Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung

Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.

 Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có lời tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục của chúng ta, đó là : “Thể dục là một mục tiêu giáo dục của chúng ta,nó là cơ sở để tiếp thu tốt đức dục, trí dục và mỹ dục”.Bởi vậy chúng ta cần nhận thức sâu sắc mục đích nhiệm vụ yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh.

Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.

 Đặc thù môn thể dục ở nhà trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 23215 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHOØNG GD – ÑT THÔÙI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THỚI
š&›
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG”
Gv: Löõ Hoaøng Khang
NAÊM HỌC 2014 – 2015 
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.
	Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có lời tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục của chúng ta, đó là : “Thể dục là một mục tiêu giáo dục của chúng ta,nó là cơ sở để tiếp thu tốt đức dục, trí dục và mỹ dục”.Bởi vậy chúng ta cần nhận thức sâu sắc mục đích nhiệm vụ yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh.
Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.
	Đặc thù môn thể dục ở nhà trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em.
	Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung,các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, các trò chơi vận động.Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy chôn ốc”, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho học sinh những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này. Vì Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hoá, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái. Như vậy con người cần được phát triển toàn diện "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức" (Nghị Quyết TW 2 khóa XII). Trong đó giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giáo dục con người mới toàn diện của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Bằng những chính sách đúng đắn cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam có những bước phát triển khá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với các tiêu chuẩn quốc tế thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Tình trạng này nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Chỉ thị 36 - CT/TWT ngày 24 - 03 - 1994 của BCH TW ĐCSVN về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: "Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nên một nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế trước hết là khu vực Đông Nam Á".Chính vì thế mà trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung đổi mới chương trình phương pháp giảng dạy trong trường học các cấp. Đây là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu của hầu hết chương trình giảng dạy thể dục ở các trường phổ thông.Vì vậy giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng góp phần tác động đến sự phát triển thể lực học sinh trong nhà trường. Để đánh giá những tiến bộ của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường tìm ra nguyên nhân và biện pháp tăng cường sức khỏe thể lực của học sinh theo tinh thần Chỉ thị 36 : CT/TWT ngày 24-03-1994 của BCH TWĐ, chúng ta cần xác định thực trạng phát triển về thể lực của học sinh hiện nay. Để góp phần thực hiện đúng chiến lược của Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra, đội ngũ cán bộ giáo viên trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đổi mới công tác giảng dạy cho phù hợp hơn. Trong đó giáo dục thể chất ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh, có sức khỏe tốt giúp các em học tập tốt hơn.Học sinh THCS nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là lực lượng lao động trong tương lai thực hiện sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trình độ phát triển thể lực của lực lượng này không chỉ là vấn đề nòi giống mà còn là vấn đề chăm lo bồi dưỡng một lực lượng lao động quan trọng. Do đó, có những thông tin về thực trạng thể lực của đối tượng này đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:” Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung”.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Mục đích của đề tài:
 Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác(đạo đức, thẩm mĩ..), góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể,môi trường,...hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động,..tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,Thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo”Năm điều Bác Hồ dạy”như “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào- Đoàn kết tốt- Khiêm tốn thật thà dũng cảm”và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưõng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất để giảng dạy giúp cho các em học tốt hơn bài tập thể dục phát triển chung.
2/ Một số lỗi sai thường mắc phải khi tập bài thể dục phát triển chung.
Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác,các động tác giơ cao các em không giơ hết biên độ hoặc giơ tay cúi đầu.Không thực hiện động tác hít vào và thở ra hoặc nhịp hô quá nhanh các em không thực hiện kịp.Không biết chuyển trọng tâm ở động tác toàn thân.Không thẳng chân khi gập bụng hoặc đá chân.
3/ Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì ?
Học sinh học không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều thời gian quy định.Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung các em không còn hứng thú với việc học thể dục dẫn tới thiếu tập trung trong tiết học,học sinh không hứng thú học nên tiết học thiếu sinh động, mất trật tự.
4/ Những biện pháp:
Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả mong muốn.. Trong quá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp sau:
a/ Biện pháp thứ nhất:” Giải thích kĩ thuật”
Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh.Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.
Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kĩ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung.
b/ Biện pháp thứ hai:” Thực hiện khẩu lệnh”
Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo.
Ví dụ: Khi hô động tác “ Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành ” Động tác vươn thở..chuẩn bị”sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện.
Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm,rõ, nhanh, chính xác.Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra. Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ gây căng thẳng trong tiết học.
c/ Biện pháp thứ ba” Làm mẫu”
Khi làm mẫu , giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai ba lần. làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ vơi tòan bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh.Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hòan chỉnh, chính xác.Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “ soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh.Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “ Tay phải dang ngang, chân phải trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “ Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
III/ KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
1/ Kết quả , ứng dụng, triển khai:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi động, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh khá giỏi các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn. Đối với học sinh yếu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và hòa đồng với các bạn trong lớp.Trong khối lớp 5 tôi ứng dụng đầu tiên, trước khi ứng dụng các biện pháp trên các em tập luyện chưa nhiệt tình. Sau khi áp dụng các biện pháp trên phần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn.Học sinh hầu hết tham gia nhiệt tình, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới môn học này và quan tâm đến con em nhiều hơn.
	Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm thực tiễn. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học.
2. Kết luận:
	Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh khá giỏi các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn.Với học sinh yếu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và đồng với các bạn trong lớp. Ý thức tự giác - hứng thú học tập, rèn luyện của các em học sinh được nâng cao, tiếp thu bài hiệu quả từ đó việc áp dụng và tập luyện tại nhà được tốt hơn.
Qua thực hiện các biện pháp trên đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo và hăng say luyện tập Thể dục.
Vì thể dục là môn tiêu hao rất nhiều thể lực, giáo viên phải dạy ngòai trời do vậy trong thời gian tới bản thân tôi rất mong các cấp lãnh đạo cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn về tinh thần cũng như vật chất để giáo viên thể dục nói riêng và tòan thể các em sinh viên sư phạm sắp ra trường nhằm động viên, khuyến khích để chúng tôi an tâm công tác.
 IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định : "Thể dục đem lại kết quả diệu kỳ lắm, thần kỳ lắm . . . Thể dục là biện pháp rất màu nhiệm và không có gì quý hơn nó đâu'.
Theo chỉ thị 36 CT/TWT ngày 24- 03-1994 của BCH TWĐ về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã nêu rõ vị trí thể dục thể thao đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi người, đổi mới chương trình đào tạo vận động viên để nâng cao thành tích thể thao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thao, nâng cao uy tính thể dục thể thao nước ta trên trường quốc tế. Trong chỉ thị có đoạn viết: " . . . Cải tiến chương trình giảng dạy và rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học . . . ".
Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta coi sức khỏe của nhân dân nhất là của thanh thiếu niên là tài sản của đất nước, do vậy chăm lo sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền của toàn xã hội và đó cũng là mục tiêu cơ bản quan trọng nhất của ngành giáo dục thể chất ở nước ta.Sức khỏe là trạng thái của cuộc sống, là hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là phòng tránh các bệnh tật trong cơ thể. Sức khỏe và thể chất được xem như là một bộ phận cấu thành nền văn hóa thể chất, đó là một mặt quan trọng của đời sống là nguồn tài sản quí báu của quốc gia. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta mà trực tiếp là ngành Thể dục Thể thao và ngành y tế.
Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội là di sản quí giá của con người là sự sáng tạo và sử dụng các biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất và nâng cao sức khỏe con người. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay thì người giáo viên thể dục cần luôn luôn học hỏi cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy, phải kiên trì thuyết phục, xem công việc của bản thân là góp phần cống hiến cho cuộc sống xã hội, đất nước cho nên cần có lòng yêu nghề thực sự xuất phát từ ý nghĩ đó chúng ta mới đạt được mục đích của việc nâng cao sức khỏe, cải tạo giống nòi đúng như lời kêu gọi tập thể dục của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta.Vì thế tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quí báu này để truyền thụ kiến thức cho học sinh của mình vì học sinh tiểu học là mần non tương lai của đất nước. 
V KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, tôi thấy điều kiện sân tập, trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng, không phù hợp với khả năng, trình độ tập luyện của học sinh, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh.Nhà trường cũng như các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.Vậy để thực hiện có hiệu quả giáo dục nói chung và môn Thể Dục nói riêng, khâu bố trí và xây dựng khu tập thể dục ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơ quan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung giáo án đề ra.
Trên đây là đế tài nghiên cứu của tôi, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài trên được áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn.
 Tôi xin chân thành cám ơn!
	 Tân Lộc Bắc, ngày 04 tháng 01 năm 2015	
 Ý kiến xác nhận Người viết
của Thủ trưởng đơn vị
 Lữ Hoàng Khang

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_the_duc_tieu_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan