Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7
1. Lý do chọn đề tài:
1. 1.Cơ sở lí luận:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng vaø bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 có quy định giáo dục về môi trường , đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường ”
(trích điều 155 luật bảo vệ môi trường)
ghép thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn diện, mức độ từng phần và mức độ liên hệ thực tế. - Mức độ toàn diện: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ từng phần: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ thực tế: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic 2.3. Những nội dung đã thực hiện lồng ghép và mang lại hiệu quả: Khi dạy Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Ở mục IV. Vai trò của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về động vật có ích có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người (cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí, thể thao..) Tuy nhiên một số loại có hại truyền bệnh :trùng sốt rét, trùng kiết lị, muỗi, rận, rệp.... từ đó hạn chế môi trường phát sinh của động vật có hại ( không chứa nước trong chum, vại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng...) để đảm bảo sức khoẻ cho con người, học sinh hiểu được liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người, từ đó có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Khi dạy Bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Ở mục 3.(II).Bệnh sốt rét ở nước ta, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân, diệt muỗi, bọ gậy, bỏ màn khi ngủ, ăn uống hợp vệ sinh. Khi dạy Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh. Phần II.Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. Từ giá trị thực tiễn của động vật nguyên sinh ( làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ; gây bệnh ở động vật; gây bệnh ở người; có ý nghĩa về địa chất) giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Khi dạy Bài 11. Sán lá gan. Mục 2 (III).Vòng đời của sán lá gan, giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, phòng chống giun sán kí sinh cho con người và vật nuôi. Khi dạy Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Ở mục I. Một số giun dẹp khác, giáo viên giáo dục học sinh cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Cần giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống. Khi dạy Bài 13. Giun đũa. Ở mục 2 (IV).Vòng đời của Giun đũa, giáo viên giới thiệu H 13.3 và H13.4 và giảng giải giun đũa kí sinh trong ruột người, trứng giun đi vào cơ thể qua con đường ăn uống ( rau sống, quả tươi....), giáo dục ý thức vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân khi ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh. Khi dạy Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn. Ở mục I. Một số giun tròn khác, giáo viên giới thiệu hình ảnh của một số giun tròn (giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ...) Hầu hết giun tròn sống kí sinh và gây nhiều tác hại cho người, động vật, thực vật từ đó hình thành ý thức học sinh cần giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. Khi dạy Bài 15. Giun đất. Mục “Em có biết”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục này và dùng phương pháp thuyết trình để giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích , đặc biệt là giun đất đã làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất thông qua hoạt động sống của chúng từ đó học sinh có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất làm thức ăn. Như Đacuyn đã nói: giun đất là “chiếc cày sống”, cày đất trước con người rất lâu và còn cày đất mãi mãi. Khi dạy Bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm. Mục II.Vai trò của thân mềm, thông qua bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm/tr 72 sau khi học sinh tìm tên đại diện của thân mềm, giáo viên giáo dục thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là thức ăn cho động vật khác, có giá trị về mặt địa chất) và đời sống con người (làm thực phẩm, làm sạch môi trường nước, làm đồ trang sức, vật trang trí, có giá trị xuất khẩu ) nên cần phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm, đồng thời giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ chúng. Khi dạy Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác. Mục II.Vai trò thực tiễn, yêu cầu học sinh tìm đại diện các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ chúng. Khi dạy Bài 25. Nhện và đa dạng của lớp Hình nhện. Mục II. Sự đa dạng của hình lớp nhện, Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của lớp hình nhện (đối với loài có lợi: nhện chăng lưới, nhện nhà...) trong tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng phát triển bằng cách bảo vệ môi trường sống. Khi dạy Bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Mục 2 (II).Vai trò thực tiễn của sâu bọ, giáo viên giảng giải: Một số sâu bọ vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng → giáo dục ý thức bảo vệ những loài sâu bộ có lợi Khi dạy Bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp. Mục III.Vai trò thực tiễn, yêu cầu học sinh tìm tên đại diện có ở địa phương thuộc 3 lớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ và cho biết loài có lợi loài có hại đối với con người và tự nhiên từ đó học sinh thấy được động vật ngành Chân khớp có vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, có vai trò trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái...Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ những loài động vật có ích, tạo điều kiên thuận lợi cho chúng phát triển. Khi dạy Bài 34. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Cá. Mục III.Vai trò của cá, giáo viên thông qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương( nổ mìn, dùng thiết bị rà cá bằng điện...) để giáo dục học sinh lựa chọn cách đánh bắt cá có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài. + GV: Ở địa phương em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào? + HS: Dùng lưới, dùng nom, dùng nhá, dùng câu, dùng xung điện, dùng thuốc nổ + GV: Trong những biện pháp trên, biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện pháp nào có hại cho nhiều loài sinh vật? + HS: Dùng lưới, dùng câu đem lại hiệu quả lâu dài vì như thế ta chỉ bắt một số cá có kích thước nhất định mà không làm tổn hại đến những con khác. Do đó chúng có thể sinh sản và duy trì nòi giống. Dùng xung điện, dùng thuốc nổ sẽ gây hại cho các loài sinh vật dưới nước, làm chết và lãng phí nguồn lợi cá. + GV: Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp? Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? Học sinh sẽ trả lời là bảo vệ môi trường nước, sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý.. Nghiên cứu mức độ liên quan tới môi trường của mỗi tiết dạy để lựa chọn giải pháp phù hợp. Giáo dục môi trường bằng hình thức vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống. Từ đó giáo dục học sinh: muốn phát triển nguồn lợi từ cá ta cần phải bảo vệ môi trường nước không bị nhiễm bẩn. Cần phải có ý thức bảo vệ các loài cá trong tự nhiên, khuyến cáo mọi người không dùng điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ đánh bắt cá để góp phần bảo tồn các loài cá, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước, chú ý gây nuôi các loài cá có giá trị kinh tế. Khi dạy Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. Mục IV.Vai trò của lưỡng cư, giáo dục học sinh Lưỡng cư là động vật có ích cho nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có giá trị, là vật thí nghiệm trong sinh lí học. Nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏVì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lưỡng cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích và gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế. Khi dạy Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát. Mục IV. Vai trò, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loài bò sát vì đa số bò sát có ích cho nông nghiệp, có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mỹ nghệ,Vì vậy cần được bảo vệ gây nuôi những loài bò sát quý. Khi dạy Bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim. Mục III.Vai trò của chim. Từ các nguồn lợi do chim mang lại như: Chim ăn các loại sâu bọ, ăn các loài gặm nhấm làm hại nông lâm nghiệp, chim làm cảnh, cung cấp thực phẩm, làm cảnh...Trong tự nhiên chim giúp cho việc phát tán cây rừng...giáo viên giáo dục chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ các loài chim có ích, không săn bắt bừa bãi. Khi dạy Bài 51. Đa dạng của lớp Thú – Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng. Mục III. Vai trò của thú, sau khi phân tích vai trò của thú đem lại rất nhiều nguồn lợi cho đời sống con người và trong tự nhiên, với số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là thú hoang dã, do đó mỗi chúng ta cần có biện pháp bảo vệ thú, bảo vệ động vật hoang dã, cấm săn bắn buôn bán động vật trái phép, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi những động vật có giá trị kinh tế. Khi dạy Bài 55. Tiến hóa về sinh sản. Giáo viên giải thích sinh sản là quy luật tự nhiên để phát triển nòi giống, tuỳ theo hình thức sinh sản mà tạo điều kiện thuận lợi để động vật thụ tinh, chăm sóc trứng, chăm sóc con... Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản. Khi dạy Bài 56. Cây phát sinh giới động vật. Giáo viên phân tích và giảng giải cho học sinh sự phức tạp hóa về cấu tạo của động vật trong qúa trình phát triển lịch sử, gắn liền với sự chuyển dời đời sống từ nước lên cạn, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi địa chất và khí hậu, một số sinh vật không thích nghi đã bị tuyệt diệt trong cuộc “đấu tranh sinh tồn” và ngay cả dưới tác động của con người. Và đặc biệt cần chú ý là nhiều loài động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Khi dạy Bài 58. Đa dạng sinh học. Mục II. Những lợi ích của đa dạng sinh học và mục III. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học: nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. nghiêm cấm săn bắt, buôn bắn động vật hoang dã, thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học. Khi dạy Bài 59. Biện pháp đấu tranh sinh học. Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học từ đó học sinh thấy được biện pháp đấu tranh sinh học có vai trò tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sinh vật có ích và sức khoẻ con người. Qua đó, học sinh tìm được biện pháp phù hợp nhất và an toàn cho môi trường ở địa phương mình. Khi dạy Bài 60. Động vật quý hiếm. Yêu cầu học sinh tìm hiểu 4 cấp độ đe dọa tuyệt chủng một số loài động vật quý hiếm ở Việt Nam có xu hướng ngày càng giảm sút, từ đó đề ra các biện pháp: Bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn buôn bán bắt giữ động vật trái phép, xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế. Liên hệ thực tế ở địa phương, đang diễn ra tình trạng một số người dân sử dụng súng tự chế, súng cồn...vào rừng để săn bắn các loài động vật quý hiếm. Tình trạng mua bán, trao đổi động vật quý hiếm diễn ra hàng ngày ở trong các bản làng. Do đó, học sinh cần nhận thức được mặt trái của vấn đề, từ đó tuyên truyền và vận động người thân trong làng mình chấm dứt việc vào rừng săn bắn thú quý hiếm. 3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện: 3.1. Bài học kinh nghiệm. Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THCS trong đó có môn Sinh học nói chung và Sinh học 7 nói riêng, là môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình sinh học 7 điều có khả năng đề cập các nội dung giáo duc môi trường. Tuy nhiên khi soạn giáo án, giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung giáo dục môi trường phù hợp để đưa nội dung bài giảng dưới dạng lồng ghép hay lieân hệ. Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường, để mang lại sự thành công cao giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép. - Tránh làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có, xem xét và chọn lọc những nôi dung có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường một cách thuận lợi nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. - Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, lieân hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy ví dụ gần với đời sống của học sinh và đảm bảo thời lượng của một tiết học. Ngoài ra hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ có giáo viên dạy Sinh học mà còn có nhiều lực lượng khác trong nhà trường và phải được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. - Hoạt động dạy học bảo vệ môi trường được đưa vào kế hoạch từ đầu năm thông qua hội nghị cán bộ công chức. - Thông qua Đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm. - Liên hệ, phối kết hợp với chính quyền địa phương các ý kiến đề xuất kịp thời để góp phần tạo môi trường xung quanh nhà trường và trong cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn. 3.2. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài: Với sự vào cuộc của các cấp quản lí giáo dục, sự hợp tác của tập thể sư phạm các nhà trường, sự hứng thú học tập của học sinh, tôi tin tưởng đề tài sẽ mang lại hiệu quả giảng dạy tốt. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mạng Internet ngày càng phát triển cũng là điều kiện tốt giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm, thu thập tư liệu dễ dàng. Để có sự thành công đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tòi tư liệu liên quan, những hình ảnh, câu chuyên minh họa thiết thực gần gũi nhất để giúp học sinh dễ hiểu, nhận biết, nếu có được những ví dụ, câu chuyện ở địa phương, trong học sinh thì hiệu quả giáo dục sẽ càng cao. Tùy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp lồng ghép thích hợp nhất. Sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Có hình thức phù hợp khuyến khích những học sinh có ý thức và kết quả học tập tốt. Giáo dục học sinh luôn luôn chuẩn bị đầu đủ những hiểu biết cần thiết cho nội dung bày sắp học có liên quan đến môi trường đặc biệt là sưu tầm tư liệu, mẫu vật, hình ảnh... có liên quan. III. KẾT LUẬN: 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy với những cố gắng của bản thân, sự hợp tác tích cực của học sinh và cán bộ, giáo viên nhà trường việc thực hiện lồng ghép các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong Sinh học 7 đã mang lại những hiệu quả đáng kể: Học sinh đã nắm vững các nội dung kiến về môi trường như : Môi trường là gì? Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường? Vì sao cần phải bảo vệ môi trường? Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung quanh. Khi đã nắm vững kiến thức môi trường, các em sẽ có ý thức, thái độ, cách cư xử với phù hợp với môi trường, bức xúc trước hiện trạng của môi trường chưa tốt ở xung quanh mình, trong và ngoài nhà trường, từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn tài nguyên môi trường. Từ chỗ biết giữ gìn về sinh trong phòng học, ngoài phòng học đến toàn bộ cảnh quan nhà trường, không vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống, bảo vệ các sinh vật trong hệ sinh thái, các địa danh thắng cảnh của quê hương đất nước, cùng tuyên truyền đến tất cả mọi người cùng tham gia. Về kĩ năng: Học sinh biết thu thập thông tin phán đoán, đánh giá hiện trạng môi trường: Sạch hay không sạch ô nhiễm hay không ô nhiễm; kỹ năng thực hiện một số hành động trong trường học như giữ vệ sinh lớp học, sân trường, biết gom rác bỏ vào thùng, đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, lau bảng bằng khăn ẩm, kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường. Năm học 2013- 2014, áp dụng dạy thực nghiệm lớp 7A và một lớp đối chứng cụ thể lớp 7B Năm học Lớp SSHS Giỏi Khá Trung bình Trên trung bình Yếu kém Lớp dạy thực nghiệm 7A 32 6 12 12 30 2 0 Lớp dạy không thực nghiệm 7B 33 3 8 18 29 4 1 Kết quả 3 năm sau khi áp dụng việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thì nhận thức về việc bảo vệ môi trường của các em học sinh khối 7( từ năm 2014 đến 2017) như sau: Năm học SSHS Giỏi Khá Trung bình Trên trung bình Yếu kém 2014- 2015 56 12 22 19 53 2 1 2015- 2016 60 15 25 18 58 1 1 2016- 2017 64 18 30 15 63 1 0 Sau khi áp dụng đề tài “ lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học 7” đã thu được kết quả về tỉ lệ học sinh trên trung bình như sau: năm học 2014- 2015: 94%; năm học 2015- 2016: 96,6 %; năm học 2016- 2017: 98%. 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của một xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta. Trong Thông điệp Ngày Môi trường thế giới năm 2015 đã hướng đến nội dung thiết thực với chính mỗi con người, với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ là sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững. Điều đó có nghĩa là phát triển kinh tế không thể khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng. Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập, nếu môi trường xung quanh ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Chính vì vậy thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường rất đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường đang bị tàn phá bởi tốc độ đô thị hoá nhanh, sự tăng nhanh của các khu công nghiệp...,sự thiếu ý thức của con người khi tác động vào tự nhiên và sự biến đổi bất thường của thiên nhiên. Lứa tuổi học sinh lớp 7 là lứa tuổi vẫn còn nhạy cảm với cái mới, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, nếu giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì đó là một tác động rất to lớn. Từ đó có thể mở rộng trong cộng đồng dân cư nơi các em đang sinh sống thì sẽ có một hiệu quả thiết thực. Khi đó chắc chắn môi trường của chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn. Đó cũng là động cơ giúp các em học tập và rèn luyện hạnh kiểm tốt hơn. Giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà trường phổ thông nói chung và ở trường PTDT BT THCS Lơku nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc lồng ghép trong từng nội dung bài giảng. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy ở bộ môn Sinh học 7 ngày càng tốt hơn. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của mình, những nội dung đã trình bày ở trên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn! Lơku, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Người thực hiện BÙI THỊ LƯƠNG IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách sinh học 7 Bộ GD & ĐT Sách Giáo viên Sinh học 7 Bộ GD & ĐT Trang giáo án Violet Violet.vn Luật Môi trường 2014 Thư viện pháp luật Nghị quyết 41- NQ/ TW Thư viện pháp luật ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG MỤC LỤC
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem long ghep noi dung giao duc bao ve moi truong trong mon sinh hoc 7_12307959.doc