Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tôt phân môn Luyện từ và câu

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Chiến l¬ược phát triển Tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân chí, đào tạo nhân lực, bồi d¬ưỡng nhân tài cho đất nước. Giáo dục là tạo ra những con ng¬ười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển năng lực cá nhân, đào tạo những con người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý t¬ưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vư¬ơn lên lập nghiệp, có ý thức công dân, làm cho dân giàu n¬ước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, chúng ta cần coi trọng nâng cao chất lư¬ợng giáo dục theo đúng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Để đạt được mục tiêu giáo dục thì việc nâng cao chất l¬ượng giảng dạy các môn học trong nhà tr¬ường là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Một trong các môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học là môn Tiếng Việt. Học sinh có kỹ năng đọc và nghe tốt thì mới có thể học tốt các môn học khác.

Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt”.

Trên cơ sở những tri thức cơ bản nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự tin. Đó là môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi học trò. Cuối bậc Tiểu học yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải đạt được là: Đọc thông, viết thạo, sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp, và có những kĩ năng sống ban đầu cơ bản trong giao tiếp.

Như vậy, giao tiếp là một trong những mục tiêu quan trọng của việc học tiếng Việt. Muốn trau dồi được năng lực này, học sinh phải rèn các kĩ năng giao tiếp tức là phải được học tiếng Việt trong giao tiếp và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp thành thạo.

Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó một cách có ý thức để giáo dục trẻ từ lúc mới sinh ra. Khi chưa đến trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. Từ thuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà, lớn lên chút nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, rèn luyện các em thành con người có nhân cách, có bản sắc dân tộc góp phần hình thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội .

 

doc21 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 4721 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tôt phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngăn cản 
hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động. 
c.Tính từ: 
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,... 
* Có 2 loại tính từ đáng chú ý là:
- Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ. 
 Ví dụ: xanh, tím, sâu, vắng,.. 
- Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất).
 Ví dụ: xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,... 
 * Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái: 
- Từ chỉ đặc điểm: 
Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đăc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,... của sự vật. 
Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,..ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật... Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên. 
Ví dụ:
+ Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,... 
+ Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...
- Từ chỉ tính chất: 
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. 
Ví dụ: tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ,... 
 Như vậy, đối với học sinh tiểu học khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, giáo viên có thể tạm thời cho rằng: từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. 
- Từ chỉ trạng thái: 
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện 
tượng trong thực tế khách quan. 
Ví dụ: 
Trời đang đứng gió. 
Người bệnh đang hôn mê. 
Cảnh vật yên tĩnh quá. 
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. 
Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là động từ, có thể là tính từ hoặc mang đặc điểm của cả động từ và tính từ (từ trung gian), theo như định hướng trong chương trình sách giáo khoa ở cấp Tiểu học, chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm động từ để học sinh dễ phân biệt. 
* Cụm tính từ: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,...để tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như động từ) ngay trước nó là rất hạn chế). Trong cụm tính từ, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định. 
3.2.2.2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, thực hiện bài tập ở trên lớp 
Trong chương trình sách giáo khoa, mỗi nội dung danh từ, động từ, tính từ đều có loại bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập. Do đó, khi hướng dẫn các loại bài này (kể cả trong các nội dung tương tự khác), giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: 
+ Khi hướng dẫn học sinh học phần nhận xét trong sách giáo khoa, người giáo viên cần chủ động dẫn dắt, gợi ý cho học sinh trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức một cách nhanh gọn (tránh phân tích ngữ liệu quá kĩ, mất nhiều thời gian).
+ Trong quá trình luyện tập, giáo viên có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan để học sinh thực hiện bài tập; tổ chức cho học sinh làm bài theo hình thức trao đổi nhóm (trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kết hợp tự học và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao). 
+ Đối với lớp có nhiều đối tượng học sinh yếu, học sinh còn hạn chế về tiếng Việt, giáo viên cũng cần chú ý hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, làm thử trên lớp một phần hoặc một bài cụ thể (trước khi yêu cầu học sinh làm vào bảng nhóm hoặc vở bài tập, vở nháp,...). 
+ Với đặc trưng của phân môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng làm các bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4. 
Trong từng tiết dạy tôi đã nghiên cứu và rút ra được kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau:
1. Đọc thật kỹ đề bài. 
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm. 
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài.
4. Kiểm tra đánh giá. 
3.2.3. Luyện tập các bài có dạng tìm tính từ, động từ, danh từ.
Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống giao tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
Ví dụ 1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
+ Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình cần viết, ghi rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
+ Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường hay mắc lỗi ở danh từ chung. Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Sau đó áp dụng vào bài của mình
Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn trích sau:
Rồi đột nhiên, con Dế húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng Dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.
Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Học sinh nhớ lại khái niệm động từ. Đọc lại từng câu trong đoạn văn. Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. 
3.2.4. Dạng bài tập về câu.
Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày để học sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự khi đặt câu. 
* Câu kể.
Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
+ Kể việc làm hàng ngày sau khi đi học về.
+ Tả chiếc bút em đang dùng.
+ Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
+ Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt.
Yêu cầu trên khác nhau: tả, kể, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm vui...
+ Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Kể về việc em làm...
+ Lưu ý học sinh khi viết hết câu phải có dấu chấm. Học sinh viết và đọc cho học sinh trong lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên hướng dẫn mẫu:
+ Ta kết hợp với dùng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật
+ Bày tỏ ý kiến – yêu mến, gắn bó như thế nào?
+ Nói lên niềm vui – vui sướng như thế nào khi được điểm tốt.
Ví dụ 2: Đặt từ 3 đến 4 câu để:
a) Kể một việc em làm trong ngày Tết.
b) Nói lên niềm vui của em khi Tết đến.
c) Miêu tả cảnh đường làng em trong ngày Tết.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối. Trao đổi theo cặp, thực hành lời yêu cầu của bài tập.
* Câu hỏi: 
Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng rất cụ thể. Cụ thể là khi hỏi chuyện người khác cần giữ phép lịch sự:
1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình với người được hỏi.
2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. 
Ví dụ : So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau: Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các bạn dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi, - Đám trẻ tiếp lời bàn tán sôi nổi:
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi?
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không? 
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Học sinh phải xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau.
Các câu các em hỏi nhau:
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
- Chắc là cụ bị ốm.
- Hay cụ đánh mất cái gì?
Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không?
Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như thế nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì... sẽ làm tổn thương đến ông cụ (chẳng may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố khắc sâu cho học sinh về kiến thức sử dụng câu hỏi, cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã hướng dẫn các em phải đặt câu đó trong văn cảnh cụ thể.
3.3. Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn và ứng dụng CNTT vào tiết dạy
Bên cạnh những giải pháp mà bản thân tôi đã đưa ra thì việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt tổ chuyên môn cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp giáo viên trong tổ xác định rõ trọng tâm tiết dạy, trao đổi với nhau những kinh nghiệm hay về cách thức tổ chức tiết học sao cho có hiệu quả cao cũng như việc giải quyết những vấn đề khó trong các tiết dạy nói chung cũng như tiết Luyện từ và câu nói riêng.
Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giúp giáo viên nắm được phương pháp cũng như cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết dạy sao cho gây hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả cao trong tiết dạy.
Tuyên truyền để giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy giúp học sinh tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. 
4. Kết quả thực nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Trải qua một thời gian học tập của học sinh, cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu, tôi đã tiến hành cho học sinh lớp tôi làm bài kiểm tra để xem sự chuyển biến của học sinh như thế nào? 
* Phiếu khảo sát chất lượng trước khi thực hiện các giảỉ pháp ứng dụng:
1. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn văn sau:
Ngày nọ bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Ra tới ngoại ô, họ dừng lại ăn tạm bánh ngọt ngay trong xe thay cho bữa ăn trưa.
2. Xếp các từ láy có trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Biển luôn thay đổi theo màu sắc của mây trời Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu, giận dữ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
3. Nhóm từ nào sau đây toàn là từ ghép?
a) vận động viên, đường chạy, sẵn sàng, cuộc thi, tín hiệu, xuất phát.
b) vị trí, vòng cua, vận động viên, đường đua, đường chạy, sợ hãi.
c) loạng choạng, khu vực, đá dăm, đường đua, cuộc thi, xuất phát.
* Phiếu khảo sát chất lượng sau khi thực hiện các giảỉ pháp ứng dụng:
Đọc đoạn văn và hoàn thành các bài tập:
Các vận động viên đã vào đường chạy để sẵn sàng cho cuộc thi. Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Cậu luôn giữ vị trí thứ hai cho đến khi qua vòng cua thứ nhất. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy của mình nữa. Tôi sợ hãi khi thấy hai chân của cậu loạng choạng, rồi ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy, chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu.
1. Xếp các từ láy có trong đoạn văn trên vào nhóm thích hợp:
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
2. Tìm danh từ riêng có trong đoạn văn trên?
3. Tìm 5 động từ, 5 tính từ có trong đoạn văn trên?
4. Tìm câu kể theo yêu cầu sau:
a) Kể về sự vật, sự việc?
b) Tả về sự vật, sự việc?
c) Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của người? 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Biện pháp tổ chức dạy học các dạng bài tập về “Luyện từ và câu” là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học, nhưng đây là một vấn đề còn gặp khó khăn trong thực tế dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra được cơ sở lý luận khẳng định vị trí của dạng bài tập là một phần học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển vốn từ, sử dụng từ và câu, đặc biệt phần từ loại có ý nghĩa quan trọng là cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ loại để đặt câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen sử dụng từ đơn, từ phức và từ loại danh từ, động từ, tính từ. 
Thực tiễn dạy học phần bài tập này học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ sót, làm chưa đúng hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài. Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Đặt ra vấn đề học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn, cần phải khắc phục vấn đề này. 
Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu, giúp học sinh học tốt phần từ loại. Tôi đã đưa ra một số biện pháp tổ chức dạy các dạng bài tập. Mỗi biện pháp, phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, mỗi biện pháp, phương pháp được sử dụng hợp lý, khoa học sẽ phát huy được công dụng của nó. Các phương pháp và biện pháp này được tôi ứng dụng, vận dụng các phương pháp, biện pháp đã đề xuất, chuẩn bị các nội dung bài tập phần từ loại danh từ, động từ, tính từ. Chọn các đơn vị kiến thức cơ bản để đáp ứng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự giác làm bài tập và lĩnh hội kiến thức. Thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng tăng cường tổ chức các hoạt động trí tuệ cho học sinh, để học sinh làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên. Ứng dụng phương pháp đổi mới dạy học theo định hướng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm khi tiến hành thực nghiệm. 
2. Kết quả 
Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy: Kết quả thu được là các em tiếp thu bài tốt, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em dùng từ chưa đúng ít hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Nhiều câu văn hay, từ ngữ gây sự bất ngờ thú vị, có sức gợi cảm lớn. 
Điều đó chứng tỏ vốn từ của các em được nâng lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lý hơn, sinh động hơn. Sau mỗi giờ học gây được sự sảng khoái ham thích học tập. Kết quả thu được của lớp 4A sau khi thực hiện các giảỉ pháp ứng dụng:
* Bảng số liệu trước khi thực hiện các giảỉ pháp ứng dụng:
TT
Thời gian
Lớp
Tổng số HS
Kết quả
HHT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
 %
1
Tháng 9
4A
(Thực nghiệm)
42
7
16,7
10
23,8
25
59,5
2
Tháng 9
4C
(Đối chứng)
42
10
23,8
18
42,9
14
33,3
* Bảng số liệu sau khi thực hiện các giảỉ pháp ứng dụng:
TT
Thời gian
Lớp
Tổng số HS
Kết quả
HHT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
 %
1
Tháng 12
4A
(Thực nghiệm)
42
22
52,4
20
47,6
0
0
2
Tháng 12
4C
(Đối chứng)
42
15
35,7
25
59,5
2
4,8
* Bảng số liệu trước và sau khi thực hiện các giảỉ pháp ứng dụng của lớp thực nghiệm
TT
Thời gian
Lớp
Tổng số HS
Kết quả
HHT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
 %
1
Tháng 9
4A
(Thực nghiệm)
42
7
16,7
10
23,8
25
59,5
2
Tháng 12
4A
(Thực nghiệm)
42
22
52,4
20
47,6
0
0
Nhìn vào bảng số liệu chứng tỏ phương pháp tổ chức cho học sinh học các bài tập “Luyện từ và câu” là rất quan trọng. Nó quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Sau khi thực hiện đề tài này, tôi đã trao đổi với giáo viên lớp 4 về việc áp dụng các phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh cách làm các dạng bài tập luyện từ và câu, các giáo viên đã áp dụng và cho biết:
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả.
- Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ động.
- Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
- Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.
- Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình.
- Qua việc chỉ đạo, theo dõi kết quả của học sinh qua các đợt kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng đón nhận môn “Luyện từ và câu” bất kỳ lúc nào. Điều đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
Tuy kết quả tôi nêu trên ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp phần động viên tôi trong công tác giảng dạy, giúp đỡ giáo viên trong việc phát hiện bồi dưỡng và ôn tập cho học sinh. Một số giải pháp mà tôi đưa ra trong đề tài này tuy bé nhỏ như vậy nhưng cũng đóng góp phần nào cho giáo viên khối lớp 4 đang trực tiếp giảng dạy đã tháo gỡ khó khăn, trong việc tìm ra phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh của mình.
3. Những đề xuất và khuyến nghị	
3.1. Đối với nhà trường
Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. 
+ Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Đẩy mạnh và phát huy việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. 
+ Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua các hội thảo, chuyên đề.
3.2. Đối với giáo viên
- Trước khi lên lớp người giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài giảng, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và thiết bị dạy học, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng dạng bài. 
- Luôn tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn học sinh tập trung chú ý nghe giảng, kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, sáng tạo làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
- Luôn tôn trọng học sinh, nhất là tạo cơ hội cho các em được diễn đạt thoải mái để phát huy năng lực của các em.
3.3. Đối với phụ huynh
- Gia đình là nơi mà các em thoải mái, tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến nhất, luôn theo dõi mọi biểu hiện của các em. Do vậy, gia đình phải là chỗ dựa vững chắc cho các em. 
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em thích đi học. Mua đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập cũng như các loại sách tham khảo về môn Tiếng Việt.
- Quan tâm, nhắc nhở việc học ở nhà của con em mình.
- Tạo mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trong thời gian nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để áp dụng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Khi dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung được nhẹ nhàng hơn, góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Lời cam đoan
 Tôi xin cam đoan, đây là sáng kiến do tôi tự viết không sao chép của ai.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

File đính kèm:

  • docSKKN mới-BÁKHOA.doc
  • docxbáo cáo.docx
  • docxBÌA Mô tả SK.docx
  • docxBÌA SKKN.docx
  • docxĐơn SKKN2019 -KHOA.docx
  • docxmô tả sk 2019 -KHOA.docx
  • docxPhụ Lục SKKN-2019.docx
Sáng Kiến Liên Quan