Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH môn Sinh
Trọng tâm chương trình: Gồm 3 phần:
Phần I: Sinh thái học
Phần II: Cơ sở di truyền học
Phần III: Sự phát sinh và phát triển của sự sống. Ngoài ra, còn có một số bài về tế bào, hiện tượng sinh sản và sự phân bào ở lớp 10.
Phần II là phần trọng tâm với các chương:
Chương I: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền;
Chương II: Các quy luật di truyền;
Chương III: Biến dị;
Chương IV: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống;
Chương V: Di truyền học về người.
Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH môn Sinh Cần chú ý hai cách ra đề Trọng tâm chương trình: Gồm 3 phần: ü Phần I: Sinh thái học ü Phần II: Cơ sở di truyền học ü Phần III: Sự phát sinh và phát triển của sự sống. Ngoài ra, còn có một số bài về tế bào, hiện tượng sinh sản và sự phân bào ở lớp 10. Phần II là phần trọng tâm với các chương: ü Chương I: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; ü Chương II: Các quy luật di truyền; ü Chương III: Biến dị; ü Chương IV: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống; ü Chương V: Di truyền học về người. Chương I, II, III là đáng quan tâm nhất vì chứa đựng các kiến thức liên quan đến các chương khác và cũng thường hỏi trong các kỳ tuyển sinh vào Đại học. Đặc biệt, đa số các bài tập sinh học đều từ ba chương đó mà ra. Phương pháp học: ü Về lý thuyết: Trước hết các em phải đọc kỹ giáo trình, nghiền ngẫm cho hiểu rõ từng ý, có đối chiếu với hình vẽ cho dễ hiểu, thậm chí học thuộc cả hình vẽ. Không nên học bài từ các câu hỏi đã được giải sẵn. Sau đó các em nên ghi lại các kiến thức đáng nhớ theo kiểu dàn bài chi tiết, nếu cần thì nên ghi thành hồ sơ, thành bảng để hệ thống hoá, tổng hợp các kiến thức. Gần đến kỳ thi vài ngày, có thể các em chỉ nên xem đi xem lại dàn bài chi tiết nói trên. ü Về bài tập: Có loại bài tập phải tính ra thành con số để được chấm điểm như toán ADN, toán NST, DT quần thể. Nhưng lạ lẫm chính là toán lai (quy luật di truyền) và toán phả hệ do chúng thiên về lý giải, biện luận. Đối với loại toán đầu, các công thức và công cụ toán học là phương tiện để giải nhanh bài tập Sinh học. Do đó, việc chuyển đổi từ kiến thức lý thuyết sang công thức tính toán sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong việc giải bài tập sinh học. Đối với loại toán lai và toán phả hệ, thì các em cần phải giải thích quy luật chi phối các thí nghiệm hoặc bệnh trạng ở một phả hệ. Do đó, việc nắm vững kiến thức lý thuyết sẽ giúp các em thuận lợi để lý giải, biện luận khi giải bài tập loại này. ü Làm bài: Cần chú ý cách ra đề để làm bài cho phù hợp. Có thể thấy từ trước đến nay có hai xu hướng ra đề: Tự luận dài và tự luận ngắn. Ở loại hình thức thứ nhất, đề thi gồm từ 2 đến 3 câu hỏi lý thuyết, 1 bài toán AND, hoặc NST... và bài toán lai. Cách nêu câu hỏi và bài tập cũng như mức độ khó theo kiểu bộ đề tuyển sinh vào đại học. Kiểu ra đề này thường gặp bấy lâu nay, nhưng ít được dư luận đồng tình. Ở loại hình thứ hai, đề thi gồm 8-15 câu hỏi, trong đó có cả bài tập. Đề này, hỏi rất căn bản, buộc thí sinh không những nắm đầy đủ kiến thức cơ bản (rải đều trong chương trình học) mà còn phải biết suy nghĩ để vận dụng vào tình huống hỏi chưa gặp. Mặt khác, để làm tốt kiểu đề này, thí sinh còn phải biết diễn đạt bằng lời văn của mình chứ không phải chỉ là bằng câu văn thuộc lòng. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
File đính kèm:
- Mot_so_kinh_nghiem_lam_bai_thi_Dai_hoc_mon_Sinh.doc