Một số kinh nghiệm về phương pháp dạy một bài đọc hiểu Lớp 7

 Trong quá trình giảng dạy bộ môn Anh văn trong nhà trường ở cấp trung học cơ sở. Qua các năm thay sách với chương trình đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học, và nhất là áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nghành giáo dục nước ta hiện nay đang tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình và phương pháp dạy học trong các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng, tôi rất băn khoăn với việc truyền thụ kiến thức của thầy và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Chính vì vậy mà bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi và đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng phương pháp mới một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là trong tiết dạy đọc hiểu. Phương pháp dạy đọc hiểu là rèn luyện trí nhớ , tư duy của học sinh.Việc rèn luyện này được thực hiện theo nguyên tắc thực hành có ý thức. Học sinh phải nhớ được từ mới, nội dung bài khoá, mẫu câu mới trong bài khoá.

 Việc rèn luyện phải theo trình tự : nghe- nói- đọc- viết. Trong khi rèn luyện học sinh có thể không cần sử dụng tới sách giáo khoa, vì mục đích và hình thành thói quen và giúp học sinh thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ một cách trôi trảy, chính xác.

 Với phương pháp tích cực và chủ động các em không chỉ hứng thú trong tiết học mà các em còn liên hệ được rất nhiều vào bài học, và những vấn đề có liên

quan đến nội dung mà các em đang tìm hiểu trong nội dung bài. Như vậy có thể nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS là giúp học sinh rất nhiều trong việc học tập được chủ động, sáng tạo và tìm tòi kiến thức mới, và giúp các em hoàn thiện hơn trong một tiết học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4858 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm về phương pháp dạy một bài đọc hiểu Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giúp các em mở rộng kiến thức chung về văn hoá, đất nước học của Anh quốc và các nước nói tiếng Anh. Từ đó khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc của các em. Với nhiệm vụ là người truyền thụ kiến thức, người hướng dẫn các em, tôi đã cố gắng kết hợp các phương pháp giảng dạy, song vẫn đảm bảo được các nguyên tắc chỉ đạo của bộ môn như : theo trình tự các kỹ năng : nghe - nói - đọc - viết. Thành lập thói quen và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ với sự hỗ trợ tích cực của ý thức. Ngữ liệu mới được dạy thông qua cấu trúc và tình huống có nghĩa, chú trọng đến các phương tiện trực quan, tính đến sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Đảm bảo tính hệ thống, tiến và liên tục cuả quá trình. Kiến thức được phân bố theo nguyên tắc đồng tâm xoáy ốc với mức độ khó tăng dần theo năm học. Kiến thức cũ là nền tảng cho kiến thức mới. Nhận thức được điều đó, tôi nghiên cứu rất kỹ phương pháp dạy một giờ đọc hiểu và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học để chất lượng ngày càng được nâng cao.
2.2 Thực trạng của vấn đề.
 Trong quá trình công tác tại trường THCS Yên Biên từ năm 2001 đến nay tôi đã có những nhận xét về thực trạng của vấn đề khi dạy một tiết đọc hiểu ở trường THCS Yên Biên như sau:
a. Thuận Lợi:
 - Trường THCS Yên Biên là một trường điểm và nằm trên địa bàn thị xã, là trung tâm giao lưu Kinh tế- Văn hóa - Xã hội của tỉnh Hà Giang.
 - Các em học sinh hiếu học, chăm ngoan, học giỏi rất thích tìm hiểu những điều mới lạ, nhất là trong môn ngoại ngữ, các em mong muốn được giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh.
 - Nhà trường có phòng học tiếng hay phòng học đa năng cho học sinh, với trang thiết bị rất hiện đại đã thu hút được các em học sinh rất nhiều trong mỗi giờ học.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm của phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả cô và trò trong việc dạy và học.
b. Khó khăn.
 - Tiếng Anh là một môn học khó, khó học, khó nhớ, vì vậy đòi hỏi các em phải kiên trì và yêu thích môn học.
 - Một số học sinh học yếu môn học này, các em có thể không đọc được, viết sai lỗi chính tả, không nhớ được từ vì thế mà trong tiết học các em thường không chú tâm vào bài học, mất trật tự.
 - Một số học sinh không có sự đầu tư cho môn học, các em không dành thời gian cho việc học từ mới, không sử dụng từ điển thường xuyên, dẫn đến việc các em tra từ rất mất thời gian.
- Trong các tiết có hoạt động nhóm thì một số học sinh không chủ động, không phối hợp cùng với các bạn dẫn đến tình trạng các nhóm không có kết quả tốt nhất và ở một số giờ dẫn đến sự lúng túng của giáo viên. 
 - Khả năng nghe đài của các em còn hạn chế, đối với các bài kiểm tra hay các kỳ thi học sinh giỏi các cấp thì phần nghe đài của các em thường không đạt được kết quả cao.
 - Từ những vấn đề nêu trên, để khắc phục khó khăn. Tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh có vốn từ và có thể đọc trôi chảy một bài hội thoại hay một bài khóa thông qua một giờ đọc hiểu lớp 7.
2.3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được hình thành theo hướng tích cực của học sinh, dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác chủ động tìm tòi, vận dụng được kiến thức vào bài học mà các em đã được tiếp thu, để thông qua bài học các em tìm thấy sự tự tin và đạt được kiến thức một cách tối đa. Xong làm thế nào để thúc đẩy tính tích cực của học sinh trong học tập và để các em say mê trong tiết học đó là một vấn đề rất quan trong đối với mỗi một người giáo viên đứng lớp.
- Để giải quyết vấn đề đó người giáo viên cần phải có sự đầu tư và chuẩn bị bài chu đáo, thiết kế giáo án phù hợp với chương trình học của học sinh, với các bước lên lớp.
- Mỗi người giáo viên cần phải chu đáo trong tiết dạy của mình như: Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học, tìm ra phương pháp hay nhất cho một tiết dạy, hay để kết thúc một tiết dạy thì giáo viên cũng cần có câu hỏi để hệ thống để nội dung bài học, để kiểm tra kiến thức của các em sau một tiết dạy. 
- Với một tiết đọc hiểu lớp 7 thì phần dạy nghĩa từ và đọc bài văn hoặc bài hội thoại là rất quan trọng, với sự kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động của cá nhân hay hoạt động nhóm đều kích thích sự khám phá, tìm hiểu nội dung bài học của các em.Trong bất kỳ một tiết đọc hiểu nào thì phần đặt câu hỏi để chốt lại
nội dung bài và củng cố dặn dò cũng là một phần rất quan trọng, hoạt động này giúp các em khắc sâu được kiến thức toàn bài, hiểu được nội dung bài học.
 Để một tiết đọc hiểu lớp 7 đạt kết quả cao tôi xin mạnh dạn đưa ra trình tự các bước tiến hành một giờ dạy đọc hiểu lớp 7. 
A. TRìNH Tự CáC BƯớC TIếN HàNH MộT Giờ DạY ĐọC HIểU LớP 7. 
1. Mục đích yêu cầu :
 Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy , và phát triển tư duy của học sinh để học sinh có thể nhớ từ và bản thân các em khi thông qua tiết đọc hiểu các em học sinh nhớ được từ mới và hiểu được nội dung bài khoá , để trả lời các câu hỏi một cách chính xác , trôi chảy , các em có thể không cần sử dụng tới sách giáo khoa vẫn có thể nhớ được nội dung bài vừa học ở trên lớp , việc đó tạo điều kiện cho các em rất nhiều khi học bài ở nhà.Và hình thành thói quen và giúp học sinh thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ một cách trôi chảy.
2. Các bước chuẩn bị cho một giờ đọc hiểu:
 a/ Đối với giáo viên:
Để cho việc rèn luyện được dễ dàng, giáo viên cần chuẩn bị trước cho các em bằng cách thông báo ý nghĩa và nội dung của bài khoá. Các từ vựng mới cần được giáo viên dùng tranh ảnh hoặc đồ dùng trực quan kèm theo các câu hỏi gợi mở để giúp các em tự khai thác từ mới và nắm từ mới.Có như vậy 
các em mới nắm được thông tin bài khoá một cách nhanh chóng và dễ dàng. Để sau đó trả lời các câu hỏi một cách chính xác. Giáo viên cần vận dụng mọi phương pháp mọi tình huống để gây hứng thú cho học sinh.
 b/ Đối với học sinh:
Học sinh được coi là trung tâm của việc dạy và học vì vậy học sinh phải thường xuyên tự giác, tích cực, trực tiếp sử dụng ngoại ngữ như một phương giao tiếp có ý nghĩa trọn vẹn. Các em phải luôn ôn luyện cái cũ để gắn cái cũ vào việc rèn luyện cái mơí có chất lượng và hiệu quả.
3. Đồ dùng dạy học chuẩn bị cho giờ dạy đọc hiểu:
Tuỳ theo từng chủ đề và ngữ cảnh của bài khoá, giáo viên chuẩn bị những đồ dùng dạy học cho phù hợp để minh hoạ và việc ngữ nghĩa hoá như: tranh ảnh, đồ vật thật, Hoặc có thể giáo viên dạy ở phòng học đa năng hay phòng học tiếng tranh ảnh sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh hoặc một số bài tập phục vụ cho việc rèn luyện cấu trúc mới.
4. Các hoạt động trước khi vào bài
Đây là bước quan trọng sau một thời gian chuẩn bị của thầy và trò.
a/ Giới thiệu nội dung bài khoá:
- Giáo viên sử dụng một số câu hỏi gợi mở có nội dung sát với bài khoá để dẫn dắt tới bài.
b/ Các hoạt động trong khi thực hiện bài.
- Giáo viên dùng câu hỏi hoặc tranh ảnh để giúp các em tự mình khai thác từ mới. Sau đó cho các em đọc đồng thanh từ mới vài lần rồi mới chuyển sang đọc cá nhân. Tiếp theo là các em nghe băng và đọc theo băng bài khoá, sau rồi đọc cá nhân.
c/ Các hoạt động sau khi thực hiện bài.
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời. Để kiểm tra xem các em đã nắm chắc bài khoá chưa, rồi mới chuyển tiếp sang các câu hỏi có trong sách giáo khoa. Lúc này các em sẽ đối thoại theo cặp.
Phần luyện tập theo sẽ được nâng cao hơn, yêu cầu các em kể lại tóm tắt được bài khoá và vận dụng vào thực tế kể về những điều có ở xung quanh mình tương tự như bài khoá.
* Một số phương pháp rèn luyện :
 - Đọc đồng thanh ( Read in chorus )
 - Đọc cá nhân ( Read in individual )
 - Hỏi và đáp ( Question – Answer )
 - Dịch ( Translate )
 - Rèn luyện kết hợp.( Combination )
* Giáo viên phải chú trọng đến các đối tượng học sinh. Đối với các em học sinh khá giỏi, thầy giúp các em nắm chắc các kiến thức trong bài và nâng cao thêm một số kiến thức khác. Đối với học sinh trung bình hoặc yếu kém thầy giáo cần động viên và sửa lỗi những kiến thức sai và chưa chính xác cho các em.
* Dưới sự hướng dẫn của giáo viên , học sinh phải phát huy được tính sáng tạo, độc lập, tự chủ trong tư duy. Giúp các em rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo lời nói để phục vụ mục đích giao tiếp, một mục đích được coi là cao nhất và cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay.
5. Giáo viên nhận xét giờ học :
 - Sau khi kết thúc giáo viên phải củng cố, nhận xét nội dung bài, tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
 - Rút ra được ưu nhược điểm của giờ học. Giải đáp những thắc mắc của các em. Kiểm tra một vài em để đánh giá sự tiếp thu bài của các em. Giáo viên củng cố lại kiến thức mới, khắc sâu để chuẩn bị cho việc tiếp thu bài mới. 
 - Nhắc nhở bài tập ở nhà.
ứNG DụNG VàO THựC Tế GIảNG DạY:
 Như đã trình bày ở trên về các bước tiến hành dạy một giờ đọc hiểu. Dưới đây tôi xin đưa ra một ví dụ về một giờ dạy đọc hiểu lớp 7. Các bước tiến hành cũng như công việc của giáo viên.
Unit 9 : At home and away.
 Period 59 : B. Neighbors.(B3) ( – page 93 ).
1. Mục đích yêu cầu:
	- Giới thiệu và giải thích từ mới và cấu trúc ngữ pháp mới có trong bài khoá.
 - Luyện tập thì quá khứ đơn giản thông qua bài đọc .cùng một số từ vựng như : hobby , cushion, sewing, fit
 - Luyện kỹ năng đọc hiểu trả lời câu hỏi và kể tóm tắt lại câu chuyện dựa vào bài khoá và tranh có sẵn.
2. Phương pháp – nội dung - đồ dùng dạy học và các bước tiến hành.
	GV có thể đặt một số các câu hỏi như : các em thường học gì trong môn nữ công gia chánh ? có thể giới thiệ về đoạn văn về hoa chuẩn bị một số 
tranh ảnh minh hoạ cho bài học và cung cấp một số từ vựng như : hobby, fit
* Ba bước luyện đọc hiểu.
 a/ Trước khi đọc ( pre - reading ):
 - Giáo viên đưa ra một số câu hỏi về nội dung bài khoá - học sinh trả lời:
 T : What did hoa learn to use?
 P : She learned how to use a sewing machine.
 T : What did she make first?
 P : She made a cushion for her armchair.
 - Ngoài mục đích học sinh định hướng bài sắp đọc, những câu hỏi này còn giúp các em ôn lại cách dùng thì quá khứ đơn. Sau đó giáo viên giới thiệu bài mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ được biết bạn hoa đã tự làm cho mình một chiếc váy mới với sự giúp đỡ của cô hàng xóm tốt bụng. 
 - Các em đoán xem bạn hoa chiếc váy bạn hoa làm song có đẹp không?
 - Giáo viên cho HS nghe băng trước 1 lượt và sử dụng tranh để khai thác từ mới. 
b/ Trong khi đọc ( while - reading): 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bài đọc phần 3 ( trang 93– SGK ).
 - Giáo viên mở băng – học sinh nghe ( 1 lần ).
 - Tiếp theo đọc cho học sinh đọc theo (2 lần). Những lần này, giáo viên dừng lại ở một số câu có từ mới , cấu trúc mới để giải thích và nhấn mạnh cho các em nắm được chắc và tập trung vào những thông tin . 
 - Sewing: công việc may vá .
 - Hobby: sở thích
 - Sewing machine: máy khâu.
 - Cushion: tấm đệm gối
 - Fit: vừa hợp ( về kích cỡ)
 - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh từ mới ( Read after me , please ! )
 - Gọi học sinh đọc cá nhân ( Who can read the new words ? )
 - Gọi học sinh đọc bài khoá ( Who can read the text ? ) .
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm các câu hỏi một lượt. Sau đó cho các em làm vào phiếu học tập cá nhân (trong khoảng 5 phút ). Xong các em so sánh bài với bạn bên cạnh.
 - Gọi các em hỏi đáp theo cặp - giáo viên sửa lỗi sai nếu có.
 - Giáo viên đưa ra đáp án - học sinh chép câu trả lời đúng vào vở.
 Answer key.
She learned how to use a sewing machine.
She made a cushion for her armchair first.
It was blue and white.
Next, she made a skirt.
It was green with white flowers on it.
It looked veru pretty.
She tried it on but it didn’t fit.
Hoa neighbor helped her.
Finally, it fited very well.
 c/ Sau khi đọc ( Post – reading ): 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn một lượt, gọi một vài học sinh đọc và dịch đoạn văn sang tiếng Việt.
 - Giáo viên hướng dẫn - Học sinh kể lại công việc của bạn hoa khi làm một chiếc váy mới. 
 - Giáo viên đưa ra đáp án - học sinh chép đáp án vào vở.
* Củng cố kiến thức: 
 - Giáo viên nhắc lại nội dung bài đọc về việc làm một chiếc váy của hoa.Một vài học sinh kể tóm tắt lại lần cuối trước khi kết thúc giờ học.	
* Giáo viên giao bài tập về nhà và nhận xét giờ học:
 - Kể lại việc làm chiếc váy của hoa với sự giúp đỡ của người hàng xóm tốt bụng.
 - Làm bài tập trong sách bài tập.
 - Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của giờ học.
2.4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực giảng dạy vào một tiết đọc hiểu lớp 7.
- Phạm vi đề tài : Thực hiện trong nhà trường
- Đối tượng: Học sinh lớp 7 - Trường THCS Yên Biên
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 9/2005 - 9/2009.
* Sau khi vận dụng đề tài, áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào một giờ đọc hiểu cho học sinh lớp 7, đã phát huy mạnh mẽ tính tích cực tự giác trong học tập của học sinh, học sinh chủ động, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức của bài học.
- Học sinh được trao đổi và chia sẻ với nhau trong học tập, khả năng diễn đạt và hội thoại của các em được phát huy một cách triệt để nhất.
- Học sinh có thể làm chủ kiến thức, tự tìm tòi sáng tạo, phân tích, khám phá để cho bài học được sáng tạo hơn.
- Các em có ý thức trách nhiệm cao hơn về kết quả học tập của mình và của lớp.
* Đối với những học sinh học yếu kém, học ỷ lại vào các bạn học khá giỏi giáo viên cũng có những biện pháp như: Kiểm tra sát sao và thường xuyên hơn, đưa ra những câu hỏi phù hợp để các em có thể trả lời được từ đó các em 
dần dần có ý thức hơn trong bài học, thấy thích thú hơn khi đã hiểu được nội dung bài học và các em tự tin hơn tham gia vào tiết học một cách chủ động.
* Sau khi vận dụng đề tài tôi thấy việc giảng dạy đạt được kết quả đáng 
kể như sau.
Năm học
Lớp
T/S
Đề tài
Giỏi %
khá %
TB %
Yếu %
Kém%
2005-2006
7
102
Chưa thực hiện
3 = 2,9
32= 31,3
62 = 60,7
3 = 2,9
2 =1,9
2006-2007
7
106
Chưa thực hiện
4 = 3,77
36 = 33,9
62 =58,4
3= 2,8
1 = 1
2007-2008
7
105
Đã thực hiện
14 = 13,3
45 = 42,8
45 = 42,8
1 = 1
0
2008-2009
7
104
Đã thực hiện
12 = 11,5
50 =48
42 =40,5
0
0
Qua bảng thống kê cho thấy :
 - Khi chưa áp dụng đề tài (Năm học 2005-2006 và 2006-2007) số học sinh có điểm giỏi còn rất ít, số học sinh có điểm yếu còn nhiều.
 - Sau khi áp dụng đề tài số học sinh có điểm giỏi tăng và số học sinh yếu kém giảm dần. Và các em đã đạt được kết quả cao trong học tập và điều quan trọng là các em không còn thấy sợ khi học một giờ đọc hiểu lớp 7.
3. Kết luận: 
 a. Những bài học kinh nghiệm rút ra:
- Qua 4 năm áp dụng phương pháp này , học sinh nắm được kiến thức một cách chủ động hơn , nhớ được từ , cấu trúc có hệ thống hơn . Đặc biệt là các em học được một kỹ năng giao tiếp tự nhiên và thuần thục hơn. qua giảng dạy phương pháp đọc hiểu tôi thấy có phương pháp tích cực và áp dụng vào giảng dạy rất tốt cho cả trò và cô.
- Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, kết hợp với các phương pháp dạy học mới, các giờ học ở phòng học đa năng đã gây hứng thú học tập cho các em, giúp các em phát huy được tính tích cực sáng tọa trong học tập, các giờ học ngoại ngữ trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn, kết quả học tập ngày càng cao, chất lượng năm sau cao hơn năm trước.
 Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong khi giảng dạy bộ môn Anh văn trong nhà trường phổ thông là hoàn toàn phù hợp đáp ứng với xu thế phát triển chung của xã hội, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem lại niền vui hứng thú học tập cho học sinh.
 b. ý kiến đề xuất:
 * Qua giảng dạy tôi cũng mạnh dạn nêu ra một số ý kiến đề xuất: 
 - Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy cần đầy đủ hơn.
 - Tranh ảnh, đồ dùng dạy học cần đầy đủ hơn nữa ( tranh minh họa khối 7 )
 - Chất lượng băng, đĩa cần chuẩn hơn nữa.
Trên đây là những ý kiến, kinh nghiệm được tích luỹ qua giảng dạy của tôi . Rất mong được sự góp ý, nhận xét bổ sung của hội đồng khoa học nhà trường , các bạn đồng nghiệp để công tác chuyên môn của tôi ngày càng đạt kết quả cao hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn ./. 
 Hà giang, ngày 15 tháng 1 năm 2010.
 Người viết
 Lê thị hồng nhung 
* ý kiến nhận xét đánh giá của HĐKH cấp trường:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	* ý kiến nhận xét đánh giá của HĐKH cấp Tỉnh :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan