Hướng dẫn chấm sáng kiến kinh nghiệm

a) Tính mới : 20 điểm

Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục.phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình

b) Tính khoa học : 25 điểm.

 - Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có.)

 - Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể

 - Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua các phương pháp hoạt động thực tế

 - Có luận chứng: những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh.) để thuyết phục được người đọc.

Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 27919 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LONG MỸ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 246/PGDĐT-TĐKT 
Log Mỹ, ngày 4 tháng 5 năm 2015
V/v hướng dẫn viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015
	Kính gửi:
Các trường MN, MG, TH, THCS trực thuộc
	Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng: Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ; Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính; Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ; 
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc viết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm làm cơ sở cho việc xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng vào cuối năm học, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy. Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc viết và chấm sáng kiến năm học 2014-2015, cụ thể như sau:
	I.VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	1. Về nội dung 
Nội dung đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) cần tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy - học và giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ, hiệu quả hoạt động của chuyên môn, của các bộ phận chức năng, hiệu quả các hoạt động phong trào thi đua của đơn vị. 
	2. Về cấu trúc:
a) Đặt vấn đề : 
- Nêu rõ lý do, sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo; cơ sở của đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì, được xuất phát từ yêu cầu thực tế nào...; 
- Tổng quan những thông tin liên quan về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn đề; 
- Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của địa phương. 
b) Nội dung: 
- Nêu thực trạng của vấn đề. 
- Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các phương pháp hoạt động thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo. . . 
- Những kết quả đạt được, có so sánh với trước khi áp dụng sáng kiến, đề tài, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài. 
- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
c) Kết luận: 
- Khẳng định được những giá trị của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp như : tính mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn, tính hiệu quả 
- Những kiến nghị, đề xuất (nếu có)
	II. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
	1.Về nội dung: 90 điểm 
a) Tính mới : 20 điểm
Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục...phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình 
b) Tính khoa học : 25 điểm. 
	- Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có...)
	- Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể 
	- Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua các phương pháp hoạt động thực tế
	- Có luận chứng: những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh...) để thuyết phục được người đọc. 
Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.
c) Tính ứng dụng thực tiễn : 20 điểm.
Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà, được các CB-GV trong ngành vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. 
 d) Tính hiệu quả: 25 điểm
Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. 
	2. Về hình thức: 10 điểm
a) Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. 
b) Sáng kiến được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa, bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi đầy đủ, rõ ràng thông tin theo trật tự sau: tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị, tổ, phòng (khoa); tên đề tài; tên tác giả; chức danh; năm học áp dụng sáng kiến.
	3. Xếp loại : 
- Mỗi sáng kiến sẽ có 02 giám khảo chấm, đánh giá độc lập. Điểm số là điểm trung bình cộng của 02 giám khảo. Căn cứ vào số điểm, sẽ xếp loại như sau:
	- Loại A: 	Đạt từ 85-100 điểm
	- Loại B:	Đạt từ 65-84 điểm
	- Loại C: 	Đạt từ 50-64 điểm
	- Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm.
	*Đối với cá nhân đề nghị danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở lấy loại B trở lên; đối với cá nhân đề nghị danh hiệu chiến sỹ thi đua tỉnh, lấy loại A.
III.VỀ THỜI GIAN, HỒ SƠ:
Thời gian thực hiện chấm sáng kiến tại đơn vị kết thúc chậm nhất ngày 30/5/2015.
Thời gian gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, công nhận sáng kiến tại Phòng GD&ĐT hạn chót ngày 02/6/2015.
- Hồ sơ gồm có: 
. Tờ trình đề nghị chấm, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của đơn vị (Mẫu 1 )
. Biên bản họp đánh giá SKKN của Hội đồng khoa học đơn vị (Mẫu 2) 
. Bảng tổng hợp đề tài sáng kiến kinh nghiệm gửi kèm file (Mẫu 3). 
. Đề tài, SKKN được in 2 mặt và đóng tập hoặc bấm góc: 02 bộ
IV.MỘT SỐ LƯU Ý:
 Bộ phận tham mưu về thi đua-khen thưởng sẽ tham mưu Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định kiện toàn Hội đồng khoa học của đơn vị gồm các đồng chí là lãnh đạo đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị, các giáo viên có năng lực, uy tín, kinh nghiệm tham gia hội đồng. 
Để việc đánh giá phân loại sáng kiến kinh nghiệm khách quan, công bằng, các cơ sở giáo dục cần đảm bảo chặt chẽ qui trình chấm, xét duyệt như: công khai thang điểm, phiếu chấm, họp bàn thống nhất cách chấm, kết quả chấm của Hội đồng được thông báo rộng rãi trong toàn đơn vị.
	Trên đây là hướng dẫn viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang. Trong quá trình thực hiện nếu có gì chưa rõ, liên hệ với đồng chí Trần Thị Bé Ba qua số điện thoại 0975930531 để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận: 
- Như trên;
- Ban lãnh đạo;
- Ban TĐKT; 
- Lưu: VT, TĐKT (T).
TRƯỞNG PHÒNG
 (đã ký)
HUỲNH NGỌC TRƯƠNG
PHÒNG GD&ĐT LONG MỸ
(ĐƠN VỊ)..
Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: 
.., ngày tháng năm 20
TỜ TRÌNH
Về đề nghị chấm, đánh giá đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 
Căn cứ công văn số /PGDĐT-VP ngày tháng 5 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015;
Đơn vị : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .kính trình Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục Long Mỹ, chấm đánh giá các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị cụ thể như sau: 
I/- Về đề tài sáng kiến kinh nghiệm gồm có : đề tài. 
II/-Trong đó chia ra:
- Có đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực quản lý
- Có đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn
- Có đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ
- Có đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực kế hoạch tài chính
- Có đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực công tác Đảng, Đoàn thể, hoạt động phong trào.
( Đính kèm bảng tổng hợp danh sách các đề tài SKKN)
Nơi nhận: 	 
- Hội đồng Khoa học ngành; 	
- Lưu: VT.
TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
(Chức vụ)
(Họ và tên)
PHÒNG GD&ĐT LONG MỸ
ĐƠN VỊ:. 
Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.., ngày tháng năm 20 
BIÊN BẢN 
Họp Hội đồng khoa học xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
Năm học ..
- Thời gian:
- Địa điểm:
- Thành phần tham dự: 
Các thành viên trong Hội đồng khoa học theo Quyết định số / ngày tháng năm 20 của 
V/v thành lập Hội đồng khoa học trường (Trung tâm)
+ Chủ trì: Đ/c..., - Chủ tịch Hội đồng
+ Thư ký: Đồng chí
	- Nội dung: Xét duyệt các đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học ..
	I/- Đồng chí Chủ tịch Hội đồng nêu mục đích yêu cầu cuộc họp.
Căn cứ kế hoạch số . ngày .tháng. năm.. của trường về tổ chức chấm các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, năm học .; phân công giám khảo và kết quả tổng hợp của Thư ký Hội đồng khoa học. 
Hội đồng Khoa học của đơn vị đã chấm ..đề tài sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị, cụ thể như sau: 
- đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực quản lý
- đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn
- đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ
- đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực kế hoạch tài chính
- đề tài sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực công tác Đảng, Đoàn thể, hoạt động phong trào.
	Đề nghị đồng chí Thư ký thông qua bảng tổng hợp danh sách các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, kết quả chấm của từng giám khảo. Sau đó Hội đồng sẽ có ý kiến.
	II/- Đồng chí Thư ký báo cáo quá trình chấm, thông qua bảng tổng hợp danh sách các đề tài SKKN, kết quả chấm của từng giám khảo. 
Báo cáo quá trình chấm: 
- Ngày tháng  năm...: Tiếp nhận các sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi đua. 
- Ngày tháng  năm...: Phân công Giám khảo 1, 2.
- Từ ngày tháng  năm đến ngày tháng  năm..: Tổ chức chấm độc lập 2 vòng.
- Ngày tháng  năm...: Tổng hợp kết quả chấm của giám khảo
- Ngày tháng  năm...: Họp Hội đồng khoa học xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm năm học . 
2. Thông qua bảng tổng hợp dánh sách các đề tài SKKN, kết quả chấm của từng giám khảo
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Tên đề tài SKKN
Kết quả của HĐKH đơn vị
GK1
GK2
Điểm TB
Xếp loại
Ông (Bà)..
	III/ Ý kiến của các thành viên trong Hội đồng.
	IV/- Kết luận của đồng chí Chủ tịch Hội đồng
	Qua ý kiến phát biểu của các đồng chí thành viên Hội đồng, thống nhất kết quả đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của trường năm học . như sau:
	Tổng cộng có:
 đề tài xếp loại Xuất sắc.
  đề tài xếp loại Tốt
 đề tài xếp loại Khá
 đề tài xếp loại Đạt yêu cầu
 đề tài Không đạt yêu cầu.
	Buổi họp kết thúc vào lúc  giờ cùng ngày.
THƯ KÝ
CHỦ TRÌ
Mẫu 3
BẢNG TỔNG HỢP
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học .
(Theo Tờ trình số , ngày tháng năm 
của trường ( ..)
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Tên đề tài SKKN
Kết quả của HĐKH đơn vị
GK1
GK2
Điểm TB
Xếp loại
Ông (Bà)..
Tổng cộng danh sách trên có . sáng kiến kinh nghiệm, trong đó:
- Xuất sắc: 
- Tốt: 
- Khá: 
- Đạt yêu cầu:
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Mẫu 4
.
PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tác giả:...
Chức vụ:..
Đơn vị:..
Tên đề tài: 
..
Mục
Nhận xét đề tài
Điểm 
Qui định
Điểm đạt
I/- Nội dung
90đ
a.
Tính mới: 	
20
b.
Tính khoa học: 	
25
c.
Tính thực tiễn: 	
20
d.
Tính hiệu quả: 	
25
II/- Hình thức
10đ
10
TỔNG CỘNG
100
Nhận xét chung: 	.
Xếp loại:
NGƯỜI CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1.Về nội dung: 90 điểm 
a) Tính mới - 20 điểm
Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục...phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình 
b) Tính khoa học - 25 điểm. 
- Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có...)
- Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể 
- Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua các phương pháp hoạt động thực tế
- Có luận chứng: những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh...) để thuyết phục được người đọc. 
Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.
c) Tính ứng dụng thực tiễn - 20 điểm.
Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà, được các CB-GV trong ngành vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. 
d) Tính hiệu quả - 25 điểm
Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. 
2. Về hình thức: 10 điểm 
a) Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. 
b) Đề tài được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa SKKN phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị, tổ, phòng (khoa); tên đề tài; tên tác giả; chức danh; năm thực hiện.
3. Xếp loại : 
- Mỗi đề tài sẽ có 02 giám khảo chấm, đánh giá độc lập. Điểm số là điểm trung bình cộng của 02 giám khảo.
	- Loại A: 	Đạt từ 85-100 điểm
	- Loại B:	Đạt từ 65-84 điểm
	- Loại C: 	Đạt từ 50-64 điểm
	- Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm.
	*Đối với cá nhân đề nghị danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở lấy loại B trở lên; đối với cá nhân đề nghị danh hiệu chiến sỹ thi đua tỉnh, lấy loại A.

File đính kèm:

  • docHuong_dan_cham_sang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan