Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường Trung học Phổ thông An Phú

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.trang-2

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm sâu sát đến chất lượng giáo dục, chỉ đạo và xử lý

kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình dạy và học. Nhà trường đã có những kế

hoạch cụ thể từ đầu năm học và định hướng lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

thông qua kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch măn học, nghị quyết

của Đảng bộ và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng tình của phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó,

nhà trường luôn chú trọng đến việc tự học của học sinh và đặc biệt quan tâm đến phong

trào nghiên cứu khoa học, sự tìm tòi, khám phá của học sinh và luôn tạo mọi điều kiện

thuận lợi giúp học sinh trong vấn đề nghiên cứu và học tập.

- Đội ngũ giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học (nhất là đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, thiết kế bài giảng, nghiên cứu

khoa học, ).

- Tập thể giáo viên luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau, có trình độ chuyên môn vững vàng,

nhất là kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và có nhiệt huyết lớn trong

công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập đầy đủ.

* Khó khăn:

- Học sinh ở địa bàn vùng sâu, biên giới, gặp nhiều khó khăn khi đến trường do nhà

xa, địa bàn rộng, kinh tế địa phương thấp, chậm phát triển, người dân đi làm ăn xa nhiều,

sự quan tâm của gia đình đối với học sinh có chuyển biến nhưng còn chậm, còn suy nghĩ

giao khoán việc học của con em cho nhà trường.

- Chất lượng đầu vào thấp (điểm chuẩn tuyển sinh 10 cả hai nguyện vọng đều thấp)

so với mặt bằng chung của tỉnh.

- Giáo viên vừa dạy bồi dưỡng, vừa dạy lớp, vừa kiêm nhiệm chủ nhiệm, do đó việc

đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.

- Học sinh học chủ yếu chương trình chính khóa, lại phải học thêm (trái buổi) những

môn khác nên mất rất nhiều thời gian, vì vậy thời gian tự học của các em ít, đầu tư kiến

thức cho việc học bồi dưỡng bị hạn chế, một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố

gắng nhiều, từ đó kết quả không cao là điều tất yếu. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng phải

tự soạn chương trình, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu.

pdf33 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường Trung học Phổ thông An Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) n = MA hoặc dựa vào nhóm chức suy ra giá trị n 
 * Nếu biết khối lượng phân tử chất hữu cơ (M) 
C H O N
12x y 16z 14t M
 = = = = 
m m m m m
 hoặc 
12x y 16z 14t M
 = = = = 
%C %H %O %N 100%
 + Bước 3. Xác định x, y, z, t và giá trị n => công thức phân tử chất hữu cơ. 
B. Một số bài tập áp dụng 
 Ví dụ 1. Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A 
thu được 5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của 
A là 30 gam. 
 Hướng dẫn giải 
 Vì A là hợp chất hữu cơ nên A phải chứa nguyên tố cacbon. Chất hữu cơ A chỉ chứa 
2 nguyên tố, khi đốt A (A phản ứng với khí oxi không khí) thu được 5,4 gam H2O như 
vậy trong A có nguyên tố hiđro => A chứa cacbon và hidro. 
 - Tìm khối lượng hoặc tính % mỗi nguyên tố: 
mH = 
5,4 ×2
18
 = 0,6 (gam) => mC = 3,0 - 0,6 = 2,4 (gam) 
 => Công thức phân tử A có dạng: (CxHy)n hoặc CxHy. 
 - Xác định công thức phân tử (theo nhiều cách lựa chọn): 
 + Xác định theo công thức thực nghiệm: 
 Lập tỷ lệ số mol nguyên tử của các nguyên tố: x : y = 2,4
12
 ∶ 
0,6
1
 = 1 : 3 
trang-21 
 => Công thức thực nghiệm: (CH3)n = 30 (n là số nguyên dương) 
 Ta có: (12 + 1 . 3) . n = 30 => n = 2 
 => Công thức phân tử của A là C2H6. 
 + Xác định theo tỷ lệ khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: 
 12x
2,4
 = 
y
0,6
 = 
60
3
 = 20 => x = 2; y = 6 => Công thức phân tử A là C2H6. 
 Ngoài cách giải đã nêu ở trên, giáo viên có thể hướng dẫn các em giải bài tập này 
theo cách sau: Vì A là chất hữu cơ nên trong A phải chứa nguyên tố cacbon. Khi đốt cháy 
A thu được H2O nên trong A phải có hidrô. Theo đề bài, A chứa hai nguyên tố nên công 
thức của A có dạng CxHy. Ta có: 
 
A
3
n 0,1(mol)
30 
 
2
H O
5,4
n 0,3(mol)
18 
 Phương trình hóa học phản ứng cháy của A là: 
CxHy + (x + 
y
4
)O2 
0
t
 xCO2 + 
y
2
H2O 
 1 mol 
y
2
 mol 
 0,1 mol 0,3 mol 
 Tỉ lệ: 
y
2
= 
0,3
0,1
 => y = 6; Mặt khác: MA = 12x + y = 30 => x = 2 
 => Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A là C2H6. 
 Nhận xét: Với cách giải thứ 2 sẽ gây khó khăn cho học sinh ở bước lập phương trình 
hóa học vì nhiều em sẽ không lập được phương trình hóa học hoặc lập phương trình bị 
sai, do đó giáo viên nên thống nhất cho học sinh giải bài tập này theo cách thứ nhất, còn 
cách thứ 2 chỉ giới thiệu cho học sinh, em nào giải được theo cách này thì giải. 
 Ví dụ 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí etilen C2H4 (đktc). 
 a. Viết phương trình hóa học xảy ra. 
 b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng etilen ở trên, biết 
rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí). 
 c. Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 
1M. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? 
trang-22 
 Hướng dẫn giải 
 a. Phương trình hóa học: Số mol C2H4: nC2H4 = 
6,72
22,4
 = 0,3 mol 
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O 
 0,3 mol 0,9 mol 0,6 mol 
 b. Thể tích không khí: 
 VO2 = 0,9 . 22,4 = 20,16 lit. => VKK = 5. VO2= 5 . 20,16 = 100,8 (lit) 
 c. Khối lượng muối tạo thành: nNaOH = 0,5 . 1 = 0,5 (mol) 
 Ta thấy: 
nNaOH
nCO2
= 
0,5
0,6
 = 0,83 Phản ứng chỉ tạo muối axit NaHCO3 và CO2 dư 
NaOH + CO2 → NaHCO3 
 0,5mol 0,6 mol (dư) 0,5 mol 
=> mNaHCO3 = 0,5 . 84 = 42,0 (gam) 
 V. Một vài bài tập tham khảo 
 Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần 
lượt qua bình một đựng H2SO4 đậm đặc rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí 
nghiệm khối lượng bình một tăng 3,6 gam và bình hai có 30 gam kết tủa trắng. Khi hóa 
hơi 5,2 gam (A) thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 ở cùng điều 
kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử của (A)? 
 Bài 2. Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10. Đốt 
cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, 
thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Tìm công thức phân tử của X. 
 Bài 3. Một hỗn hợp G gồm 1 ankan và 1 anken. Dẫn hỗn hợp đó qua 100 gam dung 
dịch brom 16% thấy dung dịch brom mất màu và khối lượng bình tăng 2,8 gam, sau phản 
ứng thấy thoát ra 3,36 lit một khí (đktc). Đốt cháy hoàn toàn khí bay ra thu được 8,8 gam 
CO2 và 5,4 gam nước. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và % khối lương 
của ankan và anken. 
 Bài 4. Hỗn hợp khí A gồm metan, etylen và axetylen. Cho 7,84 lit hỗn hợp A qua dung 
dịch Br2 (dư), thấy có 48,0 gam Br2 phản ứng. Nếu đốt cháy 15,6 gam hỗn hợp A, sản 
phẩm cháy dẫn qua bình chứa nước vôi trong dư, sinh ra 110,0 gam kết tủa. 
trang-23 
 a. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính % khối lượng axetylen có trong A. 
 c. Khối lượng dung dịch nước vôi trong tăng hay giảm sau khi hấp thụ sản phẩm 
cháy, khối lượng bao nhiêu gam. 
 Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A gồm hidro, etylen và axetylen, thu được 2,24 
lit khí CO2 (đktc) và 4,86 gam nước. Mặt khác, nung A một thời gian (xúc tác Ni) thu 
được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với hidro là 29/7 (biết lượng hidro tham gia phản ứng 
cộng là 20%). Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp A. 
 Phương pháp giải hầu hết các bài toán đều có thể quy về một loại nào đó, cùng 
nhiều bài khác để có quy tắc giải chung, đó là những loại bài phổ biến, xác định được loại 
bài toán, sử dụng đúng phương pháp là giải quyết được. Nhưng cũng có một số ít bài 
không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống đặc biệt, có thể sử dụng 
những cách riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh. Nên coi trọng loại 
bài có nguyên tắc là chính và định hướng cho học sinh hình thành kiến thức, xây dựng 
được nền tản kiến thức sẽ giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Tuy nhiên tránh nôn nóng 
thường bỏ các bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay 
một “mớ bòng bong”, không nhận ra và không ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức, kết 
quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang 
mang. Có thể hình thành các phương pháp giải đơn giản như: 
 - Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron, phương 
pháp đại số, phương pháp ion điện tích. 
 - Áp dụng các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, 
bảo toàn nguyên tố,  
 - Phương pháp tăng, giảm khối lượng, ẩn số, lập luận để xác định công thức, tìm 
khoảng giới hạn để suy ra kết quả, ... 
 - Đối với các bài thực hành, cần xác định rõ mục đích và yêu cầu về nội dung thực 
hành, từ đó biết cách sử dụng dụng cụ và hóa chất cần thiết cho bài thực hành. Một số bài 
thực hành thường gặp trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi như: 
 Bài thực hành 1. Điều chế và thử tính chất của HCl. 
 Bài thực hành 2. Điều chế và thử tính chất của Oxi. 
trang-24 
 Bài thực hành 3. Điều chế và thử tính chất của Al(OH)3. 
 Bài thực hành 4. Tìm C và H trong saccrozơ. 
 Bài thực hành 5. Điều chế và thử tính chất của C2H4. 
 Bài thực hành 6. Điều chế và thử tính chất của C2H2. 
 Bài thực hành 7. Nhận biết 4 dung dịch BaCl2, Na2CO3, H2SO4, Al2(SO4)3. 
 Bài thực hành 8. Nhận biết 4 dung dịch BaCl2, NH4Cl, NaOH, NaCl. 
 ....... 
 3.2. Hình thành kỹ năng học tập bộ môn 
 3.2.1. Đối với học sinh là bồi dưỡng phẩm chất và năng lực tự học 
 - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập (nhất là việc học bồi 
dưỡng và được xem như đại diện cho nhà trường để dự thi), học sinh phải thật sự yêu 
thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi, đây là điều quan trọng nhất, tiên 
quyết trong việc thành công hay không. Bên cạnh đó học sinh phải cần cù tích luỹ, chăm 
chỉ rèn luyện, ngoài luyện đọc sách giáo khoa, học sinh cần luyện thêm ở sách tham khảo, 
tài liệu khác ở thư viện, trên các trang mạng internet,  
 - Mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, nghiên cứu trao đổi, chia sẻ thông tin, dành 
nhiều thời gian, đầu tư cho học tập và nghiên cứu nhiều hơn, không giới hạn thời gian 
học, học ở lớp, học nhóm, tự học một mình, đôi bạn học tập, Tuy nhiên, các em học 
sinh giỏi thường biết tập trung học vào những lúc quan trọng, biết nghỉ ngơi khi cần thiết, 
trong quá trình học, các em cũng biết cách vui chơi, học hỏi và tận hưởng thành quả của 
mình khi đạt được thứ hạng cao. Vì vậy có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi hơn, có 
ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên góp phần nâng cao điểm thi Trung học phổ thông quốc 
gia hàng năm, đồng thời giúp các em có ưu thế hơn trong xét tuyển vào các trường đại 
học danh tiếng như Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Kinh tế, Đại 
học Y dược,  
 - Việc học bồi dưỡng cũng tạo thói quen coi trọng giờ giấc, học cách đến đúng giờ 
bất cứ nơi nào cần thiết, chuẩn bị bài đầy đủ khi được giao cho, luôn duy trì sự tập trung 
cao độ trong học tập. Với thời gian chuẩn bị xuyên suốt, liên tục, ưu tiên cho việc học, 
cũng như nghiên cứu các chuyên đề chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trực tiếp 
trang-25 
bồi dưỡng, giúp các em tiếp thu tương đối đầy đủ về kiến thức, để chuẩn bị cho kỳ thi học 
sinh giỏi cấp tỉnh đạt được kết quả cao nhất. 
 3.2.2. Đối với giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng 
 - Để đạt được giải cao trong việc bồi dưỡng học sinh dự thi cần đặc biệt quan tâm 
tới khâu chọn đội tuyển, đây là công việc khó khăn và quan trọng. Không chọn được trò 
giỏi, hoặc học trò không đam mê môn học, thì sẽ không dạy được học sinh để đạt những 
kết quả cao trong kỳ thi. Ngoài ra công việc kiểm tra bài viết của học sinh không nên chỉ 
chú trọng vào những bài theo khuôn mẫu đầy đủ mà phải quan tâm đến những chỗ độc 
đáo, sâu sắc, phải thật sự nghiêm túc khi đánh giá, ghi nhận những kết quả của học sinh 
đạt được. Từ đó mới phát hiện, chọn đúng đối tượng học sinh. 
 - Giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định nhất đối với kết quả học sinh 
giỏi, việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non, nếu chúng ta 
biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển. Để 
giảng dạy đạt kết quả tốt, giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ 
ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, từng mảng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng kiến 
thức theo chuỗi thống nhất và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ 
dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. Đồng thời phải xác định rõ trọng tâm kiến 
thức giảng dạy cho từng chuyên đề để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự 
thông suốt giữa các mảng kiến thức của từng chuyên đề. 
 - Giáo viên cần tạo niềm tin và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh trong 
quá trình lên lớp cũng như trong quá trình tự học. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nhận 
xét từng học sinh cụ thể để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời cho các khuyết 
điểm đó, cần tránh học bập bõm. Từ đó học sinh sẽ có thái độ nghiêm túc, tính tự giác 
trong học tập và thực hiện việc học tập dúng giờ giấc hơn. 
 - Giáo viên thường xuyên tìm tài liệu, sưu tầm các bộ đề thi cấp tỉnh thông qua 
công nghệ thông tin (internet) nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn 
tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp 
với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ 
trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. 
trang-26 
 - Đặc biệt giáo viên không nên dạy dồn ép ở tháng cuối trước khi thi, nó vừa quá 
tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của 
học sinh, cần dạy đầy đủ kiến thức và được trải đều thời gian, xuyên suốt trong thời gian 
học bồi dưỡng. 
 3.2.3. Đối với tổ chuyên môn 
 - Hỗ trợ giáo viên dạy bồi dưỡng, phân công chuyên môn một cách hợp lý, phân 
công những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao và phân công theo hướng ổn định để 
phát huy kinh nghiệm của giáo viên. 
 - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ, các đồng nghiệp khác khi dạy lớp có phát hiện những học sinh 
đáp ứng được yêu cầu bộ môn thì giới thiệu và cung cấp thông tin những học sinh đó cho 
giáo viên giảng dạy để lựa chọn được những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam 
mê vào đội tuyển một cách chính xác nhất. 
 - Giáo viên trong tổ chuyên môn cần có đóng góp nội dung chương trình giảng dạy, 
để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả hơn và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 
học sinh giỏi chính xác, có tính khả thi hơn. 
 3.2.4. Đối với lãnh đạo nhà trường, đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm 
 - Nhà trường luôn xác định việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng 
hàng đầu của nhà trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm 
học, khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh, phát hiện và xây dựng nguồn 
học sinh giỏi từ đầu lớp 10. Có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên tham 
gia bồi dưỡng học sinh giỏi, giảm các công tác kiêm nhiệm, động viên, tuyên dương khen 
thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
và những học sinh đạt giải cao trong các kì thi. 
 - Phân công giáo viên dạy bồi dưỡng là những giáo viên có trách nhiệm cao, nhiệt 
tình, say mê với công việc, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm và phương 
pháp dạy học phù hợp bộ môn, là người biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, 
tạo niềm say mê, yêu thích và niềm hứng thú học tập, thắp sáng những ước mơ, khát khao, 
tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các đoàn thể 
trang-27 
(đoàn trường) động viên và hỗ trợ kịp thời cho những em học sinh tham gia học bồi dưỡng. 
Giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với giáo 
viên chủ nhiệm để động viên, thúc đẩy học sinh tích cực học tập. 
 - Lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh cần khen 
thưởng kịp thời đối với học sinh, đây là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào 
việc nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường. 
 3.2.5. Đối với phụ huynh học sinh 
 - Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tích cực hơn. 
 - Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng 
để nắm tính hình học tập của con em minh, từ đó phát hiện kịp thời những biểu hiện lệch 
lạc, quá tải để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. 
 - Phụ huynh học sinh cần hỗ trợ và trang bị đầy đủ dụng cụ học tập. 
 - Phối hợp với lãnh đạo nhà trường, cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết cần 
tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các 
em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu. 
IV. Hiệu quả đạt được 
 - Việc lựa chọn đội tuyển và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi rõ ràng cụ 
thể được xem như yếu tố quyết định thành công của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ 
môn, tiếp theo là kiểm tra, đánh giá từng chuyên đề để bồi dưỡng, bổ sung một cách hợp 
lý về kiến thức cho từng học sinh tham gia vào đội tuyển. 
 - Đề tài này được thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế, mà còn thực hiện tốt cho 
quá trình dạy học Hóa học nói riêng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các bộ môn khác 
trong trường nói chung. Đề tài cung cấp cho những giáo viên có tâm huyết với công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi hướng đi và cách thức thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả. 
 - Đối với học sinh phát huy được tính tích cực, tinh thần học tập, gây được sự hứng 
thú và đặc biệt là học sinh có được niềm tin vào kiến thức bộ môn đã học, nhằm giúp học 
sinh định hướng được vấn đề cần giải quyết, áp dụng được phương pháp vào giải bài tập, 
từ đó phát triển được năng lực dự đoán, óc suy nghĩ, tò mò, xác định được nội dung câu 
hỏi, qua đó có cách xử lý tốt vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Học sinh hứng thú 
trang-28 
hơn trong học tập môn Hóa học, không còn sợ bộ môn nữa, ngày càng có nhiều học sinh 
có năng khiếu đăng ký vào đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học hơn. 
 - Kết quả học sinh giỏi môn Hóa học của trường Trung học phổ thống An Phú từ 
năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2019 luôn đạt được kết quả cao 
Năm học Dự thi Đạt giải Dự thi vòng 2 Dự thi Quốc gia 
2013-2014 3 1 (C) - - 
2014-2015 3 1 (B) 1 - 
2015-2016 3 1 (C) 1 - 
2016-2017 3 3 (3B) 3 - 
2017-2018 3 3 (2C+1B) 1 1 
2018-2019 4 4 (3C+1B) 1 - 
 Qua bảng thống kê kết quả học sinh giỏi môn Hóa học đạt được, thấy rằng các giải 
pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị đã đạt được hiệu quả cao. 
trang-29 
trang-30 
trang-31 
V. Mức độ ảnh hưởng 
 - Với đề tài này khả năng ứng dụng rất cao, bất kỳ giáo viên nào trong nhà trường 
hay ở các trường Trung học phổ thông khác, dạy môn Hóa học hay môn học khác cùng 
đều áp dụng được và thời gian áp dụng có tính lâu dài (qua nhiều năm). 
 - Áp dụng phương pháp giảng day theo đề tài này giúp cho việc hệ thống kiến thức 
trong từng nội dung, từng chuyên đề vào việc ôn tập, củng cố kiến thức thi Trung học phổ 
thông Quốc gia rất tốt. Qua đó nâng cao được chất lượng, cải thiện được điểm thi (nhất là 
tổ hợp môn mà học sinh cần xét tuyển vào nhóm ngành đã chọn), góp phần vào nâng cao 
tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học-Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. 
 - Với phương pháp này giúp cho học sinh phát huy được năng khiếu học tập môn 
Hóa học, trong quá trình học tập, học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, tự phát hiện, kích thích 
hứng thú và yêu thích bộ môn, không còn bị áp lực khi học giờ hóa học. Đồng thời cùng 
giúp học sinh tiếp cận và nắm vững kiến thức nhanh chóng, có đủ kiến thức để giải quyết 
các bài tập, các câu hỏi khó có độ phân hóa cao, giảm được áp lực cho học sinh. 
trang-32 
VI. Kết luận 
 Giáo dục là khoa học và là nghệ thuật. Giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ có giá 
trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Người giáo 
viên cần coi giáo dục là một nguồn sức mạnh cho tương lai trong việc phát triển kiến thức 
và giáo dục các kĩ năng cần thiết cho học sinh để giải quyết các vấn đề thực tiễn đã và 
đang diễn ra trong xã hội hiện tại. 
 Sau một thời gian áp dụng phương pháp mà tôi đưa ra, tôi thấy ở học sinh có yêu 
thích bộ môn hơn, có khả năng phát triển tư duy, lĩnh hội những kiến thức về một vấn đề 
cần nghiên cứu tốt hơn, tôi thấy ngoài việc hình thành cho học sinh những kiến thức cơ 
bản về hóa học, còn hình thành cho học sinh những suy nghĩ cần phải tự tìm tòi sáng tạo. 
Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học, ôn 
tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, hình thành 
cho học sinh thói quen học tập, tự tìm tòi, sáng tạo, đam mê nghiên cứu, tự tin và phán 
đoán vấn đề một cách có khoa học, chính xác, hiệu quả, điều này được thể hiện qua kết 
quả đạt được ở trên. 
 Tóm lại: “Để đạt được kết quả tốt thì dù bằng cách nào, phương pháp nào cũng 
rất cần cái tâm của người thầy; lòng nhiệt tình, say mê, hứng thú học tập của trò thì tất 
cả đều đạt kết quả tốt”. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm và giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi mà trong 
nhiều năm qua tôi đã áp dụng và có được kết quả khá thành công. Rất mong được quý 
đồng nghiệp góp ý kiến xây dựng để ngày một tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến An Phú, ngày 04 tháng 03 năm 2020 
 Người viết 
Ngô Thanh Dũng 
trang-33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
******* 
 1. Chuyên đề Bồi dưỡng giáo viên ôn thi học sinh giỏi cấp THCS của Hội đồng bộ 
môn Hóa học-tỉnh An Giang. 
 2. Dư Trí Thông-Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp trong bồi dưỡng học sinh 
giỏi đạt giải tại đơn vị”-THPT Bình Thạnh Đông-Phú Tân-An Giang. 
 3. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/bi-kip-boi-duong-hoc-sinh-gioi-3936378-b.html. 
 4. https://edu.viettel.vn/dni-cammy-thcslytutrong/tin-tuc-su-kien/mot-so-giai-phap-
nang-cao-chat-luong-boi-duong-hoc-sinh-gioi.html. 
 5. 
luan-mot-so-kinh-nghiem-boi-duong-hs-co-nang-khieu-vuot.html 
* 
* * 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_dat_giai_cap_t.pdf
  • docxFile word.docx