Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chương trình toán lớp 4 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, là sự kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy toán 4 ở nước ta. Thực hiện đổi mới cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học, mục tiêu chương trình toán lớp 4, yêu cầu giáo viên trang bị cho học sinh một số chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản để các em áp dụng kiến thức và kĩ năng vào học tập và cuộc sống.

Trong chương trình toán ở tiểu học, việc giải các bài toán chiếm một vị trí rất quan trọng. Các khái niệm toán học, các quy tắc toán học đều được giảng dạy thông qua giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán cho học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Hướng dẫn học sinh tìm ra lời giải đúng và hay là rất khó. Đại đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải các bài toán trong sách giáo khoa, ít khi đề cập đến các bài toán khác trong các tài liệu tham khảo. Để dạy tốt các dạng toán, điều trước tiên là mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, thực sự quan tâm đến học sinh từ đó đầu tư nghiên cứu đề ra những biện pháp cụ thể cho từng tiết dạy. Thế nhưng, trong quá trình giáo dục để đạt được hiệu quả cao, lớp không còn học sinh yếu không dễ chút nào. Khi trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chêch lệch về trình độ tiếp thu của học sinh, nhất là học sinh yếu kém thì quả là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Trong năm học vừa rồi, tôi được phân công giảng dạy lớp 4, đa số các em khi giải toán có lời văn đều tỏ ra lúng túng, đặc biệt là khi giải các bài toán điển hình lớp 4, các em thường không nhận dạng được dạng toán và giải sai, kể cả học sinh trung bình đến học sinh khá giỏi. Là một giáo viên, tôi trăn trở nhiều, làm sao để học sinh mình có thể nắm được các dạng toán có lời văn điển hình trong chương trình lớp 4 cũng như có kĩ năng giải các bài toán này một cách thuần thuật. Tôi phải bỏ ra một khoảng thời gian để rèn cho các em kĩ năng giải các dạng toán trên.

doc31 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4646 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán điển hình lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai chữ số.
Dạng vận dụng 3:
Ví dụ 4: Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số đó là 84.
c) Cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
Đối với dạng cơ bản, học sinh dễ dàng áp dụng các bước giải và giải được bài toán.
Đối với dạng vận dụng 1, cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán để suy luận đâu là số lớn, đâu là số bé, đâu là tổng, đâu là hiệu. Từ đó tìm cách đưa về dạng cơ bản với 3 bước tính như trên.
Ví dụ 3: Học sinh cần xác định được tổng của 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số, đó là 999 và hiệu của hai số bằng số lớn nhất có hai chữ số, đó là 99. Từ đó, học sinh áp dụng các bước giải như trên.
Ví dụ 4: Giáo viên giúp học sinh hiểu hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị
Số thứ nhất
Số thứ hai
Số thứ ba
1
1
1
84
Bước 1: Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị nên ta có sơ đồ:
Bước 2: Theo sơ đồ ta có số thứ nhất là:
(84 – 1 - 2) : 3 = 27
Bước 3: Số thứ hai là:
27 + 1 = 28
Bước 4: Số thứ ba là:
28 + 1 = 29
Đáp số: 27, 28, 29
Như vậy trong cách giải bài toán dạng vận dụng này, chúng ta đã sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để cho việc lập luận ngắn gọn và trực quan. Ta có thể không sử dụng sơ đồ, khi đó phải lí giải số thứ ba hơn số thứ nhất 2 đơn vị.
3.2.3 Bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
a) Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài toán 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là 3/5. Tìm hai số đó.
Gọi học sinh đọc bài toán, xác định dữ liệu đã cho và yêu cầu của bài toán. Giúp học sinh hiểu rõ: tổng là 96 nghĩa là số thứ nhất cộng với số thứ hai là 96, tỉ số của hai số là 3/5 nghĩa là số bé bằng 3/5 số lớn.
Bài toán cho biết tổng và tỉ số của hai số, yêu cầu tìm hai số đó, đây chính là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
ª Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
Giáo viên giúp học sinh hiểu: hai đối tượng mình vẽ trên sơ đồ là số lớn và số bé, hoặc số thứ nhất và số thứ hai. Ta thấy tỉ số của hai số là 3/5 nghĩa là số bé bằng 3/5 số lớn, số phần của đoạn thẳng biểu diễn số bé (số thứ nhất) là mấy phần? (3 phần) Số phần của đoạn thẳng biểu diễn số lớn (số thứ hai) là mấy phần? (5 phần).
Số bé
Số lớn
?
?
96
Giáo viên cho học sinh lên bảng vẽ sơ đồ và hoàn thiện sơ đồ của học sinh
ª Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán 1
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và cho biết 96 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau? (8 phần bằng nhau) Em làm thế nào để tìm được 8 phần bằng nhau? Để biết 96 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau ta tính tổng số phần bằng nhau của số bé và số lớn: 3 + 5 = 8 (phần). Như vậy tổng của hai số tương ứng với tổng số phần bằng nhau.
Biết 96 tương ứng với 8 phần bằng nhau, bạn nào có thể tính giá trị của một phần? (96 : 8 = 12)
Số bé có mấy phần bằng nhau? (3 phần). Bạn nào có thể tìm số bé? (12 x 3 = 36). Hãy tính số lớn (96 – 36 = 60)
Yêu cầu học sinh trình bày bài giải, giúp học sinh hoàn thiện cách trình bày:
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Giá trị một phần:
96 : 8 = 12
Số bé là:
12 x 3 = 36
Số lớn là:
96 – 36 = 60
Đáp số: số bé 36, số lớn 60
Bài toán 2: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng 2/3 số vở của Khôi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở?
Gọi học sinh đọc bài toán, xác định dữ liệu đã cho và yêu cầu của bài toán. Giúp học sinh hiêu rõ: Bài toán hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở nghĩa là ta phải tìm số quyển vở của Khôi và số quyển vở của Minh; hai số cần tìm là số quyển vở của Khôi và số quyển vở của Minh; cả hai bạn có 25 quyển vở có nghĩa tổng hai số là 25, số vở của Minh bằng 2/3 số vở của Khôi. Vậy đây là dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng
Giáo viên giúp học sinh hiểu: hai đối tượng mình vẽ trên sơ đồ là số quyển vở của Khôi và số quyển vở của Minh, tuy nhiên chỉ cần ghi ngắn gọn là Minh, Khôi. Ta thấy số vở của Minh bằng 2/3 số vở của Khôi, số phần của đoạn thẳng biểu diễn số vở của Minh là mấy phần? (2 phần) số phần của đoạn thẳng biểu diễn số vở của Khôi là mấy phần? (3 phần)
Minh
Khôi
?
?
25 quyển vở
Giáo viên cho học sinh lên bảng vẽ sơ đồ và hoàn thiện sơ đồ của học sinh:
ª Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán 2
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và cho biết 25 quyển vở tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau? (5 phần bằng nhau) Em làm thế nào để tìm được 5 phần bằng nhau? Biết 25 quyển vở tương ứng với 5 phần bằng nhau, bạn nào có thể tính giá trị của một phần? (25 : 5 = 5)
Bạn Minh có bao nhiêu quyển vở? (5 x 2 = 10 (quyển vở)). Bạn Khôi có bao nhiêu quyển vở? (25 – 10 = 15 (quyển vở))
Yêu cầu học sinh trình bày bài giải, giúp học sinh hoàn thiện cách trình bày:
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Giá trị một phần:
25 : 5 = 5 (quyển vở)
Số quyển vở bạn Minh có là:
5 x 2 = 10 (quyển vở)
Số quyển vở bạn Khôi có là:
25 – 10 = 15 (quyển vở)
Đáp số: Minh: 10 quyển vở; Khôi:15 quyển vở
Qua hai bài toán, yêu cầu học sinh nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? Hoàn thiện câu trả lời của học sinh
Bước 1: Xác định tổng, xác định tỉ số và biểu diễn tổng, tỉ trên sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt bài toán
Bước 2: Theo sơ đồ tìm tổng số phần bằng nhau
Bước 3: Tìm giá trị một phần
Bước 4: Tìm số bé (hoặc số lớn) và ghi đáp số.
* Bước đầu tiên là học sinh phải nhận dạng được dạng toán, và thể hiện trên sơ đồ đoạn thẳng. Để làm được bước này, học sinh cần đọc, xác định dữ liệu bài toán đã cho, nếu dữ liệu đã cho có tỉ số hoặc có từ «gấp», «giảm» mấy lần, thì đó là tỉ số, có từ «tất cả» hay nội dung bao hàm cả hai đối tượng thì đó là tổng, cần tìm hai số. Vậy đó là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Xác định được dạng toán rồi phải dựa vào tỉ số để biểu diễn hai số cần tìm bằng sơ đồ đoạn thẳng. Sau đó áp dụng các bước tính như trên. 
* Giáo viên cần giải thích sơ đồ cho học sinh hiểu: số phần của các đoạn thẳng thể hiện tỉ số của bài toán, dùng dấu móc để thể hiện tổng, sơ đồ đoạn thẳng thể hiện tỉ số của bài toán, tổng của hai số. Nhìn vào sơ đồ biết được tỉ số, tổng của hai số.
* Trong các bước giải, giáo viên có thể cho học sinh phát biểu cụ thể hơn để áp dụng giải các bài toán dễ dàng hơn :
Bước 1: Xác định tổng, xác định tỉ số và biểu diễn tổng, tỉ trên sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt bài toán.
Bước 2: Theo sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau (tử số cộng mẫu số)
Bước 3: Tìm giá trị một phần (tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau)
Bước 4: Tìm số bé (hoặc số lớn) và ghi đáp số.
+ Số bé = giá trị một phần x số phần (nhìn sơ đồ đoạn thẳng ngắn hơn)
+ Số lớn = tổng - số bé
Hoặc:
+ Số lớn = giá trị một phần x số phần (nhìn sơ đồ đoạn thẳng dài hơn)
+ Số bé = tổng - số lớn
Trong bước 4, học sinh thường chủ quan nên tính hay nhầm giữa số bé và số lớn, nên giáo viên cần nhấn mạnh hay nhắc học sinh cần xem lại sơ đồ thật kĩ để tìm số bé số lớn đúng, chính xác.
b) Các dạng bài toán «Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ».
+ Dạng cơ bản: Biết tổng của hai số; biết tỉ số của hai số. Tìm số lớn, số bé
Ví dụ 1: Tổng của hai số là 333. Tỉ số của hai số đó là 2/7. Tìm hai số đó.
+ Các dạng vận dụng: Thay số số, số bé bằng các đối tượng cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ 2: Một người đã bán 280 quả cam và quýt, trong đó số cam bằng 2/5 số quýt. Tìm số cam, số quýt đã bán.
Ví dụ 3: Tổng của hai số bằng số lớn nhất có 2 chữ số. Tỉ số của hai số đó là 4/5. Tìm hai số.
Ví dụ 4: Tổng của hai số là 72, tìm hai số, biết rằng nếu số lớn giảm 5 lần thì được số bé,
c) Cách giải bài toán «Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ».
Đối với dạng cơ bản, học sinh áp dụng các bước giải và giải được bài toán.
Đối với dạng vận dụng, cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, suy nghĩ tình huống bài toán để hiểu ý nghĩa các số nêu trong đề bài. Xác định đâu là tổng, đâu là tỉ và đâu là 2 số phải tìm, áp dụng cách giải đã biết. Trong ví dụ 2, ta suy luận rằng “Số cam bằng 2/5 số quýt”, tức là tỉ số giữa số cam và số quýt là 2/5. Hay số cam là số bé; số quýt là số lớn; 280 là tổng số quả cam và số quả quýt. Từ đó đưa về dạng cơ bản. Trong sách giáo khoa Toán 4 có nhiều bài thuộc dạng này.
Nếu đề bài phát biểu tổng (hoặc tỉ) ở dạng ẩn thì phải tính hoặc suy diễn, lập luận làm rõ các yếu tố đó, trước khi áp dụng các bước giải cụ thể của dạng cơ bản. Trong ví dụ 3, chỉ cần xác định được số lớn nhất có hai chữ số là số nào thì có thể giải các bước tiếp theo.
Trong ví dụ 4, hướng dẫn học sinh suy luận số lớn giảm 5 lần thì được số bé, suy ra số bé bằng 1/5 số lớn, từ đó áp dụng các bước giải tiếp theo.
3.2.4 Bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
a) Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài toán 1: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là 3/5. Tìm hai số đó.
Gọi học sinh đọc bài toán, xác định dữ liệu đã cho và yêu cầu của bài toán. Giúp học sinh hiểu: hiệu hai số là 24 nghĩa là số lớn trừ số bé bằng 24, hay là phần hơn giữa số lớn và số bé hay hai số hơn kém nhau là 24 đơn vị, tỉ số của hai số là 3/5 nghĩa là số bé bằng 3/5 số lớn.
Bài toán cho biết hiệu và tỉ số của hai số, yêu cầu tìm hai số đó, đây chính là dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
ª Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
Giáo viên giúp học sinh hiểu: hai đối tượng mình vẽ trên sơ đồ là số lớn và số bé, hoặc số thứ nhất và số thứ hai. Ta thấy tỉ số của hai số là 3/5 nghĩa là số bé bằng 3/5 số lớn, số phần của đoạn thẳng biểu diễn số bé (số thứ nhất) là mấy phần? (3 phần) số phần của đoạn thẳng biểu diễn số lớn (số thứ hai) là mấy phần? (5 phần), hiệu của hai số là 24, nghĩa là số lớn hơn số bé 24
Giáo viên cho học sinh lên bảng vẽ sơ đồ và hoàn thiện sơ đồ của học sinh
?
Số bé
24
Số lớn
?
ª Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán 1
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và cho biết 24 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau? (2 phần bằng nhau) Em làm thế nào để tìm được 2 phần bằng nhau? Để biết 24 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau ta tính hiệu số phần bằng nhau của số lớn và số bé: 5 - 3 = 2 (phần). Như vậy hiệu của hai số tương ứng với hiệu số phần bằng nhau.
Biết 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau, bạn nào có thể tính giá trị của một phần? (24 : 2 = 12)
Số bé có mấy phần bằng nhau? (3 phần). Bạn nào có thể tìm số bé? (12 x 3 = 36). Hãy tính số lớn (36 + 24 = 60)
Yêu cầu học sinh trình bày bài giải, giúp học sinh hoàn thiện cách trình bày
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 -3 = 2 (phần)
Giá trị một phần:
24 : 2 = 12
Số bé là:
12 x 3 = 36
Số lớn là:
36 + 24 = 60
Đáp số: số bé 36, số lớn 60
Bài toán 2: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12m. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó, biết rằng chiều dài bằng 7/4 chiều rộng.
Gọi học sinh đọc bài toán, xác định dữ liệu đã cho và yêu cầu của bài toán. Giúp học sinh hiêu rõ: Bài toán cho biết chiều dài hơn chiều rộng là 12m tức đây chính là hiệu, chiều dài bằng 7/4 chiều rộng, đây là tỉ số, yêu cầu tìm chiều dài, chiều rộng. Vậy đây là dạng toán gì? (tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó)
ª Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng
Giáo viên giúp học sinh hiểu: hai đối tượng mình vẽ trên sơ đồ là chiều dài và chiều rộng. Ta thấy chiều dài bằng 7/4 chiều rộng, số phần của đoạn thẳng biểu diễn chiều dài là mấy phần? (7 phần) số phần của đoạn thẳng biểu diễn chiều rộng là mấy phần? (4 phần) theo nguyên tắc «trước» là «trên» ; «sau» là «dưới» nghĩa là trong câu «chiều dài bằng 7/4 chiều rộng», chiều dài đứng trứng trước tương ứng với 7 phần, chiều rộng đứng sau tương ứng với 4 phần.
Giáo viên cho học sinh lên bảng vẽ sơ đồ và hoàn thiện sơ đồ của học sinh
Chiều dài
Chiều rộng
?
?
12m
ª Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán 2
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và cho biết 12m tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau? (3 phần bằng nhau) Em làm thế nào để tìm được 3 phần bằng nhau? Biết 12m tương ứng với 3 phần bằng nhau, bạn nào có thể tính giá trị của một phần? (12 : 3 = 4)
Chiều dài của hình đó là bao nhiêu? (4 x 7 = 28 (m)). Chiều rộng của hình đó là bao nhiêu? (28 – 12 = 16 (m))
Yêu cầu học sinh trình bày bài giải, giúp học sinh hoàn thiện cách trình bày:
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
7 – 4 = 3 (phần)
Giá trị một phần:
12 : 3 = 4 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
4 x 7 = 28 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
28 – 12 = 16 (m)
Đáp số: chiều dài: 28m; chiều rộng:16m
Cho học sinh nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
Bước 1: Xác định hiệu, xác định tỉ số và biểu diễn hiệu, tỉ trên sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt bài toán
Bước 2: Theo sơ đồ tìm hiệu số phần bằng nhau
Bước 3: Tìm giá trị một phần
Bước 4: Tìm số bé (hoặc số lớn) và ghi đáp số.
* Bước đầu tiên là học sinh phải nhận dạng được dạng toán, và thể hiện trên sơ đồ đoạn thẳng. Để làm được bước này, học sinh cần đọc, xác định dữ liệu bài toán đã cho, nếu dữ liệu đã cho có tỉ số hoặc có từ «gấp», «giảm» mấy lần, thì đó là tỉ số, có từ có phần hơn, kém nhau đó là hiệu, cần tìm hai số. Vậy đó là dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Xác định được dạng toán rồi phải dựa vào tỉ số để biểu diễn hai số cần tìm bằng sơ đồ đoạn thẳng. Sau đó áp dụng các bước tính như trên, lưu ý khi tìm giá trị một phần ta lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau, lấy giá trị một phần tìm số bé hoặc số lớn.
* Giáo viên cần giải thích sơ đồ cho học sinh hiểu: số phần của các đoạn thẳng thể hiện tỉ số của bài toán, phần dài hơn hay ngắn hơn thể hiện hiệu của hai số, sơ đồ đoạn thẳng thể hiện tỉ số của bài toán, hiệu của hai số. Nhìn vào sơ đồ biết được tỉ số, hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
* Trong các bước giải, giáo viên có thể cho học sinh phát biểu cụ thể hơn để áp dụng giải các bài toán dễ dàng hơn:
Bước1: Xác định hiệu, xác định tỉ số và biểu diễn hiệu, tỉ trên sơ đồ đoạn thẳng tóm tắt bài toán.
Bước 2: Theo sơ đồ, tìm hiệu số phần bằng nhau (tử số trừ mẫu số hay mẫu số trừ tử số)
Bước 3: Tìm giá trị một phần (hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau)
Bước 4: Tìm số bé (hoặc số lớn) và ghi đáp số.
+ Số bé = giá trị một phần x số phần (nhìn sơ đồ đoạn thẳng ngắn hơn)
+ Số lớn = số bé + hiệu (mẹo nhớ: muốn có số lớn cần cộng thêm vào để số lớn hơn)
Hoặc :
+ Số bé= giá trị một phần x số phần (nhìn sơ đồ đoạn thẳng dài hơn)
+ Số bé = số lớn – hiệu (mẹo nhớ: muốn có số nhỏ đi cần trừ bớt để số nhỏ hơn)
Cần có mẹo nhớ vì đối với một số học sinh chủ quan hay học sinh yếu, các em thường không nhớ là sẽ trừ hay cộng hiệu khi tìm số thứ hai.
 	Trong bước 4, học sinh thường chủ quan nên tính hay nhầm giữa số bé và số lớn, nên giáo viên cần nhấn mạnh hay nhắc học sinh cần xem lại sơ đồ thật kĩ để tìm số bé số lớn đúng, chính xác. Khi đã hoàn thành các bước giải, cần kiểm ra lại, so sánh với dữ liệu xem đã tính đúng số lớn và số bé chưa, hiệu hai số phù hợp chưa.
b) Các dạng bài toán «Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó».
+ Dạng cơ bản: Biết hiệu và tỉ số của hai số. Tìm số lớn, số bé
Ví dụ 1: Hiệu của hai số là 85. Tỉ số của hai số đó là 3/8. Tìm hai số đó.
+ Các dạng vận dụng: Thay số lớn, số bé bằng các đối tượng cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ 2: Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi người.
Ví dụ 3: Hiệu của hai số bằng số bé nhất có ba chữ số. Tỉ số của hai số đó là 9/5. Tìm hai số.
Ví dụ 4: Số thứ hai hơn số thứ nhất là 60, tìm hai số, biết rằng nếu gấp số thứ nhất lên 5 lần thì được số thứ hai.
c) Cách giải bài toán «Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó».
Đối với dạng cơ bản, học sinh áp dụng các bước giải và giải được bài toán.
Đối với dạng vận dụng, cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, suy nghĩ tình huống bài toán để hiểu ý nghĩa các số nêu trong đề bài. Xác định đâu là hiệu, đâu là tỉ và đâu là 2 số phải tìm, áp dụng cách giải đã biết. Trong ví dụ 2, ta suy luận rằng: số tuổi mẹ ứng với số lớn, số tuổi con ứng với số bé, mẹ hơn con 25 tuổi, suy ra hiệu giữa tuổi mẹ và tuổi con là 25, tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ, suy ra tỉ số của tuổi con và tuổi mẹ là 2/7. Từ đó, bài toán được đưa về dạng cơ bản.
Nếu đề bài phát biểu tổng (hoặc tỉ) ở dạng ẩn thì phải tính hoặc suy diễn, lập luận làm rõ các yếu tố đó, trước khi áp dụng các bước giải cụ thể của dạng cơ bản. Trong ví dụ 3, chỉ cần xác định được số bé nhất có ba chữ số là số nào thì có thể giải các bước tiếp theo.
IV. KẾT QUẢ
Với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường, sự cố gắng của bản thân, sau một thời gian áp dụng các kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh, tôi thu được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng học môn toán được nâng lên, kết quả sau kiểm tra cuối năm được nâng cao rõ rệt so với đầu năm học. Trong các tiết học toán, học sinh học hứng thú, tích cực hơn, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Kết quả được nâng cao thể hiện qua bảng đối chiếu so sánh sau
Thời gian
Sĩ số
Điểm 3-4
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
19
6
31.6
7
36.8
4
21.1
2
10.5
Cuối năm
19
0
5
26.3
8
42.1
6
31.6
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp rèn kĩ năng giải toán điển hình cho học sinh lớp 4. Điều này mới chỉ là thực nghiệm của cá nhân tôi. Và cá nhân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy toán có lời văn cho học sinh.
Giáo viên nên luôn luôn động viên khích lệ các em suy nghĩ, tìm ra cách giải bài toán, động viên các em sáng tạo, nghĩ ra cách giải khác (khác với cô hướng dẫn) chỉ cần đảm bảo đúng kết quả.
- Khai thác triệt để đồ dùng dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lôi cuốn học sinh học tập như phương pháp trò chơi
- Thường xuyên kiểm tra việc nắm bắt các bước giải toán có lời văn của học sinh, cách trình bày bài giải để củng cố, khắc sâu cho học sinh.
- Đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, dưới trung bình, nhắc các em đọc kĩ bài toán, xác định yêu cầu bài, tóm tắt bài toán, phân tích, gợi mở để các em cố gắng giải các bài toán
- Đối với học sinh có năng khiếu môn toán, động viên khuyến khích các em tìm cách giải khác cho bài toán; tạo cơ hội cho các bạn học chậm môn toán, góp phần làm tăng tính đoàn kết trong lớp học.
VI. KẾT LUẬN
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Câu nói trên luôn khắc sâu trong tâm trí tôi, thường xuyên nhắc nhở tôi phải cố gắng hơn nữa trong công tác “trồng người” của mình, phải luôn tận tâm tận tuỵ vì học sinh thân yêu, vì một thế hệ tương lai tươi sáng.
	Trong hoạt động dạy học, người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Còn học sinh với vai trò là người chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo. Người giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học. Bản thân người học sinh cần tích cực, chủ động hoạt động. Có như vậy, hoạt động dạy – học mới đạt hiệu quả. Chính vì vậy, trong học tập không ai có thể thay thế người khác chỉ khi chủ thể chủ động nhận thức thì hoạt động của giáo viên mới có hiệu quả và hoạt động học tập mới có ý nghĩa. 
Tam Lập, ngày 11 tháng 01 năm 2016
	Người thực hiện
	Nguyễn Thị Trinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 4, NXB Giáo dục
2. Hướng dẫn thực hành giải toán có lời văn lớp 4, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Báo cáo kinh nghiệm Dạy học giải toán có lời văn phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh lớp 4 nhằm tích cực hóa các hoạt động của người học, tác giả : Phạm Thị Thu, Trường tiểu học A Thọ Nghiệp.
4. Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp4
5. Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán điển hình ở lớp 4
6. Chuyên đề đổi mới phương pháp giải toán có lời văn lớp 4 với các dạng "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
7. Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4”, giáo viên Danh Bé, Trường tiểu học Lâm Kiết

File đính kèm:

  • docskkn_motsokn_ren_toan_dh_4371.doc