Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt bài thể dục phát triển chung

Trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta hiện nay Đảng và nhà nước rất quan trọng đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thể chất. Bởi giáo dục thể chất giúp con người phát triển toàn diện, tăng cường sức khoẻ và làm cho con người hoàn thiện cả về mặt thể chất và tinh thần.

Xuất phát từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, xã hội phải có những con người trong sáng về đạo đức, phát triển về chí tuệ, cường tráng về thể chất và tinh thần. Vì vậy thể dục thể thao là một mặt không thể thiếu đối với mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học đường.

Như chúng ta đã biết trong bài "Sức khoẻ và thể thao" ngày 27/3/1946 đăng trên báo "Cứu quốc" có đoạn viết "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần phải có sức khoẻ mới làm được, mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày ngủ dậy tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khoẻ".

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 17345 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp và hình thức dạy học tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy. Đối với phân môn Thể dục cũng vậy, để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, nắm bắt nhanh kỹ thuật động tác thì ở từng bài dạy, từng động tác đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu, đúng đặc trưng của môn học nhằm gây được hứng thú tập luyện của học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh nắm vững được kiến thức của bài dạy.
	Chẳng hạn: khi dạy động tác " Tay " tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành.
	Hình thức: tập đồng loạt, tập lần lượt, tập theo nhóm.
	Còn khi dạy động tác "Thăng bằng" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành, thi đua.
	Hình thức: tập đồng loạt, cá nhân, nhóm và tổ.
BIỆN PHÁP 3. GIẢI THÍCH RÕ KỸ THUẬT ĐỘNG TÁC.	Đối với phân môn thể dục cấp Tiểu học nói chung và bài thể dục phát triển chung lớp 4 nói riêng thì khi giảng dạy là không thể thiếu giải thích kỹ thuật động tác. Đây là phương pháp giúp học sinh có mục đích, hiểu và nắm được kỹ thuật từng nhịp cũng như toàn bộ động tác. Là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập một cách chính xác, nhanh nhất về mặt kỹ thuật, đồng thời giúp học sinh nhớ và khắc sâu để từ đó hình thành biểu tượng chung của động tác. Song song với việc giải thích kỹ thuật thì giáo viên cũng nên kết hợp với làm mẫu để giúp học sinh tiếp thu một cách nhanh và hiệu quả nhất.
	Ví dụ: Dạy động tác "Tay"
 	Trước hết giáo viên nêu tên động tác, sau đó giải thích cặn kẽ từng nhịp nhưng không quá dài dòng như:
	Nhịp 1: Khuỵu gối, lưng thẳng, đồng thời hai tay đưa sang ngang rồi gập khuỷu tay, các ngón tay đặt lên hõm vai. Giáo viên vừa nói vừa làm mẫu. Các nhịp còn lại cũng vừa giải thích kỹ thuật động tác vừa làm mẫu.
	Khi giải thích kỹ thuật động tác, giáo viên cần nói ngắn gọn, chính xác nhưng dễ hiểu, tránh giải thích dài dòng gây nên sự nhàm chán ở học sinh cũng như mất thời gian để học sinh thực hành luyện tập. Việc giải thích cần chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học. Qua đó củng cố được kỷ thuật luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Trong khi giải thích kỹ thuật động tác giáo viên phải chọn vị trí đứng sao cho hợp lí để lời nói của mình vừa được tất cả học sinh trong lớp nghe, giáo viên vừa quan sát được tất cả các em trong lớp. Tránh đứng quá gần hoặc quá xa, đứng lệch sang một bên.
	Chẳng hạn: khi đứng giải thích kỹ thuật động tác vị trí đứng của giáo viên như sau:
BIỆN PHÁP 4.THỰC HIỆN “LÀM MẪU” CHÍNH XÁC.
	Khi dạy động tác mới thì việc làm mẫu là một trong những biện pháp rất cần thiết. Trước hết giáo viên nêu tên động tác ( giới thiệu nhanh động tác đó qua tranh ảnh ), giáo viên làm mẫu hoàn chỉnh động tác sau đó vừa làm mẫu, vừa phân tích động tác rồi cho học sinh tập. Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng yếu lĩnh của động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác.
	Đối với những động tác khó, phức tạp, có sự phối hợp của nhiều bộ phận, giáo viên nên làm mẫu chậm từng nhịp hoặc có thể dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo và giáo viên giám sát xem học sinh tập có đúng hay không.
Giáo viên tổ chức làm mẫu từng nhịp của động tác ®iÒu hßa và cho học sinh cùng làm.
	Sau lần làm mẫu đầu giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh minh hoạ. Khi xem tranh giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác, giúp học sinh nắm chắc các cử động kỹ thuật.
	Tiếp đó giáo viên có thể làm mẫu một lần nữa nếu như thấy vẫn còn một số học sinh chưa thực sự nắm chắc kỹ thuật động tác. Đối với lần làm mẫu này giáo viên cũng thực hiện với một mức độ bình thường, đối với những cử động khó giáo viên có thể vừa làm vừa nhắc nhở sự chú ý tập trung của học sinh.
	Như tôi đã nêu ở trên, làm mẫu củng phải kết hợp với giải thích kỷ thuật động tác, đồng thời nhắc nhở học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh những điểm then chốt của động tác để kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập.
	Khi giáo viên làm mẫu phải cho học sinh đứng xen kẻ nhau để sao cho tất cả các em đều quan sát được giáo viên làm mẫu động tác. Bên cạnh đó giáo viên cần sử dụng hình thức làm mẫu theo kiểu "soi gương" để vừa thực hiện vừa quan sát được sự tập trung của học sinh.
	Ví dụ : Hướng dẫn học sinh học "động tác điều hoà" 
 	Giáo viên khi dạy học sinh thực hiện nhịp 1 của động tác " Điều hoà": " Đưa chân trái sang bên ( thả lỏng chân và bàn chân không chạm đất ), đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp ( thả lỏng côt tay )" thì giáo viên làm ngược lại "Đưa chân phải sang bên ( thả lỏng chân và bàn chân không chạm đất ), đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp ( thả lỏng côt tay " .	
- Giáo viên cho học sinh tập thử hai em, nêu rõ tác dụng động tác, biến độ động tác và giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh tiến hành tập chính thức, giáo viên đi quan sát giúp đỡ sửa sai.
Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biến độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em.
BIỆN PHÁP 5. SỬ DỤNG “BĂNG ĐĨA NHẠC CÓ LỜI HÔ” VÀO TRONG TIẾT DẠY.
	Phần bài thể dục phát chung ở lớp 1 gồm có 7 động tác, thế nhưng khi giảng dạy không phải động tác nào cũng có nhịp hô như nhau mà tuỳ thuộc vào từng động tác, có những động tác cần nhịp hô hơi chậm và kéo dài để học sinh tập kịp kết hợp phối hợp các bộ phận của cơ thể như: động tác vươn thở, điều hoà; nhưng cũng có những động tác cần hô hơi nhanh như : Vậy nên khi cho học sinh tập cả lớp giáo viên nên sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô để giúp học sinh thực hiện động tác đúng phương hướng, biên độ động tác. Bên cạnh đó giáo viên có thêm thời gian để quan sát và uốn nắn, sửa sai kịp thời cho từng học sinh đối với những động tác mà các em tập chưa đúng. Đồng thời khi sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào mỗi tiết dạy còn làm cho tiết học thêm phong phú, sinh động, học sinh có hứng thú hơn với tiết học.
BIỆN PHÁP 6. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP THEO “NHÓM ĐÔI”. 	Cũng giống như một số môn học khác, sử dụng học tập theo nhóm đôi nhằm giúp cho học sinh có điều kiện phát huy tính mạnh dạn, tự tin và có điều kiện cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Đối với phân môn thể dục cũng thế, sau khi giáo viên đã hướng dẫn xong kỹ thuật động tác và tổ chức cho học sinh luyện tập theo lớp một số lần kết hợp với quan sát, uốn nắn, sửa sai tại chỗ. Nhưng cứ tập theo đội hình cả lớp như vậy thì sẽ gây nên sự nhàm chán, đơn điệu, mỗi lần giáo viên dừng lại sửa sai cho một em nào đó thì cả lớp cũng phải ngưng tập gây lãng phí thời gian của tiết học. Vậy nên sau một vài lần tập theo đội hình cả lớp thì giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm đôi, phân công vị trí cũng như giao nhiệm vụ cho các nhóm tập luyện. Lợi thế của hình thức tập luyện này là học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, chỉ bảo cho nhau những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được, từ đó giúp các em khắc sâu thêm kiến thức, khơi dậy cho các em tinh thần đoàn kết . Hơn thế nữa, khi tập các động tác khó cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận trên cơ thể thì tập theo nhóm đôi sẽ giúp học sinh tự sửa sai cho nhau, cùng giúp dỡ nhau thực hiện đúng động tác, đồng thời khi dạy theo hình thức này thì giáo viên có nhiều thời gian để quan sát và sửa sai cho học sinh mà không gây ảnh hưởng tới các học sinh khác.
BIỆN PHÁP 7. DÙNG PHƯƠNG PHÁP “THI ĐUA’ VAO FTIẾT DẠY MỘT CÁCH HỢP LÝ.
	Đối với phân môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng thì khối lượng vận động của mỗi tiết học không nhiều, những bài tập thường đơn điệu, các động tác lặp lại nhiều lần nên dễ gây cảm giác nhàm chán trong học sinh. Vậy nên phương pháp học tập này đóng vai trò khá quan trọng trong việc đem lại hiệu quả cho một tiết học. Cụ thể, thông qua hình thức học tập này học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình, từ đó kích thích những học sinh khác có tinh thần tự giác tập luyện, sự hưng phấn trong học tập được nhân lên nhiều lần, giảm bớt được sự uể oải, thiếu tập trung ở một số bộ phận học sinh.
	Ví dụ: Những tiết ôn tập, học sinh khá, giỏi dễ bị nhàm chán do kiến thức, thực hành lặp lại nhiều lần. Vậy để đảm bảo cho các đối tượng học sinh hưng phấn tập luyện, tiếp thu tốt kiến thức thì giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua tập luyện theo nhóm nhỏ, sau đó tuyên dương động viên những em tập tốt.
BIỆN PHÁP 8. PHỐI KẾT HỢP VỚI GIÁO VIÊN CHÚ NHIỆM, PHỤ HUYNH HỌC SINH ĐỂ GIÚP CÁC EM CÓ Ý THỨC TỰ TẬP LUYỆN TỐT BÀI THỂ DỤC.
	Đối với giáo viên bộ môn ở cấp tiểu học thường không làm công tác chủ nhiệm một lớp nào, vậy nên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho quá trình giảng dạy thu được hiệu quả cao. Thông qua sự phối hợp này, giáo viên bộ môn sẽ nắm được cá tính , tâm lí, sở thích cũng như trạng thái sức khoẻ của từng học học sinh để từ đó đề ra được các biện pháp giáo dục cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí. Đối với học sinh cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm được xem như người cha, người mẹ ở trường nên học sinh rất vâng lời giáo viên, hay biểu lộ cảm xúc vui, buồn, thích hay không thích cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp nên khi xảy ra trường hợp học sinh của lớp nào có biểu hiện chây lười trong việc tập luyện thể dục, ít vâng lời giáo viên bộ môn thì lúc này công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đó trong việc giáo dục những học sinh trên là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thì vai trò của phụ huynh học sinh cũng có vai trò không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên thể dục. Bởi vì thực tế học sinh chỉ tham gia vào quá trình học tập ở trường với lượng thời gian khá ít, còn lại là tự học tập ở nhà, thế nên để tất cả học sinh đều có ý thức tự tập luyện, hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày đều phải cần đến sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ các em, cũng nhờ sự phối hợp này giáo viên thể dục còn nắm rõ hơn về tình trạng sức khoẻ, tâm sinh lí của từng em để từ đó đưa ra các biện pháp và phân bố thời gian dạy học được hợp lý.
	* Tóm lại: Để các em học tốt bài thể dục phát triển chung giáo viên cần:
Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp : Sân bãi phải sạch và không có chướng vật.
Dụng cụ tập luyện đầy đủ (như tranh, động tác mẫu ....)
Giáo viên nêu tác dụng động tác (giáo dục học sinh).
Hướng dẫn động tác rõ ràng chính xác.
Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác .
Học sinh lên tập thử , lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
Giáo viên điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
Chia nhóm tập theo từng khu vực, giáo viên cần qui định thời gian cụ thể.
Tổ chức thi đua tổ ( nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương .
Đại diện tổ ( nhóm ) thi đua với nhau giáo viên cùng HS nhận xét tuyên dương .
III. Kết quả ứng dụng và triển khai.
1. Kết quả thực hiện
- Trong thời gian áp dụng những giải pháp tổ chức luyện tập động tác thể dục, cũng như chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ để tập luyện. Tôi thấy rằng học sinh luôn luôn yêu thích, ham học môn thể dục hơn, tham gia luyện tập một cách tự giác và tích cực. Các em luôn siêng năng và thường xuyên luyện tập, rèn luyện thân thể, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện tố chất thể lực để phát triển tốt thể chất của các em học sinh ngày càng được nâng lên. Giáo viên cảm thấy tự tin và chủ động hơn, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập ngày càng cao.
Chất lượng chung của học sinh lớp 1 có sự chuyển biến rõ rệt về mặt ý thức cũng như luyện tập thực hành.
	Học sinh nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của việc tập luyện thể dục. Từ đó các em có thói quen tập thể dục buổi sáng, tự giác rèn luyện nhằm nâng cao sức khoẻ thông việc học tập ở lớp.
2. Bài học kinh nghiệm.
	Để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hoá, cũng như để đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, tạo ra môi trường cung cấp cho xã hội những con người có sức khoẻ tốt, thể lực cường tráng, dẻo dai. Bản thân tôi rút ra một số bài học sau :
Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý tập trung vào việc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học để giúp học sinh nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức cơ bản.
	Đối với những động tác khó, giáo viên phải hướng dẫn và làm mẫu từng động cử động trước sau đó mới tiến hành hướng dẫn và làm mẫu toàn bộ động tác.
	Phân bố thời gian tiết học hợp lý sao cho học sinh được thực hành tập luyện nhiều, chú ý đặc điểm cá biệt của học sinh, ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm nhỏ để tập luyện.
	Kết hợp với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý, thường xuyên áp dụng phương pháp trò chơi, thi đua, để kích thích sự hưng phấn tập luyện ở học sinh, góp phần giảm sự nhàm chán ở một số học sinh.
	Khi hướng dẫn kỹ thuật động tác cần giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, giáo viên làm mẫu phải chuẩn xác và chọn vị trí đứng làm mẫu thích hợp.
	Cần khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các em, giờ học nên diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng.
	Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy, phương tiện, đồ dùng dạy học một cách hợp lí.
	Cần sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào việc dạy học nhằm làm cho lớp học sinh động, giảm thời gian làm việc cho giáo viên, từ đó có điều kiện uốn nắn, sửa sai kịp thời.
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi cảm thấy tự tin và chủ động hơn khi giảng dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện.
	Đối với học sinh khá, giỏi tinh thần tập luyện cao hơn, chuẩn xác hơn. Với những học sinh yếu, mất tập trung trong giờ học đều hưng phấn tham gia vào tập luyện và có sự tiến bộ rõ rệt, ý thức tự giác ngày càng cao.
	Luôn luôn tuyên dương kịp thời những cái đúng, cái hay, cái đẹp của học sinh.
- Hướng dẫn các em tập ở nhà dần dần hình thành thói quen luyện tập để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, phẩm chất đạo đức cho các em, để đất nước ta có một thế hệ trẻ mạnh về thể chất nhưng trong sáng về tâm hồn có đủ sức khoẻ để tham gia lao động sáng tạo trong các hoạt động khác.
Đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo và hăng say tập luyện thể dục.
	Vận dụng được kiến thức học ở trong nhà trường vào cuộc sống hằng ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội như: đi, đứng, chạy, nhảy, mang, vác
Sau mỗi tiết dạy giáo viên cần rút kinh nghiệm bổ sung những thiếu sót để tiết sau được hoàn thiện hơn.
	 * Từ những kinh nghiệm trên, tôi thấy học sinh trường Tiểu học Trung Châu B ngày một ham thích hăng hái và say mê tập luyện thể dục cũng như tham gia vào trò chơi đầy nhiệt tình và tự giác hơn, sức khoẻ và tinh thần của các em tốt hơn. “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng” để góp phần phát triển đất nước ngày một phồn vinh – văn minh - thịnh vượng.
II. KHUYẾN NGHỊ
	1. Nhà trường
 - Đề nghị bộ phận thiết bị - đồ dùng dạy học cấp thêm một số đồ dùng dạy học cho phân môn thể dục như : tranh, ảnh và một số dụng cụ phục vụ trò chơi như: bóng, cầu, vòng
 - Tổ chức thường xuyên phong trào thể dục thể thao để các em tham gia vui chơi trong năm học để có tinh thần tự tập ở nhà.
2. Cấp trên
 - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, mở các chuyên đề, thao giảng, hội giảng.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đã làm trong quá trình dạy bài thể dục phát triển chung lớp1. Tôi rất mong được sự đánh giá, góp ý của ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để tôi có những kinh nghiệm quý báu để giảng dạy đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !.
“ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác ”.
§ç ®éng, ngày 15 tháng 04 năm 2015
Người viết 
 T¹ Quang Trung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số tài liệu tham khảo nhằm hoàn thành Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2014- 2015 gồm có các tài liệu sau:
 - Sách giáo viên môn thể dục lớp 1.
 - Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kĩ năng môn thể dục ở tiểu học.
 - Giáo trình sinh lí học thể dục thể thao. NXB Bộ giáo dục và đáo tạo trường Đại học Sư phạm Hà Tây.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao – PGS Vũ Đức Thu, Th. S . Vũ Thị Thanh Bình.
- Tâm lý học Thể dục thể thao. NXB giáo dục năm 1999.
- Giáo trình lí luận và phương pháp thể dục thể thao. NXB thể dục thể thao 2006.
- Giáo trình sinh lí học thể dục thể thao – Th. S. Phạm Thị Thiệu, Th. S Trần Thị Hạnh Dung, Th. S Quốc Văn Tỉnh. NXB thể dục thể thao năm 2007
 - Tham khảo giáo trình lịch sử thể dục thể thao( Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao I nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐÔNG KHOA HỌC CƠ SỞ
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Đỗ Động, ngàytháng.năm 2015
 Chủ tịch hội đồng 
 ( ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐÔNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Đỗ Động, ngàytháng.năm 2015
 Chủ tịch hội đồng 
 ( ký tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_the_duc_1.doc
Sáng Kiến Liên Quan