Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (Công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận

nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học

được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều

đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ

một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và

phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang

kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết

quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao

chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

pdf45 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15917 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (Công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trở nhiệt. D Quang điện trở 
Câu 9: Điều kiện ban đầu để tirixto dẫn điện từ A sang K là : 
 A UAK0 và UGK<0. 
 C UAK>0 và UGK>0. D UAK0. 
Câu 10: Điốt thường sử dụng để ổn định điện áp một chiều là điôt: 
 A Phát quang. B Tiếp mặt. C Zene. D Tiếp điểm. 
Câu 11: IC số thường dùng trong trường hợp nào? 
 A Máy tính điện tử. B Tất cả các phương án trên đều đúng. 
 C Xử lí thông tin. D Thiết bị tự động, thiết bị xung số. 
Câu 12: Số hàng chân của IC thường gặp là: 
 A hai hàng chân. B một hoặc hai hàng chân. 
 C ba hàng chân. D một hàng chân. 
Câu 13: Những linh kiện điện tử nào có chân điều khiển G? 
 A Điac và điôt. B Tirixto và triac. 
C Tirixto và điac. D Điôt và tranzito. 
Câu 14: Các loại điện trở nào khi đại lượng vật lí tác động lên nó làm trị số của nó thay 
đổi? 
 A Chiết áp, thermixto. B Biến trở, chiết áp. 
 C Thermixto, varixto, quang điện trở. D Quang điện trở, varixto. 
Câu 15: IC tương tự thường có công dụng gì? 
 A Khuếch đại hoặc ổn áp. B Giải mã cho tivi màu. 
 C Tạo dao động, thu phát sóng vô tuyến. D Tất cả các phương án trên đều đúng. 
Câu 16: Công dụng của điôt bán dẫn: 
 A Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. 
 B Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển. 
 C Dùng để điều khiển các thiết bị điện. 
 D Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung. 
Câu 17: Linh kiện điện tử nào có một lớp tiếp giáp P-N? 
 A Tranzito. B Triac. C Điôt. D Điac. 
Câu 18: Linh kiện điện tử nào sau đây được gọi là quang điện tử? 
 A Điac. B Điôt. C LED. D IC. 
Câu 19: Số điện cực của điac là : 
 A 3. B 2. C 1. D 4. 
Câu 20: Đối với tranzito PNP, mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy qua tranzito được kí hiệu 
từ cực: 
 A E sang C. B C sang E. C C sang B. D E sang B. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 32 
Câu 21: Các linh kiện điện tử thường dùng để điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 
một pha là: 
 A điôt và SCR. B triac và điôt. 
C điôt và điac. D triac và điac. 
Câu 22: Theo cấu tạo, người ta phân chia tranzito thành những loại nào? 
 A NPN và NNP. B NNP và PPN. 
C NPN và PNP. D PPN và PNP. 
Câu 23: Triac có khả năng dẫn điện: 
 A Theo cả hai chiều. B Chỉ một chiều từ A1 sang K. 
 C Chỉ một chiều từ A2 sang A1. D Chỉ một chiều từ A1 sang A2. 
2. THÔNG HIỂU 
Câu 1: Tranzito 2SA xxxx là tranzito: 
 A Âm tần loại PNP. B Âm tần loại NPN. 
C Cao tần loại NPN. D Cao tần loại PNP. 
Câu 2: Những linh kiện điện tử nào thường sử dụng để khuếch đại tín hiệu? 
 A Điac và triac. B Tụ điện và cuộn cảm. 
C Tranzito và IC. D Điện trở và tụ điện. 
Câu 3: Bán dẫn loại P là bán dẫn có hạt đa số: 
A và thiểu số là lỗ trống. B và thiểu số là điện tử. 
C là lỗ trống, hạt thiểu số là điện tử. D là điện tử, hạt thiểu số là lỗ trống. 
Câu 4: Trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, linh kiện điện tử quyết định thời 
điểm đánh lửa cho hệ thống là: 
A Điôt Đ1. B Điôt Đ2. 
C Tirixto ĐĐK. D Tụ điện CT. 
Câu 5: Có thể xem triac là sự mắc song song và đối nhau của hai: 
 A Điac. B Tirixto. C Điôt. D Tranzito. 
Câu 6: Tranzito 2SCxxxx là tranzito: 
 A Âm tần loại PNP. B Âm tần loại NPN. 
 C Cao tần loại PNP. D Cao tần loại NPN. 
Câu 7: Linh kiện điện tử nào hoạt động dựa vào hiệu ứng quang dẫn? 
 A LED. B Chiết áp. 
C Quang điện trở. D Điện trở nhiệt. 
Câu 8: Bán dẫn loại N là bán dẫn có hạt đa số: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 33 
 A và thiểu số là lỗ trống. B là lỗ trống, thiểu số là điện tử. 
 C là điện tử, hạt thiểu số là lỗ trống. D và thiểu số là điện tử 
Câu 9: Thông thường, linh kiện bán dẫn có ít nhất bao nhiêu điện cực? 
 A 1. B 2. C 4. D 3. 
Câu 10: Về mặt cấu trúc, nếu mắc hai điôt đối nhau thì cách mắc đó có thể xem như là linh 
kiện điện tử: 
 A Tirixto. B Triac. C Điac. D Tranzito. 
Câu 11: Tranzito 2SDxxxx là tranzito: 
 A Âm tần loại PNP. B Cao tần loại PNP. 
 C Cao tần loại NPN. D Âm tần loại NPN. 
Câu 12: Để có dòng qua điôt Silic thì điện áp khi phân cực thuận cho điôt là bao nhiêu? 
 A 0.1V. B 0.6V. C 0.3V. D 0.2V. 
Câu 13: Trong lớp tiếp giáp p – n 
 A dòng điện chủ yếu đi từ n sang p. B dòng điện chủ yếu đi từ p sang n . 
 C dòng điện có chiều tự do. D không có dòng điện qua lớp tiếp giáp. 
Câu 14: Chọn câu SAI: Tranzito là linh kiện điện tử dùng để: 
 A tạo sóng. B tạo xung. 
C chỉnh lưu. D khuếch đại tín hiệu. 
Câu 15: Tranzito 2SB xxxx là tranzito: 
 A Cao tần loại NPN. B Âm tần loại PNP. 
C Cao tần loại PNP. D Âm tần loại NPN. 
3.VẬN DỤNG THẤP 
Câu 1: Có hai bóng LED với hai màu sắc khác nhau. Nếu mắc cùng một điện trở hạn dòng 
cho hai bóng như hình vẽ thì cách mắc này thường xãy ra nhược điểm gì? 
 Chúng ta không nên dùng một điện trở hạn dòng cho nhiều LED, nếu hai bóng LED có điện 
áp định mức khác nhau thì bóng LED có điện áp định mức thấp sẽ bị hỏng ngay. Do đó, nếu cần 
mắc song song LED thì mỗi LED cần có điện trở hạn dòng riêng. 
Câu 2 : Hãy xác định các chân của IC LM555CN? 
IC LM555 có hai hàng chân. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 34 
Cách xác định chân IC như sau: đối với IC có hai hàng chân, chúng ta nhìn từ trên IC 
xuống, đếm từ số 1 đến số cuối theo ngược chiều kim đồng hồ bắt đầu từ bên có đánh dấu trên thân 
IC. Sơ đồ chân. 
Câu 3: Quan sát mạch mở điện tự động về đêm dùng điện xoay chiều dưới đây và giải thích 
vì sao ban đêm bóng đèn lại phát sáng? 
 Ban ngày, trị số của quang điện trở nhỏ. Điện thế ở điểm A không đủ để mở điac nên triac 
không hoạt động, đèn tắt. Về đêm, quang trở tăng trị số, làm tăng điện thế ở điểm A, thông điac và 
kích triac dẫn điện, bóng đèn sáng lên. 
Câu 4: Quan sát mạch báo có điện áp lưới 220V dưới đây và cho biết việc mắc song song 
điôt 1N4097 với LED nhằm mục đích gì? 
 +Thường để chống đánh thủng LED, người ta thường đấu song song LED với một điôt 
Silicon ở chế độ mở. Lúc này điện áp ngược đặt lên LED có giá trị tối đa là 0.7V đúng bằng điện áp 
ngưỡng của silicon. 
 +Với tần số điện lưới công nghiệp 50Hz, trở kháng của C1: 0.22µF/250V khoảng 12kΩ, khi 
nối tiếp với R1=2.2kΩ cho ta một dòng điện qua LED có giá trị 15mA. Ở nửa chu kì âm, D1 có 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 35 
nhiệm vụ dẫn điện và qua đó bảo vệ LED khỏi bị đánh thủng trong điều kiện điện áp ngưỡng đánh 
thủng khá nhỏ. 
Câu 5: Quan sát mạch chỉnh lưu dưới đây và cho biết tác dụng của tụ điện C khi mắc song 
song với tải tiêu thụ Rt? 
Tụ điện thường mắc song song so với tải để cân bằng độ gợn sóng, giúp cho điện áp một 
chiều ra trên tải trở nên bằng phẳng hơn. Vì khi mắc song song với tải tiêu thụ, tụ lọc đã được nạp 
điện và duy trì ở mức trị số đỉnh của điện áp xoay chiều nên trị số điện áp khi có tụ cao hơn trị số 
hiệu dụng. 
Câu 6: Có hai tranzito loại NPN và PNP,hãy mắc hai tranzito này thành một tirixto? 
 Sơ đồ cách mắc như sau: 
Cách mắc hai tranzito để tạo thành một tirixto. 
 Tirixto có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai transistor mắc nối tiếp, một 
transistor thuận và một transistor ngược. Tirixto có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A- K-
G. Tirixto là điôt có điều khiển , bình thường khi được phân cực thuận, tirixto chưa dẫn điện, khi có 
một điện áp kích vào chân G thì tirixto dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn 
tirixto mới ngưng dẫn. 
Câu 7: Từ hai tirixto, hãy nêu cách mắc để tạo ra triac? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 36 
Cách mắc hai tirixto để tạo ra triac. 
Câu 8: Quan sát mạch điện dưới đây và cho biết, để điện áp ra tải là 5V, cường độ dòng 
điện là 1A thì ta chọn IC ổn áp họ 78 nào? Vì sao? 
 78xx là loại dòng IC dùng để ổn định điện áp dương đầu ra với điều kiện đầu vào luôn luôn 
lớn hơn đầu ra 3V. Hai số ghi sau số 78 là giá trị điện áp đầu ra. 
 Chân 1: chân nguồn đầu vào. 
 Chân 2: chân nối mass. 
 Chân 3: chân nguồn đầu ra. 
 Có các dạng seri của 78xx như: 7805, 7806, 7809, 7812, 7815, 7818, 7824. 
 Vậy ta chọn IC ổn áp 7805 là phù hợp. 
Câu 9: Cách đặt que của đồng hồ vào hai cực A và K của điôt để đo trị số điện trở của điôt 
trong hai trường hợp phân cực thuận và phân cực ngược cho điôt? 
-Trường hợp 1: điôt còn tốt 
+Bước 1: Đặt đồng hồ ở thang x 100Ω. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 37 
+Bước 2: Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên. 
+Bước 3: Đảo chiều đo kim không lên=> điôt tốt. 
-Trường hợp 2: các trường hợp điôt bị chập, đứt, bị rò 
+Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là điôt bị chập. 
+Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là điôt bị đứt. 
+Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào điôt kim vẫn lên một chút là điôt bị rò. 
Câu 10: Làm thế nào để xác định chân B của tranzito C828 bằng đồng hồ VOM? 
Tranzito C828. 
 Vì tranzito C828 là tranzito cao tần loại NPN nên cách đo như sau: 
 +Bước 1: Đưa đồng hồ về thang đo x 100Ω. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 38 
 +Bước 2 : Đặt que đen của đồng hồ cố định vào một chân của trazito, que đỏ đảo đầu vào 
hai chân còn lại. Nếu điện trở trong các trường hợp trên nhỏ và gần bằng nhau thì chân cố định là 
chân B của tranzito C828 
Câu 11: Nêu cách dùng đồng hồ VOM để kiểm tra chất lượng của tirixto 2P4M? 
+Bước 1: Đặt động hồ về thang đo x100Ω. 
+Bước 2: Đặt que đen vào Anot 2, que đỏ vào Katot 1, ban đầu kim không lên. 
+Bước 3: dùng tua-vit chập chân Anot 2 vào chân Gate 3 => thấy đồng hồ lên kim, sau đó 
bỏ Tua-vit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là tirixto tốt. 
Câu 12: Nêu cách dùng đồng hồ VOM để kiểm tra chất lượng triac BTA08? 
+Bước 1: đưa đồng hồ về thang đo x100Ω. 
+Bước 2: Xác định chân A2: Ta đặt que đo vào một chân cố định, còn que còn lại đảo gữa 
hai chân còn lại nếu kim không lên thì ta đảo hai que đo với nhau và đo như trên kim không lên thì 
chân cố định là chân A2. 
+Bước 3: Xác định chân A1: Ta đặt que đen vào chân A2 và que đỏ vào một trong hai chân 
còn lại, sau đó lấy dây nối gữa chân A2 kích với chân còn lại (chân không đặt que đỏ). Nếu kim lên 
và thả ra kim tự giữ thì chân đó là chân G. Chân còn lại là chân A1. 
4.VẬN DỤNG CAO 
 Câu 1: Cho mạch điện dùng điôt loại Silic như hình vẽ. Với E=8V, ngưỡng làm việc cho 
điôt là 0.7V. 
 Xác định các giá trị điện áp và dòng điện Ud, Ur và Id 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 39 
 +Biết rằng để điôt Silic làm việc bình thường ngưỡng thông nằm khoảng từ 0.25V đến 
1.25V. 
 +Điện áp rơi trên điện trở R là: 
 UR=E- UD =8-0.7 = 7.3V. 
 +Dòng điện chảy qua điôt: 
 ID= IR= UR/R=3.32mA. 
 Câu 2: Có một nguồn điện một chiều nhưng điện áp không ổn định. Em hãy mắc điôt Zêne 
vào mạch nguồn này để ổn định điện áp cho tải tiêu thụ và lí giải vì sao khi mắc như vậy thì điện áp 
trên tải tiêu thụ được ổn định? 
 +Điot ổn áp có đặc tính sau: với tác dụng của điện áp thuận, điôt ổn áp cho dòng điện qua 
giống điôt thường. Với điện áp ngược thì từ một điện áp xác định nào đó do nhà chế tạo quy định 
điôt bị đánh thủng cho dòng ồ ạt đi qua. Nếu hạ điện áp ngược xuống thì điôt ổn áp lại khôi phục 
đặc tính như cũ, không bị hỏng như điôt thường, đặc tính đó được ứng dụng trong mạch ổn áp. 
 +Khi một lí do nào đó U1 tăng lên, U0 tăng theo và vượt quá ngưỡng đánh thủng của điôt 
ổn áp, dòng qua điôt ổn áp tăng vọt làm I1 tăng theo, sụt áp trên điện trở R tăng lên (UR= IR). Vì 
U0 = U1 – UR, UR tăng làm U0 giảm xuống đến giá trị ban đầu. Nếu U1 sụt xuống thì Đz khóa giảm 
bớt dòng I1 làm U0 tăng lên trị số quy định. 
Câu 3: Với các thông số cho trước như: 
+Điện trở: 10kΩ, 470Ω, biến trở 10kΩ. +Bóng LED. 
+Quang điện trở. +Tranzito NPN. 
+Nguồn điện một chiều 3V 
Hãy vẽ sơ đồ cách mắc mạch dùng quang trở tắt mở LED theo ánh sáng trong hai trường 
hợp: 
+Mạch sáng LED tắt. 
+Mạch sáng LED sáng. 
 Sơ đồ như sau: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 40 
+Đối với hình 1: khi quang trở bị chiếu sáng nó làm cho điện trở giảm, do đó làm giảm mức 
áp trên chân B của tranzito, nên tranzito ở trạng thái tắt và không có dòng chảy ra trên chân C, vì 
vậy LED tắt. Khi quang trở bị che ánh sáng thì LED sẽ sáng. 
+Đối với hình 2: khi quang trở được chiếu sáng, nó sẽ giảm nội trở làm tăng mức áp trên 
chân B, tranzito dẫn điện, LED sáng. Khi che sáng thì LED tắt. 
Câu 4: Quan sát hình và trả lời: Mạch báo động này gồm có những linh kiện điện tử nào và 
nguyên lí làm việc của mạch? 
 Khi quang trở được chiếu sáng, nó có điện trở rất nhỏ, dòng IG nhỏ không đủ để kích cho 
SCR dẫn. Khi không được chiếu sáng, điện trở tăng, điện thế đặt vào cực G tăng, dòng IG tăng đủ 
lớn làm cho SCR dẫn, dòng qua tải làm cho chuông reo và mạch báo động hoạt động. 
 Câu 5: Trên thực tế có thể mắc hai điôt đối nhau để tạo ra tranzito được không? Tại sao? 
 +Mặt ghép P-N là một cấu trúc bán dẫn cơ bản được hình thành khi cho chất bán dẫn loại 
N và loại P ghép với nhau bằng các biện pháp công nghệ khác nhau (phương pháp hợp kim, 
phương pháp khuếch tán, phương pháp epitaxi). Trong chất bán dẫn loại N điện tử là hạt đa số, 
trong chất bán dẫn loại P lỗ trống là hạt đa số. Các điện tử tự do trong miền N di chuyển ngẫu 
nhiên theo mọi hướng. Ngay khi cho mặt ghép P-N, các điện tử tự do trong miền N bắt đầu khuếch 
tán sang P, và ở đây chúng kết hợp với các lỗ trống gần lớp tiếp xúc. Khi lớp mặt ghép được hình 
thành, miền N mất các điện tử tự do tạo ra một lớp điện tích dương gần lớp tiếp xúc, miền P mất 
các lỗ trống do các điện tử kết hợp với lỗ trống tạo ra một lớp điện tích âm gần lớp tiếp xúc. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 41 
 +Do vậy mà khi ghép hai điôt đối nhau sẽ không tạo ra tranzito vì không có tác dụng tương 
hỗ giữa hai tiếp giáp P-N. 
 Câu 6: Có nhất thiết tất cả các bóng LED đều có hai chân không? Vì sao? 
LED ba chân trên thực tế. 
Trên thực tế, có những loại bóng LED nhiều hơn hai chân. Hầu hết các LED 3 màu là màu 
đỏ và màu xanh lá cây được làm chung trong một vỏ với 3 chân như hình bên. 
Chân k là chân cathod chung cho cả 2 màu, 2 chân còn lại là 2 cực anode cho 2 màu. 
Câu 7: Vì sao bóng LED lại có nhiều màu sắc khác nhau? Hãy kể tên những màu sắc 
thường gặp của điôt phát quang? 
 +Khi phân cực thuận LED, nhờ hiện tượng các hạt dẫn bị kích thích nhảy mức từ vùng hóa 
trị lên vùng dẫn, sau đó các cơ chế tái hợp hạt dẫn cho phép chúng nhảy mức trở lại từ vùng dẫn về 
vùng hóa trị có kèm theo việc phát ra một bức xạ quang có tần số, màu sắc phù hợp với khoảng 
cách năng lượng của hai trạng thái tham gia quá trình. 
 +LED thường có các màu đơn sắc như: đỏ chịu điện áp ngưỡng 1.6V đến 2V. 
 +Cam chịu điện áp ngưỡng 2.2V đến 3V 
 +Xanh lá cây: chịu điện áp ngưỡng 2.7V đến 3V. 
 +Vàng: chịu điện áp ngưỡng 2.4V đến 3.2V. 
 +Xanh da trời chịu điện áp ngưỡng 3V đến 5V. 
Câu 8: Khi vẽ cấu tạo của tranzito,hình 1 vẽ độ dày của miền bazơ bằng độ dày miền emitơ 
và colectơ. Hình 2 vẽ độ dày miền bazơ nhỏ hơn hai miền còn lại. Vậy hình vẽ nào đúng? Tại sao? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 42 
Trong cấu tạo của tranzito, miền emitơ là miền có nồng độ tạp chất lớn nhất, nó đóng vai 
trò phát xạ các hạt dẫn. Miền bazơ là miền có nồng độ tạp chất ít hơn, độ dày của miền này rất nhỏ 
so với kích thước toàn bộ tranzito, đóng vai trò truyền đạt hạt dẫn. Miền colectơ là miền có nồng 
độ tạp chất ít nhất, đóng vai trò thu gom các hạt dẫn. Do đó, cách vẽ thứ 2 đúng. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 43 
C. KẾT LUẬN. 
 I. KHÁI QUÁT, KẾT LUẬN CỤC BỘ. 
 Để thực hiện tốt các chuyên đề dạy học, giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh một số kĩ 
năng: quan sát hình vẽ, nhận xét, so sánh kết luận, rèn luyện trí tưởng tượng và tự rút ra được kinh 
nghiệm cho riêng bản thân mình Muốn vậy giáo viên phải thiết kế một hệ thống câu hỏi gợi mở 
sao cho phù hợp với nội dung từng chuyên đề, từng bài học và từng đối tượng học sinh. Giáo viên 
không ngừng tự học, tự rèn luyện, tự tham khảo kiến thức nhằm nâng cao trình độ học vấn của 
mình. Đồng thời biết linh động tổ chức các hoạt động của học sinh theo các tình huống khác nhau. 
Thường xuyên cung cấp thêm các thông tin cho học sinh. Khi làm các câu hỏi kiểm tra đánh giá 
theo định hướng phát triển năng lực thì giáo viên thu về dưới nhiều hình thức như: tổ chức trao đổi 
kết quả chéo nhau giữa các học sinh với nhau, hoặc tự học sinh, tự nhóm học tập sửa chữa, cho 
điểm dưới sự điều khiển, gợi mở của giáo viên. Học sinh tự đánh giá, cho điểm vào phiếu rồi thông 
tin lại cho giáo viên đối với học sinh phải chăm học, tự nắm vững kiến thức cơ bản bằng nhiều 
cách. 
II. LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG. 
 Qua việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh cũng như phương pháp dạy học của 
giáo viên hiện nay, bước đầu đã thấy rõ là giáo viên phải đầu tư vào việc thiết kế bài dạy, tổ chức và 
điều khiển quá trình hoạt động diễn ra trên lớp phải phù hợp và linh hoạt. Riêng bản thân học sinh 
phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn để tự tìm hiểu tri thức, để thầy và 
trò cùng đi đến những mục tiêu đã định sẵn. Việc sử dụng các chuyên đề trong dạy học đã có những 
bước chuyển biến tích cực. Học sinh độc lập suy nghĩ, tự nghiên cứu, luôn có phong trào thi đua 
nhau để trả lời kết quả sớm nhất, khí thế học tập sôi nổi, học sinh rất hứng thú học, không có sự 
lười trong suy nghĩ. Điều quan trọng là đã phát huy trí lực của mọi đối tượng học sinh, giúp học 
sinh phát triển kĩ năng nghiên cứu, tìm tòi khoa học góp phần xây dựng bài, hình thành ý tưởng 
tương lai cho các em. 
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 
Qua thời gian thực hiện và rút kinh nghiệm tôi muốn đóng góp với đồng nghiệp những kinh 
nghiệm của mình, dù còn rất ít ỏi. Mong muốn việc giảng dạy môn Công nghệ ở trường trung học 
phổ thông sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng và thực tế hơn. Các em học tập say mê, hứng thú và đạt được 
nhiều kết quả tốt. Do thời gian thực hiện chưa nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất 
mong được sự đóng góp, góp ý của các thầy cô trong nhà trường và các thầy cô cùng bộ môn. Xin 
chân thành cảm ơn. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 44 
MỤC LỤC 
A. MỞ ĐẦU 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ...1 
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI..1 
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI....1 
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...1 
2. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...2 
B. NỘI DUNG. 
I. MỤC TIÊU...3 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI3 
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG. 
1. MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI.3 
2. MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI...3 
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC. 
1. MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI...21 
2. MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI.21 
C. KẾT LUẬN. 
I. KHÁI QUÁT KẾT LUẬN CỤC BỘ..43 
II. LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG..43 
III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ...43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
 -Giáo trình Linh kiện điện tử và ứng dụng. 
 -Tài liệu tập huấn môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
 -Sách giáo viên Công nghệ 12. 
 -Sách giáo khoa Công nghệ 12. 
 -Nguồn thông tin từ Internet. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 45 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN- BÌNH ĐỊNH. 
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cn12.pdf
Sáng Kiến Liên Quan