Hướng dẫn viết, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
- Việc viết, đánh giá và xét duyệt để công nhận sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), áp dụng SKKN nhằm phát huy tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động. Trên cơ sở đó, chọn những SKKN có giá trị, mang lại hiệu quả thiết thực để phổ biến, nhân rộng; ghi nhận các cá nhân có những giải pháp sáng tạo, kinh nghiệm có giá trị, làm căn cứ cho việc xét công nhận danh hiệu thi đua các cấp và danh hiệu nhà giáo cao quý.
- Từ phong trào viết SKKN, giúp các đơn vị trong toàn ngành đi sâu vào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, nâng cao năng lực và bồi dưỡng đội ngũ ngày càng vững về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, nghiên cứu khoa học và khả năng tự học.
UBND TỈNH ĐẮK LẮK SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1244/SGDĐT-VP V/v Hướng dẫn viết, đánh giá SKKN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đắk Lắk, ngày 16 tháng 11 năm 2011 Kính gửi: - Các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố; - Các đơn vị trực thuộc; Nhằm triển khai tốt Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua- Khen thưởng, Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, Quyết định số 14/2001/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh. Để duy trì và nâng cao chất lượng phong trào viết, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo và thuận lợi cho việc bình xét thi đua từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt một số yêu cầu sau: I. Mục đích, yêu cầu - Việc viết, đánh giá và xét duyệt để công nhận sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), áp dụng SKKN nhằm phát huy tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động. Trên cơ sở đó, chọn những SKKN có giá trị, mang lại hiệu quả thiết thực để phổ biến, nhân rộng; ghi nhận các cá nhân có những giải pháp sáng tạo, kinh nghiệm có giá trị, làm căn cứ cho việc xét công nhận danh hiệu thi đua các cấp và danh hiệu nhà giáo cao quý. - Từ phong trào viết SKKN, giúp các đơn vị trong toàn ngành đi sâu vào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, nâng cao năng lực và bồi dưỡng đội ngũ ngày càng vững về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, nghiên cứu khoa học và khả năng tự học. II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm - Phạm vi đề tài của các SKKN rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, từ công tác quản lý, công tác giáo dục, công tác dạy học và công tác phục vụ quản lý, phục vụ giáo dục và dạy học đến công tác tổ chức và hoạt động đoàn thể trong nhà trường. Trong đó, trọng tâm là giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý và giảng dạy, nhằm thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học và đổi mới công tác quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy học. - SKKN phải thể hiện được các giải pháp, biện pháp, cách làm nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu đề ra. Nêu bật kết quả đạt được (kết quả định tính và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu giữa sau với trước khi áp dụng giải pháp, sáng kiến hoặc áp dụng kinh nghiệm). - Lý giải một cách khoa học sự phù hợp của các giải pháp đã thực hiện phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và qui chế chuyên môn. - Trình bày các yêu cầu về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng SKKN đã nêu; những vấn đề còn bỏ ngỏ để đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu bổ sung. - Khi áp dụng SKKN cần phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu, công nghệ mới được cá nhân tham khảo áp dụng (tên SKKN, tác giả, nơi phát hành - nếu có) và tóm tắt giải pháp, kinh nghiệm được tác giả nêu lên mà bản thân đưa vào áp dụng; trình bày điều kiện và hoàn cảnh áp dụng trong trường hợp cụ thể (chú ý nêu những điều kiện tương đồng hay khác biệt trong áp dụng); Những sáng tạo trong khi áp dụng, hoặc phần bổ sung của người áp dụng; những đề xuất, khuyến nghị (nếu có). III. Về cách viết một SKKN Có nhiều dàn ý về cách viết một SKKN khác nhau tùy từng lĩnh vực, từng bộ môn, nhưng quy định thống nhất dàn ý chung như sau: I. Phần mở đầu: I.1. Lý do chọn đề tài. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. I.3. Đối tượng nghiên cứu I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu I.5. Phương pháp nghiên cứu. II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận II.2.Thực trạng Thuận lợi- khó khăn Thành công- hạn chế Mặt mạnh- mặt yếu Các nguyên nhân, các yếu tố tác động (Chỉ nêu thực trạng vấn đề nghiên cứu.) II.3. Giải pháp, biện pháp: Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận: Viết ngắn gọn, khái quát, không cần số liệu Nêu khái quát các nội dung nghiên cứu Kết quả của nội dung nghiên cứu đó III.2.Kiến nghị: Viết ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên cứu đề tài. Trang cuối, giới thiệu Tài liệu tham khảo, viết theo quy định, để người chấm tiện theo dõi. Yêu cầu số lượng trang của 1 SKKN không quá 30 trang giấy A4. IV. Về đánh giá một SKKN. Theo các tiêu chuẩn và tiêu chí như sau: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM 1 TÍNH KHOA HỌC, SƯ PHẠM (Tối đa: 20 điểm) 1 Đảm bảo tính chính xác, khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng 3 2 Phương Pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng 3 3 Luận cứ, luận chứng đúng, đủ 3 4 Cấu trúc lôgic, hợp lý, chặt chẽ, đúng quy định 3 5 Trình bày mạch lạc, đúng văn phong khoa học, không sai sót về khái niệm, câu và văn bản. Đảm bảo nội dung, hình thức, cấu trúc và phương pháp trình bày dễ hiểu phù hợp với quá trình dạy học và dễ áp dụng. 4 6 Sử dụng và kết hợp hợp lý các phương pháp phù hợp với đặc trưng từng bộ môn, phương pháp sư phạm. 4 2 TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO (Tối đa: 20 điểm) 1 Thể hiện đối tượng, nội dung nghiên cứu mới 4 2 Đánh giá đúng đối tượng, lý giải đúng vấn đề, lý giải được hạn chế của cách làm cũ, tìm được cách làm mới hiệu quả hơn 4 3 Có hướng hoặc phương pháp nghiên cứu mới 4 4 Tìm được giải pháp, quy trình mới 4 5 Vận dụng vào công việc của bản thân trong điều kiện mới mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ 4 3 TÍNH HIỆU QUẢ (Tối đa: 30 điểm) 1 Các giải pháp mang lại hiệu quả hơn trước Giải quyết được vấn đề đặt ra có tính thuyết phục cao. 8 2 Đem lại lợi ích thực sự trong hoạt động giáo dục và đào tạo 8 3 Giải pháp, quy trình làm tiết kiệm hơn cách cũ 7 4 Kết luận đạt được có giá trị thực tế, tin cậy được. 7 4 TÍNH ỨNG DỤNG, THỰC TIỄN (Tối đa: 30 điểm) 1 Khả năng áp dụng được ở nhiều đối tượng, nhiều nơi trong điều kiện cho phép 10 2 SKKN có ý nghĩa đóng góp về mặt lý luận 10 3 Đảm bảo tính thực tiễn cao 10 Tổng cộng: 100 điểm. Cho điểm các tiêu chí đến điểm 1. Quy định đánh giá như sau: - Loại tốt (A): Từ 90 đến 100 điểm, trong đó tiêu chuẩn 1 và 2 từ 18 điểm trở lên, tiêu chuẩn 3 từ 28 điểm trở lên - Loại Khá (B): Từ 75 đến 89, trong đó, tiêu chuẩn 1 và 2 đạt 18 điểm trở lên. - Loại trung bình (C): 60 đến 74 - Dưới 60 điểm: Không xếp loại. VI. Một số qui định 1. Hình thức trình bày: Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 13-14), đóng quyển (đóng bìa, dán gáy), không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp. - Vừa gửi bản in vừa gửi File cho Hội đồng chấm các cấp. 2. Qui trình chấm 2.1. Cấp cơ sở và cấp Ngành, Huyện a. Đối với các trường THPT, TTGDTX, PTDTNT, các đơn vị trực thuộc Các đơn vị cơ sở thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở để chấm và xét duyệt như đã thực hiện trước đây. SKKN được công nhận cấp cơ sở từ loại B trở lên mới đề nghị gửi lên Hội đồng Khoa học, sáng kiến kinh nghiệm Sở Giáo dục và Đào tạo chấm và xét duyệt. Mỗi SKKN phải được thủ trưởng các đơn vị xác minh (ký xác nhận, đóng dấu, chịu trách nhiệm) . b. Đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS Các đơn vị cơ sở thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở để chấm và xét duyệt như đã thực hiện trước đây. Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập Hội đồng khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, tổ chức chấm và xét duyệt SKKN đảm bảo yêu cầu: - Thực hiện đúng qui trình, nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng. - Mỗi SKKN phải đảm bảo được 2 giám khảo chấm độc lập. - Giám khảo phải là những cán bộ, giáo viên đúng chuyên môn, có uy tín, kinh nghiệm và thành tích cao trong dạy học, công tác, tích cực tham gia phong trào viết và áp dụng SKKN, có đề tài được xếp loại từ cấp ngành, huyện trở lên. - Không để tình trạng: giám khảo không có chuyên môn, không có uy tín và thành tích chấm SKKN của cán bộ, giáo viên. 2.2. Cấp tỉnh SKKN được công nhận cấp ngành, huyện được giải từ khá trở lên, làm thủ tục, hồ sơ gửi, nộp lên cấp Tỉnh và do Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh chấm, xét duyệt và công nhận. 3. Hồ sơ SKKN - Hồ sơ xét duyệt và SKKN được lưu trữ ở từng cấp đầy đủ - Đối với các trường, cơ sở giáo dục: Bản in và 01 đĩa CD gồm 02 folder: một folder chứa file dữ liệu SKKN và một folder chứa file danh sách SKKN (theo mẫu trong công văn 805 trước đây) Đối với các trường, đơn vị trực thuộc Sở chuyển toàn bộ folder chứa file dữ liệu SKKN và folder chứa file danh sách SKKN vào địa chỉ Email nội bộ văn phòng Sở. Đối với các trường, đơn vị trực thuộc Phòng chuyển toàn bộ folder chứa file dữ liệu SKKN và folder chứa file danh sách SKKN vào địa chỉ Email nội bộ của các Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Đối với các phòng GD-ĐT: Tập hợp các bản in và 01 đĩa CD (gồm 02 folder) ghi dữ liệu SKKN, danh sách SKKN xếp loại khá cấp cơ sở (gồm 3 danh sách riêng theo từng cấp, bậc học: mầm non, tiểu học, THCS; trong mỗi cấp danh sách được lập theo thứ tự từng môn, Biên bản hội đồng chấm SKKN cấp cơ sở ( theo mẫu trong công văn 805 trước đây)làm tờ trình đề nghị cấp huyện thành lập Hội đồng chấm và xét SKKN. Đối với những sáng kiến có đĩa minh họa, yêu cầu phải ghi rõ: Có đĩa kèm theo trong danh sách SKKN của đơn vị để tránh trường hợp đĩa minh họa bị thất lạc. Lưu ý: Các đơn vị cần kiểm tra, đối chiếu đề tài SKKN đã đăng ký đầu năm với đề tài SKKN nộp trước khi gửi về Sở. 4. Biểu điểm chấm: Theo phiếu chấm gồm các tiêu chuẩn và tiêu chí trên. 5. Lịch thực hiện hàng năm: Tùy theo đối tượng quản lý, cụ thể như sau : - Danh sách đăng ký đề tài SKKN gửi về Văn phòng Sở hoặc phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10/11/hàng năm - SKKN gửi về Văn phòng Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/3/hàng năm. Quá thời hạn qui định, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở không nhận SKKN của đơn vị nộp muộn. Khi gửi SKKN cho Văn phòng Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị kí xác nhận vào tờ giao-nhận SKKN. Đơn vị nào không ký, khi thất lạc, Phòng, Sở không chịu trách nhiệm. * Ngày 02-20/5/hàng năm: Cấp Ngành và cấp Huyện chấm SKKN và công bố kết quả. * Thời gian nộp cho cấp Tỉnh theo yêu cầu của Ban Thi đua Tỉnh ( Sở Nội vụ) Lưu ý: - Những SKKN sao chép của nhau, sao chép lại trên mạng, sao chép lại ở các loại sách báo, tạp chí là những SKKN phạm qui. Cá nhân nào có SKKN bị phát hiện là phạm qui, cá nhân đó sẽ không được xét duyệt các danh hiệu thi đua từ cấp trường và đơn vị có cá nhân phạm qui sẽ bị trừ điểm thi đua theo qui định. - SKKN gửi về Sở, về phòng Giáo dục và Đào tạo phải đúng với tên đề tài SKKN đã đăng ký đầu năm; - Mọi ý kiến, liên hệ số điện thoại : 0500.859047 ( Công đoàn) và văn phòng Sở 0500.3857421. Nơi nhận: - Như kính gửi; - Các phòng, ban Sở, CĐN; - Website Sở; - Lưu. GIÁM ĐỐC ( Đã ký) Phan Hồng
File đính kèm:
- Huong_dan_cham_SKKN.doc