thuật 
vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Quán trà là không gian thực nhưng cũng 
tượng trưng cho cuộc sống tối tăm, bệnh hoạn của nhân dân lao động. Nơi hành 
quyết người cách mạng thì tranh tối tranh sáng, nhập nhoạng như chốn âm ti địa 
ngục; kẻ đao phủ như quỷ sứ hiện hình, nghĩa địa thê lương với những nấm mồ 
"chen dày khít, lớp này lớp khác như bánh bao trên mâm cỗ nhà giàu ngày mừng 
thọ". Còn thời gian là quá trình vận động từ bóng tối ra ánh sáng nhưng là từ bóng 
tối của đời thường đến bóng nhập nhoạng khi trời sắp sáng. Đến ánh sáng ban ngày 
thì chiếu soi lên những nấm mồ thê thảm trên bãi tha ma. Ý nghĩa tượng trưng của 
tác phẩm hiện ra thật rõ: Nếu cứ mê muội, tàn nhẫn sát hại lẫn nhau thì tương lai 
của Trung Quốc chỉ là những nấm mồ. 
Qua một vài ví dụ trên, chúng ta có thể thấy việc tìm hiểu, phân tích không - 
thời gian nghệ thuật là yếu tố hữu cơ của hệ thống thi pháp. 
4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật của 
tác phẩm: 
Văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Chất liệu duy nhất của văn học là ngôn 
ngữ. Bởi thế phân tích tác phẩm văn học bao giờ cũng phải hết sức chú ý đến ngôn 
ngữ. Thực tế thì cũng chưa ai có thể bỏ qua "yếu tố thứ nhất" này của tác phẩm văn 
chương. Có điều, tác phẩm văn học phương Đông với tư cách là văn học nước 
ngoài, giáo viên và học sinh chỉ đọc tác phẩm qua bản dịch nên việc phân tích ngôn 
ngữ đương nhiên là có phần hạn chế. Nhưng như vậy không có nghĩa là không thể 
khai thác ngôn ngữ được. Trước hết chúng ta có thể khẳng định rằng những bản 
dịch được chọn đưa vào sách giáo khoa là những bản dịch bảo đảm được ba tiêu 
chuẩn: tín, đạt, nhã. Chẳng hạn tuy không dịch được thành hình thức văn vần, 
nhưng các tác phẩm sử thi vẫn giữ được ngôn ngữ trang trọng, tôn nghiêm; ngôn 
ngữ thơ vẫn trong sáng, vừa bảo đảm được vần điệu, vừa đầy chất thơ mặc dù có 
khi phải chuyển thể. 
Bởi thế cho nên khi hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm, giáo viên cần 
tận dụng phân tích nghệ thuật biểu đạt qua ngôn ngữ của văn bản. 
Chẳng hạn, đối với bài thơ tình số 28 của Tagore, giáo viên nên lưu ý học 
sinh những chỗ trùng điệp: 
 + Nếu đời anh là một đoá hoa... 
 28 
 + Nếu đời anh là một viên ngọc... 
 + Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú... 
 + Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau... 
Qua sự trùng điệp những quan hệ từ chỉ điều kiện ("nếu"), học sinh có thể 
thấy được niềm khát khao tận hiến trong tình yêu. Còn những chữ "nhưng", "mà" 
được lặp lại đến năm lần là những chỗ Tagore "đánh dấu" những bước ngoặt bất 
ngờ khi người đọc cùng "người làm vườn" Tagore dạo khu vườn tình yêu. 
Riêng đối với thơ Đường, chúng ta có thuận lợi ở chỗ giáo viên Ngữ văn 
THPT đều được học môn Hán Nôm khi còn là sinh viên khoa Ngữ văn. Vì vậy hoàn 
toàn có thể đối chiếu bản dịch với nguyên văn chữ Hán để mở rộng và khắc sâu 
những ý được nhà thơ thể hiện, chỉ ra được "nhãn tự" và "ý tại ngôn ngoại" của thế 
giới nghệ thuật Đường thi. 
 Trong quá trình khai thác, giáo viên lưu ý học sinh cần thiết so sánh, đối 
chiếu bài thơ ở phần phiên âm và dịch thơ 
 Chẳng hạn: Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên của Lý Bạch thuộc 
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Ngô Tất Tố dịch theo thể lục bát – thể thơ thất ngôn tứ 
tuyệt, Ngô Tất Tố dịch theo thể lục bát – thể thể quen thuộc nhất đối với người Việt 
Nam. Thể thơ này thuận lợi cho sự biểu hiện tình cảm tha thiết, đằm thắm. 
 Trong bản dịch thơ, Ngô Tất Tố đã dung chứ “’bạn” để dịch từ “cố nhân” là 
đứng nhưng chủa đủ nghĩa. “Cố nhân” là bạn cũ. Trong thơ cổ, từ “Cố nhân” bao 
giờ cũng ham nghĩa rất thietes tha Từ “yên hoa” được dịch thẳng nghĩa đen “hoa 
khói cũng đúng, nhưng trong thơ Đường, từ “yên hoa” thường hàm nghĩa nơi phồn 
hoa đô hội. 
Bản dịch của Ngô Tất Tố rất hay, tiếc là chưa diễn tả được hình ảnh cánh 
buồn đơn chiếc dần xa trong cái nhìn vời vợi trông theo ủa Lý Bạch. Nhưng dù vậy, 
người dịch cũng đã thể hiệnđược tình bạn trong sáng, thiết tha đằm thắm của “thi 
tiên” 
Khi giảng bài Thu hứng của Đỗ Phủ, giáo viên hướng học sinh đến hai câu 
thơ được xem là hay nhất trong bài: 
 "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ 
 Cô chu nhất hệ cổ viên tâm" 
 (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ 
 Con thuyền buộc chặt mối tình nhà) 
 29 
Nhãn tự của hai câu này là hai động từ "khai" (nở) và "hệ" (buộc): nở ra... 
nước mắt, buộc vào trái tim. Ngoài ra ở hai câu thơ còn có hai từ rất lạ: "lưỡng" và 
"nhất". Đây là hai số từ được dùng làm trạng ngữ gắn với hai động từ "thi nhãn" 
kia: "lưỡng khai", "nhất hệ". 
"Lưỡng" là hai mà cũng là phiếm chỉ số nhiều, chỉ sự lặp lại: đã từng nở, 
bây giờ lại nở; đã từng rơi nước mắt, bây giờ lại rơi nước mắt. Vậy nên Nguyễn 
Công Trứ mới dịch là "tuôn thêm". 
"Nhất hệ" trực dịch là "một buộc", nhưng "một buộc" thì ai mà hiểu được. 
Thế là Nguyễn Công Trứ bèn dịch là "buộc chặt", mà nhà thơ họ Nguyễn này vốn là 
con người mạnh mẽ nên đã buộc là "buộc chặt", cũng đúng. Nhưng với Đỗ Phủ, 
một khi đã gắn bó, một khi đã buộc là "buộc mãi", chẳng bao giờ gỡ ra được nữa, 
cũng chẳng có ý định gỡ ra, cứ "buộc mãi" vậy thôi. Đó mới là bản nghĩa của "nhất 
hệ". 
Về tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, "Thuốc" không phải là thuốc vì đó là sự 
"kết hợp" giữa sức lao động lương thiện (bánh bao) và đức hi sinh cao cả (máu) mà 
tạo thành một liều thuốc man rợ và độc hại, gây ra những cái chết thảm thương. Vậy 
thì phải tìm một phương thuốc khác cứu Trung Quốc. Điều quan trọng là tìm ở đâu? 
Khoảng trống nói lên rất nhiều điều, riêng cái điều cần nói nhất thì dành cho một 
khoảng trống "vô ngôn", ấy là "ý tại ngôn ngoại". 
Tên nhân vật trong truyện ngắn này cũng là điều giáo viên nên khai thác để 
qua đó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện, "Thuyên" - tên của bệnh nhân, đồng âm 
với "thuyên" có nghĩa là "lành bệnh". Nhưng "Thuyên"mà chẳng lành, "Thuyên" mà 
lại chết. "Du" - tên nhân vật chính cũng là tên một thứ ngọc. Ấy vậy mà ngọc quý bị 
hạ sát, chôn vùi. 
Hoa Thuyên, Hạ Du - Hoa lành, Hạ quý - đứa là đứa con, tương lai và niềm 
hi vọng duy nhất của gia đình Hoa - Hạ nhưng Hoa - Hạ chỉ còn là nấm mồ. Mà 
như ta đã biết Hoa Hạ là tên gọi nước Trung Quốc cổ. Hoa Hạ - Trung Quốc sẽ mất 
hết tương lai, sẽ chỉ còn nấm mồ nếu cứ mê muội, tương tàn, uống máu lẫn nhau. 
Đó là một lời cảnh tỉnh, một tiếng kêu cấp cứu. 
Từ đây, học sinh dễ dàng phát hiện ra "tứ" của truyện, tư tưởng, chủ đề của 
tác phẩm: phải tìm ra ngay một phương thuốc để cứu Hoa Hạ, cứu Trung Quốc. 
Ở đây, người viết có một điều cần nhắn gửi: Khi phân tích ngôn ngữ, giáo 
viên cần nhắc nhở học sinh (và cả việc lưu ý chính bản thân mình): cần phải 
 30 
tỉnh táo, xác định đúng phân lượng, đặc biệt cần tránh "tán" về từ ngữ của 
bản dịch. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 
1. Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến( từ phía giáo viên) 
a. Sự cần thiết của việc giảng dạy tác phẩm phương Đông 
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 
8/10 2/10 0/10 0/10 
b. Ý nghĩa của việc giảng dạy tác phẩm phương Đông 
Nâng cao chất 
lượng 
Phát triển tư duy 
học sinh 
Học sinh hiểu tác 
phẩm phương Đông 
Phát huy tính tích 
cực của học sinh 
5/10 2/10 2/10 1/10 
c. Mức độ hứng thú của học sinh 
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 
5/10 3/10 2/10 0/10 
d. Mức độ hiểu bài của học sinh 
Hiểu sâu sắc Bình thường Không hiểu Tùy thuộc 
3/10 5/10 0/10 2/10 
2. Kết quả từ phiếu thăm dò ý kiến(từ phía học sinh) 
a. Mục đích học tác phầm phương Đông 
Lớp Yêu thích Đạt điểm cao Đối phó Không có 
10A4 23/37 11/37 3/37 0/37 
11C12 26/38 10/38 1/38 0/38 
12B10 21/37 15/37 1/37 0/37 
b. Mức độ hứng thú 
Lớp Rất hứng thú Không hứng 
thú 
Bình thường Tùy 
10A4 17/37 0/37 15/37 5/37 
11C12 23/38 0/38 14/38 1/38 
12B10 20/37 0/37 10/37 7/37 
c. Thái độ tích cực 
 31 
Lớp Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích 
cực 
10A4 8/37 18/37 11/37 0/37 
11C12 14/38 12/38 12/38 0/38 
12B10 9/37 16/37 12/37 0/37 
d. Nội dung bài giảng của giáo viên 
Lớp Khó hiểu Dễ hiểu Sơ sài Không có nội 
dung cụ thể 
10A4 4/37 29/37 4/37 0/37 
11C12 4/38 31/38 3/38 0/38 
12B10 1/37 33/37 3/37 0/37 
3. Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút 
Lớp 9-10điểm 7-8 điểm 5- 6 điểm 3-4 điểm Dưới 3 điểm 
10A4 5 25 7 0 0 
12B10 4 26 8 0 0 
Như vậy, sau thời gian thực nghiệm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả giảng dạy tác phẩm phương Đông, cá nhân tôi nhận thấy kết quả thu được từ 02 
lớp 10A4, 12B10 khá cao. Các em có hứng thú đối với bài học, mức độ tiếp thu bài 
nhanh, chất lượng tăng lên rõ rệt. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
1.Đề xuất: 
- Nên tổ chức các chuyên đề về tác phẩm văn học nước ngoài, trong đó có 
tác phẩm văn học phương Đông để giáo viên dạy tốt hơn. 
- Hạn chế việc đưa các tác phẩm văn học nước ngoài vào chương trình đọc 
thêm. 
- Nội dung các bài kiểm tra nên lấy một phần kiến thức từ tác phẩm văn học 
nước ngoài. 
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng: 
Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, người viết có thêm vài điều cần lưu ý 
giáo viên trong quá trình giảng dạy tác phẩm phương Đông : 
 32 
- Cần bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hình thức, nhưng không 
có nghĩa là với mọi tác phẩm đều phải khai thác tất cả những yếu tố của hệ thống 
thi pháp. Bởi vì mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật có đặc điểm hình thức 
riêng, không phải bao giờ nó cũng bao gồm đầy đủ mọi yếu tố. Vì vậy, với mỗi tác 
phẩm, giáo viên cần xác định và lựa chọn hướng tiếp cận, trọng điểm phân tích cụ 
thể, tránh sự tràn lan, yếu tố nào cũng đề cập đến nhưng cuối cùng vẫn không làm 
rõ được cái hay đích thực của tác phẩm. 
- Chẳng hạn khi phân tích tác phẩm tự sự, giáo viên lưu ý học sinh cần 
quan tâm đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian 
nghệ thuật nhưng không đề cập đến mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. Vậy mà 
mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình lại là linh hồn của các bài thơ trữ tình; trong khi 
đó cốt truyện thì không cần bàn tới, đơn giản vì ở thể loại này không có cốt truyên. 
Ngay trong cùng một thể loại thì hướng khai thác ở các tác phẩm cũng không 
giống nhau. Chẳng hạn như một số bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn bậc 
THPT đã nói phần trên. Thơ haicư thì rất khó vì nó quá ngắn, nó chỉ ghi lại một 
mảnh của đời sống, một sự ngẫu nhiên gặp gỡ giữa cái tâm của người nghệ sĩ với 
một cảnh, một sự việc rất đơn sơ. Nếu giáo viên phân tích bằng những lời lẽ to tát, 
cầu kì thì không sao thấy được sự tế vi của hình tượng nhỏ xinh và giản dị đến gần 
như trong suốt ấy. 
- Giáo viên đừng quá câu nệ vào khái niệm. Một giờ đọc văn không phải là 
giờ trình bày về lí thuyết. Lí thuyết là điểm tựa nhưng nếu cứ cầm lấy "điểm tựa"mà 
"múa" thì nó không còn là điểm tựa nữa. Lí thuyết phải trở thành tiềm lực của người 
dạy văn. Nếu có nội lực rồi thì những điều trình bày sẽ có sức thuyết phục khi nó 
được nói ra một cách tự nhiên. 
Mỗi người đọc là một chủ thể tiếp nhận. Trong quá trình giảng dạy, phân 
tích tác phẩm, từ một lời gợi ý của giáo viên có thể dẫn đến những suy nghĩ, cảm 
xúc ở học sinh, có thể có những ý rất hay, rất đáng trân trọng. Làm sao nắm bắt 
được những ý hay ấy (đôi khi ngoài cả dự kiến của giáo viên) để phát huy, thì đó là 
bản lĩnh và năng lực sư phạm của người học sinh. 
 33 
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa ngữ văn 10,11,12( Nhà xuất bản Giáo dục) 
2. Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn ngữ văn lớp 10, 
11,12( Nhà xuất bản Giáo dục) 
3. Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận( Nhà xuất bản Đại 
học Quốc Gia Hà Nội) 
 34 
VII. PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
Phiếu thăm dò về thực trạng dạy tác phẩm phương Đông của giáo viên 
trường THPT Long Khánh( dành cho giáo viên) 
1. Theo Thầy(Cô), việc giảng dạy tác phẩm phương Đông trong nhà 
trường THPT có cần thiết không? 
a) Rất cần thiết 
b) Cần thiết 
c) Bình thường 
d) Không cần thiết 
2. Theo Thầy(Cô), việc giảng dạy tác phẩm phương Đông trong nhà trường 
THPT có ý nghĩa gì ? 
a) Nâng cao chất lượng dạy học 
b) Góp phần phát triển tư duy học sinh 
c) Làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về văn học các dân tộc trên thế giới 
d) Phát huy tính tích cực học tập của học sinh 
3. Trong quá trình giảng dạy các tác phẩm phương Đông, Thầy (Cô) thấy học 
sinh có hứng thú không? 
a) Rất hứng thú 
b) Hứng thú 
c) Bình thường 
d) Không hứng thú 
4. Trong quá trình giảng dạy các tác phẩm phương Đông, Thầy (Cô) thấy học 
sinh có hiểu bài không? 
a) Hiếu sâu sắc 
b) Bình thường 
c) Không hiểu 
d) Tùy từng bài, từng đối tượng học sinh 
5. Thầy (Cô) có kiến nghị gì đối với việc dạy học tác phẩm phương Đông ở 
trường THPT? 
 35 
Phụ lục 2 
Phiếu thăm dò ý kiến về thực trạng học tác phẩm phương Đông của học sinh 
trường THPT Long Khánh( dành cho học sinh) 
1. Mục đích của em khi học các tác phẩm phương Đông là gì? 
a) Vì yêu thích, muốn khám phá, trau dồi kiến thức 
b) Học để kiểm tra đạt điểm cao 
c) Học để đối phó 
d) Không có mục đích nào 
2. Em có cảm thấy hứng thú khi được học những tiết học giáo viên giảng dạy các 
tác phẩm phương Đông? 
a) Rất hứng thú 
b) Không hứng thú 
c) Tùy từng bài 
d) Bình thường 
3. Em có tham gia tích cực vào tiết học giáo viên giảng dạy các tác phẩm phương 
Đông không ? 
a) Rất tích cực 
b) Tích cực 
c) Bình thường 
d) Không tích cực 
4. Em có nhận xét gì về nội dung bài học tác phẩm phương Đông mà giáo viên đã 
giảng dạy? 
a) Nội dung dài dòng, phức tạp, khó hiểu 
b) Nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu 
c) Nội dung sơ sài, học sinh tự tìm hiểu 
d) Không có nội dung gì cụ thể 
5. Em thích một giờ học tác phẩm phương Đông như thế nào? 
 36 
Phụ lục 3 
Kiến nghị của giáo viên về việc dạy tác phẩm phương Đông ở trường THPT 
 37 
Phụ lục 4 
Ý kiến của học sinh về một giờ học tác phẩm phương Đông ở trường THPT 
 38 
Phụ lục 5 
Ý kiến của học sinh về một giờ học tác phẩm phương Đông ở trường THPT 
 39 
Phụ lục 6 
Ý kiến của học sinh về một giờ học tác phẩm phương Đông ở trường THPT 
 40 
Phụ lục 7 
Bài kiểm tra 15 phút của học sinh khối 10 
 41 
Phụ lục 8 
Bài kiểm tra 15 phút của học sinh lớp 12 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Châu Thị Hồng Hoa 
 42 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Long Khánh 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Long Khánh, ngày tháng năm 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 - 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP GIỜ DẠY 
TÁC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG BẬC THPT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 
Họ và tên tác giả: Châu Thị Hồng Hoa . Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị: Trường THPT Long Khánh 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn:  
SKKN đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào 
cuộc sống: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi 
rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 
BM04-NXĐGSKKN 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_giup_gio_day_tac_pham_phuong_dong_bac_thpt_dat_hieu_qua_cao_0907.pdf
Sáng Kiến Liên Quan