Hướng dẫn cách viết đoạn văn và bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9
Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS), phân môn tập làm văn (TLV), học sinh (HS) được làm quen với tất cả các kiểu bài trong đó có văn thuyết minh. Trong từng dạng bài, thì HS được GV hướng dẫn cụ thể cách viết đoạn văn, cách xây dựng dàn ý và tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do thời gian trong chương trình không cho phép nên việc hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh chỉ dừng lại ở một số dạng bài nhất định như thuyết minh về một thứ đồ dùng, thuyết minh về một thể loại văn học hay thuyết minh về một phương pháp (cách làm) và thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (trong chương trình Ngữ văn 8). Đến khối lớp 9, văn thuyết minh được nâng cao hơn đó là thuyết minh có vận dụng các yếu tố nghệ thuật, miêu tả nhưng chưa có tiết học nào để Hs tìm hiểu thuyết minh về tác giả, tác phẩm cụ thể.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: "Hướng dẫn cách viết đoạn văn và bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học cho học sinh lớp 9" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn - Ngữ văn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS), phân môn tập làm văn (TLV), học sinh (HS) được làm quen với tất cả các kiểu bài trong đó có văn thuyết minh. Trong từng dạng bài, thì HS được GV hướng dẫn cụ thể cách viết đoạn văn, cách xây dựng dàn ý và tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do thời gian trong chương trình không cho phép nên việc hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh chỉ dừng lại ở một số dạng bài nhất định như thuyết minh về một thứ đồ dùng, thuyết minh về một thể loại văn học hay thuyết minh về một phương pháp (cách làm) và thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (trong chương trình Ngữ văn 8). Đến khối lớp 9, văn thuyết minh được nâng cao hơn đó là thuyết minh có vận dụng các yếu tố nghệ thuật, miêu tả nhưng chưa có tiết học nào để Hs tìm hiểu thuyết minh về tác giả, tác phẩm cụ thể. - Thực tế, trong những năm qua, khi kiểm tra học kỳ và thi tuyển sinh, đôi khi đề thi lại cho dạng thuyết minh về tác giả hoặc giới thiệu về một tác phẩm cụ thể. Và khi gặp dạng đề này, nhiều HS còn lúng túng và chưa định hướng được cách làm bài. Chính những thực trạng trên, những giáo viên dạy học môn Ngữ văn nói chung, những giáo viên dạy ngữ văn 9 nói riêng luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp mới nhằm cải thiện tình hình hình học và làm văn của học sinh THCS, trong đó phải tìm ra cách hướng dẫn học sinh khối 9 làm tốt một bài văn thuyết minh, mà trước hết là cách viết và trình bày một văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả, và đặc biệt phải viết được bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm- phần mà trong chương trình hiện hành chưa có. Thực hiện điều này, bản thân tôi hướng tới mục đích tăng khả năng thực hành, phát triển năng lực, kĩ năng tạo lập văn bản, giúp học sinh tự tin trình bày hiểu biết của mình về đối tượng thuyết minh, đồng thời cải thiện tốt hơn chất lượng bài làm trong các đợt kiểm tra học kỳ, thi tuyển. 3.2 Nội dung giải pháp: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Giải pháp giúp HS biết cách viết, trình bày một đoạn văn, một văn bản thuyết minh về một tác giả, tác phẩm cụ thể hoàn chỉnh. Đồng thời phần nào đáp ứng với đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS hiện nay. Từ giải pháp này, GV có điều kiện tìm hiểu thêm về phương pháp, kỹ thuật dạy học ở dạng bài Thuyết minh nói chung. GV có thể bổ sung, đưa dạng bài này vào chương trình khối lớp phù hợp hơn để giảng dạy cho HS đầy đủ các dạng bài để các em không còn bỡ ngỡ khi gặp ở các đề thi. 3.2.2. Nội dung của giải pháp: a)Tính mới, sự khác biệt của giải pháp: - Giải pháp có yếu tố mới hoàn toàn và được áp dụng đầu tiên vào đầu năm học 2015-2016 và học kỳ I năm học 2016-2017 là hướng dẫn học sinh xoáy sâu vào cách viết hoàn chỉnh một bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học. Từ đó học sinh biết cách viết từng đoạn văn theo từng dạng đề cụ thể. Trên cơ sở đó hình thành một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh về tác giả, tác phẩm. Đó là điều mà các giải pháp trước đây và hiện nay chương trình sách giáo khoa chưa có và giáo viên giảng dạy chưa quan tâm. - Cách thức thực hiện của giải pháp: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế của các giải pháp cũ. b) Cách thực hiện của giải pháp: Bước 1: Củng cố lại kiến thức về phương pháp thuyết minh và kiến thức về đoạn văn (ôn lại lý thuyết): * Về phương pháp thuyết minh: Để làm tốt bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại, . Ôn tập lại một số phương pháp cụ thể mà có thể vận dụng trong thuyết minh về tác giả, tác phẩm: + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Có vai trò giới thiệu giúp người đọc hiểu rõ bản chất của đối tượng thuyết minh bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. + Phương pháp liệt kê: lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định, giúp người đọc thuyết minh ra đối tượng thuyết minh. + Phương pháp phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng loại , từng mặt để thuyết minh làm cho đối tượng trở nên cụ thể, rõ ràng giúp người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện. + Phương pháp nêu ví dụ: Giúp người đọc hiểu một cách cụ thể, đầy đủ về đối tượng. Ví dụ cụ thể, số liệu chính xác để có độ tin cậy cao. * Về đoạn văn: - Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Về hình thức: bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Về nội dung: thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - Từ ngữ và câu trong đoạn văn: Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. + Từ ngữ chủ đề là từ ngữ duy trì đối tượng, nó được dùng làm đề mục và được lặp lại nhiều lần. + Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. - Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn. + Diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. + Qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. + Song hành: là cách trình bày đoạn văn không có câu chủ đề (chỉ có từ ngữ chủ đề), các câu có quan hệ bình đẳng nhau. + Tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8. Tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua việc thực hiện kế hoạch tăng tiết của trường. Bước 2: Hướng dẫn HS nắm chắc kiến thức về đối tượng thuyết minh – tác giả, tác phẩm: Do đặc điểm, tính chất của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức về đối tượng thuyết minh một cách khách quan, rõ ràng, chính xác cho nên HS cần có kiến thức về tác giả, tác phẩm. Muốn vậy thì đòi hỏi GV phải hướng dẫn kỹ cho HS khi dạy- học phần văn bản kết hợp với kiểm tra, đánh giá. Thời gian qua, bản thân tôi đã giúp HS nắm kiến thức về tác giả, tác phẩm bằng các cách như sau: - Quy định những việc cần làm ngay từ đầu năm: HS phải xem và chuẩn bị kỹ phần tác giả, tác phẩm để khi vào lớp phải thực hiện giới thiệu cho được trước khi vào bài mới. GV sẽ kiểm tra chuẩn bị bài mới lồng vào quá trình kiểm tra bài cũ. - Nhắc nhở, kiểm tra HS thường xuyên từng bài học về kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm. - Trong hoạt động ngoài giờ, GV phối hợp lồng ghép, tổ chức thi đua giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học trong chương trình. Bước 3: Định hướng cách viết bài văn thuyết minh : - Trước hết HS phải xem đề bài thuyết minh ở dạng nào, đối tượng thuyết minh là gì. Tức là phải nắm chắc dạng đề thuyết minh. - Tùy vào đối tượng thuyết minh (tác giả hay tác phẩm) mà hướng dẫn HS chọn cách viết cho phù hợp. Có đoạn thì phải viết theo cách song hành, cũng có đoạn phải viết theo cách diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp. - Sau đó, hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Như vậy, GV giúp HS hiểu rằng khi gặp đề bài, cần đọc kỹ, xác định xem đề ở dạng nào để có cách viết, cách thuyết minh cho phù hợp. Bước 4: Hướng dẫn HS cách viết cụ thể: * Giới thiệu tác giả: Ở dạng này GV hướng dẫn HS viết theo trình tự như sau: - Tên tác giả, ngày, tháng năm sinh, quê quán, tên thật, bút danh, tên hiệu, tên chữ (nếu có). - Sau đó giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp: quá trình hoạt động văn học, những tác phẩm chính, nội dung chủ đạo, phong cách nghệ thuật; các giải thưởng văn học (nếu có). Đặc biệt cần làm rõ những đóng góp văn học của nhà văn. Khi xác định được nội dung cần thuyết minh, GV hướng dẫn HS trình bày từng đoạn văn hoàn chỉnh: thường là viết theo cách song hành khi đề bài yêu cầu viết giới thiệu ngắn gọn, phương pháp chủ yếu là nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê. Ví dụ đề bài yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Ngô Tất Tố. Với đề bài này HS có thể viết ngắn gọn như sau: Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơ tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynhn hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940), *Giới thiệu tác phẩm văn học: - Dạng đề là giới thiệu về tác phẩm truyện: Với dạng bài này, GV hướng dẫn HS viết theo trình tự - dàn ý như sau: + Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, ) + Thân bài: . Tóm tắt tác phẩm. . Giới thiệu giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm: với những tác phẩm lớn cần làm rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, chủ đề tác phẩm. . Giới thiệu giá trị nghệ thuật (nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể, ...). Đây là phần trọng tâm, nên khi giới thiệu, GV hướng dẫn HS đưa dẫn chứng cụ thể cho từng phần. + Kết bài: Vai trò, sự đóng góp của tác giả, ý nghĩa của tác phẩm trong nền văn học. Khi hướng dẫn HS xác định được nội dung cần thuyết minh, mỗi ý có thể được trình bày bằng một đoạn văn. Ở mỗi đoạn văn, GV hướng dẫn HS chọn cách trình bày cho phù hợp (có thể viết theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp). - Dạng đề là giới thiệu về tác phẩm thơ: Với dạng đề này, GV hướng dẫn HS thực hiện theo trình tự sau: + Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm( tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, ) + Thân bài: . Giới thiệu chủ đề bài thơ, số khổ thơ, câu thơ, . Giới thiệu giá trị nội dung: Bài thơ có bố cục gồm những phần nào, nội dung của từng phần . Nếu là những tác phẩm trong chương trình, đã học thì thì nội dung từng phần cần bám vào đề mục và ý chốt cuối phần phân tích của đề mục đó. Mỗi phần cần được trình bày bằng một đoạn văn. . Giới thiệu giá trị nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thông qua các phương diện: hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu, nhịp, vần, âm thanh, màu sắc, các biện pháp tu từ, (có thể là một đoạn văn – giới thiệu nghệ thuật chung của cả bài thơ hoặc nhiều đoạn văn lồng giới thiệu nội dung và nghệ thuật của từng phần, có nêu ví dụ cụ thể) + Kết bài: Vai trò, sự đóng góp của tác giả, ý nghĩa của tác phẩm trong nền văn học. Với 2 dạng đề này HS nắm kiến thức, dàn bài đã được định hướng thì GV hướng dẫn HS chọn cách trình bày từng đoạn văn ứng với từng ý phối hợp các phương pháp thuyết minh như phân tích, phân loại và nêu ví dụ. Bước 5: Hướng dẫn học sinh tự rèn luyện viết bài văn thuyết minh thông qua viết những đoạn văn thuyết minh theo từng dạng đề cụ thể: Để viết được đoạn văn với bất kỳ là ở dạng đề bài nào thì cũng đòi hỏi Hs phải nắm chắc kiến thức. Điều khó nhất hiện nay là đa số HS ít khi chịu khó để có kiến thức cơ bản. Chính vì thế, GV thường xuyên kiểm tra bài cũ cho các em không chỉ ở những tiết chính khóa mà còn kiểm tra ở các giờ trái buổi (phụ đạo, tăng tiết). Quá trình kiểm tra gắn liền với việc luyện tập cho HS thực hành viết đoạn văn.Và để hướng dẫn HS tự rèn luyện viết đoạn văn theo từng dạng đề cụ thể, GV đưa ra nhiều dạng bài tập đi từ cấp độ nhận biết đến vận dụng với mục đích vừa ôn tập kiến thức vừa tăng khả năng thực hành cho HS. Cụ thể: - Bài tập ở cấp độ nhận biết: mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể, trên cơ sơ đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình bày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao. Ví dụ GV cho bài tập sau: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Với đề bài này HS có thể viết ngắn gọn như sau: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang ... Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta nửa sau thế kỉ XIX.Tác phẩm gồm có: Các truyện thơ: "Truyện Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư Tiểu y thuật vấn đáp". Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Văn tế Trương Định", "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh", v.v ...Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục Đây là một trong các dạng bài tập nhận biết. - Bài tập ở cấp độ vận dụng: Mục đích của bài tập là rèn luyện cho HS viết đoạn văn theo từng cấp độ từ thấp đến cao. Dạng vận dụng thấp, Gv có thể cho bài tập yêu cầu HS viết câu chủ đề (đối với HS trung bình), bài tập triển khai ý câu chủ đề (viết đoạn văn với câu chủ đề cho sẵn) và cao hơn là hình thành đoạn văn thuyết minh hoàn chỉnh theo cách và phương pháp phù hợp. Ví dụ các dạng bài tập sau: Bài tập 1: Hãy viết câu chủ đề giới thiệu nội dung khổ thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài tập 2: Từ câu chủ đề sau: “Khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa là tình cảm của người cháu khi đã trưởng thành”. Hãy viết tiếp khoảng 6 câu văn để hoàn thành một đoạn văn giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt theo cách diễn dịch. Bài tập 3: Viết đoạn văn giới thiệu giá trị hiện thực của tác phẩm “Chuyện người con gái nam Xương” của Nguyễn Dữ. Trong từng thời điểm, GV cho HS thực hành rèn luyện viết đoạn văn theo đề cụ thể với từng dạng đề gắn với chương trình bài học. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Các giải pháp mới của sáng kiến trên được áp dụng ngay trong kiểu bài Thuyết minh vào đối tượng học sinh lớp 9 cũng như học sinh khối 8 (khi hướng dẫn HS làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học). Và với sáng kiến này tất cả giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS đều có thể áp dụng để giảng dạy. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng sáng kiến trên vào thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn - các kiểu bài Thuyết minh, điều đầu tiên gặt hái được là hầu hết các em đều nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm. Từ kiến thức này không những giúp HS làm tốt bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm mà còn phục vụ tốt cho phần văn Nghị luận văn học trong chương trình. Khi áp áp dụng sáng kiến này, đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề. Điều đáng mừng là chất lượng trong bài kiểm tra định kì về kiểu bài này rất khả quan, có tiến bộ hơn so với cùng kì năm học qua, cụ thể như sau: Năm học 8,0 – 10,0 6,5 – 7,8 5,0 – 6,3 3,5 – 4,8 00 – 3,3 2015 - 2016 25,5% 27,5% 34,3% 8,8% 5,9% 2016 – 2017 26,1% 28,3% 36,8% 5,3% 3,5% 3.5. Tài liệu kèm theo: không. Bến Tre, ngày 28 tháng 12 năm 2017
File đính kèm:
- Sang kien Kinh nghiem_12441911.doc