Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2

Môn tập đọc là một phân môn có tầm quan trọng to lớn với bậc tiểu học, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Trong năng lực hoạt động ngôn ngữ ở con người thể hiện ở kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt động của ngôn ngữ. Đặc biệt ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc, đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Môn này giúp học sinh trau dồi vốn tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Muốn học giỏi thì trước hết phải đọc thông, viết thạo thì các em mới nắm được nội dung bài, yêu cầu của đề. Từ đó các em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp, suy luận, tìm tòi để làm bài được tốt.

Trong quá trình dạy Tập đọc lớp hai tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi băn khoăn, trăn trở và mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 .

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 85600 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 
 II . ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môn tập đọc là một phân môn có tầm quan trọng to lớn với bậc tiểu học, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Trong năng lực hoạt động ngôn ngữ ở con người thể hiện ở kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt động của ngôn ngữ. Đặc biệt ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc, đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Môn này giúp học sinh trau dồi vốn tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Muốn học giỏi thì trước hết phải đọc thông, viết thạo thì các em mới nắm được nội dung bài, yêu cầu của đề. Từ đó các em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp, suy luận, tìm tòi để làm bài được tốt.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp hai tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi băn khoăn, trăn trở và mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 .
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng, trong các giờ tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc bài văn ngắn. Bước đầu biết đọc thầm bài văn, bài thơ. Hiểu được ý chính của đoạn, biết dùng mục lục SGK khi đọc, học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách. Qua đó tạo cho các em sự say mê, hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể hỗ trợ cho trẻ học tốt các môn học khác. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu tiếng việt. Giờ Tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, biết chia đoạn để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện tư duy và phong cách sống. Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình tiếng việt qua các bài văn chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn. 
 - Học môn tập đọc, việc đọc và hiểu là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc tốt. Ngược lại việc đọc tốt giúp cho việc hiểu bài thêm sâu sắc. Để có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ trong phương pháp giảng dạy. 
 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
1. Về học sinh:
Học sinh mới qua lớp 1 nên chỉ mới biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ và đọc chưa đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu, nắm nội dung bài còn khó hơn. Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: hầu hết các em đọc còn yếu. Khi đọc ở các dấu chấm, dấu phẩy còn ngừng nghỉ như nhau, viết còn thiếu, đọc ê a, ngắc ngứ, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ .
Thực trạng của nhiều học sinh yếu kém có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc, luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra, nhắc nhở con em học tập ở nhà. Tất cả những điều trên đã dẫn đến kết quả học tập của đa số học sinh là chưa cao. Nhất là phân môn tập đọc, các em chỉ biết đọc, chứ đọc chưa hay .
2. Về giáo viên:
- Bản thân tôi được giảng dạy lớp 2 nhiều năm. Tôi nhận thấy dạy phân môn tập đọc, rèn cho học sinh đọc đúng đã khó, mà phải tập cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm, đọc hiểu càng khó hơn. Do vậy bản thân tôi đang tạo mọi cách để tìm và khắc phục những tồn tại mà thực tế học sinh đang mắc phải như đã nêu trên, cố gắng để giúp những em chưa đọc được dần dần biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu, đọc truyền cảm. 
- Nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng của người giáo viên, đầu tiên tôi tìm hiểu đến tận gia đình học sinh còn yếu kém.
- Lên kế hoạch dạy học, phụ đạo thêm, kiên trì, chịu khó dạy âm, vần cho học sinh biết ghép rồi đọc thành tiếng.
-Theo dõi sự chuyển biến trong từng tiết học hằng ngày, hàng tuần. Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, kết hợp tay ba: gia đình, nhà trường và xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên lựa chọn đúng đối tượng .
- Phân ra từng nhóm đối tượng để kèm cặp, giúp đỡ.
- Nắm tình hình khảo sát từng bước đầu.
 Sau một thời gian giảng dạy tôi đã khảo sát thấy các em còn mắc một số nhược điểm như sau:
Tổng số học sinh
Lỗi
Số lượng
Tỉ lể %
24em
- Đọc ê-a , ngắc ngứ
8em
33,3%
- Đọc còn sai âm, sai vần nhiều
7em
29,2%
- Đọc liến thoắng .
2em
8,3%
- Đọc giọng đều đều, không phù hợp nội dung bài.
5em
20,9%
Ngắt nghỉ đúng, phù hợp nội dung
2em
8,3%
Qua đợt khảo sát trên bản thân tôi thấy học sinh đọc còn yếu, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra và đưa vào vận dụng một số biện pháp sau:
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 
Qua thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành các biện pháp theo thứ tự sau:
+ Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm:
Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản. Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh.
Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được các em bắt chước cách đọc diễn cảm.
 Ví dụ : Bài thơ: ''Cô giáo lớp em ''
 Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, 
Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''.
- Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân vật, nhấn giọng ở các từ gợi tả: nảy mầm, vất vả, kết bao nhiêu là trái vàng trái bạc, móm mém,... ''
 + Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. 
+ Giọng cô tiên: trầm ấm, dịu dàng: “ Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?”. Nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng''.
+ Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết, kiên quyết. Nhấn giọng các từ, cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại '' .
Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.
Ví dụ : Bài thơ : '' Gọi bạn''
 Lang thang / quên đường về/
 Chạy khắp nẻo / tìm Bê
 Đến bây giờ Dê Trắng/
 Vẫn gọi hoài:/ “Bê!//Bê!//
Bài thơ “Gọi bạn” thuộc thể thơ 5 chữ, thể hiện tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn. Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được không khí trong lớp học thoải mái để học sinh có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em học tập và bắt chước thầy.
Biện pháp 2: Luyện phát âm đúng.
Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác. Luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh.
Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: 
+ Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , l/n.
+ Sai vần : ac/at, âc/ât, ân/âng , on/ôn,.. 
 + Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi .
Ví dụ : "đã'' đọc là ''đả '', ''ngã ba'' đọc là ''ngả ba'' , ...
Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc.
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : 
+ Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật bẩm sinh .
Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu , lắm/nắm
+ Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ .
Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ .
Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần.
Ví dụ : phát âm s / x :
+ Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi.
+ Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng .
 Ví dụ : phát âm tr / ch :
Ví dụ : '' rộn rã '' phân biệt với '' rộn rả '' , '' nâng/lân ''; phân biệt với 
'' xâu / sâu '' : '' xâu kim '' với '' sâu trong lòng đất ''
Biện pháp 3: Luyện đọc :
Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn : Đọc rành mạch, tốc độ đọc 50 tiếng / phút, nắm được ý cơ bản của bài, đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết .
Tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học. Xen kĩ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học. Đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt.
 a. Đọc rành mạch:
 - Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc.
Ví dụ : Bài thơ: '' Tiếng chổi tre '':
 Khi cơn giông //
 Vừa tắt /
 Tôi đứng trông //
 Trên đường lặng ngắt //
* - Đọc văn xuôi :
 Ngoài việc hướng dẫn đọc theo từ, cụm từ tôi tiến tới hướng đẫn đọc theo câu. Cuối câu học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp. Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu.
Ví dụ : Bài '' Voi nhà ''.
 Toàn bài đọc với giọng linh hoạt. Cuối câu có dấu chấm cảm thì đọc lên cao giọng. Đoạn đầu thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố: 
'' Thế này thì hết cách rồi ! ''
 Đoạn 2 : giọng hoảng hốt khi voi xuất hiện :
 ''Chạy đi ! Voi rừng đấy ! ''.
 Tôi hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ ở các dấu câu, ở các từ ngữ cần nhấn giọng: '' ập xuống, khựng lại, chạy đi, vội vã, lừng lững, quặp chặt vòi,...'' 
* Đọc văn vần: 
 Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc văn vần cần chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc, ở sách tiếng việt lớp 2 có nhiều thể văn vần chúng ta thường gặp như: Thơ lục bát, thơ đường, thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự do. Ở đây không phải thể thơ nào cũng giống nhau phải thay đổi theo tiết tấu của câu, bài thơ theo thể thơ nào .
 - Khi đọc thơ lục bát thường đọc ngắt nhịp 2/4 (ở câu 6 chữ ) và nhịp 4/4 (ở câu 8 chữ ).
Ví dụ : Bài thơ '' Mẹ ''
 Lặng rồi / cả tiếng con ve 
 Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi
 Nhà em/ vẫn tiếng ạ ơi
 Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru.
- Thơ 7chữ ( thơ đường ): đọc theo nhịp 4/3 hay 3/4.
Ví dụ : Bài thơ '' Gió ''.
 Gió ở rất xa / rất rất xa.
Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5 
 Những ngôi sao / thức ngoài kia 
 Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con.
- Đọc thơ 4 chữ theo nhịp 2/2 
Ví dụ : Bài thơ '' Tiếng võng kêu ''
Có gặp / con cò /
Lặn lội / bờ sông ?/
Có gặp / cánh bướm /
Mênh mông / mênh mông /
- Đọc thơ 5 chữ theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 
Ví dụ : Bài thơ '' Cô giáo lớp em ''
Đáp lời / " chào cô ạ ! '' /
Cô mỉm cười / thật tươi . /
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười / cô cho . /
Tóm lại : 
Khi hướng dẫn học sinh đọc thơ, tôi hướng dẫn các em đọc theo nhịp kết hợp nghĩa của từ và cụm từ.
b. Đọc lưu loát :
 Từ mức độ đọc rành mạch, tôi hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ đọc lưu loát tức là biết đọc theo cụm từ, tốc độ đọc nhanh hơn, đọc rành mạch và theo ngữ điệu có dấu câu .
Ví dụ : Bài '' Câu chuyện bó đũa '' .
Tôi hướng dẫn đọc: lời kể chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn tồn. Tôi đã hướng dẫn các em nhấn mạnh ở các từ, cụm từ: ''chia lẻ ra thì yếu '', "hợp lại thì mạnh '', ''đoàn kết mới có sức mạnh ''. 
Ví dụ: Bài " Sơn Tinh,Thuỷ Tinh '' 
Tôi hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng đọc thong thả, trang trọng. Lời của Vua dõng dạc. Đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hào hùng, nhấn mạnh các từ ngữ, cụm từ: tuyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp, chín hồng mao, đùng đùng tức giận, bốc, dời,...
+ Biện pháp: Đọc diễn cảm :
Đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai.
Khi đọc lời tác giả, giọng đọc phải phù hợp với nội dung của đoạn văn. Tôi đã cho học sinh đọc phân vai trong các bài:
Ví dụ : Bài '' Những quả đào ''
Chia nhóm 5 học sinh đọc phân các vai: người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt.
Ví dụ : Bài: '' Chuyện bốn mùa ''
Chia nhóm 6 em đọc phân các vai : người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất.
Đọc kết hợp giảng giải của giáo viên, kết hợp tóm tắt ý của từng đoạn tiến tới nội dung cả bài.
VI- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 
Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 2, áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, học sinh đọc tốt hơn nhiều so với trước đây chưa áp dụng các biện pháp trên.
Kết quả cụ thể sau khi thực hiện các biện pháp trên:
Tổng số học sinh
24em
Nội dung
Số lượng
Tỉ lể %
Đọc đúng
8em
33,3%
Đọc rành mạch 
4em
16,7%
Đọc lưu loát 
6em
25%
Đọc diễn cảm
6em
25%
 VII-BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Thông qua các biện pháp tôi đã giảng dạy tại lớp và kết quả đạt được tôi rút ra cho bản thân những bài kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh các khối khác nói chung:
1. Giáo viên đọc mẫu phải thật hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Giáo viên đọc chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản để học sinh học tập.
2. Phải rèn cho học sinh luyện phát âm đúng, chú ý các từ ngữ, luyện đọc những từ ngữ học sinh phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. 
3. Cho học sinh luyện đọc: đọc rành mạnh, đọc lưu loát cả văn xuôi, văn vần. Đọc đúng nhịp thơ, thể hiện ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng các từ ngữ, biết thay đổi giọng đọc theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu.
4. Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo hình thức phân vai, đọc biết kết hợp giảng giải của giáo viên, kết hợp việc tóm tắt ý của từng đoạn và nội dung cả bài. Giáo viên phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, gương mẫu trong phương pháp soạn giảng. Giáo viên phải kiên trì, uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình, chu đáo tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu.
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác như : tập làm văn, kể chuyện, chính tả...
VIII. KẾT LUẬN : 
Trên đây là một số biện pháp của tôi đưa ra để áp dụng vào giảng dạy để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh mà tôi cho là hữu ích nhất.Trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Có lẽ đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Mong đồng nghiệp đọc và đóng góp nhiều ý kiến, biện pháp hay hơn, hữu hiệu hơn để đạt kết quả cao trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 và làm tiền đề cho các lớp trên.
IX. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN KIẾN NGHỊ:
Để rèn kĩ năng đọc của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi mạn phép đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau:
- Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn tập đọc.
- Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
- Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo viên, cho học sinh trong khối, trong trường.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tháng 3 năm 2015
Người viết 
 Trương Thị Liễu
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Căn cứ vào SGK và SGV lớp 2
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy các môn ở lớp 2 theo các vùng miền của Bộ giáo dục.
- Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Căn cứ vào thực trạng dạy và học Tập đọc của lớp.
 MỤC LỤC
TT
 Tiêu đề
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tên đề tài
Đặt vấn đề 
Cơ sở lí luận 
Cơ sở thực tiễn 
Nội dung nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
Bài học kinh nghiệm 
Kết luận 
 Những vấn đề kiến nghị 
Tài liệu tham khảo 
Mục lục 
 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 
1
1
1-2
2-3
3-8
8
8
9
9
10
11
12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010- 2011
 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường .
 1. Tên đề tài: 
 ..
 2. Họ và tên tác giả: 
 3. Chức vụ : 
 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
 a) Ưu điểm: 
 b) Hạn chế: 
 5. Đánh giá, xếp loại:
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường: 
 thống nhất xếp loại:
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 ..
 .. 
 ..
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT 
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH PhòngGD&ĐT . thống nhất xếp loại:
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 .
 ..
 ..
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: 
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 .
 ..

File đính kèm:

  • docSKKN_lieu_ren_doc_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan