Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH môn Anh văn

 Học ngoại ngữ không phải chỉ là tiếp nhận kiến thức như các môn học khác mà còn là rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ. Do đó, các đề thi Anh văn, đặc biệt là đề thi Đại học thường đòi hỏi thí sinh phải có lượng kiến thức vững chắc và đồng thời phải có kỹ năng viết một cách chính xác.

 Đề thi đại học khối D trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết. Thường mỗi đề thi có các phần chính như sau:

 - Phần trắc nghiệm cách phát âm: Đề thi cho theo dạng trắc nghiệm, mỗi câu có bốn từ, thí sinh phải chọn từ mà có cách phát âm khác các từ kia. Ví dụ: A. what B. hat C. bat D. chat, thí sinh sẽ chọn A. Như trên đã nói, khi học từ, thí sinh phải học cả cách phát âm của từ.

 - Phần trắc nghiệm dấu nhấn (trọng âm): Đề thi cho mỗi câu hỏi có bốn từ và thí sinh phải tìm một từ mà trọng âm rơi vào vị trí khác với vị trí trọng âm của các từ còn lại: Ví dụ: A.examinee B.ex-ample C.examine D.exception. Thí sinh sẽ chọn A vì examinee nhấn mạnh ở vần cuối cùng, khác các từ kia.

 

doc2 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH môn Anh văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH môn Anh văn
    Kỹ năng viết: Phần quyết định của bài thi
    Học ngoại ngữ không phải chỉ là tiếp nhận kiến thức như các môn học khác mà còn là rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ. Do đó, các đề thi Anh văn, đặc biệt là đề thi Đại học thường đòi hỏi thí sinh phải có lượng kiến thức vững chắc và đồng thời phải có kỹ năng viết một cách chính xác.
    Đề thi đại học khối D trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết. Thường mỗi đề thi có các phần chính như sau:
    - Phần trắc nghiệm cách phát âm: Đề thi cho theo dạng trắc nghiệm, mỗi câu có bốn từ, thí sinh phải chọn từ mà có cách phát âm khác các từ kia. Ví dụ: A. what  B. hat  C. bat  D. chat, thí sinh sẽ chọn A. Như trên đã nói, khi học từ, thí sinh phải học cả cách phát âm của từ.
    - Phần trắc nghiệm dấu nhấn (trọng âm): Đề thi cho mỗi câu hỏi có bốn từ và thí sinh phải tìm một từ mà trọng âm rơi vào vị trí khác với vị trí trọng âm của các từ còn lại: Ví dụ: A.examinee   B.ex-ample  C.examine   D.exception. Thí sinh sẽ chọn A vì examinee nhấn mạnh ở vần cuối cùng, khác các từ kia. 
    - Phần hỏi về văn phạm: Trong phần này, thí sinh hoặc phải làm các bài tập văn phạm dạng viết câu hay chọn theo A, B, C, D. Dù làm dạng nào thí sinh cũng phải nắm vững các điểm văn phạm, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt bút viết.
    - Phần đọc hiểu: Thường đề cho một bài đọc với những chỗ trống, thí sinh phải tự tìm từ mà điền vào hoặc chọn trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống. Hãy đọc đề cho kỹ, nếu đề yêu cầu mỗi chỗ trống điền một từ thì thí sinh chỉ được điền một từ mà thôi, nếu điền hai từ dù có đúng nghĩa cũng không được coi là làm đúng. Có thể đề cho một bài đọc và thí sinh phải trả lời các câu hỏi khi đã đọc xong. Thí sinh cần đọc kỹ, từ nào không biết thì nên đoán theo mạch văn. Một hình thức khác của bài đọc hiểu là thí sinh phải đọc kỹ bài đọc rồi trả lời câu hỏi bên dưới. Câu trả lời có thể ở dạng viết hay dạng trắc nghiệm A, B, C, D.
    - Phần thi về kỹ năng viết: Có thể nói đây là phần quyết định của bài thi. Phần thi viết có thể có bốn hình thức. Thứ nhất là kết hợp các câu đơn thành câu kép hay câu phức. Thứ hai là đọc một câu cho sẵn rồi viết lại một câu khác có cùng ý với câu trên nhưng hình thức khác theo hướng dẫn. Thứ ba là viết câu văn theo những từ và nhóm từ cho sẵn. Thứ tư, khó hơn nhiều, là viết đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) về một chủ đề nào đó.
 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

File đính kèm:

  • docMot_so_kinh_nghiem_lam_bai_thi_Dai_hoc_Anh_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan