Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Kính thưa quí thầy đồng nghiệp. Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo dục – Đào tạo đồng thời cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Trung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông. Trong các phương pháp được giới thiệu bồi dưỡng, tập huấn, đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận nhóm trong lớp học.

 Trường THPT Sông Ray hàng năm thường có khoảng 15 lớp 12 được chia làm 2 ban (KHTN và CB) trong đó học sinh học ban KHTN chỉ khoảng 3 đến 4 lớp, còn lại đa số là ban cơ bản, những em học ban này thường rất yếu các môn tự nhiên trong đó có môn Tin Học lớp 12. Chương trình Tin Học lớp 12 đối với các em học ban KHTN đa số cảm thấy dễ chịu nhưng đối với các em ban cơ bản thì rất khó khăn và dẫn đến chán nản.

 Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kém đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh đến cần phải đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta.

 Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định. Sở dĩ như thế vì cho dù người giáo viên có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa mà sử dụng không đúng phương pháp chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả đạt được sẽ không được như ý muốn.

 Theo ý kiến của nhiều nhà sư phạm và nghiên cứu giáo dục, cần phải khắc phục ngay lối học thụ động “Đọc - Chép” đã được hình thành trong nhà trường từ nhiều năm qua bằng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”, để khuyến khích học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học của mình thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc15 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3280 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc sử dụng trong quá trình thảo luận. 
Thứ năm, kế hoạch thảo luận cần thông báo cho học sinh biết trước. 
* Một số yêu cầu khi tiến hành thảo luận nhóm:
Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ có liên kết với nhau. 
Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ. 
Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký. 
Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, các nhóm. 
Trong mỗi chủ đề thảo luận, nên thực hiện theo quy trình chung của thảo luận. 
Các sản phẩm được giới thiệu và trình bày trước nhóm, lớp. 
Đảm bảo yếu tố cạnh tranh và thi đua trong các nhóm. 
Đảm bảo yếu tố thông tin phản hồi từ các nhóm.
Giáo viên đóng vai trò trọng tài, cố vấn, kiểm tra, kết luận. 
* Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm: 
+ Đối với học sinh: 
 Là trường học rất tốt về tư duy logic, về cách đào sâu và trau rồi kiến thức. 
Giúp cho học sinh bước đầu biết nêu và giải quyết vấn đề khoa học, biết phân tích, đánh giá, nhận xét những nhận định của người khác và bảo vệ ý kiến của mình với những suy luận có căn cứ. 
Qua thảo luận nhóm giúp học sinh hình thành giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ, hoà nhập cộng đồng. 
+ Đối với giáo viên: 
Giúp giáo viên có điều kiện bổ sung và mở rộng những kiến thức. 
Giúp giáo viên đánh giá sự tiếp thu của học sinh và trình độ tư duy của các em. 
Giáo viên có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác và định hướng kiến thức cần thiết cho học sinh. 
 Thảo luận nhóm còn là nơi áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của những phương pháp và phương thức giảng dạy và học tập có tính đặc thù của môn học, cũng như đối với phần, chương, mục của bài giảng.
b. Biện pháp thực hiện:
Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết thảo luận, nếu như giáo viên là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là phương pháp có nhiều ưu việt nó đã phát huy được tính tích cực, tự giác của người học và khả năng thực thi tương đối cao so với các phương pháp khác. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này trong giảng dạy môn tin học, theo tôi giáo viên cần phải:
Thứ nhất: Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận nhóm, bao gồm: 
Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
Nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa các hình thức dạy và học.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế.
Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. 
Thứ hai: Xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm.
	Theo tôi quy trình này là một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn và 10 bước, được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: 
 (Sơ đồ: Tích hợp quá trình dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm)
Bước
Giáo viên
Giai đoạn
Học sinh
1
Xác định mục tiêu bài học
Lập kế hoạch thảo luận
Xác định nhiệm vụ bài học
2
Xây dựng, thiết kế nội dung bài học
Nghiên cứu nội dung bài học
3
Lựa chọn phương pháp, phương tiện
Lựa chọn phương pháp, phương tiện
4
Thành lập nhóm, giao nhiệm vụ
Thực hiện nội dung thảo luận
Gia nhập nhóm, nhận nhiệm vụ, tự nghiên cứu
5
Tổ chức thảo luận theo cặp
Hợp tác với bạn cùng bàn
6
Tổ chức thảo luận trong nhóm
Hợp tác với bạn trong nhóm
7
Tổ chức thảo luận giữa các nhóm
Tham gia thảo luận lớp
8
Trọng tài, cố vấn, kiểm tra
Tổng kết, đánh giá
Tự kiểm tra, đánh giá
9
Tổng kết, nhận xét, đánh giá chung
Tóm tắt rút ra kết luận, kinh nghiệm
10
Giao nhiệm vụ cho bài học mới
Tiếp nhận nhiệm vụ của bài học
Thứ ba: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết:
	Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được tình huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác từ học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Vì vậy, trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tốt các nội dung sau:
Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì?
Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?
Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?
Hoạt động này có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không?
Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?
Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này không?
Thiết bị dạy học cần dùng là những thiết bị gì?
Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết.
Học sinh phải chuẩn bị những gì?
Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm.
Chuẩn bị những phương án dự bị
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị trước các nội dung sau:
Thuộc bài cũ và chuẩn trước bị bài mới.
Làm những bài tập của giờ lần trước (nếu có)
Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò
c. Một số giải pháp:
Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh của lớp học, đặc điểm học sinh và chủ đề bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lí: có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi
 Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm) hướng dẫn học sinh cách thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu hay thiết bị khác
 Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia nhóm sau đây (tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học):
Cách 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận:
 Với cách này giáo viên có thể chia theo chỗ ngồi 2 bàn quay lại thành một nhóm nhỏ (khoảng 6-8 học sinh) để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày).
Ví dụ: Trong bài 2 SGK trang 16 “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU”; mục 3 “Vài trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu”. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung: Vai trò của người quản trị cơ sở dữ liệu: 
Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến nhưng nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết luận.
Cách 2: Chia nhóm theo tổ: 
Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn trên lớp để thảo luận các vấn đề giáo viên giao cho các nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp mà có các nhóm tương ứng, thông thường trong lớp học có 4 tổ giáo viên sẽ chia làm 4 nhóm để thảo luận). Sau khi các nhóm thảo luận sẽ cử đại diện trình ý kiến của nhóm cho cả lớp, sau đó các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và cuối cùng giáo viên nhận xét kết luận ý kiến của từng nhóm.
Ví dụ: Trong bài tập và thực hành 1 SGK trang 21 “TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU”. Cách thực hiện giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm một phương hướng để thảo luận.
- Nhóm 1: Tìm hiểu nội qui, thẻ, phiếu mượn, trả sách, sổ quản lí của thư viện trường THPT Sông Ray?
- Nhóm 2: Liệt kê các hoạt động chính của thư viện
- Nhóm 3: Liệt kê các đối tượng cần quản lí trong thư viện của trường?
- Nhóm 4: Liệt kê các thông tin cần quản lí trong một đối tượng GV cho sẵn?
Cách 3. Chia nhóm theo sở thích: 
Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau.
Ví dụ: Trước khi học bài 3 SGK trang 26 “GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS”. Giáo viên chia nhóm HS nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung trước, sau đó vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến . 
- Nhóm 1: Tìm hiểu về ý nghĩa, hình thức của đối tượng Bảng (Table).
- Nhóm 2: Tìm hiểu về ý nghĩa, hình thức của đối tượng Mẫu hỏi (Queries).
- Nhóm 3: Tìm hiểu về ý nghĩa, hình thức của đối tượng Biểu mẫu (Form).
- Nhóm 4: Tìm hiểu về ý nghĩa, hình thức của đối tượng Bảo cáo (Report).
Cách 4: Chia nhóm đánh giá:
Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình, nhận xét và đánh giá ý kiến trình bày của nhóm kia.
Ví dụ: Trong bài 4 SGK trang 34 “CẤU TRÚC BẢNG”; ở mục 1 “Các khái niệm chính”; phần Kiểu dữ liệu. Để làm rõ và sử dụng được các kiểu dữ liệu trong một trường, giáo viên cho các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
- Nhóm 1: Giải thích những điểm giống và khác của kiểu dữ liệu Text với Memo?
- Nhóm 2: Giải thích những điểm giống và khác của kiểu dữ liệu Number với AutoNumber? 
- Nhóm 3: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 1 khi nhóm 1 trình bày ý của mình xong. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận cho 2 nhóm.
- Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung cho nhóm 2 khi nhóm 2 trình bày ý của mình xong. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận cho 2 nhóm.
Cách 5: Giảng – Viết - Thảo luận: 
	Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án lựa chọn và yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải chọn phương án đó (cách này thực hiện sau mỗi bài học), sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với các học sinh khác. Sau đó, giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí.
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu được ý nghĩa và sự khác nhau giữa các kiểu dữ liệu. Để kiểm tra lại khả năng tiếp thu bài của học sinh, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi ngắn. Giả sử có trường năm sinh chỉ cần thể hiện năm thôi, thì lựa chọn kiểu dữ liệu nào sau là hợp lí? 
a. Text;
b. Autonumber;
c. Number;
d. Date/Time.
* Về nội dung và thời gian thảo luận:
Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.
Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểm của lớp học.
Ví dụ 1: Trong bài 2 SGK trang 16 “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU”; mục 3 “Vài trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu”. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung “Vai trò của người quản trị cơ sở dữ liệu”: Các nhóm thảo luận trong 4 phút và cử đại diện trình bày (2 phút/nhóm) các nhóm sau không nói lại ý của nhóm trước sau đó Giáo viên chốt lại nội dung.
Ví dụ 2: Trong bài 4 SGK trang 34 “CẤU TRÚC BẢNG”; ở mục 2 “Tạo và sửa cấu trúc Bảng” phần các tính chất của trường. Để làm rõ và sử dụng được các kiểu dữ liệu trong một trường. Giáo viên có thể chia thành 12 nhóm nhỏ (1 bàn 1 nhóm, thứ tự GV chỉ định)
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa các tính chất cơ bản của trường đã học và cho ví dụ?
+ Nhóm 1,3,5 (bàn 1,3,5): Tìm hiểu tính chất Fieldsize. Cho ví dụ.
+ Nhóm 7,9,11 (bàn 7,9,11): Tìm hiểu tính chất Format. Cho ví dụ.
+ Nhóm 2,4,6 (bàn 2,4,6): Tìm hiểu tính chất Caption. Cho ví dụ.
+ Nhóm 8,10,12 (bàn 8,10,12): Tìm hiểu tính chất Default Value. Cho ví dụ
Các nhóm thảo luận trong 02 phút. Đại diện nhóm trình bày (01 phút/ nhóm), cả lớp trao đổi, bổ sung sau đó Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến cho các nhóm.
* Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng:
- Vai trò của giáo viên:
Thứ nhất: Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo viên cần:
- Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không được tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận. Giáo viên cần phải di chuyển, quan sát và giám sát mọi hoạt động của lớp.
- Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời.
- Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm.
Thứ hai: Nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”.
Thứ ba: Có khi vấn đề giáo viên đặt ra là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó học sinh không đủ khả năng giải quyết, ngược lại vấn đề quá dễ khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp, lúc này giáo viên cần phải có sự điều chỉnh kịp thời.
Thứ tư: Khen ngợi, khuyến khích và gợi ý nếu thật sự cần thiết.
Thứ năm: Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định.
Thứ sáu: Trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ, giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối xấu hổ khi phải nói trước mặt giáo viên, trong trường hợp này giáo viên có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận.
- Vai trò của nhóm trưởng:
Thứ nhất: Phải có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với nội dung đã giao.
Thứ hai: Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát từng người để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích những bạn ít nói, rụt rè phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm.
Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá giảng dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận.
* Trình bày kết quả thảo luận:
 Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ tocó thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Cho HS ghi nội dung bài học vào vở.
III. HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI:
Tuy có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có tính ưu việt nhật định song phương pháp hoạt động nhóm tôi thấy có nhiều hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn tin học 12 vì nó đã phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của từng học sinh trong tiết học đồng thời cũng khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát, ngại đám đông. Phương pháp này giúp học sinh mổ xẻ được chi tiết của bài học rồi cùng nhau rút ra được các quan điểm chung và ý nghĩa của bài học nên học sinh sẽ khắc sâu và nhớ lâu hơn.
Phương pháp này này đã được tôi áp dụng đối với 5 lớp 12 của trường THPT Sông Ray trong năm học 2011 – 2012 này.
Trước khi áp dụng, để có được số liệu so sánh kết quả học tập của học sinh 5 lớp năm học 2011 - 2012. Tôi căn cứ vào kết quả học tập trong năm học 2010 - 2011 của học sinh 5 lớp cơ bản và một số tiết kiểm tra khảo sát để nắm được tình hình cụ thể của học sinh 5 lớp, kết quả được tổng hợp như sau:
* Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra định kì khi chưa áp dụng SKKN cho 5 Lớp 12B(1,2,3,6,7) năm học 2010 – 2011:
Lớp
Sĩ số
0 – 2.0
2.5 – 3.0
3.5 – 4.5
5.0 – 6.5
7.0 - 8.0
8.5– 10.0
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 B1
43
0
0,0
1
2,3
4
9,3
21
48,8
10
23,3
7
16,3
12 B2
44
0
0,0
2
4,5
5
11,4
24
54,5
9
20,5
4
9,1
12 B3
42
1
2,4
1
2,4
7
16,7
17
40,5
11
26,2
5
11,9
12 B6
40
1
2,5
1
2,5
4
10,0
22
55,0
8
20,0
4
10,0
12 B7
43
2
4,7
2
4,7
8
18,6
21
48,8
7
16,3
3
7,0
Tổng
212
4
1,9
7
3,3
28
13,2
105
49,5
45
21,2
23
10,8
* Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra định kì sau khi áp dụng SKKN cho 5 Lớp 12B(1,6,7,8,9) năm học 2011 – 2012:
Lớp
Sĩ số
0 – 2.0
2.5 – 3.0
3.5 – 4.5
5.0 – 6.5
7.0 - 8.0
8.5– 10.0
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 B1
42
0
0,0
0
0,0
2
4,8
16
38,1
15
35,7
9
21,4
12 B6
44
0
0,0
1
2,3
3
6,8
18
40,9
15
34,1
7
15,9
12 B7
43
0
0,0
0
0,0
1
2,3
14
32,6
19
44,2
9
20,9
12 B8
45
0
0,0
1
2,2
4
8,9
17
37,8
17
37,8
6
13,3
12 B9
44
0
0,0
0
0,0
2
4,5
21
47,7
16
36,4
5
11,4
Tổng
218
0
0,0
2
0,9
12
5,5
86
39,4
82
37,6
36
16,5
KẾT QUẢ THỐNG KÊ TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG SKKN:
* Trước khi áp dụng SKKN phần trăm về điểm số của các lớp như sau:
Điểm
Lớp 
0.0-3.0đ
3.5-4.5đ
5.0-8.0đ
8.5-10.0đ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 B1
1
4
31
7
12 B2
2
5
33
4
12 B3
2
7
28
5
12 B6
2
4
30
4
12 B7
4
8
28
3
Tổng (212)
11
5,2
28
13,2
150
70,8
23
10,8
* Sau khi áp dụng SKKN phần trăm về điểm số của các lớp như sau:
Điểm
Lớp
0.0-3.0đ
3.5-4.5đ
5.0-8.0đ
8.5-10.0đ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 B1
0
2
31
9
12 B6
1
3
33
7
12 B7
0
1
33
9
12 B8
1
4
34
6
12 B9
0
2
37
5
Tổng (218)
2
0,9
12
5,5
168
77,1
36
16,5
Từ kết quả thu được ở bảng trên ta nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập của học sinh. So sánh kết quả tương đối giữa 2 năm ta thấy:
Khi chưa thực hiện SKKN thì:
+ Mức điểm yếu, kém là: 	18,4%. 
+ Mức điểm trung bình, khá là:	70,8%.
+ Mức điểm giỏi là:	10,8%
Sau khi thực hiện SKKN thì:
+ Mức điểm yếu, kém giảm còn:	6,4%. 
+ Mức điểm trung bình, khá tăng:	77,1%.
+ Mức điểm giỏi tăng:	16,5%
Như vậy đối với một trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh như trường THPT Sông Ray chúng tôi, đa số các em là ban cơ bản thì kết quả đó thật sự là niềm khích lệ rất lớn với những giáo viên như tôi.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Tỉnh Đồng Nai có rất nhiều trường thuộc vùng sâu, vùng xa như trường THPT Sông Ray thì vấn đề quan trọng thường xuyên phải đối mặt với vấn đề khó khăn nhất là chất lượng học tập của học sinh. Năm học lớp 12 bậc trung học phổ thông là năm cuối các em thường hay lơ là các bộ môn không thi tốt nghiệp trong đó có bộ môn tin học 12 này.
Các cấp có thẩm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các thiết bị cần có, hiện đại phù hợp với từng bộ môn để giúp giáo viên có điện kiện nghiên cứu và vận dụng vào công việc giảng dạy của mình được tốt hơn, giúp học sinh có tiết học sinh động, dễ hiểu đạt hiệu quả cao.
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình, tính năng động và sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm và học sinh theo đó cũng có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau. Đồng thời, học sinh cũng dần dần làm quen với những tình huống phức tạp và có thật sẽ gặp trong cuộc sống sau này. Cụ thể:
+ Xây dựng cho học sinh có được lối sống hòa nhập với cộng đồng, tinh thần hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, sự phối hợp, hiểu biết về tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn.
+ Kết quả học tập cao hơn:
+ Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học.
+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ, nhớ nhanh và lâu hơn do được trao đổi học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
+ Nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác.
Xây dựng tốt 1 lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Trân trọng cảm ơn!
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Sách giáo khoa Tin Học 12– Nhà xuất bản giáo dục;
2) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa 12; trung học phổ thông môn Tin Học – Nhà xuất bản giáo dục;
3) Sách hướng dẫn giáo viên Tin Học 12 – Nhà xuất bản giáo dục;
4) TS: Nguyễn Thị Phương Hoa – Lí luận dạy học hiện đại;
5) PGS-TS: Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
6) PGS-TS: Vũ Hồng Tiến. Chuyên đề phương pháp giảng dạy, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2005;
7) GS-TS: Thái Duy Tyên –Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới – NXB giáo dục 2008.
------------- —¯– -----------
	Sông Ray, ngày 19 tháng 05 năm 2012
	NGƯỜI THỰC HIỆN
	Nguyễn Văn Hưởng

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_de_hoc_sinh_phat_huy_tinh_chu_dong_sang_tao_trong_hoat_dong_nhom_cua_mon_tin_hoc_lop_12.doc