Một vài biện pháp giúp nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối 9
Trong hệ thống giáo dục thể chất (GDTC) ở nước ta, điền kinh là môn Thể thao có một vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy, điền kinh được đưa vào giảng dạy trong các trường THCS nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh.
Việc nâng cao thành tích môn học điền kinh trong các trường THCS luôn là yếu tố cần thiết nhưng để đạt được những thành tích cao đòi hỏi kỹ thuật càng được hoàn thiện. Qua kinh nghiệm thực tế và các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh được động tác kỹ thuật thuần thục chính xác thì sẽ phát huy được tối đa thành tích của môn học.
Là một trong những nội dung của điền kinh, nhảy xa Kiểu ngồi là kỹ thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh. Song để học tốt nội dung này đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt, biết nắm bắt kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác.
Trong giảng dạy môn Thể dục, việc nắm bắt kỹ thuật là rất quan trọng nhưng trong quá trình tập luyện đa số học sinh thực hiện không đúng kỹ thuật, còn mắc phải những sai lầm, hạn chế khi tập luyện, vì vậy GV giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc phải cũng như những nguyên nhân để có hướng khắc phục, sữa sai. Chính vì vậy, việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm khi tập luyện là điều rất quan trọng đối với mỗi Gv khi giảng dạy.
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CHO HỌC SINH KHỐI 9 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong hệ thống giáo dục thể chất (GDTC) ở nước ta, điền kinh là môn Thể thao có một vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy, điền kinh được đưa vào giảng dạy trong các trường THCS nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh. Việc nâng cao thành tích môn học điền kinh trong các trường THCS luôn là yếu tố cần thiết nhưng để đạt được những thành tích cao đòi hỏi kỹ thuật càng được hoàn thiện. Qua kinh nghiệm thực tế và các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh được động tác kỹ thuật thuần thục chính xác thì sẽ phát huy được tối đa thành tích của môn học. Là một trong những nội dung của điền kinh, nhảy xa Kiểu ngồi là kỹ thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh. Song để học tốt nội dung này đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt, biết nắm bắt kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác. Trong giảng dạy môn Thể dục, việc nắm bắt kỹ thuật là rất quan trọng nhưng trong quá trình tập luyện đa số học sinh thực hiện không đúng kỹ thuật, còn mắc phải những sai lầm, hạn chế khi tập luyện, vì vậy GV giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc phải cũng như những nguyên nhân để có hướng khắc phục, sữa sai. Chính vì vậy, việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm khi tập luyện là điều rất quan trọng đối với mỗi Gv khi giảng dạy. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế giảng dạy ở trường, bản thân tôi xin đưa ra sáng kiến : "Một vài biện pháp giúp nâng cao thành tích nhảy xa Kiểu ngồi cho học sinh khối 9" nhằm giúp học sinh khắc phục những hạn chế khi tập luyện nhảy xa kiểu ngồi. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Thực trạng: Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS thì vấn đề trang ảnh, dụng cụ tập luyện, sân bãi còn hạn chế, đa số GV giảng dạy thường ít có yêu cầu cao về kỹ thuật động tác đối với học sinh, học sinh còn thiếu ý thức tự tập luyện để hoàn thiện động tác kỹ thuật. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên là phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc khi tập luyện, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích. Khi được phân công giảng dạy bộ môn Thể dục tại trường THCS An Thạnh 1, đặc biệt là khi quan sát quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích trong quá trình học tập môn nhảy xa Kiểu ngồi của các em không như mong muốn. Kết quả khảo sát chất lượng ở đầu HK2 năm học 2013 – 2014, ở nội dung Nhảy xa Kiểu ngồi tôi thu được như sau: KHỐI 9 HS thực hiện đúng kỹ thuật HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật SỐ LƯỢNG % SỐ LƯỢNG % 75 HS 53 70,67% 22 29,33% Từ kết quả trên tôi nhận thấy nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ thuật, một số động tác không đúng kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng ở các giai đoạn; những sai sót trong từng giai đoạn của học sinh khi luyện tập kỹ thuật nhảy xa Kiểu ngồi là: - Giai đoạn chạy đà: Tư thế chuẩn bị không đúng, nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối dẫn đến giậm nhảy không đúng ván giậm, độ ngã người khi chạy đà không hợp lý. - Giai đoạn giậm nhảy: Bước cuối cùng đặt chân giậm vào ván giậm nhảy ngắn hoặc quá dài, giậm nhảy yếu, không duỗi hết các khớp nên không tận dụng được sức mạnh của cơ chân, sự phối hợp giữa chân lăng và hai tay không tốt. - Giai đoạn trên không: + Không thực hiện được tư thế “bước bộ” trên không. + Thời kỳ ngổi xổm trên không không đúng tư thế. Giai đoạn bay trên không thân người ngã về sau hoặc về trước quá nhiều dẫn đến bị mất thăng bằng. - Giai đoạn tiếp đất: + Gập duỗi chân ra trước không tích cực, không đưa được người về phía trước để tận dụng được độ xa. + Khi tiếp đất học sinh không chùng gối dẫn đến chấn động lớn đối với cơ thể. 2. Hướng giải quyết: Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kỹ thuật nhảy xa Kiểu ngồi, tôi thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, thực hành thuần thục đồng thời phát hiện sớm những sai lầm của học sinh và có biện pháp khắc phục tối ưu nhất. Để học sinh yêu thích môn học, tự giác tích cực trong luyện tập và sửa chữa sai sót trong kỹ thuật tôi áp dụng những bài tập sau: Trước tiên phải xây dựng khái niệm đúng cho học sinh thông qua việc làm mẫu của giáo viên và cán sự bộ môn, xem tranh ảnh; đưa ra thành tích nhảy xa của trường, tỉnh, Quốc gia, Quốc tế; tích cực đưa các bài tập bổ trợ dưới dạng trò chơi để kích thích tính hứng thú và tích cực của học sinh từ đó các em có hiểu biết đúng về kỹ thuật, tự giác tích cực luyện tập Những bài tập cụ thể để sửa sai trong từng giai đoạn của kỹ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” là: - Giai đoạn chạy đà: + Tập tư thế chuẩn bị trước vạch xuất phát. + Cho học sinh đo đà và đánh dấu mức đà, tập lập lại nhiều lần kỹ thuật đó. + Chạy đà nhiều lần chú ý nhịp điệu chạy đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy tốt. + Sử dụng vạch báo hiệu để điều chỉnh đà. + Chạy tốc độ cao nhiều lần trên đường chạy đà. - Giai đoạn giậm nhảy: + Bước cuối cùng bước nhanh, mạnh tiếp đất cả bàn chân. + Xây dựng bài tập giậm nhảy – bước bộ duỗi chân giậm thẳng. + Tập nhảy xa giậm nhảy nhanh, mạnh. + Tập bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chân. Ví dụ: Trò chơi Lò cò tiếp sức, bật cóc, bật xa tiếp sức... - Giai đoạn trên không: + Tập bước bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh. + Tại chỗ tập mô phỏng động tác bước bộ sau đó thu chân giậm. + Tập tại chỗ bật xa. + Chạy đà 3 bước, giậm nhảy co chân qua xà. + Tập bước bộ thu chân, chú ý giữ chân giậm thẳng, phối hợp tốt chân lăng và 2 tay thăng bằng tư thế ngay ngắn. - Giai đoạn tiếp đất: + Tập bật xa chủ động nâng được đùi và duỗii cẳng chân ra trước. + Bật từ ván giậm xuống hố cát chủ động chùng gối. + Phối hợp động tác đánh tay với động tác chân và thân người hợp lí khi tiếp đất. + Phối hợp toàn bộ kỹ thuật chú ý động tác khi tiếp đất. Trong giảng dạy từng giai đoạn giáo viên cần sửa sai kịp thời và xây dựng kinh nghiệm cho học sinh. Hoàn chỉnh các giai đoạn để hình thành một kỹ thuật hoàn thiện. Trong giờ học luôn quan tâm đến ba đối tượng học sinh để những em khá, giỏi không chủ quan, những em yếu không bi quan, động viên khích lệ học sinh để các em tích cực tự giác luyện tập để giờ học đạt kết quả cao. Khi giảng dạy nội dung nhảy xa Kiểu ngồi với việc áp dụng sáng kiến trên tôi thu được kết quả kiểm tra cuối năm học 2013-2014 như sau: KHỐI 9 HS thực hiện đúng kỹ thuật HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật SỐ LƯỢNG % SỐ LƯỢNG % 75 HS 68 91 % 7 9 % 3. Hiệu quả của sáng kiến: Sau khi áp dụng những bài tập và phương pháp trên để sửa sai trong từng giai đoạn của kỹ thuật nhảy xa Kiểu ngồi cho học sinh lớp 9 trường THCS An Thạnh 1, tôi thấy của học sinh có chuyển biến rõ rệt, kỹ thuật được hoàn thiện, thành tích được nâng lên, kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến được thể hiện ở bảng sau: Bảng so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến KHỐI 9 (75 HS) HS thực hiện đúng kỹ thuật HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật SỐ LƯỢNG % SỐ LƯỢNG % Trước khi áp dụng 53 70,67% 22 29,33% Sau khi áp dụng 68 91 % 7 9 % III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 1. Kết luận: Qua việc thực hiện sáng kiến "Một vài biện pháp giúp nâng cao thành tích nhảy xa Kiểu ngồi của học sinh khối 9" bản thân tôi đã thu được những kết quả đáng phấn khởi, chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt nhưng điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thực hiện một cách dễ dàng, tự tin nội dung nhảy xa Kiểu ngồi, nắm được kỹ thuật một cách chắc chắn, khó quên, các em tích cực luyện tập, tiết học trở nên sôi động, hứng thú nên khi kiểm tra thành tích của các em cũng được nâng lên đáng kể. 2. Bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả đạt được qua việc áp dụng sáng kiến trên tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: * Đối với giáo viên: Để dạy kỹ thuật nhảy xa Kiểu ngồi cho học sinh trường THCS giáo viên phải: - Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kỹ năng cần tập luyện. - Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh. - Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ,), kiểm tra sức khỏe của học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tiết học. - Sử dụng và khai thác có hiệu quả tác dụng của đồ dụng dạy học, đồ dùng tự làm. - Sử dụng các bài tập hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp từng đối tượng học sinh. - Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc phải của học sinh. - Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm. - Có biện pháp sửa chữa những sai lầm kịp thời. - Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. * Đối với học sinh: - Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn. - Có hứng thú tham gia giờ học. - Tích cực rèn luyện thể lực. - Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình tập luyện. - Tích cực tham gia các hoạt động TDTT, hội khỏe Phù Đổng cấp trường, huyện, tỉnh 3. Kiến nghị: - Nhà trường bổ sung thêm dụng cụ (tranh nhảy xa, hố nhảy, thước đo thành tích). - Phòng giáo dục nên có kế hoạch tổ chức các cuộc thi hội thao, hội khỏe Phù Đổng vào đầu năm học để GV dạy môn Thể dục định hướng thời gian tập luyện cho các học sinh tham gia. Với kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên trong quá trình đưa ra sáng kiến chắc chắn sẽ có không ít những thiếu sót. Rất mong có thêm nhiều góp ý chân tình của đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như làm cho sáng kiến ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cám ơn! An Thạnh 1, ngày 6 tháng 11 năm 2014 Người viết sáng kiến Lê Hoàng Ân --- NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ ---
File đính kèm:
- SKKN_Mot_vai_bien_phap_giup_nang_cao_thanh_tich_nhay_xa_Kieu_ngoi_cho_hoc_sinh_khoi_9.doc