Giải pháp dự thi Xây dựng game học tập lịch sử với tên gọi "Cội nguồn Việt"

a. Lý do nghiên cứu:

- Đa số mọi người đều không thích học môn Lịch sử. Chỉ cần nghĩ đến tên gọi của nó thôi là tôi và bạn bè đã rùng mình. Có muôn vàn lý do để giải thích cho vấn đề "sợ" học môn Lịch sử Việt Nam:

Thứ nhất, môn học này quá khô khan. Các dữ liệu ngày/tháng/năm và nội dung dễ gây cảm giác buồn ngủ cho người nghe.

Thứ hai, quá trình lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất dài. Thật khó để thuộc nằm lòng ngần ấy thông tin, bởi não chúng ta còn phải dung nạp vô số kiến thức của những môn học khác.

Thứ ba, một số giáo viên giảng bài chưa thực sự thu hút, thiếu hình ảnh minh họa bài học

Thứ tư, học sinh miễn cưỡng học vẹt để đối phó với giáo viên khi bị gọi lên trả bài và thi cử.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp dự thi Xây dựng game học tập lịch sử với tên gọi "Cội nguồn Việt"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên mô hình, sản phẩm dự thi:
- Tên giải pháp: Xây dựng game học tập lịch sử với tên gọi “cội nguồn việt” (phiên bản 2.0)
- Lĩnh vực dự thi: Phần mềm học tập
II. Ý tưởng của người dự thi
Lý do nghiên cứu:
- Đa số mọi người đều không thích học môn Lịch sử. Chỉ cần nghĩ đến tên gọi của nó thôi là tôi và bạn bè đã rùng mình. Có muôn vàn lý do để giải thích cho vấn đề "sợ" học môn Lịch sử Việt Nam:
Thứ nhất, môn học này quá khô khan. Các dữ liệu ngày/tháng/năm và nội dung dễ gây cảm giác buồn ngủ cho người nghe.
Thứ hai, quá trình lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất dài. Thật khó để thuộc nằm lòng ngần ấy thông tin, bởi não chúng ta còn phải dung nạp vô số kiến thức của những môn học khác.
Thứ ba, một số giáo viên giảng bài chưa thực sự thu hút, thiếu hình ảnh minh họa bài học
Thứ tư, học sinh miễn cưỡng học vẹt để đối phó với giáo viên khi bị gọi lên trả bài và thi cử.
Ý tưởng nghiên cứu:
Cần có một biện pháp học tập mới: Vui chơi, thảo luận, học nhóm, học trực tuyến..
c. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Tại sao môn Lịch sử khó học?
Câu hỏi 2: Với cách dạy hiện tại của giáo viên thì có tiếp thu tốt kiến thức không?
Câu hỏi 3: Làm gì để thay đổi phương pháp học tập hiện tại, mang lại hiệu qủa khi học Lịch sử?
III. Tính mới, tính sáng tạo:
- Game này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu thêm về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam qua nhiều thời đại .
- Thông qua giao diện hoàn toàn mới sẽ giúp các bạn vừa học lại vừa chơi, tìm được những sự kiện về lịch sử đã được học trên lớp hoặc ngoài lớp .
- Kiến thức của học sinh sẽ được trao dồi qua những câu hỏi trắc nghiệm lí thú mà không cần học máy móc trên sách vở.
- Những câu hỏi được đặt ra vô cùng phong phú tạo tính kiên nhẫn không ngại khó cho các bạn học sinh .
- Khi đã biết những trang sử vàng của dân tộc, các bạn học sinh sẽ yêu thích và tự hào hơn về lịch sử nước nhà. 
1. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
- Lĩnh vực mà em nghiên cứu và thực hiện thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật - Tin học ứng dụng.
- Như đã nêu tại (mục a. Lý do nghiên cứu) thì khi nhắc đến môn Lịch sử, đại đa số các bạn học sinh đều ngao ngán, rùng mình... Có thể do đây là môn học khô khan, khó nhớ với nhiều sư kiện, cách dạy hiện tại dễ gây nhàm chán dẫn đến tình trạng học vẹt. 
- Do vậy theo em nghĩ cần phải thay đổi cách học và các truyền đạt kiến thức bộ môn này; từ nhu cầu thưc tế như đã nêu cho nên nhóm chúng em đã nghiên cứu một biện pháp học tập mới: Vui chơi, thảo luận, học nhóm, học trực tuyến.. . 
2. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu:
- Giả thuyết Khoa học:
 Xây dựng Game học tập Lịch sử với tên gọi “Cội nguồn Việt”
- Mục đích nghiên cứu:
 - Cần có một biện pháp học tập mới: Vui chơi, thảo luận, học nhóm, học trực tuyến..
- Phần mềm được tạo có thể áp dụng để ôn tập trước khi kiểm tra hay trong các kỳ thi học kỳ. 
- Thông qua chương trình trắc nghiệm để nâng cao khả năng làm bài tập,khả năng nhận biết được lịch sử trong quá khứ loài người của dân tộc Việt Nam. Từ đó, tạo ra sự hứng thú về môn học hướng đến hình thức ôn tập mới – “chơi mà học,học mà chơi” trên máy tính. 
3. Phương pháp nghiên cứu:
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu đã có chưa? Nếu đã có thì ở mức độ thành công như thế nào? Nếu có thì sản phẩm đó có phổ biến không? 
Bước 2: Tìm và nghiên cứu tài liệu thông qua sách giáo khoa có trong thư viện nhà trường, qua Internet, báo và tạp chí khoa học chuyên ngành.
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Bước 4: Thiết kế phương án. 
Bước 5: Khảo sát, đối chiếu.
a. Phương tiện nghiên cứu
- Sổ ghi chép, viết, thước kẻ...
- Sử dụng máy vi tính, internet, sách giáo khoa lịch sử 6 và 7, sách giáo khoa tin học 6
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Violet 1.8
b. Phương pháp
- Nghiên cứu tài liệu trong SGK lịch sử 6,7 và một số thao tác về soạn thảo văn bản trong Word (Tin học 6)
- Đọc thông tin SGK lịch sử để tìm thông tin cần thiết, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để soạn câu hỏi trắc nghiệm, ghép đôi, sắp xếp .
- Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn và thầy bộ môn lịch sử
- Tìm hiểu về Violet 1.8 thông qua các gói game giáo dục có trong phần mềm
- Chọn lựa các gói câu hỏi phù hợp để tiến hành thực hiện
- Phân chia nhiệm vụ cho thành viên
STT
Họ và tên
Nhiệm vụ
2
Trần Phước Đại
Thông tin về nhân vật sự kiện khối 6
Soạn câu hỏi trắc nghiệm khối 6
Nhập câu hỏi vào laptop khối 6
Cắt ảnh minh họa cho các gói ghép đôi câu hỏi và sếp xếp
Xử lý các tình huống đột xuất
Sưu tầm bản đồ Việt Nam
3
Trần Thị Ngọc Lan
Thông tin về nhân vật sự kiện khối 7
Soạn câu hỏi trắc nghiệm khối 7
Nhập câu hỏi vào laptop khối 7
Nhập các gói câu hỏi ảnh minh họa vào laptop để nhóm trưởng xử lý, cắt hình ảnh
Viết bài báo cáo, thu hoạch
Viết sổ nhật ký làm việc
- Nhóm trưởng tập hợp kết quả, đóng gói cho phần mềm.
- Báo cáo dự án trước toàn trường.
IV. Kết quả nghiên cứu: 
- Khởi động phần mềm “Cội Nguồn Việt” thì xuất hiện giao diện sau:
- Người sử dụng chương trình tiến hành click chuột vào màn hình là đã có thể vào làm các gói câu hỏi của chương trình.
 Tiến hành tham gia trò chơi
Phần mềm có 2 phần:
Phần 1: Tóm lược thông tin các nhân vật trong lịch sử 6, 7
Phần 2: Các gói bài tập
1. Gói câu hỏi trắc nghiệm (Trò chơi Thi tài đoán bóng)
Gói câu hỏi trắc nghiệm gồm có 50 câu/100 điểm (Đúng + 2đ, sai – 1đ/câu) với dạng chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án.
Thời gian hoàn thành là 60 phút. Khi chon đáp án đúng hoặc sai đều được chương trình thông báo ngay lập tức. 
 Người chơi trả lời sai quá 5 lần thì kết thúc gói bài tập và công bố điểm số hiện có kèm theo thời gian và nhận xét.
2. Gói câu hỏi ghép đôi (Trò chơi Tìm cặp bằng nhau)
Gói câu hỏi 10 câu/10 điểm (Đúng + 1đ, sai – 0.5đ/câu) với dạng dùng chuột chọn 2 tranh có giá trị bằng nhau hay đồng nhất nhau để ghép đôi nhân vật lịch sử với sự kiện.
Thời gian hoàn thành là 10 phút. Khi ghép đúng thì 2 tranh đó sẽ biến mất khỏi màn hình.
 Nếu trả lời sai quá 3 lần là kết thúc gói bài tập và công bố điểm số hiện có kèm theo thời gian và nhận xét.
3. Gói câu hỏi ghép đôi (Trò chơi Tìm cặp giống nhau)
Gói câu hỏi 10 câu/10 điểm (Đúng + 1đ, sai – 0.5đ/câu) với dạng dùng chuột chọn 2 tranh có giá trị bằng nhau hay đồng nhất nhau để ghép đôi nhân vật lịch sử với sự kiện.
Thời gian hoàn thành là 10 phút. Khi ghép đúng thì 2 tranh đó sẽ biến mất khỏi màn hình.
 Nếu trả lời sai quá 3 lần là kết thúc gói bài tập và công bố điểm số hiện có kèm theo thời gian và nhận xét.
4. Gói câu hỏi ghép đôi (Trò chơi chú khỉ thông minh)
Gói câu hỏi 10 câu/10 điểm (Đúng + 1đ, sai – 0.5đ/câu) với dạng dùng chuột kéo thả đối tượng. Nhiệm vụ người chơi là kéo thả tranh vào đúng tên của thiết bị đó.
Thời gian hoàn thành là 10 phút. Hoàn thành trò chơi khi treo hoàn thành.
Nếu trả lời sai quá 3 lần là kết thúc gói bài tập và công bố điểm số hiện có kèm theo thời gian và nhận xét.
5. Gói câu hỏi sắp xếp (Trò chơi Sắp xếp)
Gói câu hỏi 10 câu/10 điểm (Đúng + 1đ, sai – 0.5đ/câu) với dạng dùng chuột chọn các giá trị tăng dần như thời gian về nhân vật lịch sử với sự kiện.
Thời gian hoàn thành là 10 phút. Khi chọn đúng thì tranh đó sẽ biến mất khỏi màn hình.
 Nếu chọn sai quá 3 lần là kết thúc gói bài tập và công bố điểm số hiện có kèm theo thời gian và nhận xét.
6. Tham khảo bản đồ Việt Nam qua các thời đại
- Sơ đồ trực quan về lãnh thổ việt nam qua các triều đại
V. Hiệu quả đạt được của sản phẩm:
- Game này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu thêm về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam qua nhiều thời đại .
- Thông qua giao diện hoàn toàn mới sẽ giúp các bạn vừa học lại vừa chơi, tìm được những sự kiện về lịch sử đã được học trên lớp hoặc ngoài lớp .
- Kiến thức của học sinh sẽ được trao dồi qua những câu hỏi trắc nghiệm lí thú mà không cần học máy móc trên sách vở.
- Những câu hỏi được đặt ra vô cùng phong phú tạo tính kiên nhẫn không ngại khó cho các bạn học sinh .
- Khi đã biết những trang sử vàng của dân tộc, các bạn học sinh sẽ yêu thích và tự hào hơn về lịch sử nước nhà . 
- Game được tạo có thể áp dụng để ôn tập trước khi kiểm tra hay trước khi thi học kỳ. Thông qua chương trình trắc nghiệm để nâng cao khả năng làm bài tập, khả năng nhận biết được lịch sử trong quá khứ loài người của dân tộc Việt Nam. Từ đó, tạo ra sự hứng thú về môn học hướng đến hình thức ôn tập mới – “chơi mà học, học mà chơi” trên máy tính. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo; SGK môn Lịch sử 6, 7 , NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo; SGK môn Tin học 6, 7, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Violet 1.8 
5,. Trang website 
5. Các trang Website hướng dẫn tạo trò chơi Violet.
7. Tra cứu một số thông tin trên mạng Internet.

File đính kèm:

  • docgiai_phap_du_thi_xay_dung_game_hoc_tap_lich_su_voi_ten_goi_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan