Một số kỹ năng soạn trò chơi và bài tập trắc nghiệm bằng hai phần mềm power point và violet môn Tiếng Anh

- Với sự phát triển như vũ bảo cuả ngành công nghệ thông tin trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá; công nghệ thông tin với bước đột phá và dần dần đi vào ngành giáo dục như một sự hiển nhiên thích ứng với công cuộc đổi mới trong thời kỳ mở cưả hiện nay.

- Tôi được biết : năm 2011-2012, căn cứ vào mục tiêu cuả đề án “Xây dựng phát triển công nghệ thông tin đến năm 2015 của Ngành giáo dục huyện Châu Đức”, dần dần mỗi giáo viên chúng ta đã học tập và trau dồi thêm cho mình bộ môn tin học. Thông qua bộ môn này, có phần mềm Microsoft powerpoint và violet giúp cho việc dạy học bằng giáo án điện tử càng trở nên thuận tiện và hữu ích , giúp cho học sinh hứng thú hơn trong học tập cũng như lĩnh hội thêm tri thức thông qua 2 phần mềm này.

 

doc29 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 37468 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kỹ năng soạn trò chơi và bài tập trắc nghiệm bằng hai phần mềm power point và violet môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 so với tiếng mẹ đẻ nên phần đông các em cũng có sự tìm tòi học hỏi. Ở chuyên đề này tôi xin được đề cập một khiá cạnh nhỏ của phần mềm này đó là một số kỹ năng soạn trò chơi và bài tập trắc nghiệm chứ không có tham vọng đề cập đến tất cả các chức năng của 2 phần mềm này.
III. Nội dung, các thao tác kỹ năng soạn thảo :
- Việc dạy học đó cũng là một nghệ thuật. người giáo viên với phương pháp riêng cuả mình nhằm thu thút sự tìm tòi học hỏi cuả học sinh thông qua các trò chơi : chơi mà học , học mà chơi. Sau đây là một số kỹ năng soạn trò chơi; có rất nhiều trò chơi mà các em yêu thích như: rồng vàng , chiếc nón kỳ diệu, trúc xanh . . . . mà các em thường thấy thông qua chương trình Tivi đã tạo cho các em không ít sự tò mò, học hỏi.
1. Trò chơi “rồng vàng” : người chơi phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Vậy để thiết kế trò chơi này thì cần phải theo các bước sau:
Bước 1: Khởi động powerpoint XP: Goị start chọn Proprams chọn Microsoft Office Powerpoint xuất hiện một file mới với tên Presentation 1 trong đó có 2 khung giữ chỗ với Font chữ mặc nhiên .
Bước 2: Để tiện cho việc thiết kế với font chữ tiếng việt thì xoá 2 khung giữ chỗ, chọn trên thanh công cụ định dạng Font chữ tiếng việt với cở chữ 32 đến 40.
Bước 3: Nhắp vào biểu tượng Text Box vẽ và nhập dữ liệu trong Text Box. ( Mỗi câu là một text box riêng để tiện cho việc tạo hiệu ứng và trình chiếu )
Ví dụ : 
Câu 1: How . . . . .are you? I’m 12 years old.
a. far 	 	b. old	c. much	d. long 
( Ở ví dụ trên thì ta có thể tạo 5 text box)
Bước 4: Sau khi đã nhập dữ liệu xong thì ta phải tạo hiệu ứng cho từng câu:
* Chọn thẻ Slide Show chọn Custom Animation. Xuất hiện hộp thoại Custom Animation .
* Nhắp chọn Add Effect sẽ xuất hiện :
Entrance: chưá các kiểu xuất hiện cuả nội dung trên màn hình khi trình chiếu , Emphasis: chưá các kiểu xuất hiện cần nhấn mạnh thêm một vấn đề nào đó thông qua các hiệu ứng màu sắc , Exit : chưá các kiểu thoát cuả nội dung trên màn hình khi trình chiếu , Motion Paths : lối di chuyển.( Nếu chưa thoả mãn thì chọn More Effects, sẽ có một số kiểu khác để lực chọn ) 
* Nếu bỏ một hiệu ứng thì ta chọn hiệu ứng cần bỏ và nhấn nút Remove
Bước 5: Ở Ví dụ đã cho thì câu trả lời đúng nhất phải là phương án b thì ta làm như sau :
Chọn phương án b và tạo hiệu ứng nhấn mạnh ( Emphasis ) để làm làm nổi bật phương án trên bằng màu sắc .
Điều chỉnh hiệu ứng: tuỳ theo kiểu hiệu ứng được chọn, bạn có thể chỉ thêm các mục:
Start : On Click( nhắp chuột hiệu ứng xuật hiện ), With Previous ( tự xuật hiện), After Previous ( sau 3 giây hiệu ứng tư xuất hiện).
Speed : Very slow( rất chậm ), Slow( chậm), Medium (Vưà), Fast(Nhanh), Very Fast (rất nhanh) 
Nếu mỗi Text Box là một hiệu ứng thì tương ứng với mỗi số. con số này cho ta biết thứ tự xuất hiện khi ta trình chiếu. Muốn bố trí hiệu ứng nào xảy ra trước, hiệu ứng nào xảy ra sau ta chọn hiệu ứng đó và nhấn vào mũi tên.
Bước 6: Với phương án b là đúng nhất , ngoài việc ta tạo hiệu ứng nhấn mạnh , ta có thể tạo âm thanh kèm theo thì ta làm như sau:
* Tại thẻ Custom Animation, chọn hiệu ứng cần chỉnh sưả thêm ,nhắp trái chuột à chọn Effect Option . . . à xuất hiện hộp thoại Diamond
Sound : chọn kiểu âm thanh
After animation : chọn màu cho đối tượng khi trình chiếu.
Animate text: chọn các kiểu hiệu ứng cuả chữ.
Trò chơi : “Chiếc nón kỳ diệu” , người chơi tìm chữ để điền vào ô và đã có các chữ gợi ý sẵn. ta có thể theo các bước sau:
Ví dụ: This is a famous tourist destination of Viet Nam . ( Đây là địa danh du lịch nổi tiếng cuả Viêt Nam.
G
N
A
R
T
A
H
N
Gợi ý: A	B	D	E	G	H	I	L	M	N	O 	Q	R	S	T 
Bước 1, 2: giống như trên.
Bước 3: Tạo ô ( 8 ô) bằng cách: trên thanh công cụ nhắp vào insert table để tạo ô.
Bước 4: Tạo các nút bấm chức các chữ NHATRANG và A B D E G H I L M N O Q R S T bằng cách : tại Autoshape à Action buttonsà Action button: custom à vẽ nút bấm và khi vẽ nút bấm đồng thời xuất hiện hộp thoại: Action settings ( ta loại bỏ hộp thoại này , nhắp OK). Tại nút bấm ta nhắp trái chuột à xuất hiện hộp thoại , ta chọn Add text và sau đó nhập chữ “N” trên nút bấm.
Tương tư như vậy ta tạo các nút bấm cho các chữ còn lại, đồng thời ta nhập chữ trên các nút bấm đó.
Bước 5: Khi bấm vào chữ nào mà có trong ô chữ thì lật ô chứa chữ đó lên.Nếu chọn chữ không có trong ô chữ thì hiện textbox không có chữ đó. Ta làm như sau:
* Tạo hiệu ứng ( Entrance) cho ô và các nút bấm ( NHATRANG và A B D E G H I L M N O Q R S T ) theo thứ tự.
* Sau khi tạo hiệu ứng cho các nút bấm chứa các chữ đó rồi ;tại các nút bấm có chữ các chữ NHATRANG sẽ liên kết đến A B D E G H I L M N O Q R S T ( chỉ chọn lọc các chữ có liên quan đến ô chữ : NHATRANG): 
Tại Custom Animation, chọn hiệu ứng cần liên kết , nhắp trái chuột à chọn Effect options à xuất hiện hộp thoại Boomerang, nhắp vào Timingà tại Triggers có 2 dòng ta chọn Start effect on click of và tìm cái cần liên kết. Trong ô chữ không có các chữ như B D E I L M O Q S thì tại textbox – “không có chữ này” ta sẽ tạo liên kết với những chữ B D E I L M O Q S lần lượt theo từng chữ và đồng thời tạo hiệu ứng thoát( exit) cho “không có chữ này” .
* 
Nếu bấm từ chià khoá sẽ lật tất cả các ô , thì ta làm như sau:
Tạo nút bấm ? và tạo hiệu ứng cho nút bấm này.
Tạo hiệu ứng cho toàn bộ chữ NHATRANG trong ô một lần nưã ( cùng một thời gian) và chữ trong ô sẽ liên kết đến nút bấm này ( ? ) .
Trò chơi : “ Trúc xanh”: người chơi sẽ đoán hình nền bằng cách trả lời câu hỏi thông qua các ô số che kín hình nền , người chơi nào trả lời đúng câu hỏi thì ô số đó sẽ biến mất và người chơi có cơ hội đóan hình khi chưa trả lời hết tất cả câu hỏi. Với trò chơi như thế ta có thể làm theo các bước sau:
Bước 1,2: giống như trên.
Bước 3: Chèn hình nền bằng cách tại insert àpictureàfrom file ( đến file chức hình ảnh cần chèn) à chọn và nhấn insert.
Bước 4: Tạo các nút bấm che kín hình nền.( ví dụ : ta sẽ tạo 4 nút bấm che kín hình nền, thì tương ứng với nó sẽ có 4 câu hỏi , mỗi nút bấm sẽ là một câu hỏi). Tại Autoshape à Action buttonsà Action button:custom à vẽ nút bấm và khi vẽ nút bấm đồng thời xuất hiện hộp thoại: Action settings ( ta loại bỏ hộp thoại này , nhắp OK).Tại nút bấm ta nhắp trái chuột à xuất hiện hộp thoại , ta chọn Add text và sau đó nhập số “1” trên nút bấm. Tương tự cho các nút bấm còn lại.
Bước 5: Tạo Text box chứa câu hỏi ( 4 câu , mỗi câu là một text box).
Bước 6: Tạo hiệu ứng cho từng text box.( kể cả nút bấm , hình nền và câu hỏi )
Bước 7: Tạo liên kết: 4 câu hỏi sẽ liên kết đến các ô số( 4 ô số ) :Tại Custom Animation, chọn hiệu ứng cần liên kết , nhắp trái chuột à chọn Effect options à xuất hiện hộp thoại Boomerang, nhắp vào Timingà tại Triggers có 2 dòng ta chọn Start effect on click of và tìm cái cần liên kết. 
Bước 8: Sau khi trả lời đúng câu nào thì ô số đó lật ra và hiện lên một phần cuả hình nền thì ta làm như sau: 
Tại mỗi ô số ta tạo hiệu ứng thoát ( Exit) liền sau khi trả lời đúng câu hỏi đó. Tương tự cho các ô số còn lại.
Sau khi hoàn thành xong , cần phải trình chiếu thử thì ta sẽ nhắp vào biểu tượng: để chạy thử.
 + Cách soạn bài tập trắc nghiệm bằng Violet
Có rất nhiều dạng bài tập trắc nghiệm như nối cột A và B, chọn đáp án đúng, điền khuyết,...
Bước 1: Mở phần mềm Violet, vào bài giảng (hay nhấn F2)
Bước 2: vào đề mục chọn Thêm đề mục (hay nhấn F5) để tao mới phần BT cần thực hiện.
+ Thêm đề mục: Dùng để tạo mới bài tập (BT)
+ Sửa thông tin: sửa thông tin BT bị sai hay muốn bổ sung.....
Bước 3: Cách tạo các BT trắc nghiệm
* CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG VIOLET
Vào nút công cụ ở cửa sổ soạn thảo , rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra : Bài tập trắc nghiệm , bài tập ô chữ , bài tập kéo thả chữ , bài tập kiểm tra trắc nghiệm , bài tập ô chữ tiêng Anh , xếp chữ lên hình
1. Bài tập trắc nghiệm: Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm . Khi chọn bài tập trắc nghiệm một cửa sổ hiện ra , nhấn nút sẽ sổ ra các dạng trắc nghiệm như hình sau , ta lựa chọn một trong các kiểu đó : 
a) Loại trắc nghiệm “Một đáp án đúng”:
- Nháy chọn “Một đáp án đúng”
- Đánh câu hỏi và các phương án trả lời.
Nếu phương án đúng
 bạn chọn ở đây
Nháy vào đây để xóa câu trả lời
Nháy vào đây để thêm câu trả lời
- Sau đó chọn đồng ý.
b) Loại trắc nghiệm “Nhiều đáp án đúng”
Chọn các đáp án đúng
Nháy vào đây để xóa câu trả lời
Nháy vào đây để thêm câu trả lời
c) Loại trắc nghiệm “Đúng/sai”:
Nếu phương án đó đúng bạn chọn ở đây
d) Loại trắc nghiệm “Ghép đôi”
Khi chạy chương trình phần mềm tự động trộn các đáp án để HS lựa chọn. Ở VD trên khi chạy chương trình có dạng:
- HS nối đáp án thích hợp và sau đó chọn nút Kết quả để kiểm tra.
2. Bài tập ô chữ: Giải ô chữ 
- Nội dung các câu hỏi ô chữ không được xuất hiện trên màn hình (để tăng độ khó cho ô chữ và HS không thể có thời gian quá lâu để suy nghĩ cho đáp án), vì vậy GV sẽ đọc (gợi ý) các câu hỏi bằng miệng (hay dùng tranh).
- Ví dụ dưới đây tôi chỉ cho HS biết được số lượng chữ cái của mỗi từ (hàng ngang và hàng dọc). Sau đó tôi cho HS quan sát hình (hay đặt câu hỏi bất kì) liên quan tới từ cần giải.
Trong đó:
"Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi.
"Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là giống từ trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì vào đây thì Violet sẽ tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua phần này để nhập liệu cho nhanh. 
"Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô dọc. Ví dụ với câu hỏi 2, do từ hàng dọc là “Pudding” nên ta cần có chữ “p” thuộc vào ô chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “company” nên sẽ lấy vị trí chữ là 4. Làm tương tự cho đến hết ô hàng dọc. Trong tiếng Anh thì không có phần dấu nên không cần chú ý tới khâu này.
Từ hàng dọc bao nhiêu chữ cái thi cần bấy nhiêu câu hỏi để đáp ứng đủ số lượng chữ đó. Căn cứ theo vị trí chữ hàng dọc chứ không phải hàng ngang.
Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau: 
3. Bài tập kéo thả chữ: 
Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau:
1. Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu khác.
2. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
3. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện).
- Ta thực hiện như sau:
Màn hình bài tập kéo thả chữ
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||||.
Sau khi chọn từ bằng bất kỳ cách nào, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu || đi là được.
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).
Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ. 
Trong đó:
Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập
* Đối với HS cấp 1 ta không cần phải thêm phương án nhiễu vì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho HS
* Cách đóng gói Violet:
- Soạn bài giảng ta chọn thư mục lưu bài giống như lưu các tài liệu trên máy tính, song để tiện lợi ta nên tạo ra một thư mục để lưu các bài giảng Violet vào đó: Nhấn vào biểu tượng chiếc đĩa mềm ( hoặc Ctrl+S) , file có dạng *xvl , tên file không dấu, đặt tên dễ nhớ ngắn gọn.
- Sau khi lưu xong, ta vào mục bài giảng = > chọn đóng gói hoặc nhấn phím F4 hoặc nhấn vào biểu tượng hình lập phương trên màn hình, lúc này một cửa số hiện ra như sau :
- File đóng gói nằm chung thư mục đã lưu file từ trước , ta có thể chọn “Xuất ra file chạy (exe)” hoặc “Xuất ra gói SCORM ( để đưa lên các hệ LMS)”.
 - Ưu điểm của file đóng gói trong Violet là nó tự động chứa tất cả các tư liệu đã soạn trong Violet , cho nên có thể mang file này đi bất kì máy tính nào cũng có thể sử dụng được. Về điểm này PowerPoint không có được . 
* Sử dụng bài giảng đã đóng gói :
 Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE) , trong thư mục đóng gói bài giảng sẽ gồm các file và thư mục con như sau :
Trong đó :
+ Common : thư mục chứa các file dùng chung . Các file trong này đều do Violet tự sinh ra 
+ Data : là thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh , phim , âm thanh , flash được sử dụng trong bài giảng 
+ Scenario : là file kịch bản của bài giảng
+ Biểu tượng player là file chạy swf , thường có tên trùng với tên bài giảng, dùng để trình chiếu . 
 Muốn sửa đổi bài giảng sau khi đóng gói , ta chỉ cần click đúp chuột vào file Scenario , sau khi sửa xong phải cập nhật vào gói đã cho . Muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy swf ( có biểu tượng) , muốn copy bài giảng sang máy khác, ta phải copy toàn bộ thư mục đóng gói bài giảng . 
* Cách chèn Violet vào PM power point:
1. Phải lưu “PP và violet đã đóng gói” vào 1 folder (nhớ rõ nơi lưu PPoint và Violet đã đóng gói)
2. Mở phần PP ta đã soạn, vào slide mà ta muốn chèn Violet
3. Vào View > Toolbar > Control toolbox
chọn
- Chọn “Shockwave Flash Object”.
- Sau khi chọn xong ta vẽ một khung như hình dưới vào slide muốn chèn violet.
- Click phải chuột ở hình vừa vẽ, chọn Propeties 
- ở mục Base: Nhập tên violet đã đóng gói và lưu ở đĩa D (hay E)
- ở mục Movie: Nhập lại tên violet đã đóng gói và kèm theo đuôi: “/player.swf”
 - Đây sau khi đã được nhập tên, nhấn F5 trình chiếu thử.
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 - Sự đầu tư một bài soạn bài giảng điện tử Violet đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức , nhưng bù lại nó tạo cho học sinh thích thú hơn trong học tập, nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài, rèn luyện được kĩ năng sử dụng máy vi tính của học sinh, tạo không khí cho lớp học sinh động hơn. Nội dung bài giảng được trình bày với nhiều hình ảnh minh họa sinh động, các file ảnh và video được đưa vào đơn giản. 
- Một ưu điểm của việc soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm Violet là có thể kiểm tra học sinh ngay tại lớp về các kiến thức mà học sinh mới tiếp thu. Cách kiểm tra bài học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm, ghép đôi , kéo thả chữ . Sẽ giúp cho việc kiểm tra và đánh giá học sinh tốt hơn trong một tiết học . 
- Vì được tổ chức dưới hình thức trò chơi nên học sinh tham gia rất tích cực, lớp học sinh động và học sinh luôn làm thêm được nhiều bài tập như dạng bài tập trắc nghiệm ghéo đôi , điền khuyết , ô chữ .
- Học sinh ngày càng yêu thích giờ học hơn.
- Tận dụng được lợi ích của công nghệ thông tin.
- Tạo cho bài giảng thêm phong phú đa dạng.
- Giáo viên đỡ đi công sức sử dụng bảng phụ.
- Giáo viên có thể sử dụng tất cả dạng bài tập này trong tất cả bài giảng của mình.
Kết quả trước và sau khi thực hiện các dạng trắc nghiệm trong kiểm tra bài cũ và củng cố bài:
Kết quả
Trước
Sau
Thái độ
Sự tập trung chú ý vào bài học chưa cao.
Sự tập trung chú ý vào bài học được nâng cao rõ rệt.
Hành vi
Một số học sinh yếu chưa chủ động tham gia nắm kiến thức và nêu kiến thức đã nắm bắt được mà chỉ dựa vào một số học sinh khá, giỏi.
Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham gia nêu lại các ý chính của bài. Học sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến của mình cùng các bạn khác. 
Nhận thức
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 70%
-Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 75%.
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 90%-95%
-Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 90%-95%
C/ KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Ứng dụng tạo slide bài tập trắc nghiệm và bài tập điền khuyết vào hoạt động dạy của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
II. Những bài học kinh nghiệm:
 - Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân nhận thấy có hai vấn đề:
- Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, bởi thiết kế một bài giảng điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng.
- Tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế một bài giảng và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy các môn học trong nhà trường .
* Khả năng ứng dụng triển khai:
a. Đối với giáo viên:
- Chủ động tìm tòi sáng tạo nhiều hình thức khác nhau và khai thác các tính năng của phần mềm Violet 1.7 để thiết kế bài giảng cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
- Mạnh dạn sử dụng tin học trong mọi lĩnh vực nhất là trong công tác chuyên môn.
- Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài dạy ngày một phong phú.
b. Đối với học sinh:
- Thích thú khi được thao tác trên máy tính trong lúc học.	
- Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến riêng của mình, kể cả những em nhút nhát ít khi giơ tay phát biểu.
- Dưới sự định hướng của thầy, cô giáo, các em chủ động phát hiện kiến thức, nắm bắt kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tiếp thu được bài và vận dụng tốt vào thực hành.
III. Những kiến nghị, đề xuất:
1. Muốn thực hiện được giảng dạy có ứng dụng CNTT có hiệu quả, người GV phải có lòng yêu nghề, say mê công việc, yêu thích phương pháp giảng dạy có ứng dụng CNTT thì mới đạt hiệu quả. 
2. Ngày càng có nhiều giáo viên thành thạo giảng dạy có ứng dụng CNTT. Nếu nhiều lớp cùng dạy cùng tiết có sử dụng máy chiếu thì số lượng máy chiếu, máy tính không đáp ứng đủ. Trang bị các thiết bị cố định ở một phòng chưa phục vụ đồng thời cho nhiều giáo viên. Cho nên cần trang bị các thiết bị cố định mỗi phòng học sẽ làm cho GV cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong khâu lắp ráp hệ thống trình chiếu. 
3. Mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài giảng điện tử cho giáo viên thường xuyên và đưa vào thàng chỉ tiêu thi đua để động viên và khuyến khích giáo viên trong việc tự học để kế bài giảng điện tử và và xây dựng thói quen trình chiếu bài giảng trong giảng dạy 
4. Do đây là phần mềm có bản quyền nên hiện nay chúng ta chỉ sử dụng bản free, có thể được nhà trường tạo điều kiện mua bản quyền để có thể sử dụng được nhiều tính năng và không vi phạm về luật bản quyền .
5. Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về biện pháp cơ bản thiết kế bài giảng ứng dụng CNTT với vai trò đề cao chủ thể học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức mới. Rất mong đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có nhiều kĩ năng hơn thiết kế các bài giảng điện tử có chất lượng nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng đề cao chủ thể nhận thức – học sinh. Chân thành cảm ơn. 
IV) TƯ LIỆU THAM KHẢO 
- Hướng dẫn sử dụng Violet – công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến phiên bản 1.5, 1.7 của Công ty Bạch Kim.
- www.google.com
Xác nhận, đánh giá của đơn vị:
Quảng Thành, ngày 28 tháng 12 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKGP của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung người khác.
 Kí tên
 Nguyễn Văn Hiền

File đính kèm:

  • docSang_kien_Kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan