Hướng dẫn các hoạt động khoa học năm học 2014-2015

A. Về việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm:

 - Hiệu vụ, hội đồng khoa học của các đơn vị chủ động tổ chức hội thảo cấp trường về việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

 - Hội đồng khoa học cấp trường phải xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức quản lý có hiệu quả việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

 - Các đơn vị phải có các loại hồ sơ nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến (bao gồm kế hoạch, hội thảo, lưu sáng kiến kinh nghiệm hàng năm .); phòng GD&ĐT phối hợp với công đoàn ngành sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá hồ sơ, việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm ở các trường.

 B. Yêu cầu về nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm:

 1.Đối với người viết sáng kiến kinh nghiệm:

 - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;giáo viên trong diện biên chế, ưu tiên những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy.

 - Các đơn vị khuyến khích những giáo viên đã được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh viết sáng kiến kinh nghiệm. Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3, bậc 4 tiếp tục viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này và những năm tiếp theo.

 - Đối với cán bộ quản lý, giáo viên có đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua năm học 2014-2015, nếu đạt danh hiệu đó thì sáng kiến kinh nghiệm nạp về phòng GD&ĐT phải được hội đồng khoa học xét đạt từ bậc 3 trở lên.

 - Sáng kiến kinh nghiệm cần sát thực tế, số liệu minh chứng cụ thể rõ ràng, chính xác, các nội dung trong kinh nghiệm ít nhiều đã được thể nghiệm có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phải tìm được nét mới, rút ra được những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn các hoạt động khoa học năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN NGHI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 PHÒNG GD&ĐT Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số : 295 GD/ĐT Nghi Lộc, ngày 4 tháng 12 năm 2014
(V/v hướng dẫn các hoạt động 
khoa học năm học 2014-2015)
 Kính gửi : Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS
 Thực hiện Công văn số 1974 / SGD&ĐT- GDCN ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDCN năm học 2014-2015 ; Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường một số nội dung, cụ thể như sau :
 A. Về việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm:
 - Hiệu vụ, hội đồng khoa học của các đơn vị chủ động tổ chức hội thảo cấp trường về việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.
 - Hội đồng khoa học cấp trường phải xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức quản lý có hiệu quả việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.
 - Các đơn vị phải có các loại hồ sơ nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến (bao gồm kế hoạch, hội thảo, lưu sáng kiến kinh nghiệm hàng năm ...); phòng GD&ĐT phối hợp với công đoàn ngành sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá hồ sơ, việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm ở các trường.
 B. Yêu cầu về nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm:
 1.Đối với người viết sáng kiến kinh nghiệm:
 - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;giáo viên trong diện biên chế, ưu tiên những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy.
 - Các đơn vị khuyến khích những giáo viên đã được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh viết sáng kiến kinh nghiệm. Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3, bậc 4 tiếp tục viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này và những năm tiếp theo.
 - Đối với cán bộ quản lý, giáo viên có đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua năm học 2014-2015, nếu đạt danh hiệu đó thì sáng kiến kinh nghiệm nạp về phòng GD&ĐT phải được hội đồng khoa học xét đạt từ bậc 3 trở lên.
 - Sáng kiến kinh nghiệm cần sát thực tế, số liệu minh chứng cụ thể rõ ràng, chính xác, các nội dung trong kinh nghiệm ít nhiều đã được thể nghiệm có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phải tìm được nét mới, rút ra được những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
 - Những sáng kiến có từ 2 tác giả trở lên, nếu được công nhận bậc 3, bậc 3 khuyến khích thì chỉ được công nhận cho một tác giả là chủ biên, các tác giả còn lại chỉ là cộng sự của SKKN.
 - Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành không chấm những SKKN đã dự xét một lần cho dù SKKN đó đã được xếp loại hay chưa được xếp loại.
 - Tuyệt đối không được sao chép sáng kiến kinh nghiệm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác. Sáng kiến kinh nghiệm nếu “cóp py” công trình của người khác, hội đồng khoa học ngành sẽ đề nghị với hội đồng thi đua các cấp không công nhận danh hiệu thi đua của tác giả trong 3 năm liên tục, đồng thời xem xét, hạ một 
bậc thi đua trong năm đối với đơn vị có cá nhân đó . Nếu cán bộ quản lý, giáo viên nào vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ có hình thức kỷ luật.
 2. Về việc đăng ký nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 :
 - Các đơn vị quán triệt đầy đủ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong đội ngũ quản lý, giáo viên.
 - Có kế hoạch để giáo viên, cán bộ quản lý đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015.
 * Nạp bản đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm về Phòng GD&ĐT (nạp cho đồng chí Ngọc) trước 5/3 năm 2014.
 Danh sách cán bộ quản lý, giáo viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015.
TT
Họ và tên
Trình độ đào tạo
Năm vào ngành
 Đềtài SKKN
Ghi chú
 Hiệu trưởng
3. Về việc đánh giá, xếp loại SKKN ở cấp trường :
 - Thành lập HĐ KH, nâng cao chất lượng hội đồng xét sáng kiến, đánh giá xếp loại
 * Bậc 2 : Đơn vị xếp loại
 * Bậc 3 : Phòng GD&ĐT xếp loại
 * Bậc 4 : Sở GD&ĐT xếp loại
4.Yêu cầu về cấu trúc, cách trình bày một bản sáng kiến kinh nghiệm 
 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề :
- Nêu rõ bối cảnh dẫn tới sự cần thiết phải tiến hành đúc kết sáng kiến kinh nghiệm, cơ sở của vấn đề nghiên cứu ( SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì?; được xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào; vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục và đào tạo hay không?).
 - Tổng quan những thông tin liên quan tới những vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm sẽ đề cập tới. Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của địa phương..
Phần thứ hai: Nội dung:
 - Nêu và đánh giá thực trạng của vấn đề.
 - Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính( các hoạt động thực hiếnKKN giáo dục) như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo , thực hiện một số tiết dạy để rút kinh nghiệm....
 - Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của sáng kiến kinh nghiệm.. những kết quả đạt được phải được kiểm chứng bằng những công cụ bảo đảm tính khoa học.
 - Phương pháp thực hiện SKKN giáo dục để đạt được những kết qủa nói trên.
 - Khả năng ứng dụng,triển khai kết quả của SKKN.
Phần thứ ba: Kết luận :
 - Kết quả của việc ứng dụng SKKN ; những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN.
 - Những kiến nghị đề xuất.
5. Đánh giá, xếp bậc SKKN:
 a. Thang điểm các bậc : 
 Tổng điểm : 100 điểm ( Nội dung : 90 điểm, hình thức : 10 điểm )
 Bậc 2 ( cấp trường ) : Đạt từ 50 điểm trở lên; bậc 3( cấp huyện ) : Đạt từ 60 điểm trở lên.
 Bậc 4 khuyến khích : Đạt từ 70- 85 điểm ; bậc 4 : Đạt từ 86-100điểm.
 b. Yêu cầu về nội dung :
 1. Tính mới ( 20 điểm ) :
 a. Yêu cầu : Đó là những vấn đề trước đó chưa có người nào đề cập tới hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ ; những cải tiến , những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học hoặc ứng dụng sáng tạo và có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; có luận điểm giáo dục mới hay phát hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả một giải pháp trong quá trình dạy học và quản lý giáo dục.
 b. Các thang điểm chính :
 - SKKN đạt đầy đủ những yêu cầu trên : 20 điểm
 - SKKN có tính mới nhưng ở mức độ vừa phải ; cho từ 10 đến 15 điểm
 - Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng SKKN cụ thể mà cho điểm.
2. Tính khoa học : 20 điểm 
 a. Yêu cầu : SKKN phải được trình bày , lý giải một cách rõ ràng, mạch lạc, hệ thống. Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trong nước và thế giới, với các nguyên lý khoa học chuyên ngành; phù hợp với chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước và của ngành.
 b. Các thang điểm chính :
 - SKKN đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên : cho 20 điểm
 - SKKN có tính khoa học nhưng phần lý giải chưa đầy đủ, sức thuyết phục chưa cao; cho từ 10 đến 15 điểm.
 - Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng sáng kiến cụ thể mà cho điểm.
 3. Tính hiệu quả :( 25 điểm )
 a. Yêu cầu : SKKN nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất về thời gian và sứa lực trong dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát triển tư duy hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh.
 b. Các thang điểm chính: S KKN đạt đầy đủ những yêu cầu trên : cho 20 điểm
 - S KKN có hiệu quả nhưng chỉ ở mức độ vừa phải ; cho từ 10 đến 15 điểm
 - Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng sáng kiến cụ thể mà cho điểm.
4. Tính ứng dụng thực tiễn : ( 25 điểm )
 a. Yêu cầu :có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và dại trà trong toàn ngành giáo dục, được các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.
 b. Các thang điểm chính :
 - SKKN đạt dầy đủ những yêu cầu trên: cho 20 điểm
 - SKKN có tính mới nhưng chỉ áp dụng trong phạm vi vừa phải ; cho từ 10 đến 15 điểm. Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng SKKN cụ thể mà cho điểm.
C.Về hình thức : Đạt tối đa10 điểm , 5 điểm cho mỗi mục .
 a. Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu ở mục 1.2, ngôn ngữ diễn đạt chính xác khoa học; các kiến thức được hệ thống hoá một cách chặt chẽ, rõ ràng, súc tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn ( nếu có ).
 b. SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font U nicode, kiểu chữ TimesNeW Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2 cm, dưới 2 cm, lề trái 3 cm, lề phải1,5 cm , dãn dòng đặt ở chế độ E xactly 17pt, xuống dòng đặt chế độ Be f0 re6pt,Aftr3pt. Số trang được đánh máy ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa đề tài phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau : tên đơn vị; tên trường; tên đề tài; thuộc môn( nhóm môn; lĩnh vực); tên tác giả( nhóm tác giả); tổ bộ môn; năm thực hiện; số điện thoại cơ quan hoặc cá nhân.
C. Về việc bảo lưu SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm xếp bậc 4 và bậc 4 khuyến khích được bảo lưu trong 02 năm hoc kể từ khi có quyết định công nhận.
D.Hoạt động đúc kết SKKN
 Nội dung đúc kết SKKN vẫn tuân thủ theo những nội dung đã được phổ biến tại Công văn số 168/SGD&ĐT- GDCN ngày 29/1/2010 của Giám đốc Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn công tác NCKH và đúckết SKKN, cụ thể như sau :
 - SKKN về triển khai các chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý, chỉ đạo,triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.
 - SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ , giáo viên ,về cải tiến nội dung bài giảng; đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn ; đổi mới phương pháp kiểm tra , đánh giá, về việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới ở đơn vị, bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng chất lượng đại trà, bồi dưỡng học sinh yếu kém.
 - SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; về xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện , thư viện điện tử , xây dựng cơ sở thực hành , thực tập .
 - SKKN trong tổ chức học 2 buổi / ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường ; về công tác chủ nghiệm lớp, hoạt động đoàn thể và công tác xây dựng Đảng ; về đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp ; về việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức , giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 - SKKN về cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng trong đơn vị.
 - SKKN trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là CNTT nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy...
Đ. Các loại hồ sơ và thời gian nạp sáng kiến kinh nghiệm về Phòng GD&ĐT :
- Các đơn vị đánh giá, xếp loại các sáng kiến( theo danh mục các đề tài đã được đăng ký) 
Thời gian nạp sáng kiến kinh nghiệm : Từ ngày 10 tháng 3 năm 2013 đến 15 tháng 3 năm 2013. Các sáng kiến kinh nghiệm nạp cho đồng chí Ngọc - chuyên viên Phòng GD&ĐT. 
Hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm nạp về Phòng GD&ĐT, gồm :
 + Các sáng kiến kinh nghiệm đề nghị xét bậc 3 .
 + Phiếu đánh giá từng sáng kiến kinh nghiệm , các phiếu đánh giá được đính vào từng sáng kiến.
 + Quyết định thành lập hội đồng khoa học xét sáng kiến kinh nghiệm .
 + Biên bản xét sáng kiến kinh nghiệm của hội đồng khoa học cấp trường. 
 + Các văn bản của hiệu vụ, tổ chuyên môn về việc xây dựng kế hoạch , tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học , viết sáng kiến kinh nghiệm .
 Trên đây là một số định hướng cho các hoạt động khoa học của ngành Giáo dục và Đào tạo Nghi Lộc trong năm học 2014-2015; Phòng GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian qui định.
 Nơi nhận : KT TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT
 - Như trên; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
 - lãnh đạo ; 
 - CMMN,TH,THCS; Đã ký 
 - Lưu VT . 
 Nguyễn Đình Trung

File đính kèm:

  • docHD_VIET_SKKN_NAM_HOC_20142015_PGD_NGHI_LOC.doc
Sáng Kiến Liên Quan