Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng của vấn đề.

Từ xa xưa đất nước Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học. Bao tấm gương hiếu học và đã trở thành những nhà bác học thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay truyền thống đó ngày càng được phát triển và nhân rộng thêm. Việc học tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp bách đang được toàn đảng toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề này hệ thống giáo dục là vấn đề cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần thành hình thành con người Việt Nam trong thời kì đổi mới.

Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn.

 

doc49 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 13961 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cánh diều bay xa...". Vâng em muốn hát mãi câu ca ấy để ngợi ca thầy giáo của em.
- Lưu ý cho học sinh không nhất thiết cứ phải vào bài gián tiếp mới là hay. 	Có những mở bài trực tiếp rất cô đọng, xúc tích đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Vậy vào bài cách nào cũng được miễn sao hợp lí và hay là được.
*. Đối với đoạn thân bài:
Thân bài là phần diễn tả nội dung của bài văn. Nó chứa đựng ý tưởng, chủ đề của cả bài văn. Nó giúp người đọc hiểu được nội dung của chủ đề cũng như tư tưởng, tình cảm của người viết ở trong đó, giúp người đọc biết buồn, vui, yêu ghét, giận hờn khi đọc bài văn. Vậy phần này tôi thực hiện như sau:
- Hướng dẫn học sinh xác định nội dung chính của bài (bài viết gồm mấy đoạn).
Ví dụ: Tả người mà em thường gặp. (Luyện tập tả người/ Tiết 25 tuần 13)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phần thân bài em định viết mấy đoạn?
- Đó là những đoạn nào?
- Hai đoạn
- Đoạn 1 tả hình dáng
 Đoạn 2 tả tính tình
Sau khi học sinh xác định các đoạn cần viết, tôi hướng dẫn các em tìm ý cho các đoạn.
Ví dụ: Đoạn tả hình dáng học sinh đã tìm các ý sau:
- Cao dong dỏng
- Khuôn mặt trái xoan, nhìn dễ thương
- Đôi mắt hiền dịu
- Mái tóc dài mềm, đem óng
- Nước da hơi rám nắng
- Đôi tay tròn trịa, bàn tay hơi to
Để có câu văn hay, giàu hình ảnh, bước tiếp theo ta phải xác định sẽ dùng biện pháp nghệ thuật gì, dùng đối với ý nào cho phù hợp. 
Viết câu mở đoạn tức là viết câu thể hiện ý bao trùm của cả đoạn và câu kết đoạn, cách trình bày một đoạn văn khác bài văn như thế nào. Sau đó học sinh sắp xếp và liên kết các ý trên thành đoạn văn hoàn chỉnh. Tôi thường hướng dẫn viết theo lối diễn dịch sẽ phù hợp với học sinh hơn.
Ví dụ: Tuy đã già nhưng bà vẫn còn đẹp lắm. Khuôn mặt của bà vẫn tươi vui, ánh mắt tinh tường. Nước da của bà hồng hào khỏe mạnh. Mái tóc vẫn dài và phủ đầy cả hai vai mỗi khi bà buông ra để chải.. Em rất mê giọng kể chuyện của bà bởi giọng nói thật ấm áp đến lạ thường... Vẻ đẹp của bà khác hẳn những cụ già khác.
Ở ví dụ trên, tôi hướng dẫn các em nhận biết được câu 1 là câu mở đoạn, câu 2 trở đi là câu diễn dịch chứng minh cho câu 1, câu cuối là câu kết đoạn và các em có thể bắt chước để viết.
Các đoạn thân bài phải được liên kết với nhau bằng một câu chuyển ý (Học sinh sử dụng các phép liên kết câu, đoạn).
*. Đối với đoạn kết bài:
Kết bài là phần khép lại bài viết. Ở phần này, người viết một lần nữa bày tỏ quan điểm, tình cảm đối với người được tả. Có cái kết bài mà như không kết nó mở ra một cái nhìn mới tùy thuộc vào nhận thức của người viết và người đọc. Vậy tôi lưu ý cho các em 2 cách kết bài như sau:
- Cách kết bài không mở rộng là cách nêu nhận xét, cảm xúc về người định tả.
Ví dụ: Bà là người tuyệt vời nhất đối với em. Em rất kính yêu bà.
- Cách kết bài mở rộng là cách ngoài nêu nhận xét cảm xúc người viết còn rút ra bài học hoặc bình luận, bàn luận thêm có liên quan đến đối tượng tả hoặc mở ra một cái nhìn mới mẻ, một ý tưởng khác.
Ví dụ: - Em rất kính yêu bà. Bà là tia nắng sưởi ấm tâm hồn em. Em mong sao tia nắng ấy mãi mãi không bao giờ tắt. 
 - Hết ngắm nhìn mẹ em lại ngắm nhìn thửa ruộng xanh màu mạ non mà lòng em tràn ngập niềm vui.
Bài tập viết đoạn này rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý. Các đoạn văn được luyện viết là đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), đoạn thân bài, đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng). Các đoạn phải bảo đảm sao có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính ( có câu mở đầu, câu triển khai và câu kết thúc.)
4.2 Bài tập viết bài văn:
Những bài tập viết bài văn thường được thực hiện trong cả một tiết học. Nó là công đoạn cuối cùng sâu chuỗi lại các bước đã thực hiện ở trên. Trước khi cho học sinh viết bài hoàn chỉnh bao giờ tôi cũng gợi ý cho học sinh nhớ lại các yêu cầu cơ bản của một bài văn như:
- Bài văn định tả ai?
- Bài văn gồm mấy phần?
- Phần thân bài định tả mấy ý? Nội dung chính của các ý là gì? 
Ví dụ: Khi viết bài tả ông, học sinh phải xác định được:
- Bài văn Tả ông
- Bài văn gồm 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài
- Viết mở bài, kết bài bằng cách nào?
- Bài yêu cầu tả chân dung hay hoạt động? (Tả chân dung)
- Thân bài gồm có mấy đoạn? (2 đoạn: Hình dáng và tính nết)
Làm như vậy là giáo viên đã định hướng đi để học sinh viết bài có trọng tâm hơn. Ngoài ra giáo viên cần phải lưu ý học sinh khi viết bài văn phải có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, các đoạn văn trong bài phải liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Có thể liên kết các đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối (ví dụ: trong khi đó, tuy vậy, chẳng bao lâu, từ đó, tuy nhiên, thậm chí, đồng thời...), bằng cách lặp từ hoặc bằng cách sắp xếp ý theo trình tự nhất định. Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. Lời văn trong bài, đoạn cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại.
Qua cách làm trên giáo viên đã giúp học sinh biết cách viết một bài văn hoàn chỉnh cân đối về cả nội dung, hình thức. Nội dung của bài văn không bị thừa hoặc thiếu, không lặp lại hoặc rườm rà...
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau một thời gian suy nghĩ và áp dụng những biện pháp trên. Tôi nhận thấy các em có rất nhiều tiến bộ. Từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn, biết thực hiện làm một bài văn tả người theo thứ tự các bước một cách độc lập và thành thói quen tốt. Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu... đã giảm hẳn gần như không còn hoặc còn rất ít.
Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ, so sánh... vào bài của mình làm cho bài văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, câu văn chau chuốt hơn...
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả quan sát trước và sau khi áp dụng được đối chiếu so sánh ở lớp 5D học kì I năm học 2015 - 2016 và lớp 5C (không được áp dụng phương pháp trên).
Kết quả lớp 5C không áp dụng phương pháp trên
Xếp loại
Cuối kì I năm học 2015 - 2016
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Số lượng
2
8
11
4
%
8
32
44
16
Kết quả lớp 5D
X. loại
Trước khi áp dụng(đầu năm học)
Sau khi áp dụng(cuối kì I)
Đ.9-10
Đ.7-8
Đ.5-6
Đ < 5
Đ.9-10
Đ.7-8
Đ.5-6
Đ < 5
S.L
3
7
11
4
9
12
4
0
%
12
28
44
16
36
48
16
0
Nhìn kết quả trên ta thấy sau khi được áp dụng học sinh đạt điểm 9-10 và 7-8 tăng lên rõ rệt. Không còn học sinh điểm dưới 5. Như vậy việc áp dụng đem lại kết quả thiết thực giúp các em thích học, thích làm và say mê với bài văn Tả người hơn. Nhiều em đã nắm tốt cách viết đoạn văn và cách lập dàn ý cho một bài văn, biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào miêu tả, biết cách dùng từ chính xác, viết được câu văn có hình ảnh hơn.
 Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết những vấn đề chính sau:
Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn.
Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.
*. Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
C. KẾT LUẬN CHUNG
I. NỘI DỤNG Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ:
Tập làm văn là phân môn chiếm ví trí quan trọng trong môn Tiếng Việt. Dạy Tập làm văn là rèn luyện kĩ tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Do đó khi dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy thông qua việc nghiên cứu và học tập. Phát huy tính sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, để đạt được mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm thì người giáo viên cần phải có các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung một cách sáng tạo, không nên dựa theo một khuôn mẫu nhất định. Cần tăng cường kết hợp với thực tiễn để làm giàu vốn sống, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho các em.
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, SỬ DỤNG GIẢI PHÁP, 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy: để dạy tốt thể loại văn tả người thì trước tiên giáo viên phải nghiên cứu bài thật kĩ trước khi lên lớp. Đối với mỗi thể loại văn miêu tả nói chung, Tả người nói riêng và mỗi bài văn giáo viên đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
- Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn.
Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.
* Sử dụng một số phương pháp như:
- Phỏng vấn học sinh về vấn đề có liên quan.
- Đọc và phân tích các bài văn của học sinh.
- Trao đổi về phương pháp dạy với giáo viên trong khối
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
* Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
 Qua việc áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy hiệu quả đã thể hiện rất rõ về chất lượng bài văn và hứng thú của học sịnh khi học. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Giúp học sinh có phương pháp viết văn tả người.
- Củng cố cho học sinh một số kĩ năng viết bài như: viết đoạn, câu, dùng từ...
- Hình thành cho học sinh thói quen học liên môn, có ý thức vận dụng các kiến thức đã học ở tất cả các môn học khác vào viết văn.
- Có ý thức viết câu, viết từ phù hợp với văn cảnh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tự sửa chữa, tổng hợp kiến thức.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, tích lũy vốn từ, khả năng thẩm mĩ. 
- Bồi dưỡng cho các em yêu thích phân môn.
III. NHỮNG TRIỂN VỌNG, HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn cũng như bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh tôi nhận thấy bản thân cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục nghiên cứu vấn đề: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt thể loại văn Tả người". Cùng đồng nghiệp phải luôn sáng tạo, cải tiến cách dạy, tìm ra phương pháp dạy đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em vững vàng tự tin đưa văn học và đời sống vào bài văn của mình một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực đảm bảo nội dung và nghệ thuật. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và mong muốn vấn đề tôi nghiên cứu không những áp dụng tại trường Tiểu học Hiến Nam mà sẽ áp dụng được ở tất cả các trường Tiểu học trong thành phố cũng như các trường Tiểu học trong toàn tỉnh.
Để tiết học Tập làm văn tả người thành công, sản phẩm của học sinh hoàn thiện hơn, trong những năm tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung cho những khiếm khuyết mà kinh nghiệm mắc phải.
- Tiếp tục mạnh dạn đổi mới phương pháp, học tập đồng nghiệp, sách vở để bổ sung thêm kiến thức cho phần này.
- Xây dựng các phương pháp đảm bảo tính nhẹ nhàng, dễ học với học sinh. Giảm bớt lí thuyết nặng nề. 
- Xây dựng các trò chơi gây hứng thú cho học sinh.
- Đi sâu nghiên cứu vấn đề dạy khai thác dữ liệu mẫu. 
- Cách dạy tiết trả bài sao cho có hiệu quả.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ
Bên cạnh những kết quả tốt đẹp mà những biện pháp mới mang lại thì trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số khó khăn:
Trong cách mở bài gián tiếp học sinh làm chưa tốt, học sinh chủ yếu mở bài trực tiếp. Chỉ một số học sinh nhanh mới làm được.
Trong kiểu kết bài mở rộng học sinh chủ yếu kết bài theo cách đưa ra một câu văn hay một lời bình. 
Với lứa tuổi học sinh Tiểu học việc nắm vững các biện pháp, cách thức viết một thể loại văn là một việc làm khó thực hiện ngay một lúc mà thành thạo, học sinh phải có sự hướng dẫn, làm đi làm lại nhiều lần mới có kinh nghiệm. Trong khi đó thời lượng dành cho phân môn và học phần kiến thức này rất ít, do vậy giáo viên phải tranh thủ dạy các kiến thức này ở các tiết luyện buổi chiều hoặc các tiết hoạt động ngoại khóa....Trình tự sắp xếp các tiết học trong phân môn còn chưa liền mạch làm cho học sinh hay quên, giáo viên lại mất thời gian nhắc lại...Kinh nghiệm này áp dụng với những đối tượng học sinh ham học, hoàn thành các môn học và còn đòi hỏi giáo viên phải là người tích cực, mạnh dạn đổi mới phương pháp, say mê nghiên cứu, tỉ mỉ và kiên trì.
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Để giúp học sinh làm tốt bài văn miểu tả nói chung, giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người nói riêng, tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo giáo dục như sau:
Đối với nhà trường:
Từ thực tế dạy học ở trường Tiểu học Hiến Nam, tôi nhận thấy những biện pháp trên đã giúp học sinh rất nhiều trong việc " Làm tốt bài văn Tả người ở lớp 5". Tuy nhiên để học sinh làm tốt hơn nữa thể loại văn Tả người thì còn rất cần sự quan tâm của nhà trường và các cấp có liên quan để những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ:
Cần trang bị máy tính, máy chiếu, màn hình để giáo viên có thể trình chiếu, cho học sinh xem tư liệu cần thiết về một số đối tượng được tả. Điều đó sẽ giúp các em cụ thể hơn và không mơ hồ về đối tượng được tả.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất: phòng học, tủ sách, thư viện để giúp học sinh học tập tốt hơn.
Theo dõi sát sao chất lượng dạy của giáo viên, thường xuyên dự giờ của giáo viên với phương châm để giáo viên trau dồi trình độ, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ.
Tổ chức các chuyên đề bổ trợ thêm kiến thức, phương pháp dạy cho giáo viên.
Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa về văn học với các chủ đề về: " Tài trí học trò" " Tìm hiểu vè nhà văn, nhà thơ, các tác phẩm văn học"... để khơi dậy lòng say mê học Tiếng Việt, kích thích sự tò mò, thói quen tìm tòi sáng tạo và thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học mà các em được tìm hiểu.
 Đối với giáo viên:
Giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao hiểu biết cũng như tìm ra cách truyền đạt tốt nhất đến học sinh.
Giáo viên cho học sinh mở rộng hiểu biết về các đối tượng tả ở mọi giờ học, giờ hoạt động ngoại khóa, bằng cách thông qua hệ thống câu hỏi về đối tượng tả trong giờ tự nhiên xã hội, giờ khoa học, nhất là các giờ tập đọc ....
Phải am hiểu về văn miêu tả nói chung và văn Tả người nói riêng, có năng lực văn chương.
Chuẩn bị tốt bài giảng, không lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn giảng dạy. Người giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những vấn đề mới vào thực tiễn giảng dạy.
* Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân mà tôi đã tích lũy được trong những năm giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp...
Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
"Trên đây là SKKN tôi đã tích lũy được trong những năm giảng dạy, không sao chép của người khác."
 Hiến Nam, ngày 22 tháng 2 năm 2016
 Người viết
 Vũ Thị Lệ Thủy
Mục lục
Nội dung
Trang
A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng của vấn đề .
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, thời gian hoàn thành.
B: PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Giải quyết vấn đề 1: Dạy tập làm văn qua các môn học khác
2. Giải quyết vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn
3. Giải quyết vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết
4. Giải quyết vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn cho học sinh
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
C: KẾT LUẬN CHUNG
I. NỘI DUNG Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, SỬ DỤNG GIẢI PHÁP
III. NHỮNG TRIỂN VỌNG, HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ.
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1
1
1
2
3
3
3
7
8
8
8
9
9
25
29
34
38
40
40
40
41
42
43
Tµi liÖu tham kh¶o
1. “Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2”. Nhà xuất bản giáo dục. Tái bản lần thứ tư . Năm 2010.
2. “Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2”. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2006.
3. “Phạm Thị Thu Hà . Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2”. Nhà xuất bản Hà Nội.
4. “Đặng Mạnh Thường. Luyện Tập làm văn 5”. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2008
5. “Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga. 35 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối cấp tiểu học”. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2011.
6. “Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga (chủ biên) Tiếng Việt nâng cao 5”. Nhà xuất bản giáo dục. Tái bản lần thứ bảy
7. “Lê Hữu Thỉnh (chủ biên). Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 5”. Nhà xuất bản Giáo dục. 
8. “Trần Mạnh Hưởng. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5”. Nhà xuất bản Giáo dục.
9. “Phó giáo sư tiến sỹ. Nguyễn Thị Hạnh Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5”. Nhà xuất bản Giáo dục.
10. “Phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Trí (chủ biên). Vở bài tập trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt 5”. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Năm 2008.
11. “Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga. Vở bài tập nâng cao Từ và câu lớp 5”. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Năm 2012.
12. “Trần Mạnh Hưởng(chủ biên). Một số bài Tập làm văn chọn lọc lớp 5”. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2005.
13. Mạng Giáo dục.
14. Tạp chí Thế giới trong ta.
15. Tạp chí Giáo dục tiểu học.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH HOẶC CƠ SỞ
I.Thông tin chung: 
Họ và tên: Vũ Thị Lệ Thủy
Ngày, tháng, năm sinh: 29/10//1970.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hiến Nam.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Tiểu học.
Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng.
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp phòng, cấp tỉnh.
Tên đề tài SKSN, lĩnh vực áp dụng: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người. Môn Tiếng Việt.
II. Báo cáo mô tả sáng kiến bao gồm: 
1.Tình trạng sáng kiến đã biết: Mô tả sáng kiến đã biết được áp dụng tại trường Tiểu học Hiến Nam.
2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận. Mục đích sáng kiến. 
- Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người nói riêng.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến áp dụng vào khối lớp 5 trường Tiểu học Hiến Nam. 
4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến đối với cơ quan đơn vị: có khả năng áp dụng vào khối lớp 5 của thành phố Hưng Yên, hoặc khối lớp 5 của toàn tỉnh.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được dự kiến có thể thu được do áp dụng SKKN của tôi: Học sinh làm bài chất lượng cao. Tình trạng tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.... đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa vào bài của mình làm cho bài văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, câu văn chau chuốt hơn......
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị. Hiến Nam ngày 22 tháng 02 năm 2016
 Vũ Thị Lệ Thủy
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾN NAM
Tổng điểm:...............Xếp loại.........................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
.....................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng điểm:...............Xếp loại.........................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP HƯNG YÊN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾN NAM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người
 Lĩnh vực/Môn: Tiếng Việt
Tên tác giả: Vũ Thị Lệ Thủy
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Năm học: 2015 - 2016

File đính kèm:

  • docSKKN Mot so bien phap giup hoc sinh lop 5 lam tot bai van Ta nguoi_12337300.doc
Sáng Kiến Liên Quan