Hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học và Sáng kiến kinh nghiệm

Nâng cao năng lực, kĩ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tập dượt cho học sinh làm quen với công tác nghiên cứu, thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn ngành.

Cải tiến phương pháp làm việc, phát huy năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu đổi mới của ngành.

Hiệu quả, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng của sáng kiến, đề tài khoa học là căn cứ quan trọng để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

 

doc27 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4191 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học và Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in cơ sở và lý do thực hiện nghiên cứu. Có thể trích dẫn một số công trình nghiên cứu gần nhất giúp người đọc biết được các GV, nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu những gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo nhằm thuyết phục độc giả về giải pháp thay thế đưa ra. Trong phần cuối của mục giới thiệu, người nghiên cứu cần trình bày rõ các vấn đề nghiên cứu sẽ được trả lời thông qua nghiên cứu và nêu rõ giả thuyết nghiên cứu.
1.5. Phương pháp
Giải thích về khách thể nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, quy trình và các kỹ thuật phân tích được thực hiện trong NCKHSPƯD.
a. Khách thể nghiên cứu
Trong phần này, người nghiên cứu mô tả thông tin cơ sở về các đối tượng tham gia (hoặc học sinh) trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về: giới tính, thành tích hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan.
b. Thiết kế
Người NC cần mô tả:
- Chọn dạng thiết kế nào trong bốn dạng thiết kế nghiên cứu hoặc thiết kế cơ sở AB;
- Nghiên cứu đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động hay kết quả bài kiểm tra thông thường có liên quan để xác định sự tương đương giữa các nhóm;
- Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test hay phép kiểm chứng test. Người nghiên cứu có thể mô tả thiết kế nghiên cứu dạng khung. Ví dụ: Thiết kế chỉ sử dụng bài kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên (TK 4).
Nhóm
Tác động
Bài kiểm tra sau tác động
N1
X
O1
N2
...
O2
Các ký hiệu Nn (Nhóm n ), X (tác động) và On (Bài kiểm tra sau tác động của nhóm n).
c. Quy trình nghiên cứu
Mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu, trả lời các câu hỏi như:
. Tác động như thế nào?
. Tác động kéo dài bao lâu?
. Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?
. Có những tài liệu/thiết bị nào được sử dụng trong quá trình thực hiện tác động?
 Người nghiên cứu cần tập hợp các tài liệu đã nêu trong báo cáo (gồm công cụ khảo sát/các bài kiểm tra, kế hoạch bài học, đường link trang web có chứa video ) trong phần phụ lục. Trong phần quy trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần chú thích rõ phần mối liên quan giữa hoạt động nghiên cứu với các phụ lục này.
d. Đo lường
Trong phần này, người nghiên cứu mô tả công cụ đo/bài kiểm tra trước tác động và sau tác động về: mục tiêu, nội dung, dạng câu hỏi, số lượng câu hỏi, đáp án và biểu điểm. Có thể bổ sung phần mô tả quy trình chấm điểm, độ tin cậy và độ giá trị (nếu có) của dữ liệu.
Trong phần phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu có thể nêu các tiêu đề nhỏ như khách thể nghiên cứu, thiết kế, quy trình nghiên cứu và đo lường nếu có đủ thông tin cho mỗi phần.
1.6. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Trong phần này, người nghiên cứu tóm tắt các dữ liệu thu thập được, báo cáo các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu, và chỉ ra kết quả của quá trình phân tích đó. Cách phổ biến là dùng bảng và biểu đồ. Trong trường hợp này, các kết quả so sánh được thể hiện gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị p của phép kiểm chứng T-test.
Phần này chỉ trình bày các dữ liệu đã xử lý, không trình bày dữ liệu thô.
Để bàn luận kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu trả lời các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong phần “Giới thiệu”. Với sự liên hệ rõ ràng cho mỗi vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu bàn luận về các kết quả thu được và các hàm ý của mình, chẳng hạn nghiên cứu này có nên được tiếp tục, điều chỉnh, mở rộng hay dừng lại? Bằng cách trả lời vấn đề nghiên cứu thông qua các kết quả phân tích dữ liệu, người nghiên cứu có thể cho người đọc biết các mục tiêu của nghiên cứu đã đạt được đến mức độ nào.
Đôi khi, có thể nêu ra các hạn chế của nghiên cứu nhằm giúp người khác lưu ý về điều kiện thực hiện nghiên cứu. Các hạn chế phổ biến có thể do quy mô nhóm quá nhỏ, nội dung kiểm tra hạn chế, thời gian tác động chưa đủ dài và một số yếu tố không kiểm soát được.
1.7. Kết luận và khuyến nghị
Phần này đưa ra tóm lược nhanh về các kết quả của nghiên cứu với mục đích nhấn mạnh các kết quả nghiên cứu, mang lại ấn tượng sâu sắc hơn cho người đọc. Người nghiên cứu cần tóm tắt các kết quả của mỗi vấn đề nghiên cứu trong phạm vi từ một đến hai câu. Dựa trên các kết quả này, người nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị có thể thực hiện trong tương lai. Các khuyến nghị có thể bao gồm gợi ý cách điều chỉnh tác động, đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, hoặc cách áp dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác.
1.8. Tài liệu tham khảo
Đây là phần trích dẫn các công trình nghiên cứu và tài liệu được sử dụng trong các phần trước, đặc biệt là các tài liệu được nhắc đến trong phần “Giới thiệu” của báo cáo. Cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu tham khảo trong báo cáo đề tài NCKHSPƯD thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 6.
1.9. Phụ lục
Cung cấp các minh chứng cho kết quả NC trong quá trình thực hiện đề tài, ví dụ: phiếu hỏi, câu hỏi kiểm tra, kế hoạch bài học, tư liệu dạy học, bài tập mẫu và các số liệu thống kê chi tiết.
2. Hình thức trình bày báo cáo đề tài NCKHSPƯD 
Đề tài NCKHSPƯD được in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo bằng MS Word, Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn. Lề trái: 3 cm, lề phải: 2 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm. Độ dày của đề tài tùy thuộc vào lượng thông tin tối thiểu cần trình bày, phạm vi vấn đề nghiên cứu, quy mô và hướng phát triển của đề tài, giới hạn từ 15 đến 25 trang. Trang bìa trình bày theo mẫu quy định. 
Cấu trúc hình thức, lượng thông tin của đề tài đưa ra được trình bày hợp lý. Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi. 
Lưu ý: Ngôn ngữ và trình bày báo cáo:
- Người nghiên cứu cần rất nhiều thời gian và sự rèn luyện để có thể viết một báo cáo NCKHSPƯD tốt. Báo cáo cần tập trung vào trọng tâm của vấn đề nghiên cứu, không lan man.
- Báo cáo cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh diễn đạt phức tạp hoặc sử dụng các từ chuyên môn không cần thiết.
- Sử dụng các bảng, biểu đồ đơn giản khi có thể. Các biểu đồ hình học ba chiều trông có thể đẹp nhưng không tăng thêm giá trị cho dữ liệu cần trình bày.
- Có phần chú giải cho các bảng, biểu đồ, không nên để người đọc phải tự phán đoán ý nghĩa của các bảng, biểu đồ.
PHỤ LỤC 6
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 
VÀ LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
            Có nhiều cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu tham khảo trong các công trình NCKH, SKKN; hướng dẫn này thống nhất cách viết như sau: 
1. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo, đề tài khoa học, sáng kiến....
- Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn...). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn theo “tên tác giả - năm” (hệ thống Havard) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là cách hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn. 
	- Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).
	2. Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo
	2.1. Hình thức trích dẫn
	- Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình, của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.
	- Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.
	- Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.
	2.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo 
	- Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.
	- Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo. 
	- Việc trích dẫn được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng, ví dụ [19],[25],[41].
	- Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án, đề tài không được duyệt để bảo vệ, thẩm định. 
	- Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.
	- Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
	- Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.
	- Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.
	3. Xây dựng và cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo
	- Viết chung giữa tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài (Anh, Pháp).  
- Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo thì xếp theo thứ tự A, B, C, 
+ Với tài liệu tiếng Việt thì căn cứ vào TÊN của tác giả đầu tiên (không phải HỌ) hoặc từ đầu tiên của cơ quan ban hành; không viết tắt mà viết đầy đủ theo trình tự họ, chữ lót, tên.
+ Nếu bài viết bằng tiếng nước ngoài không dịch sang tiếng Việt: Căn cứ vào Họ (viết đầy đủ) của tác giả đầu tiên (không phải TÊN), tiếp đến ghi tên gọi và tên đệm (viết tắt). 
- Nếu bài báo, công trình có nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng sự (et al-tiếng Anh).
3.1. Đối với sách: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản và nơi xuất bản.
Ví dụ: 
- Harrow, R. (2005), No Place to Hide, Simon & Schuster, New York, NY.
- Trần Anh Tài (2007), Quản trị học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội
3.2. Đối với chương sách: Tên tác giả (năm), “tiêu đề chương”, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
Ví dụ:
- Calabrese, F.A. (2005), “The early pathways: Theory to practice-a continuum”, Creating the Discipline of Knowledge Management, Elsevier, New York, NY, pp. 15-20.
- Phan Huy Đường (2007), “Chương 3 - Phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử hiện đại”, Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội, trang 98-178. 
3.3. Đối với tạp chí: Tên tác giả (năm), “tiêu đề bài báo”, tên tạp chí, tập, số, trang. 
Ví dụ: Phùng Xuân Nhạ (2009), “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh - Tạp chí khoa học, Tập 25, Số 1, trang 1- 8.
3.4. Đối với báo cáo hội thảo được xuất bản thành ấn phẩm: Tên tác giả (năm xuất bản), “tên báo cáo”, tên của hội thảo (có thể có địa điểm và ngày tổ chức), nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang. 
Ví dụ: Nguyễn Hồng Sơn (2008 ), “Thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Những phức tạp cần được tính tới”, Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và Giải pháp, Trường ĐHKT - ĐHQGHN, 18/3/2008, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội, trang 231-236.
3.5. Đối với báo cáo hội thảo không được xuất bản thành ấn phẩm: Tên tác giả (năm), “tên báo cáo”, tên hội thảo, thời gian và nơi diễn ra hội thảo, đường link tới bài báo nếu bài báo được công bố trên Internet.
 Ví dụ: Đỗ Thế Tùng (2008), “Bản chất và các đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường”, bài viết cho Hội thảo Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường, 27/8/2008, Trường ĐHKT - ĐHQGHN, Hà Nội.
3.6. Đối với công trình nghiên cứu: Tên tác giả (năm), “tên bài viết”, tên công trình nghiên cứu (số - nếu có), tổ chức/đơn vị thực hiện, địa chỉ của đơn vị thực hiện, thời gian công bố. 
Ví dụ: Moizer, P. (2003), “How published academic research can inform policy decisions: The case of mandatory rotation of audit appointments”, working paper, Leeds University Business School, University of Leeds, Leeds, 28 March.
3.7. Đối với sách mà không có tên tác giả hoặc biên tập: Tên sách (năm), “tên bài”, số, tái bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
Ví dụ: Encyclopaedia Britannica (1926), “Psychology of culture contact”, Vol. 1, 13th ed., Encyclopaedia Britannica, London and New York, NY, pp. 765-71.
3.8. Đối với bài báo in trên báo chí (có tác giả): Tên tác giả (năm), “tên bài”, tên tờ báo, thời gian xuất bản, trang.
 	Ví dụ:
- Smith, A. (2008), “Money for old rope”, Daily News, 21 January, pp. 1, 3-4.
- Lê Đăng Doanh (2009), “Từ kinh tế quý 1, thử nhìn ra cả năm 2009”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2/4/2009, trang 11-12.
3.9. Đối với bài báo (không có tên tác giả): Tên báo (năm), “tên bài báo”, ngày, trang. Ví dụ: Daily News (2008), “Small change”, 2 February, p.7.
3.10. Đối với nguồn thông tin điện tử: Nếu có trên mạng thì đường link (URL) nên được cung cấp ở cuối danh sách tài liệu tham khảo cũng như ngày xuất bản thông tin đó.
Ví dụ: Trương Quang Học, “Để hiểu hơn về một đại học nghiên cứu”, xem tại: 
Nếu bài viết không có tác giả hoặc ngày tháng cập nhật thông tin thì dùng ngoặc đơn với thông tin đó, hoặc có thể dùng chú thích (số La Mã trong ngoặc vuông ở nội dung của bài và đường link đầy đủ của bài viết ở phía cuối bài báo).
PHỤ LỤC 7
 TÊN ĐƠN VỊ 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 HỘI ĐỒNG	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 	 , ngày tháng năm 
PHIẾU CHẤM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
	(Chấm độc lập)
1. Tên đề tài:......................................................................................................................
..
2. Tác giả của đề tài:.........................................................................................................
 Đơn vị công tác:..............................................................................................................
3. Họ và tên Giám khảo:...................................................................................................
 Chức vụ và đơn vị công tác:............................................................................................
I. Nhận xét của giám khảo:
1. Hình thức: (1,0 điểm)
..
2. Mở đầu: (1,0 điểm) 
- Lý do (căn cứ) chọn đề tài: (Phải nêu được căn cứ về lý luận và thực tiễn)
....
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài 
....
- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 
....
3. Nội dung: (5,0 điểm)(đánh giá thực trạng, đưa ra được giải pháp) 
- Cơ sở lý luận:.
..
- Đánh giá thực trạng:...
..
- Các giải pháp (đánh giá trước tác động và sau tác động): ..
..
..
- Kết quả, áp dụng vào thực tiễn:.
..
4. Kết luận: (1.0 điểm) (Đưa ra các luận điểm khái quát, nâng cao lý luận và giá trị thực tiễn)
....
..
5. Tính sáng tạo và hiệu quả của đề tài: (2.0 điểm) (tính mới, tính khả dụng của đề tài)
....
..
II. Đánh giá chung (Về tính mới, tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng (phạm vi) ứng dụng của đề tài): ...
..
..
...
III. Điểm và xếp loại:
 1. Hình thức (1đ):....................... 2. Phần mở đầu (1đ) ....................................
 3. Nội dung (5 đ): ...................... 4. Kết luận (1đ):...
 5. Tính sáng tạo và hiệu quả của đề tài (2đ):..............................................................
 Tổng điểm: ........................... Xếp loại:..................................................................
 GIÁM KHẢO 
(Chữ ký)	 	
IV. Điểm thống nhất: (Ghi vào phiếu chấm của giám khảo 1; hai giám khảo cùng ký, ghi rõ họ tên)
Điểm: Xếp loại: 1. Giám khảo 1:
	 2. Giám khảo 2:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Ghi chú:
Xếp loại A: Từ 9 đến 10 điểm
Xếp loại B : Từ 7 đến < 9 điểm
Xếp loại C : Từ 5 đến < 7 điểm
Xếp loại D: Dưới 5 điểm.
Không xếp loại: Vi phạm quy định về NCKH.
PHỤ LỤC 8
 TÊN ĐƠN VỊ 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 HỘI ĐỒNG..	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 	 , ngày tháng năm 
PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	(Chấm độc lập)
1. Tên SKKN:....................................................................................................................
...
2. Tác giả:..........................................................................................................................
 Đơn vị công tác:..............................................................................................................
3. Họ và tên Giám khảo:...................................................................................................
 Chức vụ và đơn vị công tác:............................................................................................
I. Nhận xét của giám khảo:
1. Hình thức: (1,0 điểm)
..
2. Mở đầu: (1,0 điểm) 
- Lý do (căn cứ) chọn đề tài: (Phải nêu được căn cứ về lý luận và thực tiễn)
....
- Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 
....
- Phương pháp nghiên cứu: 
....
- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
....
3. Nội dung: (5,0 điểm)(đánh giá thực trạng, đưa ra được giải pháp) 
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:.
.
- Mô tả, phân tích các giải pháp (đánh giá trước tác động và sau tác động): ....
....
..
- Kết quả thực hiện: .
..
4. Kết luận: (1.0 điểm) (Nội dung, ý nghĩa, hiệu quả)
....
..
5. Tính sáng tạo và hiệu quả của đề tài: (2.0 điểm) (tính mới, tính khả dụng của đề tài)
....
II. Đánh giá chung (Về tính mới, tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng (phạm vi) ứng dụng của đề tài):...
....
III. Điểm và xếp loại:
 1. Hình thức (1đ):....................... 2. Phần mở đầu (1đ) ....................................
 3. Nội dung (5 đ): ...................... 4. Kết luận (1đ):...
 5. Tính sáng tạo và hiệu quả của đề tài (2đ):..............................................................
 Tổng điểm: ........................... Xếp loại:...................................................................
 GIÁM KHẢO 
(Chữ ký)	
IV. Điểm thống nhất: (Ghi vào phiếu chấm của giám khảo 1; hai giám khảo cùng ký, ghi rõ họ tên)
Điểm: Xếp loại: 1. Giám khảo 1:
	 2. Giám khảo 2:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Ghi chú:
Xếp loại A: Từ 9 đến 10 điểm
Xếp loại B : Từ 7 đến < 9 điểm
Xếp loại C : Từ 5 đến < 7 điểm
Xếp loại D: Dưới 5 điểm.
Không xếp loại: Vi phạm quy định về NCKH.
PHỤ LỤC 9
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG/TRUNG TÂM.. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 	.., ngày tháng năm 20 
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHẤM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 
TT
Họ tên
Chức vụ
Đăng kí TĐ-KT
Tên đề tài
Lĩnh vực
Điểm
Xếp loại
Ông (Bà)
CSTĐCS
Địa lý
Ông (Bà)
Ông (Bà)
	THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docHuong dan NCKH, SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan