Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

1, Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”

.2, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong khối 1

3, Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

 Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại.

 Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục quốc dân, lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học. Đối với lớp 1, Tập viết không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường. Đi sâu tìm hiểu thực tế qua các tiết Tiếng Việt phần tập viết tôi thấy :

 a. Thuận lợi

 Trường Tiểu học Đông Hợp là một trường vốn có bề dày truyền thống dạy tốt học tốt. Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu. Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu là trường Tiên tiến cấp huyện. Đặc biệt nhất là phong trào thi đua: “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”, đã có rất nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao.

 - Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục rất quan tâm đến học sinh đặc biệt nhất là học sinh lớp 1

 - Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất. trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3400 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tôi thường hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách lấy mực, đậy nắp và lau sạch mực ở phần ngoài của bút bằng giấy lau thấm. 
 *Học sinh cần thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết 
 + Một số quy định về nề nếp học tập:
  Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định và ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các giờ học như sau:
 - Kí hiệu ngồi đúng tư thế học tập và trật tự khi giáo viên chỉ vào trong hình:
 - Kí hiệu lấy bảng khi giáo viên chỉ vào trong hình, cất bảng khi giáo viên chỉ ra ngoài hình: 
 - Kí hiệu V: vở ( mở vở khi giáo viên chỉ vào kí hiệu ) 
 Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm
 bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt động học tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác sử dụng đồ dùng học tập. 
 +Tư thế ngồi viết:
 Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị thì giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái. Ngay từ những tiết học đầu tiên tôi đã làm mẫu kết hợp giải thích, hướng dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác tư thế ngồi học để các em hiểu và làm theo như sau:
 - Lưng thẳng; không tì ngực vào bàn.
 - Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm.
 -Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ.
 - Hai vai ngang bằng.
 - Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái.
 + Cách cầm bút:
 - Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.
 - Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
 - Không nên cầm bút tay trái.
 Tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút cho học sinh. 
+Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt.. Khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết.
 - Trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi học, cách cầm bút để vở để học sinh thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình học sinh viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng.
 - Mặt khác tôi phô tô gửi mỗi phụ huynh một bản hướng dẫn về tư thế ngồi học, cách cầm bút, để vở. Khuyên phụ huynh mua bảng chữ mẫu viết thường của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà. 
*Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy học sinh
 Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và việc viết tốt mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên Tiểu học. Có nắm chắc các mẫu chữ thì giáo viên mới viết đúng và đẹp theo chuẩn được từ đó mới hướng được dẫn học sinh viết đúng và đẹp. Chữ mẫu của giáo viên được coi như “khuôn vàng, thước ngọc”, chuẩn mực để học sinh noi theo. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập. Mỗi năm học tôi đều có vở tập viết của mình viết sẵn, vừa để luyện chữ vừa thuận tiện cho việc hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh tập viết. Tôi còn sưu tầm những bài viết, vở viết sạch đẹp của học sinh những năm học trước để giới thiệu cho học sinh học tập.
 Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình từng nét của chữ cái. Do vậy khi viết mẫu cho học sinh tôi viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng với giảng giải, phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Tôi phân tích cả cách viết dấu phụ, dấu thanh để học sinh dễ dàng nhận biết được cách viết. Tôi hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng (bằng một con chữ o ) . Đồng thời tư thế đứng viết của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô khi viết và theo dõi được cả quy trình viết chữ. Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu. Hướng dẫn tỉ mỉ cách viết từng con chữ, nét nối chính xác theo đúng quy định cho học sinh. Sau đây là mẫu chữ cái viết thường trong trường Tiểu học mà tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu:
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ vừa:
 -Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị: d, đ, q, p.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 3 đơn vị: t.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: r, s.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
 - Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
 - Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
 + Mẫu chữ cái viết hoa cỡ vừa: 
 - Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8 đơn vị là: Y, G.
 + Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:
 - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
+ Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
 * Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp
+ Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
 Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ dòng kẻ:“Dòng kẻ ngang 1, ngang 2, ngang 3; ngang 4, ngang 5. Ô li 1, ô li 2ô li 4. Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li. Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2,  dòng kẻ dọc 5”trong vở ô li, Vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Sau đó tôi dạy học sinh cách xác định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ.
 Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
+ Dạy cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. +Dạy cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy. 
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác.
+ Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ d tôi hướng dẫn như sau:
 - Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ 3 ( ĐK 3) ,viết nét cong tròn khép kín. 
 - Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên ĐK 4 để viết tiếp nét móc dưới thứ hai; dừng bút ở ĐK 2.
 * Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ:
 Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ vừa như sau: 
 -Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p.
 Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng. 
 Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
  -Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.
 Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.
 Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét sổ có độ cao 5 ô li một cách ngay ngắn, thành thạo, sau đó tôi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên dòng kẻ ngang 2 của li thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độ rộng 1 ô li.
 - Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK ngang 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại. 
  - Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.
     Các lỗi học sinh hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp,
 nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o
 xấu.
 Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải
 viết chữ o đúng và đẹp. Tôi cho học sinh chấm 4 điểm vuông góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều và đẹp. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ.
 - Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nét nối, nhất là chỗ rê bút, từ điểm dừng bút của con chữ vừa viết, rê bút lên viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút. Ở phần đầu học chữ ghi âm, học sinh đã được hướng dẫn rất kĩ về độ cao, độ rộng của từng nét chữ, con chữ. Tôi vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, nét nối giữa các chữ cái trong một chữ ghi tiếng, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ( bằng một con chữ o). 
 Khi hướng dẫn học sinh viết chữ nét thanh, nét đậm, tôi vừa viết mẫu vừa nói rõ quy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để học sinh dễ làm theo: Chú ý viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theo chiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút. Đối với bút mực học sinh cần viết úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc. Với học sinh trung bình, yếu tôi chỉ yêu cầu các em viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch. Đối với học sinh khá giỏi, tôi yêu cầu ở mức độ cao hơn các em viết được chữ nét thanh, nét đậm
 Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các em nhớ lâu và viết đều nét, liền mạch, đúng độ cao, độ rộng các chữ cái.
* Khắc phục những lỗi học sinh thường gặp khó khăn
         - Giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh luôn luôn ở vị trí âm chính, nếu âm chính là nguyên âm đôi đi kèm với âm cuối thì thì ghi dấu thanh ở âm thứ hai của nguyên âm đôi, nếu nguyên âm đôi không đi kèm với âm cuối thì ghi dấu thanh ở nguyên âm thứ nhất của nguyên âm đôi . Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ, ê, thì thanh sắc, huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ.
 - Trong quá trình kiểm tra chữa bài tôi chữa những lỗi học sinh sai phổ biến nhất, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ.
 - Những nét chữ sai tôi nhận xét thật rõ và sau đó tôi viêt mẫu cho các em sửa lại những chữ các em đã viết sai để về nhà các em tập viết theo mẫu đó cho đúng và đẹp.
 * Dạy Tập viết phải được kết hợp song song và đồng bộ với các môn học khác.
 Để học sinh viết đúng và đẹp thì phải tiến hành song song và đồng bộ việc dạy - học Tập viết với các môn học khác. Học sinh không chỉ viết đúng và đẹp ở vở Tập viết mà cần phải viết đẹp ở tất cả các loại vở. Muốn viết đẹp và thành thạo thì cần phải nắm được kĩ thuật viết. Muốn viết đúng, không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng, đọc hiểu. Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo mà còn phải đọc thông. Để làm được điều này khi dạy Tiếng việt tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọng cho những học sinh đọc còn ngọng. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ địa phương hoặc những tiếng, những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn như : l/n, x/s, tr/ch, r/d...
 Tôi chú trọng hướng dẫn cách phát âm l/n như sau:
 - Cánh phát âm n: Thẳng lưỡi, đầu lưỡi chạm lợi dưới, hơi thoát ra ngoài qua cả mũi và miệng.
 - Cánh phát âm l: Đầu lưỡi cong lên, chạm lợi trên hơi thoát ra ngoài qua 2 bên rìa, xát nhẹ. 
 Mặt khác tôi chú ý dạy học sinh nắm chắc các luật chính tả:
- Luật viết hoa: tiếng đầu câu, tên riêng.
- Luật ghi tiếng nước ngoài.
- Luật ghi một số thành tố.
 + Ghi dấu thanh: Viết dấu thanh ở âm chính của vần.
 + Ghi một số âm đầu:
 Luật i,e,ê
 Âm “ cờ “ đứng trước âm i, e, ê phải ghi bằng con chữ k.
 Âm “ gờ” đứng trước âm i, e, ê phải ghi bằng con chữ gh.
 Âm “ ngờ” đứng trước âm i, e, ê phải ghi bằng con chữ ngh. 
 Luật ghi âm “cờ” trước âm đệm: 
 Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q và âm đệm viết bằng chữ u.
 - Khi học sinh viết bài tôi chú ý quan sát và sửa lỗi cho các em, chỉ ra các lỗi sai mà học sinh hay mắc giúp các em tự sửa lỗi.
 + Quy trình dạy Tập viết trong tiết Tiếng việt:
 + Hướng dẫn học sinh viết bảng con:
 - Giới thiệu mẫu chữ viết ( theo bìa mẫu chữ Dạy Tập viết – TBDH tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp): Giáo viên chỉ vào chữ mẫu, nêu rõ đặc điểm, cấu tạo, cách viết.
 - Giáo viên viết mẫu ( trên bảng phụ hoặc bảng lớp).
 - Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi âm (vần) vào bảng con.
 - Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi tiếng, từ mới.
 + Hướng dẫn học sinh viết trong vở Tập viết 1.
* Tổ chức các trò chơi và hưởng ứng phong trào thi đua “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”
          Để việc dạy Tập viết thành công phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, từng li, từng tí của giáo viên. Mặt khác, giáo viên còn phải hiểu tâm lý lứa
 tuổi học sinh. Không nên cho các em ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và chán. Cần thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết chữ đẹp trong mỗi tiết học. Tổ chức thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong từng tháng. Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học sinh sự hứng khởi hăng hái thi đua rèn luyện.
 Trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tôi thường dành khoảng 10 phút để tổng kết đánh giá việc rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch của học sinh và tuyên dương những em có tiến bộ. Ngoài việc phát động phong trào thi đua tôi còn giới thiệu các bài viết đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha
 mẹ học sinh để cha mẹ các em cùng thi đua rèn luyện cho con em mình.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
 Từ những kết quả đã gặt hái được trong những năm qua, sáng kiến :“Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” giúp cho học sinh tiến bộ về chữ viết, viết đúng và viết đẹp.
 Được sự đồng tình, giúp đỡ của giáo viên và phụ huynh học sinh nên chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng được nâng cao.
 Do vậy sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng hiệu quả trong Trường Tiểu học Đông Hợp năm học 2017-2018 và theo suy nghĩ của bản thân tôi việc áp dụng sáng kiến này có hiệu quả cho các đơn vị Trường Tiểu học nói chung.
3.4. Hiệu quả , lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
 Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh tại lớp 1B là lớp do tôi làm chủ nhiệm. Tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh trên hai lớp 1B và lớp 1A là lớp đối chứng do cô Nguyễn Thị Mận làm chủ nhiệm bài tập viết sau:
oanh oanh oanh oanh
oach oach oach oach
Khoanh giò Khoanh giò Khoanh giò 
Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch 
 Sau khi chấm điểm tôi thu được kết quả sau:
Lớp
Số học
 sinh 
 Đạt
 Chưa đạt
 SL
%
 SL
 %
1A
 25
 20
80 %
 5
20%
1B
 28
 26
93 %
 2
7%
 Từ kết quả hai bảng số liệu( trước và sau khi áp dụng) và bài viết của học sinh tôi thấy:
 Lần đầu, khi chưa áp dụng biệp pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi
 đưa ra thì lớp thực nghiệm thì bài viết chưa đạt còn khá nhiều. Trong quá trình viết các em hay mắc lỗi sai về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Một số em chữ viết còn tẩy xoá nhiều, vở còn bị quăn góc, các chữ còn sai nhiều về độ cao, độ rộng, khoảng cách, các nét nối, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng nên chất lượng chữ viết cũng như chất lượng vở sạch còn thấp.
 Lần thứ hai, sau khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi đưa ra vào dạy Tập viết ở lớp 1B do tôi chủ nhiệm, tôi thấy kết quả có nhiều chuyển biến. Các bài viết đạt tăng lên rất nhiều. Đa số các em ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách và viết đúng kĩ thuật. Viết cẩn thận, nắn nót đã thành thói quen của học sinh. Một số em khi mới vào học đến giờ Tập viết rất ngại nhưng từ khi các em nắm được kĩ thuật viết chữ đúng các em hồ hởi và phấn khởi, tâm lí vui vẻ thoải mái hơn khi học môn Tập viết. 
 Từ kết quả của hai lớp 1B ( thực nghiệm), 1A ( đối chứng) tôi thấy kết quả bài viết lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể các em đạt cao đã tăng nhiều so với lớp đối chứng.
 Từ kết quả trên đã khẳng định biện pháp rèn chữ viết cho học sinh mà tôi đề xuất là phù hợp và có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết đúng mà các em còn có tư thế ngồi viết đúng. 
Kết luận
 Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng là rất cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp, biện pháp khéo léo, linh hoạt giúp cho giờ học Tập viết diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh hứng thú say mê học tập từ đó nâng cao chất lượng về chữ viết.
 Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy trong các bài Tập viết, nắm vững mục đích yêu cầu của từng bài để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đồng thời cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh bộc lộ và phát triển khả năng, năng khiếu của mình.
 Từ kết quả trên đã cho thấy những biện pháp mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả cao.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
3.6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất: Phòng học, đồ dùng . Thiết bị dạy học phải đảm bảo được theo 
danh mục tối thiểu và có chất lượng.
- Giáo viên: Phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Nhiệt tình trong công việc. Yêu nghề. 
- Học sinh: Có ý thức trong học tập, có thái độ ham thích học, thích rèn chữ. Biết vận dụng các kiến thức đã rèn được vào trong thực tế các bài viết, ứng dụng tốt trong cuộc sống
- Phải biết rèn chữ liên tục trong các môn học một cách hứng thú 
3.8. Tài liệu kèm: Không
4. Tôi xin cam kết không sao chép, không vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Đông Hợp, ngày 11 tháng 5 năm 2018
 Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
Tác giả sáng kiến

File đính kèm:

  • doclop 1 kinh nghiem ren chu viet lop 1_12508997.doc
Sáng Kiến Liên Quan