Hệ thống hóa kiến thức môn Địa lí lớp 10 dưới dạng sơ đồ tư duy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

1. Tên sáng kiến: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 DƯỚI DẠNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy chương trình địa lí lớp 10.

3. Mô tả bản chất sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

3.3.1 Hiện trạng khi áp dụng giải pháp mới:

Khoảng 2, điều 28 luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bỗi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nên việc dạy học cần phải có nhiều thay đổi phù hợp, không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, chủ động sáng tạo, tích cực, sáng tạo và tìm ra phương pháp hệ thống hóa kiến thức cho quá trình tự học. Trong quá trình dạy học giáo viên cần giúp cho học sinh biết phương pháp tự học, sáng tạo giúp các em nắm vững kiến thức, phát huy khả năng tư duy tổng hợp thông qua cách hình thành kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy.

Trong thực tế quá trình dạy học chương trình Địa lí lớp 10 THPT hiện hành, phần lớn kiến thức trong chương trình khá nặng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông. Đó là phần Địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội đại cương được chọn lọc từ chương trình Đại học nên chỉ một số học sinh khá giỏi, có tư duy tốt, có khả năng tự học, mới có khả năng hiểu, nắm vững kiến thức từ chương trình. Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa có khả năng tự học, vẫn học cách học thụ động tức là chỉ trông chờ vào việc truyền thụ kiến thức từ giáo viên, ghi chép nội dung giáo viên dạy, học thuộc lòng nên để nhớ kiến thức lâu là không dễ, rất nhanh quên, chỉ cần quên một chữ trong nội dung bài sẽ quên hết cả đoạn, thậm chí cả nội dung bài học.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 6484 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống hóa kiến thức môn Địa lí lớp 10 dưới dạng sơ đồ tư duy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mã số ( do hội đồng Thường trực ghi):.......................................................................
1. Tên sáng kiến: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 DƯỚI DẠNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy chương trình địa lí lớp 10.
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
3.3.1 Hiện trạng khi áp dụng giải pháp mới:
Khoảng 2, điều 28 luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bỗi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nên việc dạy học cần phải có nhiều thay đổi phù hợp, không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, chủ động sáng tạo, tích cực, sáng tạo và tìm ra phương pháp hệ thống hóa kiến thức cho quá trình tự học. Trong quá trình dạy học giáo viên cần giúp cho học sinh biết phương pháp tự học, sáng tạo giúp các em nắm vững kiến thức, phát huy khả năng tư duy tổng hợp thông qua cách hình thành kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy.
Trong thực tế quá trình dạy học chương trình Địa lí lớp 10 THPT hiện hành, phần lớn kiến thức trong chương trình khá nặng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông. Đó là phần Địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội đại cương được chọn lọc từ chương trình Đại học nên chỉ một số học sinh khá giỏi, có tư duy tốt, có khả năng tự học, mới có khả năng hiểu, nắm vững kiến thức từ chương trình. Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa có khả năng tự học, vẫn học cách học thụ động tức là chỉ trông chờ vào việc truyền thụ kiến thức từ giáo viên, ghi chép nội dung giáo viên dạy, học thuộc lòng nên để nhớ kiến thức lâu là không dễ, rất nhanh quên, chỉ cần quên một chữ trong nội dung bài sẽ quên hết cả đoạn, thậm chí cả nội dung bài học.
Do đó để học sinh nắm chắc bài học, nhớ lâu cần người giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đại đa số học sinh của mình. Học sinh phải hiểu bài, nắm vững nội dung kiến thức bài học, thành thạo các kĩ năng địa lí, có hứng thú trong quá trình học tập. Một trong những phương pháp dạy học tích cực là sử dụng sơ đồ tư duy, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được những kiến thức cơ bản của nội dung bài học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng để đạt được kết quả cao trong học tập. Việc sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong học tập còn giúp cho học sinh khả năng tư duy logic, khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tự học không chỉ ở bộ môn Địa lí mà còn ở các môn học khác như Văn, Sử, Giáo dục công dân và các môn khoa học tự nhiên cũng như giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 
Xuất phát từ thực tế của đơn vị, mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, giúp học sinh trở nên yêu thích môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung nên tôi đã chủ động sử dụng sử dụng sơ đồ tư duy để:“ Hệ thống hóa kiến thức môn Địa lí lớp 10 dưới dạng sơ đồ tư duy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy” ngay từ đầu năm học.
3.1.2 Ưu nhược điểm của giải pháp thực hiện:
a. Ưu điểm
Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập tích cực, hiểu vấn đề sâu sắc, nhớ lâu hơn những vấn đề hay kiến thức do bản thân học sinh tự viết, vẽ hay ghi chú theo ngôn ngữ của chính mình. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng với cách thể hiện của sơ đồ tư duy gần giống cơ chế hoạt động của bộ não con người nên Sơ đồ tư duy có thể giúp học sinh các vấn đề sau:
Nên việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập tích cực, phát huy khả năng sáng tạo trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí lớp 10. Giáo viên sẽ xây dựng hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy và hướng dẫn học sinh thực hiện các sơ đồ tư suy theo sáng tạo của bản thân.
Làm cho nội dung bài học được trình bày ngắn gọn, cô đọng làm cho học sinh dễ tiếp thu, nhớ bài giảng lâu hơn.
Trong một thời gian ngắn có thể khái quát được một khối lượng kiến thức lớn, có lôgíc giúp học sinh tìm hiểu được bản chất quy luật, xâu chuỗi các kiến thức và tái hiện lại tri thức khi cần thiết.
b. Nhược điểm
Đa số học sinh chưa có khả năng và thói quen làm việc, học tập với sơ đồ tư duy.
Do nội dung diễn đạt của sơ đồ tư duy thường ngắn gọn, súc tích nên đối với học sinh có khả năng diễn đạt kém sẽ gặp khó khăn khi trình bày lại vấn đề được ghi chú.
Không thể sử dụng sơ đồ tư duy cho việc hình thành một mảng kiến thức quá lớn vì học sinh bị rối bởi có quá nhiều chi tiết hay đường vẽ.
Một số nội dung, khái niệm khó diễn tả được hết trên sơ đồ tư duy.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp
Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ: Giáo viên sử dụng các sơ đồ tư duy khuyết cho học sinh điền vào phần còn thiếu thông tin phù hợp, giúp học sinh không học vẹt mà phải hiểu vấn đề.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bài mới: Nội dung bài mới được trình bày ngắn gọn bằng sơ đồ trực quan, không bị bỏ sót các ý. Cả giáo viên và học sinh đều tham gia vào quá trình hình thành kiến thức qua việc lập sơ đồ tư duy. Giúp học sinh trung tập, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động hơn trong việc ghi chép các nội dung cần thiết một cách ngắn gọn.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy tái hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, khắc sâu những ý quan trọng của bài học. Học sinh biết được kiến thức của mình tiếp thu bao nhiêu qua việc thể hiện trên sơ đồ tư duy. Đồng thời qua đó giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp
Sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh hoàn thành bài tập về nhà: Việc giao bài tập về nhà thông qua làm việc với sơ đồ tư duy giúp tăng tính sáng tạo, chủ động tìm kiếm tài liệu học tập.
Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức của nhiều bài học hoặc một chương: Với mục đích tổng hợp kiến thức nên thông thường sơ đồ tư duy được sử dụng trong tiết ôn tập hoặc tổng kết chương.
3.2.2 Nội dung của giải pháp
a. Tính mới của giải pháp
Kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ tư duy giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu, vận dụng vào các môn học khác được khi đã thành thạo nhờ sự giúp đỡ của giáo viên.
Ý chính của nội dung bài học ở ngay trung tâm, được xác định rõ ràng.
Nội dung càng quan trọng thì càng được nằm gần các ý chính và giữa các ý có mối quan hệ với nhau.
Quá trình ôn tập được diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, quá trình ghi nhớ thuận lợi hơn.
Thông tin bổ sung nếu cần được thêm vào dễ dàng hơn bằng cách vẽ vào sơ đồ tư duy.
Trong sơ đồ có thể kèm theo các hình ảnh minh họa cho sinh động, trực quan giúp quá trình ghi nhớ dễ dàng.
Giáo viên, học sinh có thể vẽ bằng tay vào giấy tập, A4, A3...tùy điều kiện, nếu có hoa tay hoặc có thể dụng các phần mềm hỗ trợ hiệu quả như Iminmap rất hiệu quả và nhanh chống.
b. Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp
Sử dụng sơ đồ tư duy để làm phương tiện dạy và học tập giúp cho học sinh hứng thú hơn, dễ hiểu vấn đề, không còn cảm giác đây là môn học khô khan bởi những thuật ngữ khoa học, nhàm chán, khó tiếp thu.
 Học sinh có thể sáng tạo cách thể hiện nội dung bài học, sự hiểu biết vấn đề bằng cách vẽ lên sơ đồ, không còn phải ghi bài như trước đây nữa. Từ đó hình thành cho học sinh khả năng tư duy, suy luận vấn đề, học sinh biết tận dụng và khai thác thế mạnh của bản thân trong quá trình học tập nhiều hơn.
Việc khai thác các tính năng và sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Phù hợp với điều kiện của các trường học hiện nay, có thể thể hiện một phần hoặc toàn bộ lên bảng, giấy, tập của học sinh....đơn giản nhất có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ rất thuận tiện.
Áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy và học giúp giờ học sinh động hơn, thu hút học sinh tham gia vào quá trình hình thành sơ đồ tư duy, tử đó học sinh được sáng tạo và trân trọng thành quả của mình làm ra nên việc tiếp nhận nội dung kiến thức bài học nhanh hơn.
Thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy còn tạo cho học sinh khả năng diễn đạt vấn đề, tự tin nói trước đám đông qua việc giới thiệu và giải thích những ghi chú, nội dung của mình ghi nhận.
Nhìn chung sơ đồ tư duy dễ thực hiện, không quá cầu kì phức tạp, có thể sử dụng cho mọi đối tượng và đây là cách học tập hiệu quả được các chuyên gia và học sinh công nhận trong quá trình học tập.
c. Cách thức thực hiện
Có nhiều cách thức để áp dụng một phương pháp hay dụng cụ trực quan vào quá trình dạy và học cho học sinh, quan trọng nhất người giáo viên phải khơi dậy, truyền cảm hứng cho học sinh ở bộ môn của mình phụ trách. Bởi học sinh thích thú và tự vấn thân vào quá trình tìm hiểu và đào sâu kiến thức mới đem lại hiệu quả cao nhất. Do đó việc sử dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy học Địa lí 10 cần đảm bảo:
- Tính khoa học, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng: đây là nguyên tắc cơ bản nhất.
- Tính sư phạm: các hình ảnh, sơ đồ, câu chữ đưa vào phải phù hợp với nội dung bài học.
- Tính trọng tâm: hạn chế thể hiện quá nhiều chi tiết làm cho sơ đồ tư duy bị rối, học sinh không còn thích thú bởi quá nhiều tiểu tiết cần nhớ. Nội dung trọng tâm cần ngắn gọn, học sinh nắm chắc sẽ tự suy luận được khi cần giải quyết vấn đề.
- Tính giáo dục: giúp học sinh yêu thích môn học, tự tìm đến với môn học và khám phá những điều thú vị từ bộ môn Địa lí.
- Tính thực tiễn: việc thiết kế và thể hiện sơ đồ gắn với nội dung bài học, không đi quá xa hay tập trung nhiều vào hình thức mà quên đi nội dung cần thể hiện.
d. Các bước thực hiện cụ thể
Bước 1: Khảo sát việc dạy và học bằng sơ đồ tư duy trong trường phổ thông của đơn vị và các tổ chuyên môn, thái độ của học sinh khi tiếp cận với sơ đồ tư duy.
Bước 2: Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy và học cho học sinh.
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Địa lí lớp 10.
Bước 4: Lựa chọn các hình thức, phần mềm ứng dụng để thực hiện. 
Bước 5: Thiết kế các sơ đồ dùng để hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy cho học sinh bằng phần mềm Iminmap 7.
Bước 6: Tiếp thu và chỉnh sửa theo góp ý của Tổ chuyên môn cho phù hợp.
Bước 7: Phổ biến tài liệu đến học sinh và Tổ chuyên môn. Hướng dẫn học sinh và thầy cô trong tổ nhóm chuyên môn thực hiện sơ đồ tư duy bằng phần mềm hỗ trợ Iminmap 7.
Bước 8: Lựa chọn các hình thức áp dụng sơ đồ tư vào trong quá trình dạy và học cho học sinh như: dạy bài mới, kiểm tra bài cũ, củng cố nội dung bài học, bài tập về nhà cho học sinh, dùng làm tài liệu tham khảo...
3.3 Khả năng áp dụng giải pháp
Dùng làm tài liệu giảng dạy chương trình Địa lí 10 phần lý thuyết và có thể tham khảo để xây dựng hệ thống sơ đồ cho các môn học khác.
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức chương trình Địa lí 10 đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực trong quá trình dạy và học cho học sinh. Học sinh chủ động hơn trong học tập, nắm vững kiến thức có hệ thống, tự tin hơn khi trình bày trước đám đông ý tưởng của bản thân, khả năng diễn đạt tốt hơn. 
Học sinh nắm được cách vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài học, tham gia tốt hơn vào quá trình xây dựng nội dung bài học của môn Địa lí và áp dụng thành công cho các môn học đòi hỏi phải ghi nhớ lượng kiến thức lớn như Lịch sử, Ngữ Văn, kể cả các môn tự nhiên...
Phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong học tập của học sinh, không còn hiện tượng học sinh thụ động trong quá trình học tập. Vì học sinh phải làm việc để cho ra sản phẩm của mình nên học sinh rất thích thú để tìm ra những cách thể hiện sáng tạo, hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập của bản thân.
Học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi đến với môn học, không cảm thấy môn Địa lí lớp 10 nói riêng và chương trình Địa lí THPT nói chung khô khan, quá nhiều kiến thức hàn lâm, khó hiểu ở lứa tuổi của các em.
Học sinh biết được sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập là một phương pháp hay và thông minh được áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục đã được sử dụng từ lâu nhưng các em chưa biết cách hoặc sử dụng chưa thông dụng nên hiệu quả không cao.
Đây cũng là một phương pháp dạy học tích cực hiệu quả, ứng dụng được rộng rãi trong trường học hiện nay, giúp học sinh học tập tốt hơn, kết quả đạt được tốt hơn.
3.5 Tài liệu tham khảo
1. Lê Thông ( Tổng chủ biên) cùng nhiều tác giả, Sách giáo khoa Địa lí 10, tái bản lần thứ 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Thông ( Tổng chủ biên) cùng nhiều tác giả, Sách giáo viên Địa lí 10, tái bản lần thứ hai. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Hoàng Anh, Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 theo chủ đề. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Phạm Thị Sen ( Chủ biên) cùng nhiều tác giả (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Phần mềm IMINMAP 7.
7. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Địa lí cấp trung học phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2014.
3.6 Hướng dẫn các bước thành lập hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
Ví dụ: Bài 2 Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ ( Địa lí lớp 10).
Bước 1: Xác định từ khóa và nội dung chính của bài học 
Ví dụ: Phương pháp kí hiệu 
a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.
b. Các dạng kí hiệu
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình
c. Khả năng biểu hiện
- Vị trí phân bố của đối tượng
- Số lượng, quy mô, chất lượng
- Động lực phát triển của đối tượng
Bước 2: Vẽ hoặc ghi chủ đề ở trung tâm
- Giáo viên thực hiện trên bảng
- Học sinh đặt tờ giấy hoặc tập nằm ngang
=> Ghi chủ đề vào trung tâm của bảng hoặc giấy ( Hình 1). Lưu ý không nhất thiết phải ghi chủ đề của tất cả các sơ đồ vào trung tâm của giấy hoặc bảng, có thể đặt ở góc phải hoặc góc trái của giấy hoặc bảng sao cho thuận lợi nhất.
Bước 3: Vẽ tên nhánh tiêu đề ( nhánh cấp 1)
- Giáo viên: Từ chủ đề giáo viên vẽ nhánh cấp 1 lên bảng
- Học sinh: Vẽ nhánh cấp 1 vào giấy hoặc tập ( Hình 2)
Bước 4: Vẽ nhánh cấp 2, 3 
- Giáo viên: Từ chủ nhánh tiêu đề giáo viên vẽ tiếp các nhánh cấp 2, 3. Chú ý các ý của cùng một nội dung được tỏ ra trên cùng một nhánh của sơ đồ.
- Học sinh: Vẽ nhành cấp 2, 3 vào giấy hoặc tập ( Hình 3)
Bước 5: Thực hiện nội dung còn lại tương tự bước 3, 4
Cuối cùng ta có sơ đồ hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy bài 2 Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ ( Địa lí lớp 10).
Lưu ý: 
- Thứ 1: đối với mục đích sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn thành tiếp các nội dung bị bỏ trống do giáo viên chuẩn bị hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ lại một phần nội dung từ chủ đề trung tâm với các nhánh cấp 1, 2, 3.... 
- Thứ 2: đối với mục đích sử dụng sơ đồ tư duy trong giao bài tập về nhà thì giáo viên có thể yêu cầu hệ thống lại kiến thức đã học trên lớp bằng việc thể hiện trên sơ đồ tư duy. Khuyến khích các em thể hiện tính sáng tạo riêng của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập.
Thứ 3: đối với mục đích sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố bài học. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi từ khái quát cho đến chi tiết để cùng học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Cách thực hiện sơ đồ tương tự bước 2, 3, 4.
3.7 Tài liệu sơ đồ tư duy dùng hệ thống hóa kiến thức chương trình Địa lí 10 ( Phụ lục)
PHỤ LỤC
Nhóm tác giả:
Đỗ Văn Hoài Thương,
Nguyễn Thúy Vy,
Nguyễn Thị Tuyết Mai,
Đồng Huy Hùng,
Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại
s

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem mon Dia li_12524406.doc
Sáng Kiến Liên Quan