Kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm thực hành để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy bộ môn Hoá học lớp 8

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 I.1. Lí do khách quan.

Trước những yêu cầu đổi mới của xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo với những tiến bộ của khoa học công nghệ, sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự thách thức cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học.Giáo dục là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội . Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã xác định :” phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

 Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó nội dung và phương pháp dạy học của môn học phải được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của HS. Từ năm 2002 – 2003 chương trình và sách giáo khoa mới môn hoá học đã được thực hiện trong đó SGK đã thể hiện sự đổi mới ở tăng cường các tiết dành cho thí nghiệm thực hành, sử dụng thí nghiệm như một nguồn cung cấp kiến thức mới. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm để khai thác, khắc sâu kiến thức là rất quan trọng trong quá trình dạy học

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 5371 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm thực hành để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy bộ môn Hoá học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
Theo nghĩa rộng phương pháp thực nghiệm gồm các giai đoạn: Sự kiện khởi đầu => Giả thuyết => Hệ quả => Thí nghiệm kiểm tra .
Khi vận dụng phương pháp thực nghiệm cần chú ý tới các điều kiện dạy học, đặc điểm kiến thức, đặc điểm người học để vận dụng ở các mức độ khác nhau.
Việc tạo ra sự kiện khởi đầu ( Mô tả hiện tượng trong thực tế đưa ra một bài toán, mô tả hay tiến hành một thí nghiệm ) có vai trò rất quan trọng thúc đẩy quá trình nhận thức. Tuy nhiên do đặc trưng bộ môn nên cần khai thác triệt để các thí nghiệm hoá học nhằm tạo ra tình huống có vấn đề, hoặc để lựa chọn sự kiện khởi đầu phù hợp, giai đoạn này sẽ quyết định sự thành công của giờ học. Các sự kiện khởi đầu tạo điều kiện cho học sinh phát hiện mâu thuẫn và gợi ý phương hướng giải quyết vấn đề. Trên cơ sở người giáo viên nắm vững vấn đề và hiểu trình độ học sinh việc tổ chức sự kiện khởi đầu tốt sẽ có tác dụng :
- Thu hút sự chú ý của học sinh .
- Làm xuất hiện mối quan hệ chi phối hiện tượng .
- Tạo điều kiện cho học sinh thu thập đầy đủ thông tin để đưa ra các dự đoán về các mối quan hệ có tính quy luật.
2. Sử dụng thí nghiệm biểu diễn, minh hoạ phù hợp với hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học .
Các thí nghiệm này thường được sử dụng để tìm hiểu kiến thức mới, nhờ những thí nghiệm này mà học sinh có thể thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu, tạo điều kiện cho tư duy trực giác của học sinh. Tuỳ theo mức độ của thí nghiệm và khả năng thực hiện của học sinh mà yêu cầu học sinh hoặc giáo viên làm. Khi hướng dẫn học sinh thí nghiệm cần chú ý để học sinh vận dụng được vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình để đối chiếu, so sánh với những sự kiện vừa thí nghiệm. Cần định hướng sự chú ý của học sinh vào các vấn đề sau :
- Diễn biến của hiện tượng.
- Một hay nhiều hiện tượng diễn ra trong một thí nghiệm.
- Chiều hướng của sự biến đổi .
- Dấu hiệu bản chất của sự biến đổi.
Hình thức thí nghiệm này đặc biệt khuyến khích học sinh mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Khi thí nghiệm xác nhận dự đoán của mình là đúng học sinh rất phấn khởi, tin tưởng vào bản thân . Từ đó khắc phục tâm lý thường giặp ở học sinh khi học hoá học .
3. Kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh:
Từ thực trạng của việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn hoá học trong giai đoạn hiện nay. Tôi đề xuất quy trình thí nghiệm của học sinh để nghiên cứu bài mới gồm các bước sau:
- Xác định nhiệm vụ học tập : Làm cho học sinh có nhu cầu thí nghiệm và ý thức được nhiệm vụ thí nghiệm .
- Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Học sinh nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, quan sát được một số hiện tượng cơ bản của thí nghiệm hoặc các ý chính của một khái niệm, xây dựng mẫu phiếu học tập.
- Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm: Sau khi được hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm học sinh tự thí nghiệm theo nhóm. Quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, ghi các hiện tượng quan sát được ra phiếu học tập, rút ra nhận xét, giải thích và viết phương trình hoá học. 
- Đánh giá, chính xác hoá, vận dụng, mở rộng kiến thức: Hoàn chỉnh,chính xác hoá khái niệm, vận dụng khái niệm để giải quyết nhiệm vụ học tập mới.
Sau đây là tóm tắt đặc điểm của mỗi bước:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ hoc tập
Giáo viên nêu lại hoặc đặt câu hỏi kiểm tra để gợi lại vốn kiến thức cũ ( có được do đã học hoặc kinh nghiệm thực tế) của học sinh về kiến thức sẽ được học (nghiên cứu tính chất của một chất cụ thể). Gợi ý cho các em thấy rằng vốn kiến thức đó còn chưa phản ánh được đầy đủ mà cần được tìm hiểu tiếp. Qua đó làm xuất hiện nhu cầu thí nghiệm, nghiên cứu thêm ở các em.
Với trình độ còn hạn chế học sinh THCS, do vậy tính có vấn đề của nhiệm vụ học tập chỉ nên dừng lại ở mức độ các em nhận rõ được những kiến thức đã có của mình và có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về nó. Do đó, sau khi đã huy động hoặc trang bị mới một số kiến thức ban đầu cho Học sinh , Giáo viên có thể diễn đạt giúp các em nhiệm vụ học tập bằng một câu hỏi hoặc yêu cầu.
Ví dụ : Dạy bài: Tính chất hoá học của hiđrô
 (hoá học 8 )giáo viên nên đặt câu hỏi.
?Để xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại chúng ta phải làm thế nào? 
Các em cần phải tiến hành một số thí nghiệm để trả lời câu hỏi đó.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.
Trong bước 2, Giáo viên giới thiệu các dụng cụ và hoá chất cần để tiến hành thí nghiệm và làm mẫu việc thí nghiệm, đồng thời hướng dẫn học sinh các bước tiến hành thí nghiệm để hình thành mẫu phiếu học tập và rút ra được các nhận xét sơ bộ về hiện tượng quan sát được. 
Ví dụ : Khi dạy bài tính chất hoá học của hiđrô ( hoá học 8 Giáo viên giới thiệu các dụng cụ vá hoá chất cần cho thí nghiệm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm điều chế hiđrô rồi dẫn qua ống đựng đồng (II)oxit.)
- -> Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng.
-> Từ đó giáo viên và học sinh cùng hình thành nên mẫu phiếu học tập:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét
Phương trình hóa học
1
2..
Bước 3: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành một số nhóm, trong điều kiện các trường có phòng học bộ môn thì giáo viên nên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ thí nghiệm độc lập, sau khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm các em thảo luận và rút ra nhận xét và ghi vào các ô còn để trống của phiếu học tập. Trong khi các em thí nghiệm và thảo luânh nhóm giáo viên bao quát lớp, đến gần các nhóm, phát hiện được các khó khăn của mỗi nhóm để gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ .
Sau đó các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, cả lớp theo dõi và góp ý bổ xung , giáo viên chỉnh lí lại các câu nhận xét để học sinh sửa trong phiếu học tập của mình . Giáo viên cũng có một phiếu học tập lớn ở bảng phụ, việc ghi nhận xét vào từng ô được thực hiện bằng cách đính dần vào đó các mảnh giấy ghi sẵn nội dung .Kết thúc hoạt động trên , giáo viên đã hướng dẫn học sinh ghi được vào phiếu học tập các nhận xét và rút ra được các kiến thức cơ bản cần tìm hiểu.
Ví du: Sau khi học sinh tiến hành thí nghiệm tác dụng của oxi với sắt. thì học sinh sẽ ghi được đầy đủ các thông tin vào các ô còn trống trong phiếu học tập trên như sau:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét
Phương trình hóa học
Fe cháy trong không khí
Fe cháy trong oxi
Tác dụng của oxi với Sắt 
Sắt và than cháy nóng đỏ trong không khí.
Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
ở nhiệt độ cao Sắt đã tác dụng với phi kim Oxi sinh ra oxit sắt từ là hỗn hợp của Sắt (II,III oxit)
3Fe + 2O2 Fe3O4 
Bước 4: Đáng giá, chính xác hoá, vận dụng, mở rộng kiến thức.
	Giáo viên kết hợp với học sinh đánh giá hoạt động thí nghiệm của từng nhóm học sinh (Nếu hoạt động này chưa được thực hiện xen kẽ thông qua việc góp ý, bổ xung, chỉnh lí các câu nhận xét ở bước 3 ). Trong bước 4, giáo viên đưa ra câu nhận xét chung về tinh thần, kết quả thí nghiệm để động viên học sinh và xác nhận lại tính đúng đắn của các nội dung được ghi trong phiếu học tập .
	Chính xác hoá kiến thức là hoàn chỉnh, bổ xung khái niệm mà học sinh đã xây dựng qua hoạt động thí nghiệm ở bước 2 và bước 3. Việc chính xác hoá sẽ làm cho kiến thức trở thành trìu tượng, khái quát hơn và qua đó sẽ phản ánh đầy đủ và bản chất hơn. 
Ví dụ: Sau khi học sinh nghiên cứu xong phần tính chất hoá học của oxi giáo viên có thể vận dụng và mở rộng kiến thức bằng cách cho học sinh làm bài tập sau: 
	Viết các phương trình phản ứng của oxi tác dụng với các chất sau:
Các bon
Hiđro.
Nhôm.
? Em có rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của oxi ?
	Việc mở rộng kiến thức chính là khai thác thêm kết quả thí nghiệm, chủ yếu thực hiện bằng sự suy luận của học sinh , làm cho các em hiẻu sâu sắc hơn kiến thức đã được xây dựng. Việc mở rộng kiến thức còn có tác dụng làm cho các em thấy rõ hơn ý nghĩa của kiến thức đã lĩnh hội được, do đó cũng có tác dụng bồi dưỡng hứng thú học tập và giúp cho việc vận dụng kiến thức được tốt hơn, từ đó giúp cho việc bồi dưỡng phát triển thái độ đúng đắn của học sinh trong học tập bộ môn. 
	* Vài nhận xét và lưu ý về vấn đề đã được nêu trên:
- Với cách thực hiện bài dạy gồm 4 bước thứ tự như trên học sinh được thực hành thí nghiệm , rút ra được kiến thức cần lĩnh hội, rèn luyện được các kỹ năng học tập và các thao tác tư duy, bồi dưỡng hứng thú học tập sau mỗi thành công của quá trình thí nghiệm.
- Các kiến thức, kỹ năng của các em liên tục được huy động trong các tình huống kế tiếp nhau, lúc đầu là kiến thức, kinh nghiệm cũ được huy động để tạo tình huống chung cho cả tiết học (Bước 1- Xác định nhiệm vụ học tập). Trong quá trình thí nghiệm các em tự mình được tiến hành thí nghiệm, quan sát các hiện tượng. Tự suy nghĩ để giải thích các hiện tượng quan sát được và tự mình rút ra các kết luận về chiều biến đổi của chất. (Bước 2 – Bước 3: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm).
Kết quả các bước đó lại được vận dụng ngay ở bước 4 (chính xác hoá, mở rộng kiến thức). Các bước được phân định khá rạch ròi nhưng lại hỗ trợ nhau như vậy nên học sinh vừa được “ tạm nghỉ” sau mỗi hoạt động, lại vừa tích cực chuẩn bị để hào hứng bước vào hoạt động tiếp sau. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm này của tiến trình bài dạy để có những câu nói, những cách thức điều khiển sự chuyển tiếp linh hoạt các hoạt động của học sinh.
Như vậy mỗi bài học trên lớp có ít nhất bốn tình huống học tập: Mỗi hoạt động là một tình huống lớn, các bước 2, bước 3, bước 4 ứng với ba tình huống nhỏ. Mỗi tình huống đó đều phải là một sẩn phẩm có chủ ý do Giáo viên thiết kế ra, trong đó học sinh chủ động thí nghiệm, suy nghĩ để bổ xung, điều chỉnh kiến thức nhằm giải quyết vấn đề đã được đặt ra.
*Ví dụ : Vận dụng quy trình hoạt động thí nghiệm trong dạy học bài:
 Tiết 55 : NƯỚC 
1.Mục tiêu:
 - Học sinh biết và hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước.
 - Học sinh hiểu và viết được phương trình hoá học thể hiện được tính chất hoá học của nước.
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo phương trình hoá học.
 - Học sinh biết được những nguyên nhân làm ô nhiểm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiểm, có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiểm.
2. Chuẩn bị: Nếu vấn đề, đàm thoại, quan sát. 
 - Dụng cụ: Côc thuỷ tinh, phễu, ống nghiệm, muôi sắt, lọ thuỷ tinh nút nhám đã thu sẵn khí oxi.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm.
4.Tiến trình lên lớp:
4.1. Ổn định: Sĩ số 	
4.2.Kiểm tra bài cũ:
4.3. Bài mới:
Hoạt động 1 :5phút
GV cho HS quan sát 1 cốc nước hoặc liên hệ thực tế 
 ? Cho biết tính chất vật lí của nước
Giáo viên nhận xét và bổ xung đi đến kết luận:
 Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC, hoá rắn ở 0ºC, D = 1g/ml.
 Hoạt động 2 : 10phút
Giáo viên đặt vấn đề:
 Tại sao có thể dùng thau chậu làm bằng nhôm để dựng nước ? Theo em nước có những tính chất hoá học nào? Nếu có thì em hãy dự đoán sản phẩm tạo thành? 
 Chúng ta hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của các em:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:Cho mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa 10ml nước . HS quan sát và ghi lại hiện tượng ,nhận xét. 
Sau đó cho một mẩu Natri vào cốc chứa 10ml nước trên .
Yêu cầu học sinh theo dõi, quan sát hiện tượng và hoàn thành mẫu phiếu học tập sau:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích và dự đoán sản phẩm tạo thành
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Phản ứng của nước với Natri
Giáo viên phát dụng cụ và hoá chất cho các nhóm và yêu cầu học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập trên.
Các nhóm học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích và dự đoán sản phẩm tạo thành
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Phản ứng của nước với Natri
- Viên Natri tan dần. Có bọt khí thoát ra.
- Giấy quỳ tím chuyển màu xanh.
- Do Natri phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ Natrihidroxit.
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất hoá học này của nước 
 Ở nhiệt độ thường nước có thể tác dụng với một số kim loại khác như K, Ca, Ba...tạo thành dung dịch bazơ.
Hoạt động 2. Phản ứng với Canxi oxit? (10phút)
	GV hướng dẫn HS làm TN: Cho vào bát sứ 1 cục nhỏ vôi sống CaO. Rót một ít nước vào vôi sống. Nhúng một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch nước vôi .
 - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập sau:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích và dự đoán sản phẩm tạo thành
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Phản ứng của nước với Caxioxit
Giáo viên phát dụng cụ và hoá chất cho các nhóm và yêu cầu học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập trên.
Các nhóm học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét và dự đoán sản phẩm tạo thành
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Nước tác dụng với canxioxit
- Giấy quỳ tím chuyển màu xanh.
- Do tạo thành dung dịch bazơ 
canxihidro xit
CaO+ 2H2O 2Ca(OH) 2 
.
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất hoá học của nước?
 Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hóa hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh
 PTHH : CaO + H2O Ca(OH)2.
Hoạt động 3. Phản ứng với oxit axit?(10phút)
	GV tiến hành thí nghiệm : Cho nước hoá hợp với điphot pentaoxit. Nhỏ 1 vài giọt tạo thành lên mẫu giấy quỳ tím.
 - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập sau:
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích và dự đoán sản phẩm tạo thành
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Phản ứng của nước với điphôtphopentaoxit
Các nhóm học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích và dự đoán sản phẩm tạo thành.
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Phản ứng của nước với điphôtphopentaoxit
 - Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
- Do tạo thành dung dịch axit nitric.
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất hoá học của nước?
 Hợp chất tạo ra do oxit axit hóa hợp với nước thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
 PTHH : P2O5 + 3H2O 2H3PO4	
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của nước :5phút
Giáo viên cho học sinh nêu vai trò của nước.
4.4.Luyện tập – củng cố: 5phút
Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau:
1. Hoàn thành PTHH sau :
	a. K + H2O - ->
	b. CaO + H2O - -> 
	c. CO2 + H2O - - >
2. Tính thể tích khí Hiđro tạo thành khi cho 3,9g kali và 4,6g Natri tác dụng với nước.
4.5.Hướng dẫn về nhà: 
Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5/139 – SGK.
Đọc mục: “ Em có Biết?”
 PHẦN BA : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua kinh nghiệm cho thấy: Sau khi các em được hoạt động thí nghiệm các em nắm kiến thức một cách chắc chắn và cơ bản hơn. Cụ thể: Qua kết quả ở trên cho thấy kiến thức của các em ngày càng vững vàng hơn. Điểm các bài kiểm tra sau cao hơn các bài trước, tỷ lệ học sinh yếu kém và trung bình cũng giảm đáng kể so với trước.
Những năm học trước khi chưa áp dụng phương pháp này trong giảng dạy thì hầu hết các em học sinh chưa có hứng thú trong học tập bộ môn hoá học. Theo các em hoá học là một môn phụ không hấp dẫn các em. Nhưng khi tôi áp dụng kinh nghiệm này trong giảng dạy thì đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em học sinh. Cụ thể sau một số năm tôi áp dụng kinh nghiệm này trong dạy học bộ môn hoá học thì tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng hơn trước.
Qua các bài giảng, khảo sát lại học sinh tôi thấy các em rút ra kiến thức của bài học và nhớ kiến thức lâu hơn qua các hoạt động thí nghiệm của các em. Thế nhưng không phải thí nghiệm nào cũng thành công, mà tôi thấy qua những giờ dự cũng như chính bản thân mình đã dạy. Có những thí nghiệm đem lại hiệu quả chưa cao, qua nhiều những thành công và thất bại tôi rút ra được những nguyên tắc khi sử dụng thi nghiệm trong giảng dạy là:
- Thí nghiệm phải đảm bảo thành công.
- Thời gian biểu diễn thí nghiệm không quá kéo dài .
- Khi trình bày phải rõ ràng gắn gọn chính xác.
- Tập chung được sự chú ý của học sinh .
II. KẾT LUẬN
	Để phù hợp với đặc trưng của bộ môn “Khoa học thực nghiệm” Thì việc tiến hành các thí nghiệm hoá học là hết sức cần thiết. Thông qua những việc làm này học sinh đã được trực tiếp quan sát, nhận xét, giải thích và tìm tòi kiến thức mới một cách chủ động. Rèn luyện cho học sinh thao tác thực hành, kĩ năng quan sát, phân tích, giải thích một số hiện tượng hoá học. Giúp các em biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Phát huy khả năng phán đoán, óc tổng hợp, kết luận theo hướng quy nạp và diễn giải.
Để phát huy tốt tính tích cực sáng tạo, tìm tòi của học sinh trong việc tiến hành các thí nghiệm hoá học, người giáo viên phải có những lời nói, việc làm mang tính khuyến khích động viên hơn là sự bắt buộc. Có sự kiểm tra, đánh giá việc làm của học sinh một cách thoả đáng, tạo cho học sinh niềm vui, hứng thú với công việc. Như vậy việc tiến hành thí nghiệm hóa học không chỉ là phát huy tính tích cực của đông đảo học sinh mà còn phát hiện bồi dưỡng những năng lực tiềm tòi trong các em.
Việc tổng hợp khéo léo các phương pháp dạy nêu trên nhằm mục đích làm tích cực hoá các hoạt động dạy và học, đã đem lại kết quả rất khả thi và tạo được hứng thú lớn trong học tập của học sinh, đồng thời phát huy tối đa sự tham gia của người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra các kiến thức, tự mình tham gia vào các hoạt động để cũng cố kiến thức, rèn luyện được kĩ năng. Dạy học như thế có tác động rất lớn đến việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo.
	Mặc dù đề tài đã đề cập đến một số giải pháp cho việc sử dụng phương pháp Thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS Quảng Điền bước đầu đã thành công và thu được kết quả khả quan. Song không sao tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
III. ĐỀ NGHỊ
* Đối với giáo viên:
- Người thầy phải soạn kỹ bài, có suy nghĩ tìm tòi, chuẩn bị tốt các dụng cụ hoá chất cho bài giảng.
- Đối với những thí nghiệm khó giáo viên phải chuẩn bị và tiến hành trước để có phương hướng khắc phục. 
. * Đối với phòng giáo dục:
- Tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Cung cấp cho các trường đủ thiết bị dạy học.
- Nên giảm bớt giờ cho các giáo viên dạy bộ môn thực nghiệm.
* Đối với nhà trường:
- Chú trọng công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của tôi được đúc kết qua quá trình giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS. 
Tôi rất mong sẽ được đón nhận nhiều ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để có thể tìm ra giải pháp tốt hơn trong việc sử dụng thí nghiệm hoá học trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực hoạt động thí nghiệm của học sinh trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS.
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC:
1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (Trần Kiều)
2. Sách giáo khoa hoá học 8 – Nhà xuất bản giáo dục.
3 Sách giáo khoa hoá học 9 – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Sách giáo viên hoá học 8 – Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách giáo viên hoá học 9 – Nhà xuất bản giáo dục.
 6.Thí nghiệm hoá học ở trường THCS – Nhà xuất bản giáo dục – 1998.
7.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học THCS – Nhà xuất bản giáo dục - 2010
Hải Hà,ngày 08 tháng 10 năm 2018
Người viết kinh nghiệm
Phạm Thế Hùng
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẢI HÀ

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiemHoa hoc 8_12444470.doc
Sáng Kiến Liên Quan