Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non

I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em là mối quan tâm rất lớn không chỉ của các bậc làm cha mẹ, của gia

đình mà toàn xã hội. Chẳng vậy, mà xã hội đã dành cho trẻ em nhiều quyền lợi

và những ưu ái xứng đáng. Bởi vì các bé là tương lai của đất nước mà. Cùng với

sự phát triển của xã hội, trẻ em ngày nay được hưởng những quyền lợi và điều

kiện thuận lợi nhất để có thể phát triển toàn diện mọi mặt, mọi khả năng tiềm ẩn

của bản thân. Bên cạnh những điều kiện về vật chất, xã hội cũng rất chú trọng

đến sự phát triển nhân cách và tâm hồn của trẻ. Bởi lẽ, sự phát triển tâm hồn và

nhân cách mới chính là hoa tiêu vững vàng cho sự phát triển đúng hướng của

mối con người. Một trong những hình thức nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn

trẻ thơ chính là thông qua các câu chuyện kể.

Trẻ em rất thích nghe kể chuyện! Đó là một thực tế. Và những nhà giáo

dục cũng nhanh chóng nhìn ra được điều đó để vận dụng các câu chuyện vào

việc giáo dục trẻ. Với sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục hiện nay, cùng

với tâm huyết của những nhà văn chuyên và không chuyên, chúng ta đã có được

một kho tàng khá là phong phú các câu chuyện có thể vận dụng được trong việc

giáo dục trẻ.

Trong giáo dục mầm non theo định hướng đổi mới, những giáo viên mầm

non ngày càng có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những câu chuyện phù hợp

với nội dung mình định giáo dục trẻ. Thay vì việc bó hẹp trong những câu

chuyện “ngày xưa”, được in sẵn trong những tuyển tập, giáo viên mầm non ngày

nay có thể lựa chọn cả những câu chuyện mới, thậm chí cả những câu chuyện tự

sáng tác phù hợp với độ tuổi và đề tài mà trẻ quan tâm hoặc thông điệp mà cô

giáo muốn truyền tải. Đó thực sự là một điều kiện thuận lợi cho những người

làm công tác giảng dạy nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn. Lựa chọn

chuyện kể như thế nào để trẻ thích, phù hợp với độ tuổi về nội dung, đề tài, độ

dài của truyện và có ý nghĩa giáo dục không phải là chuyện đơn giản

pdf24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhưng quả trứng nhanh quá, 
đã kịp lăn đâu mất. Cô kêu “cục cục” một hồi rồi đành vội vã quay lại ổ 
trứng của mình. Cô nằm lên đống trứng để ấp mà vẫn nghĩ về đứa con bị thất lạc 
của mình. 
Còn quả trứng thứ mười bị rơi xuống ao. Một chú cá nhìn thấy liền quẫy 
đuôi tung quả trứng lên bờ ao bên kia. Quả trứng lăn vào dưới đống rơm và nằm 
im trong đấy. Rơm phủ lên trứng thật là ấm! 
Cô gà mái ấp ủ, nâng niu đàn trứng của mình mỗi ngày. Tới một buổi 
sáng, bỗng nhiên cô thấy dưới bụng mình động đậy rồi có tiếng nứt vỡ nhè nhẹ. 
Cô hồi hộp nhìn xuống thì thấy một quả trứng đang nứt vỏ rồi một cái mỏ xinh 
xinh thò ra. Chú gà con nhanh chóng tự mình tách vỡ nốt lớp vỏ trứng rồi chui 
ra, luôn miệng kêu “Chiếpchiếp”. Rồi lần lượt những quả trứng khác cũng 
tách vỏ, những chú gà con khác cũng lần lượt chui ra. Tới khi đủ chín chú thì 
đàn gà con giống như những nắm bông vàng biết chạy, tiếng “chiếpchiếp” 
râm ran một góc vườn. Gà mái mẹ sung sướng quá, luôn mắt nhìn con, luôn 
miệng đếm “Một nàycục, cục hai này cục,cục”. Đếm đủ chín đứa, gà 
mẹ dẫn gà con ra vườn. Khi đi qua chỗ mà hôm nào gà mẹ làm thất lạc quả 
trứng thứ mười, gà mẹ có vẻ bần thần nhớ. Không biết quả trứng ấy giờ ở đâu? 
Gà mẹ không biết rằng, quả trứng thứ mười nhờ sự ấp ủ của rơm, nhờ 
những tia nắng mặt trời sưởi ấm, cũng đang nứt vỏ. Chú gà con thứ mười đang 
rũ bỏ nốt mảnh vỏ cuối cùng bám vào người. Chú run rẩy chui ra khỏi đống 
rơm, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và cất tiếng gọi 
- ChiếpchiếpMẹ ơi! 
Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng anh chim họa mi đang líu lo trên cành cây. 
Gà con tưởng là mẹ liền gọi : 
- ChiếpchiếpMẹ ơi! 
Anh chim họa mi nhìn gà con và bảo : 
- ChíchchíchAnh không phải là mẹ em đâu. 
Gà con buồn bã. Chú đi về phía hàng rào. Chú nhìn thấy một cô bò đang gặm 
cỏ. Chú liền gọi : 
- ChiếpchiếpMẹ ơi! 
Cô bò vẫy đuôi bảo : 
- ÒÒCô không phải là mẹ cháu đâu. 
Gà con tiếp tục đi, chú lại thấy một nàng mèo đang nằm sưởi nằng trong sân. 
Chú đang ngẩn ngơ nhìn thì mèo đứng dậy, kêu “Meo” một tiếng rồi nhẹ nhàng 
đi vào nhà. Gà con tự nhủ : 
 15
- Chắc không phải là mẹ mình rồi! 
Gà con đang buồn thì bỗng chú thấy một đàn vịt con, dẫn đầu là vịt mẹ. Đàn vịt 
con thoạt trông giống chú quá, cũng như nắm lông vàng. Gà con mừng quá, chú 
chạy vội theo, vừa chạy vừa gọi : 
- Chiếpchiếp Mẹ ơi chờ con với! 
Bỗng chú thấy cả đàn vịt nhảy xuống ao, chú cũng vội vàng nhảy theo mà không 
biết là mình không biết bơi. 
Thế là chú bị ngộp nước, chú vùng vẫy kêu : 
- Chiếpchiếpmẹ ơi cứu con! 
Lúc này vịt mẹ mới chú ý đến gà con. Vịt mẹ vội bơi đến, dùng mỏ túm lấy gà 
con và đưa lên bờ. 
Gà con ôm lấy cổ vịt mẹ và thổn thức : 
- ChiếpchiếpMẹ ơi! 
Vịt mẹ ôm gà con vỗ về: 
- Khổ thân cháu, chắc cháu bị lạc mẹ phải không? Nhưng ta không phải là 
mẹ của cháu. 
Gà con ngạc nhiên ; 
- Nhưng con giống mẹ mà. Con cũng có 2 cánh, có mỏ giống mẹ, con 
cũng có 2 chân này. Con cũng giống các anh chị, có lông vàng này. 
Vịt mẹ dịu dàng : 
- Ừ, nhưng chúng ta là vịt, chúng ta còn biết bơi. Còn con thuộc giống gà, 
con không thể bơi như chúng ta. Nếu ta không nhầm thì con là con của chị gà 
mái mơ, nhà ở dưới hiên bếp kia. Sáng nay ta thấy chị ấy dẫn đàn con mới nở ra 
vườn đấy. Con thử lại đó xem. 
Thế là một lần nữa, gà con lại tạm biệt vịt mẹ và đi về phía hiên bếp. Tới nơi, gà 
con nhìn thấy ổ rơm, xung quanh vương vãi những túm lông của gà mẹ, vài 
mảnh vỏ trứng. Gà con mừng rơi nước mắt. 
- Hẳn đây là nhà mình rồi! Nhưng mẹ và các anh chị em đâu rồi? 
Bỗng có nhiều tiếng chiêm chiếp, rồi tiếng cục cục. Rồi gà mẹ và những anh em 
gà lần lượt xuất hiện. Mọi người ùa vào nhìn gà con, sững sờ trong giây lát. Gà 
mẹ kêu lên : 
- Cục, cục, con tôi! 
Gà con ùa vào lòng mẹ nức nở. Và chú biết rằng, từ bây giờ chú sẽ luôn được 
sống trong vòng tay yêu thương của gia đình chú. 
 16
Chủ đề Giao thông 
Truyện : Máy bay con đã lớn! 
Ở một thế giới khác, thế giới của các loại phương tiện giao thông. Nơi ấy, các 
phương tiện giao thông cũng sinh hoạt như con người, có suy nghĩ và cũng có gia đình 
như con người chúng ta. Có một gia đình máy bay. Máy bay bố thì to, dài giống như 
những những chiéc máy bay chở khách của hãng Viêtnam Airline mà các con hay 
nhìn thấy, Máy bay mẹ thì nhỏ nhẹ, duyên dáng, thuộc họ nhà trực thăng. Máy bay 
con thì đáng yêu lắm nhé! Màu đỏ này, có cánh quạt đằng trước nhưng thân hình lại 
dài giống như máy bay bố ấy, còn các bộ phận thì cái nào cũng nhỏ bé, xinh xinh. Gia 
đình máy bay sống trong một căn nhà rất to và rộng mà ở thế giới chúng mình hay gọi 
là “ga ra”. Phía trước nhà lại có một khoảng sân rộng mênh mông, dài tít tắp giống 
như là “đường băng”để máy bay con có thể chạy chơi, còn bố mẹ thì lấy chỗ cất cánh. 
Máy bay con chưa biết bay, hàng ngày, nhìn bố mẹ đi làm, máy bay con ao ước cũng 
bay được như bố mẹ. 
Một hôm, máy bay bố ngắm nhìn con đang bắt chước động tác cất cánh 
của mình, chợt máy bay bố nhận ra là máy bay con đã lớn thật rồi. Máy bay bố 
liền gọi con và bảo: 
- Con có thích được bay giống bố mẹ không? 
Máy bay con sung sướng reo lên : 
- Có chứ ạ! Bố dạy con nhé! 
- Được, ngày mai chúng ta sẽ tập bay cho con. 
Thế là cả đêm hôm ấy, máy bay con cứ trằn trọc, thao thức mãi, cảm giác 
sung sướng xen lẫn hồi hộp và cả sợ hãi nữa. Khi chú chìm vào giấc ngủ, chú 
mơ thấy mình bây bổng trên bầu trời, bay xuyên qua những đám mây nhiều 
màu. Bỗng nhiên có tiếng gọi của mẹ, chú nhìn xung quanh nhưng không thấy 
mẹ đâu, chú hốt hoảng rồi rơi xuống, rơi mãichú sợ quá nhắm tịt mắt vào. 
Tiếng mẹ gọi mỗi lúc một rõ hơn, mẹ lay cả người chú. Máy bay con choàng mở 
mắt. Thì ra chú đang ở trên giường, vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ. Mẹ mỉm cười 
- Đừng căng thẳng quá, rồi con sẽ thích cảm giác được bay. 
Máy bay con vệ sinh xong và đi vào phòng ăn. Chú thấy bố mẹ đang chờ mình 
với những món ăn trên bàn. Gia đình máy bay chỉ ăn một bữa cho cả ngày. Máy 
bay con thì uống dầu nhớt (mẹ bảo là để bôi trơn các bộ phận trong cơ thể của 
máy bay con), bố mẹ thì còn uống thêm rất nhiều xăng, đó là nhiên liệu để bố 
mẹ hoạt động cả ngàyđấy. Hôm nay, máy bay con cũng được mẹ chuẩn bị cho 
cả xăng nữa. Máy bay con thích lắm vì có lần bố nói : “Khi nào con lớn, con 
cũng sẽ được uống xăng giống bố mẹ”. 
- Mình đã lớn rồi đấy! Máy bay con tự nhủ. 
Cảm giác uống xăng thật là lạ, hơi hăng hăng nhưng khiến cho cơ thể có cảm 
giác khoẻ khoắn, hăng hái lạ kỳ. 
 17
Cả nhà máy bay kéo nhau ra khoảng sân trước nhà. Máy bay bố mỉm cười 
và nói với con : 
- Điều quan trọng là con phải tự tin rằng con sẽ bay được vì con sinh ra là 
một chiếc máy bay. 
 Sau khi giảng giải cách thức để bay lên được, máy bay bố khởi động và chạy 
trên đường băng rồi cất cánh bay vút lên. Máy bay con với sự hướng dẫn của mẹ 
bắt đầu chạy hết sức trên đường băng bằng những chiếc bánh nhỏ xíu của mình. 
Và kìa, cuối đường băng kia rồi. Cố lên nào! Máy bay con tự nhủ và chú hét lên 
- Haibabay lên nào! 
Chú thu hết những chiếc bánh xe vào và gồng người vươn lên không. Chú bay 
vút lên nhưng rồi chao đảo như sắp rớt xuống. Chú hoảng hốt nhưng chợt tiếng 
mẹ ấm áp bên cạnh : 
- Bình tĩnh nào, con hãy hít thở sâu, giang cánh cho cân bằng, nhìn thẳng 
về phía trước. 
Máy bay con làm theo lời mẹ, quả nhiên, chú lấy lại cân bằng và bay tiếp một 
cách nhẹ nhàng. Chú sung sướng mỉm cười với mẹ. 
- Hoan hô! Con trai bố giỏi quá! 
Thì ra bố đã ở bên trên chú từ khi nào. 
Cả gia đình máy bay đã cùng nhau du ngoạn trên bầu trời suốt một buổi sáng. 
Họ cùng bay xuyên qua những đám mây nhiều màu sắc, cùng ngắm nhìn những 
cảnh vật dưới mặt đất. Máy bay con sung sướng gọi những bạn ô tô khiến các 
bạn kinh ngạc, chú chào bác tàu hoả để đáp lại tiếng còi dài của bác. Mọi việc 
còn tuyệt vời hơn cả trong giấc mơ của chú. 
Mãi đến chiều, gia đình máy bay mới trở về nhà và đến tận lúc đi ngủ, 
máy bay con vẫn luôn miệng kể về cảm xúc của mình khi được bay trên bầu 
trời. Trong giấc mơ, máy bay con thấy mình lại được bay, tất cả mọi người đều 
trầm trồ kêu lên : “Máy bay con đã lớn thật rồi!”. 
Chủ đề Thế giới động vật 
Truyện : Cuộc thi vẽ tranh 
Một hôm, các loài vật trong rừng quyết định tổ chức một cuộc thi vẽ 
tranh. Rất nhiều con vật hưởng ứng cuộc thi này và mỗi con vật đều có những 
tác phẩm rất sáng tạo và độc đáo. Voi thì dùng vòi hút bùn rồi phun mạnh vào 
phiến đá trắng làm bắn toé ra những tia bùn. Chú gọi tác phẩm của mình là 
“pháo hoa”. Những chú chim thì góp những chiếc lông đủ màu sắc và kiểu dáng 
thành một “đoá hoa xuân”. Hươu dùng sừng nhúng vào màu rồi in thành những 
“rặng san hô” đủ màu sắc đẹp tuyệt. Con vật nào cũng trổ hết tài nghệ để tạo nên 
những tác phẩm khiến mọi loài đều trầm trồ. Thậm chí cả những vết chân của 
những chú mèo rừng cũng tạo nên những hình những loài hoa lạ mắt. Ban giám 
 18
khảo gồm bác gấu, bác hà mã và vua sư tử vô cùng bối rối không biết trao giải 
cho tác phẩm nào vì tác phẩm nào cũng đẹp và sáng tạo. Mọi loài xôn xao bàn 
tán, tranh luận vang cả một góc rừng. Bỗng nhiên, có tiếng khóc nho nhỏ rồi to 
dần . Các con vật quay người tìm kiếm. Kìa! Một chú gà con lông vàng đang 
khóc cạnh một bụi cây. Trông chú ta không giống bất kỳ loài vật nào sống trong 
rừng. Các con vật liền xúm vào hỏi han. Chú gà con nức nở : 
- Sáng nay, cháu đi theo mẹ và các anh chị đi kiếm mồi, thấy bạn bướm 
đẹp quá, cháu chạy theo, tới đây thì không thấy mẹ đâu nữa. Huhu 
- Thế nhà cháu ở đâu? – bác gấu hỏi 
- Nhà cháu có mảnh sân rộng, có mái ngói đỏ, trước nhà có cây rơm to. 
Cháu nhớ là đi qua một cây to có lá màu đỏ, lại qua một bụi hoa màu tím. 
Bác hà mã liền bảo : 
- Gà con ơi, cháu hãy vẽ lại đường đi nào! 
Thế là gà con liền vẽ lại những gì mà nó nhớ được. Gà con còn vẽ cả khung 
cảnh ngôi nhà của mình. Khi gà con vẽ xong, ai cũng trầm trồ : 
- Ồ, gà con vẽ đẹp quá! 
Gà con sung sướng nói : 
- Vì ngày nào cháu cũng tập vẽ mà! 
Bỗng nhiên, các bạn chim xôn xao nói : 
- Ồ, chúng tôi nhận ra ngôi nhà này, nó ở ngay bìa rừng thôi mà. 
Thế là các bạn lũ lượt theo sự dẫn đường của chim, cùng với bức vẽ của gà con 
đã đưa được gà con về nhà. 
Khi các bạn đưa gà con về tới sân nhà đã thấy gà mẹ đang hớt hải cục tác 
tìm con. Nhìn cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc, ai cũng xúc động. 
Gà mẹ cảm ơn các bạn đã đưa gà con về nhưng vua sư tử bước lên nói : 
- Không phải nhờ chúng tôi đâu mà chính nhờ tài vẽ của con chị đấy. 
Nhân đây, tôi cũng muốn tuyên bố, gà con chính là người đoạt giải nhất của 
cuộc thi vẽ tranh này. 
Muôn loài đều hò reo mừng người đạt giải xứng đáng của cuộc thi. Còn gà con 
thì được một bài học nhớ đời : phải nghe lời người lớn, không la cà, mải chơi. 
Chủ đề Tết – mùa xuân 
Truyện : Nước tắm thần kỳ 
Bé Bảo Anh năm nay 4 tuổi. Bé nghịch ngợm và đôi lúc còn chưa nghe 
lời bố mẹ. 
Sắp đến đến, bố mẹ chuẩn bị bao nhiêu thứ để đón Tết. Cái gì bé cũng 
thấy lạ và hỏi nhiều. Ngày 30 Tết, mẹ đun một nồi nước to, lại còn cho cả nắm 
 19
cành lá gì đó vào nồi. Đến khi pha nước tắm xong, mẹ gọi Bảo Anh vào tắm, bé 
nhìn thấy nước tắm có màu xanh thẫm, lại có những chiếc lá nhỏ tung tăng trong 
chậu, bé rụt lại : 
- Con không tắm đâu, nước bẩn lắm! 
Mẹ mỉm cười kéo tay Bảo Anh: 
- Không phải nước bẩn đâu con. Đây là nước được nấu từ một loại lá thần 
kỳ mà thường vào dịp Tết mọi người mới được tắm đấy. Mọi người, nhất là các 
bạn nhỏ, khi tắm nước này sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn, trong người sẽ cảm thấy 
vui vẻ, hạnh phúc hơn. Tắm nước này là để cởi bỏ hết những điều không vui của 
năm cũ và mang đến may mắn cho năm mới. Đấy con thấy không, nước này có 
mùi thơm nhẹ rất dễ chịu đấy. 
Thế là Bảo Anh vui sướng để mẹ tắm cho. Trong lúc tắm, mẹ giải thích thêm 
rằng, ngưòi ta còn gọi lá này là lá “mùi già”. Ngày xưa, khi mẹ còn bé, bà ngoại 
cũng tắm cho mẹ bằng thứ lá này, bà mong khi mẹ lớn lên sẽ ngoan ngoãn, được 
mọi người yêu quý. Mẹ cũng mong Bảo Anh được mọi người yêu quý. 
Đang tắm bỗng Bảo Anh chỉ những chiếc lá nhỏ trong chậu : 
- Mẹ ơi con nhìn thấy những chiếc lá này có hình chữ X, chũ Y. Sao nó cứ 
bám vào con thế? 
- À, những chiếc lá đang ban phép thần kỳ để con học giỏi hơn đấy! 
Bảo Anh có vẻ rất thích thú với câu chuyện về nước tắm thần kỳ. 
Sáng mùng 1 Tết, Bảo Anh tự giác dậy, chúc Tết ông bà, bố mẹ, lại nhường em 
Châu Anh chiếc bao lì xì đẹp hơn. Cả nhà đều ngạc nhiên hỏi : 
- Sao bé Bảo Anh hôm nay ngoan thế nhỉ? 
Bảo Anh lễ phép nói: 
- Vì cháu được tắm nước lá thần kỳ mà. Từ nay cháu sẽ là em bé ngoan, 
biết nghe lời người lớn. 
Cả nhà vỗ tay và tặng cho Bảo Anh rất nhiều quà năm mới. Em Châu Anh 
cũng bảo : 
- Chị Bảo Anh là chị gái ngoan. 
Còn mẹ thì tự nhủ : 
- Hình như bó lá ấy có phép thần kỳ thật. Bảo Anh đã ngoan lên nhiều rồi! 
Đúng là một mùa xuân thần kỳ! 
Chủ đề Thực vật 
Truyện : Sự tích quả cà chua 
Ngày xửa ngày xưa, có những vị thần chuyên có nhiệm vụ tạo ra muôn 
loài. Thần thì tạo ra các loài động vật, thần lại tạo ra các loài thực vật. Thần 
 20
chuyên đắp núi non, đào biển. Cai quản các vị thần lại có một vị chúa thần. Một 
hôm, vị thần sáng tạo ra các loài thực vật lỡ tay làm rơi một chiếc cốc bằng 
vàng, vị chúa thần lền gọi vị thần đó tới và trách mắng. Đồng thời yêu cầu vị 
thần này phải sáng tạo ra một loại thực vật vừa là quả nhưng cũng phải là rau, 
vừa đẹp nhưng phải có nhiều chất bổ dưỡng.Hạn trong 3 ngày phải tạo ra được. 
Vị thần này rất lo lắng, ông suy nghĩ ngày đêm, ông đi thăm thú rất nhiều 
nơi nhưng vẫn chưa biết phải tạo ra loại thực vật này như thế nào cho đúng yêu 
cầu. Hai ngày trôi qua. Sáng sớm ngày thứ ba, sau một đêm không ngủ được, 
ông đứng ngắm mặt trời lên và bỗng bật ra ý tưởng. Một loại quả hình tròn, màu 
đỏ chắc hẳn sẽ khiến nhiều người thích đây. Ông vội vàng tới chỗ làm phép của 
mình. Trên đường đi, ông nhìn thấy một đứa trẻ bị vấp ngã, ông vội lại gần nâng 
em bé dậy. Tay ông chạm vào má em bé. Ông thấy da em bé thật min. Thế là 
ông lại bật ra ý tưởng rằng cái quả ấy sẽ có vỏ ngoài mềm, mịn và căng mọng 
như da em bé. 
Tới nơi, ông lập tức làm phép.Ông dùng đất sét nặn thành hình một loại 
quả có hình tròn, vỏ mịn. Sau đấy, ông lại hoá phép để quả đó có màu đỏ, có 
cuống xanh. Ông lại ban phép cho quả đó : 
- Ngươi có thể để cho con người ăn sống hoặc nấu lên. Ngươi có thể là 
quả mà cũng có thể là rau. Ta ban cho ngươi có nhiều vitaminA, giúp cho những 
em bé có được đôi má hồng hào, mịn màng. Ta lại ban cho ngươi có vị chua dịu 
để hấp dẫn mọi người. Úm..ba..la.. 
 Một làn khói đỏ bốc lên rồi quả kỳ diệu ấy xuất hiện. 
 Vị thần vui mừng quá, vội mang quả đó tới ra mắt vị chúa thần. Vị chúa 
thần nhìn loại quả mới có vẻ rất thích thú. Ông cắn thử một miếng: 
- Khàchuanhưng mà ngon! 
Ông hỏi vị thần : Ngươi định đặt tên loại quả này là gì? 
Vị thần ấp úng vì quả là ông chưa nghĩ ra tên của nó. Ông chợt nhớ lúc vị chúa 
thần nếm quả, ông liền nói : 
- Đặt tên là quả “khà chua” có được không ạ? 
Vị chúa thần lấy làm thú vị quá liền đồng ý. Thế là từ đó, loại quả có màu đỏ, 
tròn, da mịn, vừa là rau, vừa là quả ấy có tên là quả “khà chua”. Nhưng theo thời 
gian, mọi người thấy nó rất giống quả cà tím, chỉ khác màu sắc và vị chua nên 
mọi người gọi chệch đi là quả “cà chua”. Sự tích quả cà chua là như thế đấy! 
 Lời kết : Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã sáng tạo được 
nhiều câu chuyện. Có những câu chuyện dài, có những câu chuyện nếu chép ra 
chỉ độ mấy dòng. Tất cả chủ yếu tự sáng tác theo hứng thú và mong muốn của 
trẻ. Trên đây là một số câu chuyện tự sáng tác đã được lựa chọn và sắp xếp theo 
các chủ đề mà trẻ mẫu giáo nhỡ đang học cho tới thời điểm hiện tại. 
 21
 Tôi bắt đầu nhận thấy những ưu điểm của hình thức sáng tạo chuyện kể vào 
khoảng cuối tháng 9. Khi đó, các con đang tìm hiểu chủ đề “Gia đình”. Nhưng 
câu chuyện đầu tiên tôi sáng tạo cho trẻ nghe là câu chuyện “Sự tích quả cà 
chua”. Và bởi vì những câu chuyện tôi sáng tạo và kể cho trẻ nghe thường là 
ngẫu hứng và theo ý thích của trẻ nên đôi khi không đi theo chủ đề nhất định 
nên tôi quyết định ghi lại những câu chuyện đó dưới dạng văn bản, có thống kê 
theo chủ đề để sử dụng như một tài liệu tham khảo. Cho tới thời điểm hiện tại, 
khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có thể thống kê được một số ưu điểm của 
biện pháp này: 
 - Thứ nhất là giảm bớt sự hiếu động của trẻ; rèn luyện, kéo dài sự tập trung 
chú ý của trẻ. 
Nội dung đánh giá Đầu năm Cuối năm 
Mức độ tập trung chú ý 60% 92% 
Thời gian tập trung chú ý 65% 95% 
 - Thứ hai là hình thành và phát huy khả năng học tập theo những tấm 
gương trong chuyện của trẻ và khả năng tự rút ra những bài học từ những câu 
chuyện được nghe. 
Nội dung đánh giá Đầu năm Cuối năm 
Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp 
khi tham gia các hoạt động 
tập thể 
46% 98% 
 - Thứ ba, một điều thú vị là khả năng tạo hình và trí tưởng tượng của trẻ 
lớp tôi được phát triển đáng kể. 
Hào hứng vẽ minh họa cho câu chuyện “Bài học đánh răng” 
 22
Cảm hứng sau khi nghe kể chuyện “Máy bay con đã lớn” 
 - Thứ tư là chính bản thân tôi cũng nhận thấy khả năng kể chuyện, biểu 
cảm của bản thân tốt hơn; khả năng suy nghĩ, liên hệ cũng được phát huy lên 
nhiều. Đồng thời tôi cũng thấy rằng mình “chịu khó” lắng nghe trẻ hơn. 
 Nhìn chung, trẻ lớp tôi biết kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình, biết nghe 
lời người lớn, thậm chí biết nhắc nhở nhau để cùng thực hiện tốt mọi việc. 
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 1. KẾT LUẬN 
 Từ trước, tôi vẫn có suy nghĩ rằng công việc sáng tác, nhất là sáng tác 
chuyện là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao. Tôi cũng rất khâm phục 
những cô giáo mầm non đã có những sáng tác hay dành cho trẻ. Tôi thường nghĩ 
rằng phải có một tình yêu sâu sắc với nghề nghiệp và với trẻ thơ mới có thể 
dành nhiều thời gian và tạo ra được những tác phẩm không những hay mà còn 
có ý nghĩa giáo dục với trẻ đến vậy. Bản thân tôi cũng đã có những trăn trở với 
nghề, với mong muốn mang đến cho trẻ nhiều niềm vui hơn nữa, để không chỉ 
“mỗi ngày đến trường là một ngày vui ” mà mỗi ngày đến trường trẻ lại học 
được thêm nhiều điều hay. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự chia sẻ, động viên, ủng 
hộ của ban giám hiệu nhà trường, của chính những đồng nghiệp trong lớp và của 
nhiều phụ huynh học sinh. Đặc biệt động lực chính giúp tôi thêm phấn khởi thực hiện 
 23
đề tài chính là sự háo hức của trẻ mỗi khi nghe tôi kể những câu chuyện mà tôi tự sáng 
tác và sự tiến bộ của các con sau một thời gian áp dụng biện pháp này. 
 Tôi cũng tự rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau : 
 1.1. Giáo viên cần có tình yêu nghề, yêu trẻ. Hãy lắng nghe trẻ không chỉ 
bằng đôi tai mà bằng tâm hồn và trái tim. 
 1.2. Thường xuyên trau dồi kiến thức, vốn sống, tập hợp những câu chuyện phù 
hợp với độ tuổi mầm non cũng như học cách diễn đạt ngôn ngữ thích hợp với trẻ. 
 1.3. Biến những giờ kể chuyện của bạn thành một hình thức phần thưởng 
đối với trẻ. 
 1.4. Thông qua việc kể chuyện, lồng ghép những nội dung bạn cần giáo 
dục trẻ nhưng đừng quá nặng nề. Hãy tạo ra những mối liên hệ giữa những sự 
việc xung quanh trẻ với những câu chuyện mà bạn đã kể cho trẻ nghe. 
 1.5. Kinh nghiệm sáng tác chuyện này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. 
 Với một số kinh nghiệm như đã trình bày, tôi hi vọng đã tạo thêm một hướng mới 
cho việc hoàn thiện các kỹ năng giáo dục trẻ. Đồng thời cũng là một cách thức để ta 
nhìn nhận và tạo cơ hội cho trẻ phát triển những tiềm năng của mình. 
 2. KHUYẾN NGHỊ 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Cầu Giấy, ngày 04 tháng 04 năm 2012 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không 
sao chép nội dung của người khác. 
(Ký và ghi rõ họ tên) 
 Lê Thị Hồng Nhung 
 24
PHỤ LỤC 
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hans Christian Andersen, Truyện cổ Anđécxen, Nhà xuất bản Văn Học, 2005. 
2. Phạm Hổ, Chuyện hoa chuyện quả, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2005. 
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học – Nhà xuất 
bản Giáo Dục, 1994 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_sang_tac_chuyen_ke_cho_tre_mam_non_2253.pdf
Sáng Kiến Liên Quan