Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển
toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân
cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã
và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị
những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm
việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói
riêng.
Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang
bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận
lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu
học được tập trung chủ yếu ở các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và Lịch sử
va địa lí.
Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở
bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài
giảng. Học để tự tin, tự lập.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh
và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với
học sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng nề về dạy kiến
thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dẫn đến có một bộ
phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử
cần thiết trong cuộc sống, Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh
gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng,... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Ngoài ra, bản thân cũng chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết sau: Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 10 Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dư ng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dư ng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước;...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác, bản thân đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, Khoa học, thi Giao thông thông minh trên Internet, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên đường quốc lộ không? Có leo trèo qua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?”;... Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,...Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Ở bài: “Các nguồn nhiệt” môn Khoa học: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn ở nhà như: Ủi quần áo bị cháy hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa,...Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện. Các em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, bản thân đã phát động các phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Bản thân học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi. Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả bản thân cần vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp. Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 11 Ví dụ: Nhân ngày lễ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đội đã phát động phong trào thi làm thiếp chúc mừng. Bản thân đã hướng dẫn các em cùng sưu tầm mẫu thiếp chúc mừng, vẽ và trang trí. Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như: trình bày, trang trí,các em rất nhiệt tình, đoàn kết và hợp tác nhau rất tốt. Ngoài ra, những buổi chào cờ, bản thân luôn khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà thầy Tổng phụ trách hay hỏi. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động cần làm trong tuần. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào. ( Ngày 29/9 em Huỳnh Quốc Thương “Nhặt được của rơi đem trả người đánh mất” và được tuyên dương trước cờ, ...). Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của các em. Vì đối với học sinh bậc học tiểu học trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho các em. Các em lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Không những thế, bản thân còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản thân cùng các em tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ vua, ô ăn quan), Ngoài ra, Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho các em nghe trong mọi tình huống như những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh hoạt lớp.Tăng cường kể cho các em nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện trong bài tập đọc, bài thơ,để qua đó rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, dạy các em yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho các em qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Chuyện cổ tích về loài người” – Tiếng Việt lớp 4 ( tập 2). Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? Bố giúp trẻ những gì? Thầy giáo giúp trẻ những gì?. Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, bản thân đã hướng dẫn các em vệ sinh lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh của nhà trường hàng ngày. Biện pháp 4: Động viên, khen thƣởng Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn chú ý đến công tác động viên, khuyến khích, giúp đ , khen thưởng kịp thời. Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 12 Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được khen thưởng. Vì vậy, các em thi đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được khen thưởng của lớp. Mỗi học kì, bản thân tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được nhận những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những phần quà do cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. Biện pháp 5: Giáo viên tuyên truyền các bậc cha m thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em. Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động. Cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó. Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp. Hay học sinh thích học nhạc thì tạo điều kiện để các em được tham gia các câu lạc bộ ở trường để các em có đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của trường tổ chức: 20/11; 26/3, 30/4, ... Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 13 quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp - Chọn những kỹ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. VD: thực hành kỹ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn. - Học sinh dự đoán các kỹ năng, yêu cầu của các kỹ năng cần đạt được sau khi học tiết học này. Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh. Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài. - Gợi ý học sinh nêu các kỹ năng thông qua bài học. Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kỹ năng sau khi đọc trước bài học. - Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học, từ đó xác định các kỹ năng cần đạt. Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kỹ năng cần đạt. - Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kỹ năng sống cần đạt. VD: + Bài yêu cầu gì? + Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó? + Trọng tâm bài ở chỗ nào? + Em cần có kỹ năng gì để thực hiện các vấn đề đó? + Sau khi đọc xong bài này em rút ra điều gì? + Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hằng ngày khi gặp trường hợp như trong bài? - Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận (có nêu ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy,...) d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 14 nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất, Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen chưa tốt và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu - Kết quả khảo nghiệm Tôi xin dẫn chứng cụ thể chất lượng kĩ năng sống qua từng kỳ của lớp 4A năm học 2014 -2015 như sau: Đầu năm học Tổng số học sinh Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 22 5 22,7 10 45,5 7 31,8 Cuối học kì 1 Tổng số học sinh Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 22 10 45,5 9 40,9 3 13,6 - Giá trị khoa học Đề tài góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết. 4. Kết quả - Kết quả thu được qua quá trình thực hiện đề tài Học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. - Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài Kinh nghiệm trên đã áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong khối 4 được các đồng nghiệp đồng tình ủng hộ. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng việc giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh, biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lý nhằm phát Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 15 huy tính chủ động của HS sẽ giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc, năng động, sáng tạo trong học tập và giao tiếp. Để tổ chức giờ dạy học lồng ghép giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4, đòi hỏi người GV phải vận dụng tri thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hợp lý. Đồng thời đưa ra áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay. Giáo dục kỹ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người giáo viên có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng . Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật,... Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường chính là các thầy cô giáo. Đối với cộng đồng thì đó là các bậc phụ huynh, ông bà, họ hàng thân thích, những người lớn tuổi,... 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đề nghị Phòng giáo dục tổ chức nhiều buổi hội thảo về tiết dạy lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh, để chúng tôi có điều kiện giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm. Nhà trường luôn phát động, quan tâm đến phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức. Phụ huynh cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp. Với kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được trong thực tế giảng dạy của bản thân, tôi rất mong nhận sự góp ý, giúp đ của đồng nghiệp, Hội đồng giám khảo để bản thân tôi rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đi lên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Hòa, tháng 2 năm 2015. Ngƣời viết Huỳnh Thị Tuyết Nhung Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2 Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 4. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3 Sách giáo khoa các môn học lớp 4. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 Sách giáo viên các môn học lớp 4. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5 Thông tư 30/2014. Bộ giáo dục và Đào tạo Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 17 Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trƣờng ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chủ tịch hội đồng (Kí t n, đóng dấu) Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chủ tịch hội đồng (Kí t n, đóng dấu)
File đính kèm:
- mot_so_phuong_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_4_7585.pdf