Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.

 Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.

 Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và đã được quan tâm ngay từ bậc học mầm non.

 Song song với sự phát triển kinh tế của đất nước, thì môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của một số người

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6044 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thống ở địa phương.
+ Trẻ biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hóa đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
 4.3. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động trong ngày.
 Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ đây là thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
 Trong từng hoạt động chúng ta đều có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Tuy nhiên chúng ta không nên quá tham về nội dung tích hợp mà quên mất nội dung chính của từng hoạt động. Điều quan trọng giáo viên phải đào sâu suy nghĩ linh hoạt xây dựng từng hoạt động trong ngày một cách tỉ mỉ, tích hợp nội dung chuyên đề một cách hợp lý.
Ví dụ : Một ngày hoạt động trong chủ đề “ Thế giới thực vật”
* Mục tiêu:
+ Trẻ biết được ích lợi của cây. 
+ Trẻ biết được cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè
+ Trẻ hiểu được một số việc làm của cô và trẻ nhằm bảo vệ môi trường: Cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Không vứt rác tuỳ tiện, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu phế thải, không nói quá to, tiết kiệm trong sinh hoạt và học tập(ăn cơm phải ăn hết xuất,không đánh đổ cơm, không bỏ cơm thừa,cơm rơi nhặt cho gọn vào đĩa. Không xả nước bừa bãi, vặn vòi nước lại khi không dùng nữa.Khi học bài biết giữ gìn đồ dùng, tiết kiệm hồ khi làm đồ dùng)
* Tiến hành các hoạt động trong ngày:
a. Đón trẻ: 
- Giáo viên đến sớm, mở cửa thông thoáng lớp học.
- Quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn quà sáng vứt rác vào thùng rác.
- Thể dục sáng nhắc trẻ không nói quá to , không nô đùa, xô đẩy nhau .
b. Trò chuyện sáng:
- Cô và trẻ trò chuyện: Hôm nay ai đưa con đi học? Bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện giao thông gì?
Khi được bố mẹ đưa đi học các con nhìn thấy hai bên đường có gì?( Cây xanh)
- Các con có biết cây xanh còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn của xe cộ đi trên đường không?
c. Hoạt động chung: Trong giờ hoạt động có chủ đích dạy trẻ học bài thơ “Cây dây leo” khi trao đổi với trẻ về nội dung bài thơ, tôi đặt câu hỏi trẻ:
- Vì sao cây dây leo phải bò ra cửa sổ ?
- Vậy muốn cây lớn nhanh ta phải làm gì ?
d. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ lao động tập thể: Cho trẻ nhặt rác trong luống rau
+ Khi cho trẻ quan sát luống rau trong trường, cô phát hiện trong luống rau có một số vỏ hộp sữa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : 
- Trong luống rau có những gì?
- Điều gì sẽ sảy ra nếu trong luống rau ngày càng nhiều vỏ hộp sữa? 
- Vỏ hộp sữa phải để ở đâu?
- Ai có thể giúp cô nhặt vỏ hộp sữa nào?
 Sau đó cô cùng trẻ nhặt rác ở trong luống rau bỏ vào thùng rác . Như vậy, trẻ đã học được cách bảo vệ môi trường.
e. Vệ sinh trước khi vào lớp:
 Tôi nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, trước khi trẻ rửa tay tôi hỏi trẻ: Làm thế nào để tiết kiệm nước?( vặn vòi nước vừa phải, rửa tay song vặn vòi nước lại, không khoát nước hoặc đùa nghịch với nước) Vì sao phải tiết kiệm nước? ( Tiết kiệm nước là đã tham gia bảo vệ môi trường).
g. Hoạt động góc:
 Đây là hoạt động mà trẻ được thể hiện sự hiểu biết và thể hiện kỹ năng của mình , vì thế tôi luôn luôn chú ý tổ chức tốt hoạt động này, đặc biệt chú ý lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều góc mở để trẻ được thể hiện hết khả năng của mình, đây cũng là thời cơ để tôi quan sát những hành vi mà trẻ thể hiện trong khi chơi, từ đó kịp thời uốn nắn cũng như khích lệ trẻ kịp thời.
 Vào những buổi hoạt động chiều tôi hướng dẫn trẻ cách chơi ở các góc , đồng thời luôn nhắc nhở trẻ trong khi chơi không được nói to, không quang ném đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. Vì nói to sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn khác, ném đồ chơi sẽ làm cho đồ chơi chóng bị hỏng , đó cũng là những hành vi không tốt đối với môi trường.
 + Góc học tập:
 - Cho trẻ xem sách tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như ( ném rác xuống ao hồ, bẻ hoa bẻ cành, không vặn vòi nước to ) và những hành vi tốt như ( lau bàn ghế, vứt rác đúng nơi quy định,đồ dùng đồ chơi cất gọn gàng ngăn nắp).Tô màu hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai
 - Cô dạy trẻ cách cầm sách xem không làm hỏng sách, không cuộn sách khi sem, không gạch, tẩy xóa trong sách, dở sách nhẹ nhàng từng trang một.
 + Góc nghệ thuật, tạo hình :
 - Hát đọc thơ về cây xanh, con vật, trường lớp có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế liệu như: Vỏ hộp, vỏ bìa, lá cây khô
 + Góc thiên nhiên: Cô cho trẻ quan sát góc thiên nhiên xem sự phát triển của cây.
 Thực hành kỹ năng chăm sóc cây: lau lá, tưới cây ,xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá rụng
h. Giờ ăn:
- Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không bỏ dở xuất ăn,cơm rơi nhặt cho gọn vào đĩa, không ngậm lâu trong miệng,không nói chuyện trong khi ăn, ăn phải nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội .Trẻ ăn xong cất bát thìa đúng nơi quy định. Lau miệng sạch sẽ, cô nhắc trẻ biết tiết kiệm nước, không vặn vòi nước lớn, dùng xong vặn vòi lại, không được khoát nước vào người nhau.
i. Giờ ngủ:
 Trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, khi ngủ không được đùa nghịch, không nói chuyện to. Ngủ dậy trẻ cùng cô cất gối chăn gọn gàng đúng nơi quy định.
k. Hoạt động chiều:
- Trẻ cùng cô vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, lau đồ chơi: Tôi chia thành các nhóm mỗi nhóm làm một việc theo hình thức thi đua.
l. Hoạt động nêu gương và trả trẻ:
- Cô động viên khen ngợi những trẻ có những hành vi tốt đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân, biết tiết kiệm hồ dán khi học tạo hình, biêt xếp gọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạtvà xứng đáng nhận phiếu bé ngoan. Đồng thời cô cũng nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt như để đồ dùng đồ chơi chơi chưa đúng nơi quy định, chưa gọn gàng, đi ngủ còn nói chuyện to, đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định. Rửa tay để nước tràn ra ngoài, thấy nước tràn mà không vặn vòi lại.
5. Phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh
- Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm vô cùng quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với từng nhóm lớp. Phối kết hợp giữa gia đình và nhóm lớp tạo nên sự liên kết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng.
- Trường tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh đúng định kỳ 3 lần/năm học. Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, giáo viên phổ biến rõ nề nếp và những quy định chung của trường về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên cần phải nói rõ ý nghĩa và tầm quan trọng về môi trường cho phụ huynh được biết.
- Cần lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh theo từng chủ điểm.
- Trao đổi thông tin cần thiết với phụ huynh trong giờ đón trẻ và trả trẻ nên trao đổi trực tiếp với phụ huynh về những hành vi tốt và chưa tốt với môi trường của trẻ khi ở lớp cũng như ở nhà, từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh, giáo dục cho phù hợp.
- Phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hằng ngày để mang đến lớp cho cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi. 
- Phụ huynh tham gia lao động vệ sinh trường lớp, tham gia trồng cây cùng với giáo viên và trẻ.
* Như vậy trường mầm non và gia đình trẻ cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau về mục đích, nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong mọi hoạt động, thể hiện tốt vai trò liên kết giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 
6. Xây dựng cảnh quan trong lớp học của trẻ :
 - Việc tạo cảnh quan trong phòng học là việc làm vô cùng quan trọng đối với tôi. Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. 
- Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật.
- Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. Còn đối với kệ góc đồ chơi, đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
7.Tạo môi trường hỗ trợ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ một cách tích cực, hiệu quả.
- Xây dựng góc thiên nhiên phong phú, gồm một số loại cây gần gũi với trẻ để tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế như tiết “làm quen môi trường xung quanh” trẻ có thể tìm hiểu thêm về sự trưởng thành của cây, từ lúc ươm cây, nảy hạt, cho đến lúc cây phát triển, giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của các cháu thêm sinh động
Bên cạnh đó trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ trong trường giáo viên hướng dẫn cho trẻ chơi bán hàng,nấu ăn, đóng vai các nhân vật bằng những lá cây, làm nón, quần ao.Ngoài ra trẻ còn biết tạo ra những sản phẩm tạo hình. Giáo viên giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà trẻ đang sống.
- Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, đảm bảo đồ dùng , đồ chơi , giá tủ, thiết bị vệ sinh như thùng rác , xô , chậu bồn cầu luôn được giữ gìn sạch sẽ. Bên cạnh những đồ dùng trực quan quen thuộc, có thể sử dụng máy vi tính như một phương tiện dạy học hiện đại, để cho trẻ xem các hình ảnh , đoạn videoclip, chơi trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đây là phương tiện dạy học hấp dẫn với trẻ nhỏ, có khả năng truyền tải kiến thức đối với trẻ một cách sống động , gần gũi, dễ hiểu. Cô sưu tầm tranh ảnh, băng hình có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết dạy
 Ví dụ: hình ảnh các trận bão, lũ lụt, cháy rừng, rác thải đỗ bừa không đúng nơi quy định, xem các cô lao công đang làm việc, bạn nhặt rác bỏ vào sọt rác, các anh chị thi đua trồng cây 
- Giáo viên sưu tầm, sáng tác những bài thơ, vè, câu đố, truyện kể với nội dung phù hợp với trẻ về bảo vệ môi trường để đưa vào các tiết học, hoạt động dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm cho trẻ khắc sâu hơn tầm quan trọng của môi trường và chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.
8.Triển khai giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục :
 Trẻ mầm non rất nhạy cảm và dễ xúc cảm, đồng cảm đối với con người, cảnh vật xung quanh do đó việc hình thành những tình cảm , kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoạn này có nhiều thuận lợi .
 Với mục đích trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường , về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống, hình thành ở trẻ những tình cảm , thái độ hành vi tích cực đối với môi trường (yêu quý , bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sạch sẽ ) dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ môi trường ở lớp học , gia đình, cộng đồng như : không xả rác bừa bãi, ngắt hoa, bẻ cây , khạc nhổ bừa bãiBiết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khoá vòi lại. Tham gia vệ sinh lau chùi sắp sếp đồ dùng, đồ chơi nhăn nắp. Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
 Việc triển khai giáo dục môi trường trong các lớp mẫu giáo được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, với quan điểm triệt để khai thác những nội dung giáo dục môi truờng có sẵn trong chương trình hiện hành , bám sát nội dung hướng dẫn giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo, giáo viên suy nghĩ tìm tòi các biện pháp lồng giáo dục môi truờng vào các hoạt động giáo dục như : dạy rong và cá, thăm nhà bà , chú đỗ con và các đề tài trong môn môi trường xung quanh như : các loài hoa, cây , 1 số con vật sống trong nhà, trong rừng, cây xanh, côn trùng, gió mưa, một số phương tiện giao thông
9. Làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu cũ hỏng.
Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tôi kết hợp với Giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
 Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. Sau mỗi việc trẻ làm tôi đều giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của mỗi việc làm đó : Vệ sinh lớp học giúp cho không khí lớp học được trong lành, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ không có bụi bẩn sẽ giúp cho các con được khoẻ mạnh, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải là một việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường vì cô cháu mình đã tiết kiện được nguyên liệu và góp phần giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường. Trẻ hiểu được từng việc làm của mình sẽ là động cơ để trẻ thể hiện những hành vi giúp cô tham gia bảo vệ môi trường.
 Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả giờ học được tăng cao.
Ví dụ:
+ Bình nước xả vải cũng làm thành cái bàn ủi ngộ nghĩnh, chai nước suối thì trở thành những chiếc ly xinh xắn 
 + Hệ thống lọc nước bằng chai nước suối, còn chậu hoa đáng yêu này được làm từ chai nước lau sàn nhà đấy!
PHẦN III: KẾT QUẢ -BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
1. Kết quả
* Về phía trẻ:
-Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường đã tăng lên rõ rệt, điều đó làm tôi rất là phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. Giúp tôi có nghị lực trong công tác.
-Trẻ biết được kiến thức ban đầu về môi trường sống của con người, và vì sao phải tham gia bảo vệ môi trường.
- Trẻ đã có thói quen về hành vi tham gia bảo vệ môi trường, có thái độ rõ ràng đối với những hành vi tốt, xấu đối với môi trường.
* Về phía cô:
- Có nhiều tiết dạy lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả cao.
- Tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
* Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh thường xuyên kết hợp với giáo viên cùng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Sưu tầm nhiều nguyên liệu cũ hỏng cùng cô và trẻ làm nhiều đồ dùng đồ chơi.
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả Giáo viên trong trường cùng thực hiện.
3. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Nâng cao nhận thức của Phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận động.
- Thực hiện tốt chuyên đề “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường” về việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để làm đồ chơi cho trẻ.
- Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám Hiệu nhà trường,sự phối hợp của các giáo viên trong tổ về ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
4. Bài học kinh nghiệm
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi đã hình thành cho trẻ hiểu biết về môi trường sống của con người. Trẻ có những kỹ năng , thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt, biết yêu quý gần gũi với thiên nhiêntích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường và ở gia đình.
Để thực hiện tốt mục tiêu này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã có một số đề xuất sư phạm như sau:
2.1 Đối với giáo viên:
+ Nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tích cực năng nổ trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy.
+ Có ý thức tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày một cách linh hoạt, phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của các hoạt động khác.
+ Các nội dung giáo dục phải được thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại trong các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi để tạo cho trẻ thói quen, hành vi, thái độ , bảo vệ môi trường ngay từ bé.
+ Cô giáo luôn luôn tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
+ Phối hợp cùng các bậc phụ huynh tuyên truyền , phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tại cộng đồng.
+ Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
 Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và Giáo viên lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp,sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.
 Do đó muốn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
+ Nghiên cứu tài liệu và xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện cũng như xây dựng kế hoạch một cách khoa học , có hệ thống.
+ Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trẻ trong việc giảng dạy.
+ Sử dụng các loại đồ dùng, tranh ảnh  phải sinh động, đẹp mắt, hấp đẫn trẻ.
+ Luôn luôn khích lệ trẻ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của mỗi việc trẻ làm đối với giáo dục bảo vệ môi trường
+ Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo ý kiến cấp trên, nghiên cứu tài liệu có liên quan để nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường cho trẻ.
2.2. Đối với trường mầm non
+ Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn. Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn.
+ Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường và thi rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ.
+ Cần có sự đầu tư, đổi mới thường xuyên liên tục về môi trường, góc thiên nhiên cho trẻ.
+ Chú trọng việc xây dựng môi trường “ xanh – sạch – đẹp” và an toàn.
+ Đào tạo cho đội ngũ giáo viên có đầy đủ nhận thức đúng đắn về giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên có điều kiện trao đổi đồng nghiệp các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non tự tin hơn.
Từ những nghiên cứu của bản thân và kết quả thực nghiệm trên, tôi thấy rằng việc đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo là phù hợp và thiết thực.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã thực hiện trên lớp tôi và đã gặt hái được một số kết quả thiết thực. Song tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của BGH, các lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để bản SKKN của tôi hoàn thiện hơn và áp dụng được trong thực tiễn giảng dạy nhiều hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 NGƯỜI VIẾT
 Kha Thị Thảo
Tài liệu tham khảo
1. Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non. Mẫu giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, 2005.
2. Dự thảo chương trình giáo dục Mầm non (2005). Viện Chiến lược và Nghiên cứu chương trình Giáo dục và Vụ Giáo dục Mầm non.
3. Xây dựng chương trình đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các trường mẫu giáo. Dự án. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, 1999.
4. Lê Văn Khoa (2002). Khoa học môi trường. Hà Nội.
5. Lê Xuân Hồng (2005). Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non (Đề tài cấp bộ và Dự án Môi trường).
Nhận xét chung về SKKN
........................................................................
	Yên Thường, ngày 12 tháng 04 năm 2013
	HIỆU TRƯỞNG
 Lê Thị Thanh Minh

File đính kèm:

  • docsang_kien_20142015.doc
Sáng Kiến Liên Quan