Một số kinh nghiệm trợ giúp đồng nghiệp thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp thành phố và cấp tỉnh
A.Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Dạy và học là hai hoạt động diễn ra đồng thời, có mối quan hệ ràng buột với nhau chặt chẽ.
Dạy là truyền thụ tri thức, học là tiếp thu tri thức, nếu chỉ dừng lại như thế thì loài người không thể tiến bộ, không thể tự học, không thể có những phát minh mới. Dạy học không chỉ dừng lại ở truyền thụ tri thức mà còn phải biết tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, hướng học sinh đến các giá trị chân-thiện-mĩ, nhưng quan trọng hơn hết là biết hướng học sinh đến việc tự học, học tập suốt đời, yêu thích môn học, để từ đó tìm tòi khám phá, phát minh ra những điều mới từ kiến thức đã học.
Điều này rất quan trọng đối với học sinh THCS, vì ở độ tuổi thiếu niên chúng ta dể dàng uốn nắn các em vào việc học tập, tự học, tự nghiên cứu tìm tòi tri thức mới.
Không hẳn thầy giỏi thì trò giỏi, nhưng chắc chắn một điều để có học sinh giỏi thì phải có nhiều thầy giỏi.
ng giữa hai chí tuyến ( ĐỚI NÓNG) PHẦN 2: TRẢ LỜI NHANH 5câu mỗi câu 50 điểm Câu 1: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? Đáp án: Mưa ít, chặt phá rừng, canh tác đất không hợp lí. Câu 2: Môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì nổi bật ? có mấy loại gió ? Đáp án : - Có 2 đặc điểm : + Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió + Thời tiết diễn biến thất thường - Có hai loại gió : gió mùa hạ và gió mùa đông Câu 3: Đội nào có thể kể tên 5 siêu đô thị ở đới nóng? Đáp án: Mum-bai, Cai-rô, Mê-hi-cô xi-ti, Gia-các-ta, Niu-Đê-li. Câu 4: Đội nào phân biệt được sự khác nha cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị? Đáp án: - Đô thị: Mật độ dân số cao, kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. - Nông thôn: Mật độ dân số thấp, kinh tế chủ yếu là nông lâm, ngư nghiệp. Câu 5: Dân số đông và tăng nhanh tác động như thế nào đến tài nguyên môi trường ? Đáp án: - Tài nguyên cạn kiệt : rừng, khoáng sản, đất, nước, - Môi trường bị ô nhiễm nặng nề : nước, không khí,. PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ TƯ DUY Sơ đồ thể hiện các thành phần nhân văn của môi trường Thành phần nhân văn của môi trường PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA DÂN SỐ Dân số và nguồn lao động Dân số thế gới tăng nhanh trong thế kỉ XIX - XX Sự bùng nổ dân số Á Phi Mỹ la tinh Sự phân bố Dân cư trên thế giới không đều Ba chủng tộc : ơ rô pê ô ít, mông gô lô it, nê grô ít Sự khác nhau giữa Quần cư nông thôn và quần cư đô thị Quá trình phát triển đô thị hóa trên thế giới và sự hình thành các siêu đô thị. Tên các siêu đô thị trên thế giới Sơ đồ thể hiện các môi trường tự nhiên của đới nóng và đặc điểm sản xuất nông nghiệp, dân số và đô thị hóa ở đới nóng ĐỚI NÓNG Môi trường xích đạo ẩm Môi trường nhiệt đới Môi trường nhiệt đới gió mùa Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Dân số và sức ép của dân số đến tài nguyên và môi trường ở đới nóng Di dân và đô thị hóa ở đới nóng Sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của gia tăng dân số quá nhanh ở wđới nóng đối với tài nguyên, môi trường Dân số tăng quá nhanh Tài nguyên bị khai thác kệt quệ Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng PHỤ LỤC 4: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA NĂM HỌC : 2013 – 2014 I. Tự luận: ( 8 câu) 1. Tháp tuổi cho biết đặc điểm gì về dân số ? Cho biết tổng số nam và nữ ở từng độ tuổi , số người trong độ tuổi lao động của một địa phương,. ở hiện tại và tương lai. 2. Viết công thức tính mật độ dân số ? tính mật độ dân số Việt Nam năm 2001 biết dân số Việt Nam là 78.7 triệu người, diện tích là : 329314km2 MĐDS = Số dân : diện tích ( người / km2) MĐDS VN = 7870000 : 329314 = 239 (người / km2) 3. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị - Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp, làng xóm phân tán, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp. - Quần cư đô thị : mật độ dân số cao, nhà cửa tập trung san sát thành phố phường. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ 4. Đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn các vĩ tuyến nào? Nêu tên các kiểu môi trường đới nóng? - Đới nóng nằm khoản giữa hai chí tuyến. - Gồm 4 kiểu môi trường : môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc. 5. Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? - Do lượng mưa ít, con người chặt phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi làm nương rẫy. - Canh tác đất không hợp lí đất bị thoái hóa dần cây cối khó mọc lại. 6. Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? - Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió: + Mùa hạ : gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào đem theo không khí mát mẻ và mưa nhiều. + Mùa đông: gió thổi từ lục địa châu Á ra đem theo không khí khô lạnh ít mưa. - Thời tiết diễn biến thất thường : mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều có năm mưa ít. 7. Nêu nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng? - Có nhiều nguyên nhân, di dân rất đa dạng - Di dân tự do: thiếu việc làm, chiến tranh, thiên tai, kinh tế chậm phát triển,ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. - Di dân có tổ chức, kế hoạch: lập đồn điền, xây dựng công trình công nghiệp mới, phát triển kinh tế vùng núi hay ven biển,.có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. 8. Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng ? Ma-ni-la, Gia-các-ta, Côn-ca-ta,Mum-bai,Niu-đê-li, La-gốt , Cai-rô , Mê-hi-cô Xi-ti. II. Trắc nghiệm : (10 câu ) Câu 1: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là a. Tây Phi, Đông Nam Bra-xin b. Nam Á, Đông Nam Á c. Nam Á, Đông Á d. Đông Bắc Hoa Kỳ, ĐNÁ Đáp án : b Câu 2: Châu lục có nhiều siêu đô thi từ 8 triệu dân trở lên nhất là? a. Châu Âu b. châu Mĩ c. châu Phi d. châu Á Đáp án : d Câu 3: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa cây lương thực chính là ? a. Lúa mì b. Lúa mạch c. Lúa nước d. Ngô Đáp án : c Câu 4: Đới nóng tập trung gần 50% dân số thế giới a. Đúng b. Sai Đáp án : a Câu 5: Tình trạng di dân diễn ra qui mô lớn ở nhiều nước ở khu vực? a. Nam Á, Tây Nam Á b. Tây Phi, Đông Nam Bra-xin c. Đông Nam Á, Đông Á d. Nam Á, Đông Nam Á. Đáp án : a Câu 6: Thành phố nào là thành phố sạch nhất thế giới? a. Sin-ga-po b. Tô-ky-ô c. Thượng Hải d. Pa-ri Đáp án : a Câu 7: Năm 2000 siêu đô thị có dân số cao nhất thế giới là ? a. Niu-Iooc b. Tô-ky-ô c. Mê-hi-cô xiti d. Mum bai Đáp án : b câu 8: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu Có sự biến đổi tự nhiên theo không gian và thời gian Có nhiều thiên tai, lũ lụt, hạn hán Có sự biến đổi khí hậu theo sự thay đổi của gió mùa Có sự biến đổi khí hậu theo sự thay đổi của lượng mưa Đáp án : c Câu 9: Cảnh quan chủ yếu của môi trường xích đạo ẩm là? a. Xavan, cây bụi b. Rừng nhiệt đới, rừng thưa c. Rừng rậm nhiều tầng d. Hoang mạc, nửa hoang mạc Đáp án : c câu 10: Nối cột (A) với cột B sao cho phù hợp với nội dung A(Môi Trường) B(Giới hạn) C(Đáp án) 1. Xích đạo ẩm a. Nam Á, Đông Nam Á 1.b 2. Nhiệt đới b. 50 B đến 50 N 2. c 3. Nhiệt đới gió mùa c. 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu 3a ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (2012 – 2013) I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là a. Tây Phi, Đông Nam Bra-xin b. Nam Á, Đông Nam Á c. Nam Á, Đông Á d. Đông Bắc Hoa Kỳ, ĐNÁ Câu 2: Châu lục có nhiều siêu đô thi từ 8 triệu dân trở lên nhất là? a. Châu Âu b. châu Mĩ c. châu Phi d. châu Á Câu 3: Cảnh quan chủ yếu của môi trường xích đạo ẩm là? a. Xavan, cây bụi b. Rừng nhiệt đới, rừng thưa c. Rừng rậm nhiều tầng d. Hoang mạc, nửa hoang mạc Câu 4: Đới nóng tập trung gần 50% dân số thế giới a. Đúng b. Sai Câu 5: Nối cột (A) với cột B sao cho phù hợp với nội dung A(Môi Trường) B(Giới hạn) C(Đáp án) 1. Xích đạo ẩm a. Nam Á, Đông Nam Á 1 2. Nhiệt đới b. 50 B đến 50 N 2. .. 3. Nhiệt đới gió mùa c. 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu 3 II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ? ( 2điểm) Câu 2: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? ( 2 điểm) Câu 3: Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng ? ( 2điểm) Câu 4: Tính mật độ dân số ở Việt Nam năm 2001? ( 1điểm) ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: ( 3điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án b d c a Thang điểm 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 5: 1.b, 2c, 3a ( 1điểm) II. Tự luận : ( 7 điểm) Câu 1: - Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp, làng xóm phân tán, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp.(1điểm) - Quần cư đô thị : mật độ dân số cao, nhà cửa tập trung san sát thành phố phường. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.(1điểm) Câu 2: - Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió: (0.5đ) + Mùa hạ : gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào đem theo không khí mát mẻ và mưa nhiều.(0.5đ) + Mùa đông: gió thổi từ lục địa châu Á ra đem theo không khí khô lạnh ít mưa.(0.5đ) - Thời tiết diễn biến thất thường : mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều có năm mưa ít.(0.5đ) Câu 3: - Ma-ni-la, Gia-các-ta, Côn-ca-ta,Mum-bai,Niu-đê-li, La-gốt , Cai-rô , Mê-hi-cô Xi-ti.( kể được 4 đô thị đạt 2đ) Câu 4: MĐDS Việt Nam = 78700000: 329314 = 239 (người/km2) (1đ) PHỤ LỤC 5 ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (2013 – 2014) I. Trắc nghiệm : (3điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1: Loại cây lương thực nào là quan trong nhất ở môi trường nhiệt đới gió mùa ? a. Lúa mì b. Lúa mạch c. Lúa nước d. Ngô,khoai,sắn Câu 2: Thành phố nào ở Đông Nam Á được mệnh danh là thành phố sạch nhất thế giới? a. Thành phố Hồ Chí Minh b. Xin-ga-po c. Gia-các-ta d. Băng-Cốc Câu 3: Loại gió nào thổi thường xuyên quanh năm từ chí tuyến đến xích đạo? a. Gió Tây ôn đới b. Gió Đông Cực c. Gió Tín Phong d. Gió mùa Câu 4: Quốc gia nào ở Đông Nam Á xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới ? a. Thái Lan b. Ấn Độ c.Việt Nam d. Lào Câu 5: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung A ( Môi Trường) B ( Giới hạn) C ( Đápán) 1. Xích đạo ẩm a. Nam Á Đông Nam Á 1 2. Nhiệt đới b. 50 B đến 50 N 2.. 3. Nhiệt đới gió mùa c. giữa hai chí tuyến 3.. 4. Đới nóng d. 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu 4.. II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa ?( 2điểm) Câu 2: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? ( 1,5điểm) Câu 3: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ? (2điểm) Câu 4: Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc dân số đông và tăng nhanh ở đới nóng đến tài nguyên môi trường ? (1,5đ) ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm ( 3điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án c b c c Điểm 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 5: 1.b(0.25đ) 2.d (0.25đ) 3. a(0.25đ) 4.c (0.25đ) II. Tự luận : Câu 1: - Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió: (0.5đ) + Mùa hạ : gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào đem theo không khí mát mẻ và mưa nhiều.(0.5đ) + Mùa đông: gió thổi từ lục địa châu Á ra đem theo không khí khô lạnh ít mưa.(0.5đ) - Thời tiết diễn biến thất thường : mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều có năm mưa ít.(0.5đ) Câu 2: - Do lượng mưa ít, con người chặt phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi làm nương rẫy.(1đ) - Canh tác đất không hợp lí đất bị thoái hóa dần cây cối khó mọc lại. (0.5đ) Câu 3: - Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp, làng xóm phân tán, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp.(1điểm) - Quần cư đô thị : mật độ dân số cao, nhà cửa tập trung san sát thành phố phường. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.(1điểm) Câu 4: (1.5đ) Dân số tăng quá nhanh Tài nguyên bị khai thác kệt quệ Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THCS LƯU VĂN LANG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC SINH GIỎI HỔ TRỢ HỌC SINH YẾU TRONG LỚP HỌC ĐỐI VỚI HÀNH VI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔN ĐỊA LÍ 9 NGUYỄN THANH BÌNH Đồng Tháp, ngày 25 tháng 3 năm 2013 PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Lý do chọn đề tài: Ngày nay, kinh tế càng phát triển, vấn đề học tập càng được gia đình và xã hội quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các em học sinh đều có hoàn cảnh như nhau và đều học tốt. Trong giảng dạy Địa Lí 9 THCS, vẫn còn tồn tại một số vấn đề khó khăn đối với một số học sinh có học lực yếu hoặc trung bình. Những khó khăm đó bao gồm: các em không tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp, vào lớp làm việc riêng không viết bài, về nhà không học bài, đặc biệt là giao bài tập về nhà ít khi làm và cho dù có làm cũng không đúng. Môn Địa Lí 9 có nhiều bài tập, những bài tập khó là vẽ biểu đồ. Đối với biểu đồ cột, biểu đồ đường biểu diễn, các em có thể thực hiện được nhanh chóng sau khi giáo viên giảng dạy. Đối với biểu đồ tròn, biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền thì thật sự là một điều khó khăn cho học sinh yếu, trung bình và cũng là thách thức không nhỏ đối với giáo viên bộ môn trong việc đảm bảo chất lượng bộ môn. Vì sao các học sinh yếu, trung bình, gặp khó khăn trong việc học 3 loại biểu đồ này. Có một số trường hợp, các em làm việc riêng không nghe giảng, một số trường hợp, các em không tiếp thu kịp bài giảng, cũng có thể là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp với nhận thức chậm chạp của học sinh yếu, trung bình. Qua thực tế cuộc sống, ông cha ta đã đúc kết một số kinh nghiệm quý báu: “Không thầy đố mầy làm nên”. Hầu như mọi người rất quan trọng vai trò của người thầy, ít quan tâm đến việc học sinh học từ bạn của mình nên ít khi nhớ đến câu nói: “Học thầy không tầy học bạn”. Không phải học sinh yếu, trung bình nào cũng đủ niềm tin để hỏi bạn mình chỉ dẫn học tập mà phần lớn các em tự thu mình lại, không muốn giao tiếp trao đổi với các bạn học khá, giỏi. Các bạn khá, giỏi cũng không muốn làm “từ thiện” khi người khác không cần. Vấn đề là làm sao phát huy được ý nghĩa câu nói: “Học thầy không tầy học bạn” sẽ khắc phục được một số khó khăn trên. Theo tôi, người giáo viên cần làm vai trò trung gian để kết nối học sinh yếu, trung bình với học sinh khá giỏi. Đó là lý do tôi chọn đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC SINH GIỎI HỔ TRỢ HỌC SINH YẾU TRONG LỚP HỌC ĐỐI VỚI HÀNH VI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔN ĐỊA LÍ 9 2/Phạm vi nghiên cứu: Đầu năm học 2012-2013, tôi được giao giảng dạy 4 lớp Địa Lí 9, gồm: 9P, 9A2, 9A3, 9A7, trong đó lớp 9A3 là lớp có nhiều học sinh học lực trung bình, nếu không quan tâm giúp đỡ sẽ có nhiều học sinh học lùi xuống loại yếu. Do đó tôi chọn 5 em học sinh trung bình và 5 em học sinh khá giỏi để nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu là học kì I năm học 2012-2013. 3/ Phương pháp nghiên cứu: +Phương pháp điều tra, thống kê. +Phương pháp phân tích số liệu +Phương pháp quan sát PHẦN NỘI DUNG: Chương I: Cơ sở lí luận: Đặc điểm chung của 3 loại biểu đồ tròn, biều đồ cột chồng và biểu đồ miền là: đều biểu diễn cơ cấu của các đối tượng địa lí. Đối với biểu đồ tròn để biểu diễn so sánh các đối tượng địa lí trong giai đoạn ngắn từ 1 đến 2 năm, tối đa là 3 năm. Yêu cầu cơ bản mà học sinh cần đạt khi học biểu đồ tròn, biều đồ cột chồng và biểu đồ miền là: +Biểu đồ tròn: xử lí số liệu %, tính số độ góc ở tâm đường tròn, cách đo độ trên đường tròn, vẽ đúng quy định theo chiều kim đồng hồ, lấy vạch 12h làm chuẩn, đối tượng nào trong bảng số liệu cho trước thì vẽ trước, cách chú giải hình quạt phù hợp, cách ghi tên biểu đồ. +Biểu đồ cột chồng: tính % (nếu cần), cách chia tỉ lệ trục tung, trục hoành, tỉ lệ khoảng cách phù hợp với số liệu cần vẽ, thứ tự thể hiện các đối tượng cần vẽ, đối tượng nào cho trước vẽ nằm dưới cùng của cột, để vẽ số liệu kế tiếp, cần phải cộng với số liệu trước để chồng lên. +Biểu đồ miền: tính %, chia tỉ lệ trục tung là 100%, tỉ lệ trục hoành phải phù hợp với thời gian của số liệu cần vẽ, thể hiện biểu đồ bằng khung hình chữ nhật nằm ngang, cách vẽ giống biểu đồ cột chồng, nhưng cần nối liền các số liệu theo thời gian, để tạo thành từng miền, chú giải phù hợp và ghi tên biểu đồ. Chương II: Cơ sở thực tiển: 1/Đặc điểm lớp học cần nghiên cứu: Trình độ học lực có nhiều chênh lệch, phần lớn là học sinh khá giỏi, các em có ý thức học tập tốt, được gia đình quan tâm, một bộ phận nhỏ học sinh có học lực trung bình và yếu, ý thức học tập chưa tốt, cha mẹ là lao động tự do, phải lo mưu sinh, ít có thời gian quan tâm đến con mình, hầu như là giao toàn bộ trách nhiệm cho giáo viên. Số lượng học sinh trong lớp khá đông, nội dung bài dạy khá nhiều, thời gian dạy ít, trung bình khoảng 1,5 phút/1 học sinh/1 tiết/ lớp. Giáo viên phải giảng dạy nhanh, học sinh có học lực trung bình và yếu khó có thể theo kịp bài giảng. 2/ Thực trạng: -Qua các tiết làm bài tập và bài thực hành vẽ biểu đồ tròn, biều đồ cột chồng và biểu đồ miền, các em học sinh có học lực yếu, trung bình, thường mắc phải những sai lầm phổ biến sau: +Biểu đồ tròn: có thể tính được số % và số độ góc ở tâm đường tròn, vẽ không theo chiều kim đồng hồ, chú giải và ghi tên không phù hợp. +Biểu đồ cột chồng: Chia trục hoành không theo đúng tỉ lệ của đối tượng cần vẽ, vẽ nội dung thứ hai chen vào trong nội dung thứ nhất do không biết cộng chồng lên, chú giải không phù hợp. +Biểu đồ miền: Chia trục tung vượt mức 100%, chia thời gian ở trục hoành không phù hợp, năm đầu tiên không ngay trục tung, khoảng cách các năm không đều, biểu đồ có dạng vuông hoặc hình chữ nhật đứng, vẽ miền thứ hai chen vào miền thứ nhất hoặc vẽ các miền không theo thứ tự các nội dung cho trong bảng số liệu Chương III: Giải pháp: 1.Phương hướng chung: -Nguyên nhân chung dân đến học sinh không thực hiện được là do học sinh có học lực yếu, trung bình, không theo dõi kịp nội dung bài học. Trong 45 phút, giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn các em khắc phục những sai sót nêu trên, môn Địa Lí không có dạy thêm, cũng không ai có thể hướng dẫn các em, hầu như giáo viên buôn xuôi việc giúp các em khắc phục sai sót. Theo tôi, chỉ có cách duy nhất, tiện lợi nhất là nhờ các học sinh khá, giỏi trong lớp, giúp đỡ các học sinh yếu kém này vào lúc đầu giờ hoặc giờ chơi của tiết kế tiếp, dưới sự hướng dẫn, phân công của giáo viên. Nếu làm vai trò chỉ đạo, hướng dẫn tốt, giáo viên sẽ giảm bớt áp lực, thời gian, công sức phụ đạo học sinh yếu kém. 2. Các giải pháp: Để thực hiện việc nghiên cứu “TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC SINH GIỎI HỔ TRỢ HỌC SINH YẾU TRONG LỚP HỌC ĐỐI VỚI HÀNH VI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔN ĐỊA LÍ 9”, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: a/ Phương pháp điều tra, thống kê: Đầu năm học, tôi thống kê những học sinh giỏi và học sinh có học lực yếu, trung bình, kết hợp với bài kiểm tra 15 phút tháng 9-10, của lớp 9A3 theo mẫu sau: STT Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Điểm tb môn Địa cuối năm lớp 8 Sở thích Bạn thân trong lớp 1 2 b/ Phương pháp phân tích số liệu: Qua bảng số liệu thống kê, tôi sàn lọc ra những em học sinh có học lực yếu, trung bình và học sinh giỏi có nhiều nét tương đồng, như gần về nơi ở, cùng sở thích hoặc là bạn thân Tôi đã xác định được 2 nhóm học sinh, với các cặp tương ứng cần nghiên cứu như sau: Nhóm học sinh khá, giỏi Nhóm học sinh yếu, trung bình STT Họ và tên STT Họ và tên 1 Phạm Nhựt Minh 1 Nguyễn Phước Lợi 2 Huỳnh Trung Kiên 2 Dương Kim Bảo Ngọc 3 Trần Minh Tiến 3 Trần Đức Tài 4 Phạm Trung Tín 4 Trần Thị Mỹ Trân 5 Nguyễn Huỳnh Anh Thư 5 Nguyễn Thị Phương Trinh Sau đó, họp 2 nhóm học sinh giỏi với học sinh yếu, trung bình. Giáo viên làm vai trò trung gian kết nối các em, nêu ra các yêu cầu nhiệm vụ và cả phần thưởng động viên. c/ Phương pháp quan sát: Theo dõi sự tiến bộ của các em học sinh yếu, trung bình, sự giúp đỡ của các em học sinh giỏi có phù hợp không, lắng nghe những nguyện vọng của các em. Từ đó giáo viên sẽ có các biện pháp kịp thời để thay đổi cho phù hợp. Yêu cầu các em học sinh giỏi hướng dẫn chi tiết từng vấn đề nhỏ, trong vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ. 3. Kết quả: Sau thời gian 4 tháng triển khai thực hiện nghiên cứu ở học kì I, năm học 2012-2013, tôi đã thu được kết quả từ các em học sinh có học lực yếu, trung bình qua điểm kiểm tra 1 tiết tháng 11 và điểm thi học kì I như sau: STT Họ và tên KT 15’ tháng 9 KT 1 tiết tháng 10 Thi HKI 1 Nguyễn Phước Lợi 5,0 7,3 7,5 2 Dương Kim Bảo Ngọc 6,0 6,7 6,5 3 Trần Đức Tài 6,5 7,5 3,0 4 Trần Thị Mỹ Trân 5,0 6,4 8,0 5 Nguyễn Thị Phương Trinh 6,0 7,6 7,5 ChươngV: Kết luận và kiến nghị: 1/ Kết luận: Trong 5 học sinh yếu, trung bình thì có 4 học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Cho thấy đề tài nghiên cứu đạt kết quả khả quan. Do lần đầu thực hiện đề tài và trong thời gian tương đối ngắn, nên chưa thể khẳng định đây là cách tốt nhất để phụ đạo học sinh yếu, trung bình, nhưng dù sao thì đây cũng là một cách làm giảm bớt số học sinh yếu, trung bình có kết quả tốt. Rất mong nhận được đóng góp từ quý thầy, cô đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm này đạt kết quả cao hơn. 2/ Kiến nghị: -Mỗi lớp học nên từ 30 đến 35 học sinh. -Cần có phòng học bộ môn Địa Lí, để các em có nơi trao đổi học tập. MỤC LỤC Nôi dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 01 PHẦN NỘI DUNG: 03 Chương I : Cơ sở lí luận 03 Chương II: Cơ sở thực tiển 03 Chương III: Giải pháp 04 Chương IV: Kết luận và kiến nghị 06
File đính kèm:
- SANG_KIEN_KN_DIA_LI_5_BAI.doc