Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch Sử 7

Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung ở lớp 7 nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.

Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc.

Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

 Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử, sử dụng kênh hình, liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho HS,

 

doc37 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5947 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một sơ biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch Sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến năm 1945.
9. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến đến 1976. Nhà nước được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ta ngày nay). 
10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.
Ví dụ 2: khi dạy bài 13 – Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nhà Lý tồn tại bao nhiêu năm? Trải qua mấy đời vua?
	Với câu hỏi này chắc chắn sẽ có nhiều HS không thể trả lời vì các em kông có tư liệu tham khảo. Bây giờ giáo viên có thể cung cấp tư liệu cho HS:	
CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM
TRIỀU NGÔ(939 - 965), kinh đô CỔ LOA (Đông Anh, Hà Nội) 
1. Ngô Quyền (939 – 944)
2. Hậu Ngô vương (gồm Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập)(950 – 965)
TRIỀU ĐINH(968 – 980), quốc hiệu ĐẠI CỒ VIỆT,kinh đô HOA LƯ (Ninh Bình) 
1. Đinh tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh ,968 – 979)
2. Phế Đế (Đinh Toàn, 979 – 980) 
TRIỀU TIỀN LÊ(980 – 1009), kinh đô HOA LƯ 
1. Lê Đại Hành (Lê Hoàn, 980 – 1005)
2. Lê Trung Tông (1005)
3. Lê Long Đỉnh (1005 – 1009)
*Dương Vân Nga
TRIỀU LÝ(1010 – 1225) ,quốc hiệu ĐẠI CỒ VIỆT, kinh đô HOA LƯ. Năm 1010 dời đô về THĂNG LONG, từ năm 1054 đổi quốc hiệu là ĐẠI VIỆT 
1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn,1010 – 1028)
2. Lý Thái Tông (1028 – 1054)
3. Lý Thánh Tông (1054 – 1072)
4. Lý Nhân Tông (1072 – 1127)
*Nguyên Phi Ỷ Lan 
5. Lý Thần Tông (1128 – 1138)
6. Lý Anh Tông (1138 – 1175)
7. Lý Cao Tông (1176- 1210)
8. Lý Huệ Tông (1211 - 1224)
9. Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh công chúa – 1225)
 Triều Lý tồn tại 216 năm thì tan rã. Trải qua 9 đời vua .
TRIỀU TRẦN(1225 – 1400), quốc hiệu ĐẠI VIỆT, kinh đô THĂNG LONG 
1. Trần Thái Tông (Tần Cảnh , 1225 – 1258)
2. Trần Thánh Tông (1258 – 1272)
3. Trần Nhân Tông (1279 – 1293)
4. Trần Anh Tông (1293 – 1314)
5. Trần Minh Tông (1314 – 1329)
6. Trần Hiến Tông (1329 – 1341)
7. Trần Dụ Tông (1314 – 1369)
8. Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)
9. Trần Duệ Tông (1372 – 1377)
10. Trần Phế Đế (1377 -1388)
11. Trần Thuận Tông (1388 – 1398)
12. Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)
* Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 
* Thượng Tướng Thái Sư Trần Thủ Độ 
*Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật 
 Như vậy triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Đế, là 12 ông vua, trị vì được 175 năm. Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy vi từ Dụ Tông và Nghệ Tông. Nghệ Tông thì hoang chơi, không lo đến chính sự, làm loạn cả kỉ cương phép nước, làm dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì bạc nhược không phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần được thể làm loạn, tự mình nối giáo cho giặc khiến cho cơ nghiệp nhà Trần tan vở .
TRIỀU HỒ (1400 – 1407)quốc hiệu ĐẠI NGU, kinh đô TÂY ĐÔ ở THANH HOÁ 
1. Hồ Quý Ly (1400)
2. Hồ Hán Thương (1401 – 1407 )
 	 *Hồ Nguyên Trừng (ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam )
TRIỀU HẬU TRẦN (1407 – 1413)
 1. Giản Định Đế (1407 – 1409)
 2. Trùng Quang Đế (1409 – 1413 )
 Từ năm 1414 đến 1417 Đại Việt năm dưới sự thống trị của nhà Minh .
TRIỀU LÊ SƠ (1428 – 1527),quốc hiệu ĐẠI VIỆT, kinh đô ĐÔNG ANH (Hà Nội)
1. Lê Thái Tổ (Lê Lợi ,1428 – 1433)
2. Lê Thái Tông (1434 – 1442)
3. Lê Nhân Tông (1443 – 1459) 
4. Lê Thánh Tông (1460 – 1497)
5. Lê Hiến Tông (1497 – 1504)
6. Lê Túc Tông (1504)
7. Lê Uy Mục (1505 – 1509)
8. Lê Tương Dực (1510 – 1516)
9. Lê Chiêu Tông (1516 – 1522)
10. Lê Cung Hoàng (1522 – 1527)
Như vậy là triều Lê Sơ kể từ Lê Thái Tổ lên ngôi (1428) đến Cung Hoàng (1527) gồm 10 đời vua, cả thảy đúng 100 năm. Nếu kể cả thời gian Lê Lợi dấy quân xưng là Bình Định Vương năm mậu tuất (1418) là 110. Đây là thời các vua Lê nắm được trọn quyền cai trị đất nước. Các nhà sử học gọi là thời Lê Sơ để phân biệt với Lê Trung Hưng về sau .
TRIỀU MẠC (1527 – 1592), kinh đô ĐÔNG ANH (Hà Nội)
1. Mạc Đăng Dung (1527 – 1529)
2. Mạc Đăng Doanh 1530 – 1540)
3. Mạc Đăng Hải (1541 - 1546)
4. Mạc Đăng Nguyên(1546 - 1561)
5. Mạc Đăng Hợp (1562 - 1592)
TRIỀU HẬU LÊ (LÊ TRUNG HƯNG )
NAM BẮC TRIỀU (1533 - 1548)
 Năm 1527 , Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê lập nên triều Mạc. Năm 1533 nhà Lê lại được dưng lên trên đất Lào. Mặc dù vua ở đất Lào nhưng đã có niên hiệu, các nhà chép sử gọi đây là thời Trung Hưng. Năm 1543 nhà Lê chiếm được Tây kinh (Thanh Hoá), từ đó nhà Lê cai quản từ Thanh Hoá, Nghệ An trở vào cùng với sự giúp đỡ của họ Nguyễn rồi họ Trịnh (Nam Triều). Vùng Bắc Bộ thuộc quyền họ Mạc (Bắc Triều). Từ đó bắt đầu một cuộc nội chiến kéo dài khốc liệt hơn 50 năm, gọi là nội chiến Nam – Bắc triều. Nhà Mạc sau đó bị nhà Lê tiêu diệt. 
Lê Trang Tông (1533 – 1548)
Lê Trung Tông (1548 – 1556)
Lê Anh Tông (1556 – 1573)
VUA LÊ – CHÚA TRỊNH
Họ Trịnh có công lớn trong việc khôi phục nhà Lê nên vua Lê Trang Tông tuy ngồi ở ngôi chí tôn nhưng quyền hành đều do Trịnh Kiểm nắm giữ .Có nghĩa là bên cạnh vua là chúa nên gọi là vua Lê – chúa Trịnh.
Lê Thế Tôn (1573 – 1599)
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH 
Lê Kính Tôn (1600 – 1619)
Lê Thần Tông (1619 – 1643 )
Lê Chân Tông (1643 – 1649)
Lê Thần Tông (1649 – 1662)
Lê Huyền Tông (1663 – 1671)
Lê Gia Tông (1672 – 1675)
Lê Hy Tông (1676 – 1705)
Lê Dụ Tông (1705 – 1728)
Hôn Đức Công (1729 – 1732)
Lê Thuần Tông (1732 – 1735)
Lê Y Tông (1735 – 1740)
Lê Hiến Tông (1740 – 1786)
Lê Mẫn Đế (1787 – 1789)
DÒNG DÕI CHÚA TRỊNH (1545 – 1786)
Thế tổ minh khang Trịnh Kiểm (1545 – 1570)
Thành tổ triết vương Trịnh Tùng (1570 – 1623)
Văn tổ nghị vương Trịnh Tráng (1623 – 1652)
Hoằng tổ dương vương Trịnh Tạc (1653 – 1682)
Chiêu tổ khang vương trịnh Căn (1682 – 1709)
Hi tổ nhân vương Trịnh Cương (1709 – 1729)
Dụ tổ thuận vương Trịnh Giang (1729 – 1740)
Nghị tổ ân vương Trịnh Doanh (1940 – 1767 )
Thái tổ tịnh vương Trịnh Sâm (1767 – 1782)
Đoạn nam vương Trịnh Tông (1782 – 1786)
An đô vương Trịnh Bồng (1786 – 1787)
DÒNG DÕI CÁC CHÚA NGUYỄN (1600 – 1802)
Nguyễn Kim (cha của Nguyễn Hoàng ) có công lớn trong việc trung hưng nhà Lê. Khi Nguyễn Kim chết thì Trịnh Kiểm tìm cách thâu tóm quyền lực thì tìm cách loại bỏ con của Nguyễn Kim, chỉ còn Nguyễn Hoàng biết giữ mình nên sống sót Nguyễn Hoàng muốn trả thù nhưng chưa biết làm sao thì được trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên: Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”(có nghĩa là :một dải núi Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời ). Hoàng nhờ chị gái nói với Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hoá(Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) .
Nguyễn Hoàng (1600 – 1635)
Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635) 
Nguyễn Phúc Lan(1635 – 1648)
Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687)
Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691)
Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725)
Nguyễn Phúc Chú (1725 – 1738)
Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765 )
Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777)
Nguyễn Phúc Anh (1780 – 1802)
TRIỀU TÂY SƠN (1778 – 1802), kinh đô PHÚ XUÂN (Huế)
Thái Đức Hoàng Đế (Nguyễn Nhạc ,1778 – 1793)
Quang Trung Hoàng Đế (Nguyễn Hụê, 1789 – 1792 )
Cảnh Thịnh Hoàng Đế (1792 – 1802)
TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1945), quốc hiệu VIỆT NAM từ Minh Mạng(1838)là ĐẠI NAM, kinh đô HUẾ (Thừa – Thiên ) 
THỜI KÌ ĐỘC LẬP
Gia Long Hoàng Đế (Nguyễn Anh, 1802 – 1819)
Minh Mệnh Hoàng Đế (1820 – 1841)
Thiệu Trị Hoàng Đế (184 – 1847)
Tự Đức Hoàng Đế (1848 – 1883)
 THỜI KÌ THUỘC PHÁP 
Dục Đức (làm vua ba ngày )
Hiệp Hoà (1883 – 1883)
Kiến Phúc (1883 – 1884)
Hàm Nghi (1883 – 1885 )
Đồng Khánh (1885 – 1888 )
Thành Thái (1889 – 1907 )
Duy Tân (1907 – 1916 )
Khải Định (1916 – 1925 )
Bảo Đại (tên thật là Vĩnh Thuỵ, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, 1926 – 1945) 
	Đã cung cấp tư liệu thì trong quá trình dạy học giáo viên cần cho HS vận dụng để các em thấy kiến thức đó là bổ ích. Có như vậy thì HS mới chịu đọc, còn không thì dù có các em cũng bỏ đó mà không dung tới.
	Chẳng hạn: khi gọi HS lên bảng ngoài các câu hỏi trong chương trình thì giáo viên có thể sử dụng câu hỏi phụ để hỏi HS về những kiến thức bổ sung như: hãy kể tên các vua thời Lý. Làm như vậy HS sẽ cố gắng đọc để biết thêm.
	Ví dụ 3. Cũng trong mục II2 – bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hóa có nói đến Nho giáo, giáo viên có thể cung cấp tư liệu nói về nội dung của Nho giáo: 
Nội dung cơ bản của Nho giáo
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó.
 1. Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). 
trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người”
- Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ. 
- Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)") 
- Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo) 
Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. 
- Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. 
- Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. 
- Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. 
- Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. 
- Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. 
Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" 
- Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha, 
- Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng, 
- Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con" 
Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh. 
- Công: khéo léo trong việc làm. 
- Dung: hòa nhã trong sắc diện. 
- Ngôn: mềm mại trong lời nói. 
- Hạnh: nhu mì trong tính nết. 
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
Đạt đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân[1]. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng. 
Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường. 
Biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "thi, thư, lễ, nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện. 
 2. Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ). 
Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). 
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).
	Cũng như trên, trong kiểm tra bài cũ có thể giáo viên đặt câu hỏi phụ cho HS nêu nội dung của Nho giáo và liên hệ thực tế tới cuộc sống bây giờ.
	Ngoài ra giáo viên còn có thể cung cấp thêm tư liệu về các nhân vật lịch sử như: Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,  cho HS.
	Làm được như vậy, khi kết thúc chương trình lịch sử lớp 7 HS sẽ có được cái nhìn khái quát về lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề và liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh.
	Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề là một yêu cầu trong dạy học hiện nay. Và thực tế dạng câu hỏi này mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Câu hỏi dạng này có không gian sử dụng rộng. Nó được sử dụng rất hiệu quả khi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề với những câu hỏi có vấn đề vì đã “đụng” vào sự tò mò của HS.
Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nói chung và môn lịch sử nói riêng là giáo dục tư tưởng cho HS. Thông qua môn lịch sử HS sẽ được bồi dưỡng thêm các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước mình, Đó cũng là điều kiện, động lực để các em cố gắng sau này lớn lên sẽ ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Việc giáo dục tư tưởng cho HS phải được tiến hành trong từng bài học. Giáo viên có thể nêu ra các tình huống có vấn đề cũng có thể liên hệ kiến thức đang học với hiện tại để thực hiện ý đồ của mình. 
	Khi thực hiện việc giáo dục tư tưởng cho HS, giáo viên phải để cho HS tự thể hiện ý kiến của mình. Có thể cho HS đặt mình vào tình huống để nêu lên ý kiến. Ý kiến của HS có thể phù hợp cũng có thể không phù hợp với quan điểm dạy học. Trong trường hợp đó giáo viên cần định hướng, giải thích cho HS hiểu vấn đề.
	Ví dụ 1. Sau khi kể cho HS nghe chuyện về thái hậu Dương Vân Nga ở bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê (mục 2 – Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê), giáo viên có thể đặt câu hỏi: nếu em là thái hậu thì trong trường hợp đó em có làm như thái hậu hay không? Thái hậu làm như vậy có chấp nhận được không?
	Trong trường hợp này giáo viên không chỉ cho một HS thể hiện ý kiến mà nên cho nhiều học sinh thể hiện ý kiến và giải thích tại sao lại làm như vậy.
	Trên cơ sở đó giáo viên cho HS thấy việc làm của thái hậu là phù hợp, bà biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, bà là tuy là phụ nữ nhưng có tầm nhìn xa. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng, 
	Ví dụ 2. Dạy mục 2 – Luật pháp và quân đội – bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước khi nói về sách lược “Ngụ binh ư nông” có thể đặt câu hỏi: quân đội ta ngày nay có thực hiện chiến lược này hay không?
	Sau khi cho HS thể hiện ý kiến, giáo viên có thể liên hệ đến việc thực hiện chế độ Quân nhân dự bị, việc cho học quân sự ở cấp THPT, cao đẳng, đại học của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Từ đó HS sẽ thấy được sự tiếp nối truyền thống của ông cha ta, đó là một điều nên làm.
	Ví dụ 3. Khi dạy bài 18 – Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV, ở mục 1 – Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. Để làm rõ việc tại sao nhà Hồ lại thất bại dù rất cố gắng chống giặc. Giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề: Nhà Hồ tuy 
có nhiều chính sách quốc phòng rất hay nhưng lại dễ dàng bị quân Minh, một đội quân không mạnh bằng Mông Cổ đè bẹp trong lúc đó quân Trần lại chiến thắng một đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ?
	Hoặc câu: Theo em cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Hồ có gì khác nhau?
	HS có thể thấy được rằng nhà Trần biết dựa vào kinh nghiệm của ông cha, có chiến lược chiến thuật hợp lí, đặc biệt biết dựa vào nhân nhân, được nhân dân ủng hộ còn nhà Hồ lại không có được những điều trên nên nhanh chống thất bại.
	Từ đó giáo viên cho HS thấy được giá trị của tinh thần đoàn kết, vai trò của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Giáo viên cũng có thể lien hệ đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.
	Trong bất cứ bài lịch sử nào giáo viên cũng đưa ra được câu hỏi nêu vấn đề và giáo dục tư tưởng cho HS. Điều quan trọng là giáo viên phải vận dụng đúng lúc, đúng chỗ mới mang lại hiệu quả cao.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả
Trên đây là một số biện pháp giúp dạy tốt môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Thống Nhất mà tôi đã thực hiện. Sau đây tôi xin trình bày kết quả đã thực hiện được:
Năm học 2014 – 2015 
Kết quả khảo sát đầu năm:
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
22
1
10
8
3
Kết quả của HK I
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
22
1
12
9
Kết quả của HK II
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
97
2. Bài học kinh nghiệm
	Trong quá trình vận dụng những biện pháp trên vào bài giảng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
	Người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa mục tiêu cần đạt với nội dung cách làm mới. Có như vậy tiết dạy mới bảo đảm nội dung.
	Khi vận dụng người giáo viên phải sếp xếp thời gian hợp lí, nếu không sẽ không đủ thời gian cho mỗi tiết dạy.
	Giáo viên phải tìm mọi cách cho HS tự nêu lên thắc mắc của mình khi nghe câu chuyện hay nhìn vào một tấm ảnh, có như vậy mới để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của các em.
	Hình ảnh khi in ra cần được ép lại để có thể sử dụng lâu dài.
	Giáo vien nên thường xuyên đặt câu hỏi có liên quan đến các tài liệu mà mình cung cấp cho các em để HS thấy rằng đọc nó rất bổ ích
Võ Nhai, ngày ... tháng ... năm 2015
 Người thực hiện
 Lường Đại Lệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các triều đại Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục)
Giáo trình Đại cương lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục)
Web QSvietnam.net
Web Lichsuvietnam.net
 Web Bachkhoatoanthu.org
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
.

File đính kèm:

  • docSKKN_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_su_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan