Kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Khánh Bình đông 1
I.Cơ sở lý luận:
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.
II. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên thời gian qua:
- Lãnh đạo nhà trường đã có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn mang tính đối phó và tự phát, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên.
- Đa số giáo viên có sự nhiệt tình, tận tuỵ, ham học hỏi, cầu tiến song vẫn còn một bộ phận không nhỏ ý thức tự học chưa cao. Tỉ lệ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn thấp (năm 2006 là 33 %), trình độ đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác nhau, năng lực chuyên môn không đồng đều. Chất lượng giáo dục thấp.
ựng kế hoạch cho năm tiếp theo. 2. Đối với giáo viên: Làm cho giáo viên nhận thức được việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình công tác của mỗi giáo viên. Cho nên, họ phải thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt các môn học mà mình được phân công. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở tự rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Bồi dưỡng về năng lực công tác cho giáo viên ở trường là một việc làm khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn có ý thức trách nhiệm cao trước hết phải tự mình bồi dưỡng, tìm tòi, suy nghĩ và tự rèn luyện theo phương châm “ học tập suốt đời”. Mặt khác, hiệu trưởng cần tổ chức, tạo điều kiện để giáo viên học tập rèn luyện và tin tưởng giao việc cho giáo viên để họ được độc lập sáng tạo thực hiện. Trong quá trình đó, hiệu trưởng theo dõi, động viên, giúp đỡ, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ. II. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 1. Sắp xếp bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý: a. Lập kế hoạch đưa giáo viên đi đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn: Trên cơ sở năm rõ thực trạng trình độ của giáo viên về chuyên môn, văn hóa chính trị tôi đã tiến hành phân tích và xây dựng kế hoạch dự kiến để đưa giáo viên đi đào tạo hàng năm bằng các hình thức: - Đi học theo chỉ tiêu đào tạo được phân bổ từ Ngành GD&ĐT, của Đảng bộ : Hình thức này người học sẽ được miễn học phí và được thanh toán chế độ đi học tuy nhiên số lượng rất hạn chế và những năm gần đây là rấ ít. Cần phải lựa chọn những giáo viên tiêu biểu được tập thể bình chọn và hiệu trưởng cử đi học. - Đi học theo hình thức tự túc: Hình thức này người học sẽ tự túc hoàn toàn kinh phí đào tạo. Đây là hình thức được thực hiện phổ biến hiện nay được nhà trường khuyến khích. Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể và công khai để giáo viên có điều kiện sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia học tập nhằm đạt kết qua cao. Tránh tình trạng đưa đi học cùng lúc quá nhiều giáo viên sẽ gây khó khăn trong việc phân công dạy thay khi giáo viên đi học. Kết quả học tập của giáo viên cũng được đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm để giáo viên phấn đấu. Ví dụ: có kết quả học tập khá và giỏi sẽ được cộng điểm thưởng, kết quả yếu kém sẽ trừ điểm. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế để cụ thể và công khai chỉ tiêu đưa giáo viên tham gia học tập các lớp đào tạo chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, các lớp học tập bồi chính trị, văn hóa để giáo viên phấn đấu. b. Phân công nhiệm vụ: Trước khi phân công nhiệm vụ tôi đã tìm hiểu và nắm rõ trình độ chuyên môn, năng lực, điều kiện, tâm tư nguyện vọng của giáo viên; thông qua tham mưu của chuyên môn và ý kiến của đoàn thể để phân công, bố trí giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện năng lực của giáo viên nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường của từng giáo viên và tạo điều kiện để giáo viên còn yếu về chuyên môn được khắc phục, phấn đấu. Việc phân công các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải chọn những giáo viên tiêu biểu có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi được tập thể tín nhiệm để chỉ đạo tổ hoạt động đạt hiệu quả cao. Phân công giáo viên giỏi giúp đỡ giáo giáo viên chưa giỏi. 2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao tư tưởng, chính trị cho đội ngũ giáo viên: Công tác giáo dục tư tưởng chính trị được gắn liền với bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề cho giáo viên. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời phổ biến những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, nhà trường. Nhà trường đã nối mạng Intenet, xây dựng một thư viện trường học có đủ các loại sách, tư liệu tham khảo, các loại báo chí để giáo viên tham khảo nhằm cập nhật thông tin và mở rộng hiểu biết. Công tác này được thực hiện theo kế hoạch của Ngành tập trung trong hè và ở trường được tiến hành thường xuyên và qua nhiều hình thức phong phú như: Nhà trường cung cấp tài liệu, phân công cho từng tổ thảo luận qua tìm hiểu qua sách, báo, tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng sau tổ chức họp và thảo luận các nội dung đã phân công; tổ chức thi đua giữa các tổ, làm bài thu hoạchQua đó đã làm cho đội ngũ nhà giáo năm vững đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước và quá trình đổi mới của Ngành, tác động và giáo dục lòng yêu nghề mến trẻ tích cực thi đua lập thành tích trong công tác của mình. 3.Chỉ đạo thực hiện đúng chương trình dạy học một cách linh hoạt, phù hợp: Chương trình dạy học là quy định quan trọng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng cần chỉ đạo hoạt động dạy và học theo những yêu cầu, nội dung của chương trình dạy học. Lãnh đạo nhà trường triển khai thực hiện chương trình theo hướng giao quyền cho giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của lớp, của trường và địa phương theo hướng dẫn tại công văn số 896/BGD&ĐT- GDTH ngày13/02/2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01/09/2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu dạy học theo vùng miền trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua kế hoạch dạy học của giáo viên. Từ đó, phát hiện những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. 4. Bồi dưỡng qua dự giờ, thao giảng: Đây là cách làm trực tiếp, hiệu quả nhất khi bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Khi được trực tiếp dự giáo viên dạy người dự sẽ nhìn thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của giáo viên để từ đó có góp ý chính xác, tư vấn thúc đẩy giúp giáo viên sửa chữa khắc phục nhanh chóng. Hiệu trưởng đã lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ, thao giảng đồng thời tiến hành dự giờ dưới nhiều hình thức khác nhau như có báo trước, dự giờ đột xuất, dự giờ để kiểm traLãnh đạo nhà trường cùng với khối trưởng chuyên môn hoặc các giáo viên trong tổ đi dự giờ. Sau dự giờ cần có đánh giá nhận xét chính xác, chân tình trên tinh thần xây dựng tư vấn để thúc đẩy tiến bộ, giúp giáo viên phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn hạn chế của mình. Hiệu trưởng cần quán triệt và xây dựng thói quen để những người dự khi góp ý phải chân thành, khen chê cần tế nhị tránh cho người dạy tự ái, hiểu nhầm người dự ” bới lông tìm vết “để hạ uy tín giáo viên, gây mâu thuẩn nội bộ làm mất lòng tin của giáo viên. Tùy từng giờ dạy mà có đánh giá cho phù hợp. Ví dụ các tiết dự giờ được báo trước thì giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng thì khi đánh giá cần phải chi tiết, khắt khe hơn các giờ dự đột xuất. Những tiết dự đột xuất thường sẽ phản ánh rất rõ khả năng chuyên môn cũng như xử lý tình huống sư phạm của giáo viên. Việc dự giờ, tổ chức thao giảng cần được tiến hành thường xuyên tạo thành nền nếp sinh hoạt và tạo tâm lý bình thường cho người dạy. Trước đây khi thao giảng giáo viên thường chọn bài dễ để dạy nay yêu cầu tổ trưởng chọn bài khó rồi cả tổ xây dựng giáo án, cử một giáo viên dạy và cả tổ cùng góp ý cho tiết dạy, trong khối luân phiên nhau thao giảng, phân tích các bài dạy khó. Việc dự giờ tập trung vào những môn còn yếu, phương pháp còn lúng túng. Trong quá trình dự giờ giáo viên, tôi luôn quan tâm hướng dẫn cho giáo viên chú ý đạt được các yêu cầu sau : - Đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản, chính xác. - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh lớp học. - Tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả cao nhất. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Qua tiết dạy học sinh phải được hưỡng dẫn kĩ năng thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức và tự rút ra bài học. Quan tâm cả ba đối tượng học sinh : Học sinh khá giỏi, trung bình, đặc biệt quan tâm giúp đỡ học sinh yếu. Tiết dạy phải được diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh thoải mái, tiếp thu kiến thức và biết vận dụng. Tạo lập được mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện. 5. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiêu quả: Đây là một công việc quan trọng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trong đó đặc biệt là vai trò của đồng chí tổ trưởng. Hiệu trưởng đã chỉ đạo cho tổ trưởng thực hiện tốt vai trò của tổ trưởng đồng thời chú ý khi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng triển khai kế hoạch hoạt động của tổ, triển khai kế hoạch tổ chức các chuyên đề một cách khoa học, có chất lượng. Khối trưởng cùng các tổ viên chọn lựa các nội dung chuyên môn còn vướng mắc, các nội dung dạy khó để trao đổi và đề xuất cách giải quyết và thực hiện các chuyên đề, sắp xếp thời gian để các giáo viên trong trường đi dự chuyên đề, sau đó tổ chức thảo luận để rút kinh nghiệm, đi đến thống nhất về hướng lựa chọn phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học, cách sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng bài, từng giai đoạn của tiết học. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tổ được hiệu trưởng quan tâm và thường xuyên có những buổi làm việc riêng với các tổ trưởng, bên cạnh đó hiệu trưởng đã tổ chức cho các tổ trưởng được giao lưu học tập kinh nghiệm với các trường bạn lân cận. Quá trình sinh hoạt chuyên môn của tổ được ban giám hiệu thường xuyên dự để nắm tình hình và kịp thời chỉ đạo. Ban giám hiệu đã phân công lãnh đạo luân phiên dự sinh hoạt chuyên môn ở các tổ. 6. Chỉ đạo công tác soạn, giảng: - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung, xác định mục tiêu phù hợp với đối tượng học sinh và đảm bảo sát với yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, điều chỉnh mục tiêu ở sách giáo viên cho phù hợp với tình hình học sinh lớp mình. Khuyến khích giáo viên soạn bài bằng vi tính, thiết kế giáo án trình chiếu, cập nhật và sử dụng có hiệu quả mạng intenet để tìm kiếm thông tin đưa vào bài giảng. - Trên cơ sở những dự kiến trong bài soạn của mình, khi lên lớp giáo viên phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng môn. - Giáo viên cần đánh giá học sinh trong từng tiết học, ghi nhận những cố gắng dù nhỏ của học sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho các em, khuyến khích động viên các em tham gia xây dựng bài, tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức, tự đánh giá mức độ đạt được. 7. Thực hiện tốt công tác kiểm tra:. - Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, trong đó quy định đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian cụ thể; phân công thành phần kiểm tra và tổ chức thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. Quá trình kiểm tra cần chú ý: + Kiểm tra toàn diện để đánh giá trình độ về mọi mặt của giáo viên, đánh giá một cách tổng thể làm căn cứ xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. + Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất nhằm rèn cho giáo viên tính tự giác trong mọi trường hợp, mọi tình huống khác nhau. + Kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên. Kiểm tra giáo án trên lớp, quan tâm đến công tác chuẩn bị, đến những nội dung giáo viên áp dụng theo vùng, miền. Đối với các giáo án được soạn trên máy tính, kiểm tra kỹ hơn, xem nội dung có phù hợp không, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có sát với thực tế không, đề phòng tình trạng giáo viên tải bài ở mạng, không đầu tư suy nghĩ để chuẩn bị bài giảng mà chỉ đối phó. + Kiểm tra chất lượng dạy học của giáo viên thông qua dự giờ . + Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá được sự đầu tư, sự cố gắng và cả trình độ của giáo viên thông qua sắp xếp, trình bày văn bản. + Kiểm tra công tác tự học, tự rèn luyện của giáo viên thông qua hồ sơ, thông qua việc cập nhật thông tin bài giảng, bằng quan sát, đánh giá hàng ngày. Sau khi kiểm tra cần nêu được những mặt mạnh để khuyến khích giáo viên phát huy và nhân rộng điển hình, đồng thời chỉ ra những điểm yếu giáo viên cần khắc phục, góp ý càng cụ thể càng tốt. Lần kiểm tra sau, trước khi kiểm tra các nội dung mới, kiểm tra lại việc khắc phục những thiếu sót đã góp ý lần trước. Nếu thấy chưa được tiếp tục góp ý và đề nghị khắc phục. Có như thế công tác kiểm tra mới đạt hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực. 8. Tổ chức viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm. Công tác này được thực hiện thường xuyên hàng năm. Sau một thời gian nhà trường tổ chức trao đổi đánh giá cấp trường. Đây là một cuộc sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho mọi giáo viên thể hiện quan điểm của mình cũng như tham khảo, ứng dụng những kinh nghiệm của đồng nghiệp vào công việc giảng dạy của mình. Hiệu trưởng gương mẫu thực hiện và thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài trong giảng dạy và giáo dục. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng cao một cách cơ bản, đồng thời mỗi dịp trình bày, thảo luận sáng kiến kinh nghiệm cũng là một dịp để học hỏi trao đổi nâng cao hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc về chuyên môn. Các sáng kiến kinh nghiệm tốt được triển khai áp dụng trong nhà trường và lưu trữ làm tài liệu tham khảo lâu dài. 9. Một số biện pháp khác: Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp đồng bộ các biện pháp hỗ trợ như: - Liên kết giao lưu với các đơn vị trường bạn để cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn. - Hàng năm hiệu trưởng đều tổ chức xét chọn và cử giáo viên có thành tích đi học các lớp đào tạo trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, văn hóa. - Đưa kết quả việc tự học và bồi dưỡng vào tiêu chí xét thi đua. - Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. - Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn của trường gồm giáo viên dạy giỏi các cấp và các đồng chí có nhiều kinh nghiệm giáo dục. - Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc và học tập tốt cho cán bộ và giáo viên như trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, các thiết bị nghe nhìn, máy chiếu - Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách của người lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. C. KẾT LUẬN: I. Kết quả áp dụng kinh nghiệm: Sau 5 năm chỉ đạo tại đơn vị với những biện pháp đã thực hiện để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chúng tôi đã đạt được kết quả như sau : Cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn và có ý thức trách nhiệm cao trong công tác tự học, tự bồi dưỡng của mình. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên dần được nâng cao, một số giáo viên có tiến bộ vượt bậc đạt giáo viên giỏi các cấp. Đến năm học 2009-2010 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, có 90% giáo viên có chứng chỉ A tin học và ngoại ngữ; 100% giáo viên có trình độ chuyên môn Khá và Giỏi trong đó có 50% giáo viên giỏi cấp huyện và tỉnh. Giáo viên tích cực và thường xuyên đọc báo ngành, các tạp chí, tài liệu về chuyên môn, tra cứu tài liệu trên mạng Internet để phục vụ cho công tác soạn giảng. Nhiều giáo viên bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ soạn giảng. Việc đổi mới phương pháp trong dạy học được giáo viên chú trọng đầu tư, giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới, phù hợp với tình hình cụ thể của lớp. Chất lượng giờ dạy của giáo viên qua kiểm tra, dự giờ đã tiến bộ nhiều. Chất lượng giáo dục của nhà trường năm sau cao hơn năm trước góp phần xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 11 năm 2009. Bảng thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên: NĂM HỌC TSGV TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng đại học 9/12 12/12 Đoàn viên Đảng viên 2005-2006 26 3 22 1 0 8 15 7 4 2009-2010 20 0 0 7 13 20 6 11 NĂM HỌC TSGV GIÁO VIÊN GIỎI XẾP LOẠI CHUYEÂN MOÂN Trường Huyện Tỉnh Giỏi Khá TB yếu 2005-2006 26 2 0 0 5 8 12 1 2009-2010 20 7 9 1 13 7 0 0 Baûng thoáng keâ chaát löôïng giaùo duïc: Năm học TSHS cuối năm HS lên lớp HS bỏ học HS lưu ban Học sinh giỏi Học sinh tiên tiến HT CTTH SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2005-2006 488 462 94,7 9 1,8 24 4,9 21 4,3 52 11,5 117 100 2009-2010 339 331 97,7 3 0,8 8 2,3 68 20,1 126 37,2 71 100 II. Bài học kinh nghiệm: - Để công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên đạt kết quả tốt thì trong quá trình chỉ đạo người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình của đơn vị. - Người hiệu trưởng phải có quyết tâm cao, phải tự mình rèn luyện tốt để làm gương cho giáo viên, phải có năng lực, có uy tín và nhiệt tình. Phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, động viên khuyến khích họ vượt khó để vươn lên trong công tác. - Mỗi giáo viên phải thực sự coi mình là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục để từ đó có ý thức tự học, tự rèn luyện trong chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Nhà trường phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, tài liệu để giúp giáo viên nghiên cứu, học tập , bồi dưỡng kiến thức. III. Kết luận: Qua việc thực hiện đồng bộ thường xuyên và có hiệu quả các biện pháp theo kế hoạch nên thời gian qua trường đã bồi dưỡng được nhiều giáo viên có chuyên môn giỏi, được cử đi dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt kết quả tốt đồng thời họ cũng là những hạt nhân tiêu biểu để giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn hạn chế về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục. Đây là việc làm thường xuyên, lâu dài, là một nhiệm vụ không phải là dễ, nó đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường và đội ngũ giáo viên phải vừa làm, vừa học, vừa rèn luyện tay nghề bằng sự sáng tạo và lòng say mê yêu nghề của mình. Nhận thức đúng đắn về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên từ đó tôi đã xây dựng được kế hoạch khả thi và chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường cùng chung tay, góp sức, đoàn kết, sáng tạo thực hiện và bước đầu đã có những kết quả rất tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng cho công tác quản lý của mình và đã có những kết quả tốt. Rất mong các đồng chí trao đổi góp ý, bổ sung cho nội dung kinh nghiệm tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tiến bộ. NGƯỜI VIẾT Vũ Biên Cương PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài: Kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Khánh Bình Đông 1. - Người thực hiện: Vũ Biên Cương Tổ chuyên môn Trường Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2011 Hiệu trưởng PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2011 Trưởng phòng PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài: Kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Khánh Bình Đông 1. - Người thực hiện: Vũ Biên Cương Trường Phòng GD&ĐT huyện TVT Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2011 Hiệu trưởng Xếp loại chung: Ngày tháng năm 2011 Trưởng phòng Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học Ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:...................... Ngày tháng năm 2011 GIÁM ĐỐC
File đính kèm:
- KINH_NGHIEM_BOI_DUONG_CHUYEN_MON_CHO_GIAO_VIEN_TRUONGTIEU_HOC_KHANH_BINH_DONG_1.doc