Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9
Môn Sinh học trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về thế giới sống, về con người làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước và có niềm tin vào khoa học tự nhiên.
Trong chương trình Sinh học lớp 9, đề cập tới một vấn đề mới, đó là phần “Di truyền và Biến dị”. Di truyền học là một lĩnh vực mũi nhọn của thời đại phát triển khoa học kĩ thuật hiện nay, được phát huy mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Học sinh THCS sau khi đã tốt nghiệp THCS về lao động sản xuất hoặc học lên THPT không thể không nắm được những kiến thức cơ bản nhất về di truyền học. Đây là một vấn đề khó và tương đối trừu tượng, đòi hỏi kiến thức của thầy và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Việc giải quyết các bài tập di truyền là một yêu cầu rất quan trọng, không thể thiếu được trong chương trình Sinh học lớp 9 cũng như nội dung liên quan đến việc học môn Sinh học lớp 11, 12 cấp THPT.
thường cho biết tính trội, lặn của tính trạng hay gen quy định tính trạng và kiểu hình của P, dạng này được gọi là bài toán thuận. a. Cách giải: + Viết kí hiệu gen quy định tính trạng + Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen P + Viết sơ đồ lai từ P đến F theo yêu cầu của đề bài, qua đó xác định được tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F. b. Ví dụ: Ở ruồi giấm, thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho con đực thân xám thuần chủng giao phối với con cái thân đen, xác định tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2. Giải: - Quy ước: gen B quy định thân xám, b thân đen. P: ♀ Thân đen x ♂ Thân xám bb BB GP: b B F1: Bb – Thân xám F1 x F1: Bb x Bb GF1: (1B: 1b), (1B: 1b) F2: 1BB: 2Bb: 1bb KH: 3 thân xám: 1 thân đen 1.3.2. Dạng 2: Xác định kiểu gen và kiểu hình của P Đề bài cho biết P thuần chủng và sự phân li kiểu hình ở F2 Cách giải: + Dựa vào số liệu các kiểu hình suy ra tỉ lệ kiểu hình. Trường hợp đề bài cho tỉ lệ kiểu hình thì biện luận để suy ra kiểu gen và kiểu hình của P. Khi biện luận có thể dựa vào định luật hoặc căn cứ vào số tổ hợp kiểu hình. + Viết sơ đồ lai từ P đến F2 Ví dụ: Khi cho giao phấn giữa 2 cây cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 gồm 1201 quả đỏ và 399 quả vàng. - Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 Cho 2 cây F2 giao phấn với nhau thì F3 thu được 50% quả đỏ và 50% quả vàng. Xác định kiểu gen và kiểu hình của 2 cây cà chua F2 đó. Giải: Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 1201: 399 = 3 quả đỏ: 1 quả vàng, mặt khác P thuần chủng, mặt khác P thuần chủng, vậy sự di truyền màu sắc quả bị chi phối bởi định luật phân li của Menđen, trong đó quả đỏ là tính trạng trội, còn quả vàng – lặn Từ lập luận trên ta có sơ đồ lai sau: P: Qủa đỏ x Qủa vàng AA aa GP: A a F1: Aa: quả đỏ F1 x F1: Aa x Aa GF1: (1A: 1a) (1A: 1a) F2: 1AA: 2Aa : 1 aa 3 quả đỏ : 1 quả vàng - Từ tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng suy ra đây là kết quả của phép lai phân tích giữa cây quả đỏ dị hợp (Aa) và cây quả vàng (aa) ở F2. Vậy ta có sơ đồ lai: F2: Qủa đỏ x Qủa vàng Aa aa GF2: (1A: 1a) a F3: 1Aa : 1aa Qủa đỏ : Qủa vàng 1.3.2.2. Đề bài cho biết tính trội, lặn và kiểu hình của F a. Cách giải: + Dựa vào kiểu hình của F để biện luận và xác định kiểu gen, kiểu hình của P. + Viết sơ đồ lai từ P đến F. Ví dụ: Ở người mắt đen trội hoàn toàn so với mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường. - P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra đều mắt đen? - P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh Giải: Con đều mắt đen, vậy trong kiểu gen của con ít nhất phải có 1 gen trội. Quy ước: D – mắt đen; d – mắt xanh. Từ đó suy ra kiểu gen và kiểu hình của P có những khả năng sau đây: + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen DD DD GP: D D F1: DD – 100% mắt đen + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen DD Dd GP: D (1D : 1 d) F1: 1DD : 1Dd – 100% mắt đen + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen Dd DD F1 tương tự như trên + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt xanh DD dd GP: D d F1: Dd – 100% mắt đen + P: ♀ mắt xanh x ♂ mắt đen dd DD Đề bài cho biết kiểu hình của P và tính trạng do một gen quy định Cách giải: + Dựa vào 1 phép lai để xác định tính chất trội, lặn của tính trạng + Viết sơ đồ lai dựa vào kết quả của phép lai. b. Ví dụ: Ở người mắt đen trội hoàn toàn so với mắt xanh Gen quy định màu mắt nằm trên NST thường. P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra đều mắt đen? Giải: Con đều mắt đen, vậy trong kiểu gen của con ít nhất phải có 1 gen trội. Quy ước: D: mắt đen : d mắt xanh. Từ đó suy ra kiểu gen và kiểu hình của P có những khả năng sau đây: + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen DD DD GP: D D F1: DD – 100% mắt đen + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen DD Dd GP: D (1D: 1d) F1: 1DD: 1Dd – 100% mắt đen + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt đen Dd DD + P: ♀ mắt đen x ♂ mắt xanh DD dd GP: D d F1: Dd – 100% mắt đen. + P: ♀ mắt xanh x ♂ mắt đen dd DD 2. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG 2.1. Khái niệm Là phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. 2.2. Quy luật liên quan Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử 2.3. Một số dạng bài tập và phương pháp giải 2.3.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F Đề bài thường cho biết tính chất di truyền của mỗi loại tính trạng và kiểu hình của P. Cách giải: + Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen + Viết sơ đồ lai từ P đến F. Ví dụ: Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a – chân cao. BB – lông đen, Bb – lông đốm (trắng đen), bb – lông trắng. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thế Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với nòi gà chân cao, lông đen được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2. Giải: P: Gà chân thấp, lông trắng x Gà chân cao, lông đen AAbb aaBB GP: Ab aB F1: AaBb – Gà chân thấp, long đốm F1 x F1: AaBb x AaBb GF1: (AB: Ab : aB : ab) (AB: Ab : aB : ab) F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB: 2 AABb: 1 Aabb 2 AaBB: 4 AaBb: 2 Aabb 1 aaBB: 2 aaBB: 1 aabb Tỉ lệ kiểu hình: 3 gà chân thấp, lông đen : 6 gà chân thấp, lông đốm 3 gà chân thấp, lông trắng : 2 gà chân cao, lông đốm 1 gà chân cao, lông đen : 1 gà chân cao, lông trắng 2.3.2. Dạng 2: Xác định kiểu gen của P khi biết P thuần chủng và tỉ lệ phân tính ở F2 a. Cách giải: + Xác định thành phần gen của F1 suy từ tỉ lệ phân tính của từng cặp tính trạng + Xác định sự phân li của các gen thông qua tỉ lệ phân tính của phép lai bằng tích của các tỉ lệ phân tính cơ bản của từng cặp tính trạng + Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen của nó và viết sơ đồ lai. b. Ví dụ: Khi cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu và quả màu vàng, dạng quả tròn được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu: 301 cây quả vàng, tròn: 103 quả vàng, bầu. Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2 Giải: Tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2: Như vậy, màu sắc quả cũng như hình dạng quả đều bị chi phối bởi định luật phân li, trong đó các quả tròn và quả đỏ đều là các tính trạng trội. Quy ước: A – quả đỏ; a – quả vàng B – quả tròn; b – quả bầu Từ những tỉ lệ phân tích trên suy ra F1: Aa x Aa Bb x Bb Như vậy F1 dị hợp tử về 2 cặp gen. Tỉ lệ phân tích ở F2 là 9 cây quả đỏ tròn: 3 cây quả vàng tròn: 3 cây quả đỏ bầu: 1 cây quả vàng bầu = (3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng) (3 cây quả tròn : 1 cây quả bầu). Điều đó chứng tỏ các gen đã phân li độc lập. Vậy ta có sơ đồ lai: P: Cây quả đỏ, bầu dục x Cây quả vàng, tròn AAbb aaBB GP: Ab aB F1: AaBb – Cây quả đỏ, tròn F1 x F1: AaBb x AaBb GF1: (AB : Ab : Ab : ab), (AB : Ab : Ab : ab) F2 ♀ ♂ AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb Aabb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb Ab AaBb Aabb aaBb aabb - Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB : 2 Aabb : 1 Aabb 2 AaBB : 4 AaBb : 2 Aabb 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb - Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây quả đỏ tròn : 3 cây quả đỏ bầu : 3 cây quả vàng tròn : 1 cây quả vàng bầu 2.3.3. Dạng 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết các gen chi phối các tính trạng và phân li độc lập a. Cách giải: + Từ kiểu hình của F, đặc biệt là các tính trạng lặn, suy ra kiểu gen của nó, từ đó suy tiếp ra kiểu gen của P. + Viết sơ đồ lai từ P đến F. b. Ví dụ: Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; Gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này nằm trên 2 cặp NST thường. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có bốn khả năng: tóc xoăn, mắt đen; tóc xoăn, mắt xanh; tóc thẳng, mắt đen; tóc thẳng, mắt xanh. Giải: Con tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen là aabb, do đó nó phải nhận giao tử ab của bố và của mẹ, như vậy trong kiểu gen của bố và của mẹ tối thiểu phải mang gen a và b. Với 4 kiểu hình khác nhau ở con phải được hình thành từ 4 tổ hợp giao tử khác nhau. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp là 1 bên P phải dị hợp tử về cả 2 cặp gen để cho 4 loại giao tử, còn 1 bên chỉ cho loại giao tử mang ab, hoặc mỗi bên P cho 2 loại giao tử, trong đó co ab và P dị hợp về 1 cặp gen khác nhau. Căn cứ vào những lập luận trên ta có những sơ đồ lai sau: + P: Mẹ ♀ tóc xoăn, mắt đen x Bố ♂ tóc thẳng, mắt xanh AaBb x aabb GP : (AB : Ab : aB : ab) ab F1 : AaBb : Aabb : aaBb : aabb Tóc xoăn, mắt đen : Tóc xoăn, mắt xanh: tóc thẳng, mắt đen: tóc thẳng, mắt xanh Hoặc ngược lại, + P: ♀ Mẹ tóc thẳng, mắt xanh x ♂ bố tóc xoăn, mắt đen aabb AaBb à Kết quả cũng tương tự như trên + P: ♀ Mẹ tóc xoăn, mắt xanh x ♂ bố tóc thẳng mắt đen Aabb aaBb GP: (Ab : ab) (aB ab) F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb Tóc xoăn, mắt đen : tóc xoăn, mắt xanh : tóc thẳng, mắt đen : tóc thẳng, mắt xanh Ngược lại, P: ♀ Mẹ tóc thẳng mắt đen x ♂ Bố tóc xoăn, mắt xanhw aaBb Aabb Kết quả cũng tương tự trên 2.3.4. Dạng 4: Xác định kiểu gen và kiểu hình của P khi biết tỉ lệ của một vài kiểu hình ở F. a. Cách giải: + Từ tỉ lệ của một vài kiểu hình ở F suy ra tính chất di truyền của tính trạng về quy luật di truyền chi phối tính trạng + Xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của P, từ đó viết sơ đồ lai. Ví dụ: Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 thu được 3202 cây trong đó có 1801 cây cao quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng và di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, không xảy ra hoán vị gen. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P, viết sơ đồ lai từ P đến F2 Giải: Tỉ lệ của cây cao, quả đỏ ở F2 là: . Từ đó suy ra cây cao, quả đỏ đều là các tính trạng trội và chúng bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập. Quy ước: B – quả đỏ, b – quả vàng, A – cây cao, a – cây thấp. Để F2 xuất hiện số tổ hợp bằng 16 thì P đồng hợp tử và khác nhau về những cặp gen alen, do đó kiểu gen và kiểu hình của P có 2 khả năng sau: + P: Cây cao, quả đỏ x Cây thấp, quả vàng AABB aabb + P: Cây cao, quả vàng x Cây thấp, quả đỏ AAbb aaBB F1: Đều có kiểu gen và kiểu hình là AaBb – cây cao, quả đỏ. F1 x F1 : AaBb x AaBb GF1: (AB : Ab : aB : ab) (AB : Ab : aB : ab) F2: 1 AABB : 2 AABb : 1 Aabb : 2 AaBb : 4 AaBb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây cao, quả đỏ : 3 cây cao, quả vàng 3 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả vàng. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG VÀ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG MÔN SINH HỌC 9 VÀO TRONG THỰC TẾ 1. Trong quá trình công tác giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 9 phần Di truyền học, đặc biệt sau khi hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập phần Di truyền thì tiếp thu nhận thức của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt ở các mặt sau: + Học sinh dễ dàng giải các bài tập một cách nhanh chóng và chính xác. + Rèn luyện khả năng tư duy lôgic và kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá 2. Kết quả cụ thể khi kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua số điểm bài kiểm tra trong năm học: Học lực Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2016 – 2017 1 5 4 20 15 75 0 0 0 0 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Phần Di truyền và Biến dị đề cập tới nhiều kiến thức mới so với chương trình Sinh học 6, 7, 8. Vì vậy việc giúp học sinh hiểu rõ kiến thức lí thuyết cũng như nắm vững cách nhận biết các dạng bài tập về các quy luật di truyền của Menđen giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng các loại bài tập, tránh nhầm lẫn giữa các dạng bài tập, giúp hình thành ở học sinh kĩ năng tổng hợp, tư duy lôgic, từ đó sẽ góp phần tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, vì mới vào nghề, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế cũng như các phương tiện dạy học nên sáng kiến của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đạt kết quả cao hơn. II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Phần Di truyền là phần kiến thức khó đối với học sinh. Do đó, muốn học sinh tiếp thu tốt kiến thức của phần này người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm trong truyền thụ kiến thức, được học sinh yêu mến và lôi cuốn được các em có hứng thú học tập bộ môn Sinh học. Phương tiện, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho giáo viên cần trang bị đầy đủ hơn, để giáo viên có thể thực hiện tốt các tiết dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kông Chro, ngày 17 tháng 10 năm 2017 Người viết Rmah H’ Dza * Nhận xét của Hội đồng khoa học nhà trường: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ * Nhận xét của Hội đồng khoa học huyện: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ * Các tài liệu tham khảo: 1. Phương pháp giải bài tập Di truyền – Vũ Đức Lưu (Nhà xuất bản giáo dục) 2. Sách giáo khoa Sinh học 9 (Nhà xuất bản giáo dục). 3. Sách bài tập Sinh học 9 (Nhà xuất bản giáo dục). 4. Sách giáo viên sinh học 9 (Nhà xuất bản giáo dục) Mục lục Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU ... 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu . 2 III. Đối tượng nghiên cứu ...... 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ................... 2 V. Phương pháp nghiên cứu .. 2 PHẦN II: NỘI DUNG ... 3 Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài 3 I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ... 3 II. Nguyên nhân . 4 Chương II: Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 5 I. Cơ sở đề xuất các giải pháp 5 II. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng.. 5 Chương III: Kết quả đạt được khi áp dụng hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9 vào trong thực tế.... 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 19 I. Kết luận .. 19 II. Ý kiến đề xuất ....... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem sinh hoc 9_12378845.doc