Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai

a. Môi trường trong lớp

Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo hứng thú cho trẻ. Chính vì vậy các mảng tường chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ để gây ấn tượng cho trẻ.

Đối với các góc chơi ở trong lớp cũng được tôi thiết kế trang trí đẹp mắt, các góc chơi được bố trí phù hợp: Góc động chơi xa góc tĩnh.

Đồ dùng ở các góc tôi luôn sắp xếp theo hướng mở tạo thuận lợi cho trẻ tham gia hoạt động. Đặc biệt đồ dùng và nguyên vật liệu ở góc Nghệ thuật luôn được tôi để ở trong tầm với của trẻ, giúp các con dễ dàng lấy và cất trong quá trình hoạt động.

b. Môi trường ngoài lớp:

- Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá xung quanh. Ở góc này tôi trồng rất nhiều cây xanh. Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khi trẻ tham gia ở hoạt động góc để trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây. Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao. Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát những sự thay đổi của từng ngày, từng mùa của các lá trên từng cây và cho trẻ tìm tòi sự giống nhau và khác nhau giữa các loại cây với nhau, cây ra hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát

- Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và hình thành thái độ đúng đắn với môi trường, rèn luyện kỹ năng chăm sóc cho cây.

 

docx35 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 SÁNG KIẾN
 ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH
 TÊN SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM 
PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI B3 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 Tác giả: HOÀNG THỊ HỒNG
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Lai
 Bộ môn (chuyên ngành): Giáo dục Mầm non. 3
 Hoàng Thị Hồng 5
một cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sáng tạo. Tạo cho trẻ sự hứng thú và hiệu quả 
khi tham gia hoạt động khám phá khoa học.
 Thông qua hoạt động khám phá khoa học hình thành nhận thức về sự vật hiện 
tượng xung quanh và quan trọng hơn là giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên 
nhiên, với xã hội cho trẻ. Qua môn học giúp nhân cách trẻ phát triển toàn diện, đưa 
trẻ hướng tới “Chân - Thiện - Mĩ”.
 Tham mưu với nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với độ tuổi 
của trẻ. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn 
học khám phá hoa học cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 Giải pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học và xây dựng kế 
hoạch theo từng chủ dề phù hợp với trẻ
 Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, so sánh, 
phân loại, dự đoán, tìm hiểu....và được nâng cao hiểu biết của mình về thế giới tự 
nhiên. Do vậy ngay từ đầu ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch theo từng chủ 
đề.
 Số thứ 
 Tên chủ điểm Tên thí nghiệm
 tự
 - Vật chìm, vật nổi.
 1 Trường mầm non
 - Cuộc chạy đua của 3 cây nến.
 - Lau khô bàn tay bằng giấy.
 2 Bản thân - Cơ thể của bé.
 - Sử dụng bàn tay trong nước.
 - Làm nổi một vật chìm.
 3 Gia đình - Thử nghiệm với các đồ đựng nước.
 - Nam châm hút gì?.
 4 Nghề nghiệp - Nghề nông?. 7
 b. Môi trường ngoài lớp:
 - Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá xung quanh. Ở góc 
này tôi trồng rất nhiều cây xanh. Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khi 
trẻ tham gia ở hoạt động góc để trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây. 
Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao 
động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm 
trong công việc được giao. Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát những sự 
thay đổi của từng ngày, từng mùa của các lá trên từng cây và cho trẻ tìm tòi sự giống 
nhau và khác nhau giữa các loại cây với nhau, cây ra hoa, cây ăn quả, cây cho bóng 
mát
 - Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và hình thành thái độ đúng 
đắn với môi trường, rèn luyện kỹ năng chăm sóc cho cây.
 Giải pháp 3: Một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động thí 
nghiệm khoa học
 Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề động vật cô có thể tổ chức cho trẻ 
chơi với các trò chơi sau đây:
 Trò chơi 1: “Bắt cá”
 - Chuẩn bị: Cá, bể nước nông, chậu cá.
 - Cách chơi: Cho trẻ xuống bể bắt cá trong một thời gian là một bản nhạc, bạn 
nào bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng.
 - Luật chơi: Thi xem ai bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng.
 - Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ bắt được cá cô hỏi bạn bắt được nhiều cá 
bí quyết để bắt được cá và cho trẻ quan sát nhận xét con cá vừa bắt được.
 Trò chơi 1: Tìm lá cho cây:
 Chuẩn bị: 3-4 giỏ 9
đó. Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại để cho trẻ so sánh 
và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy cho trẻ.
 Giải pháp 6: Ứng dụng các thí nghiệm khám phá khoa học vào các 
hoạt động
 + Thí nghiệm 1: Quả trứng thần bí. Cách tiến hành một thí nghiệm như sau:
 Mục đích: Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán. Kích thích tính tìm tòi, 
ham hiểu biết.
 Cô cho trẻ thực hành, quan sát và rút ra kết luận: Quả trứng trong cốc nước 
muối sẽ nổi lên trên mặt nước vì trứng nặng hơn nước muối, nhưng quả trứng sẽ 
chìm trong nước ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt.
 + Thí nghiệm 2: Nam châm hút gì
 Trẻ biết được đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt và 
không hút được các vật không có hợp chất của sắt như gỗ, nhựa, giấy, xốp..
 Cô và trẻ thảo luận và rút ra kết luận: Nam châm hút các vật có hợp chất của 
sắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như gỗ, nhựa, giấy, xốp.
 Giải pháp 7: Phối kết hợp với với phụ huynh
 Tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh giúp trẻ phát huy tính 
sáng tạo, tư duy của trẻ trong việc khám khá sự vật hiện tượng xung quanh ở mọi lúc 
mọi nơi.
 Ngoài việc phối hợp trên tôi còn vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia 
đóng góp thêm các loại đồ dùng dễ kiếm như: Sưu tầm các loại tranh ảnh về các con 
vật, hoa quả, các bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa để trồng ở vườn 
trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm 
của nông nghiệp được phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình.
 * Kết quả của sáng kiến:
 Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp 11
động chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non. Đồng thời thu hút sự tham gia của trẻ, của 
phụ huynh cùng cô chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức hoạt động khám phá đạt 
hiệu quả cao. Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh về việc tổ chức hoạt 
động khám khoa học cho trẻ, từ đó phụ huynh có tinh thần ủng hộ cho cô và trẻ cả 
về vật chất lẫn tinh thần. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể phụ huynh trong nhà 
trường về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
 * Cam kết:
 Tôi cam đoan những điều khai ở trên đây là đúng sự thật và không sao chép 
hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ kí và dấu) (Chữ kí và họ tên)
 Nguyễn Thị Ngời Hoàng Thị Hồng 13
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
 I. Mục đích của sáng kiến
 Như chúng ta đã biết, bậc học mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban đầu cho trẻ. Ở trường 
mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động 
khác nhau, trong đó có hoạt động “ Khám phá khoa học” hoạt động này có ý nghĩa 
rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng và phát triển toàn diện 
cho trẻ nói chung. Hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non là một 
phương tiện phát triển nhận thức cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động khám 
phá khoa học giúp trẻ phát triển các tri thức tâm lý cũng như khả năng tri giác các sự 
vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy, tìm tòi, khám phá và quá trình 
đó làm phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tìm hiểu thế giới xung quanh 
của trẻ. 
 Khám phá khoa học đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi B3 nói riêng 
nhằm khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ, đồng thời thông qua các hoạt động 
khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan 
sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và đam mê được tìm hiểu khoa 
học.
 Tuy nhiên chất lượng và cách tổ chức hoạt động được cải thiện một cách khá 
tốt nhưng hiệu quả chưa cao, vì đặc trưng của môn học còn khô khan nên dễ gây 
nhàm chán cho trẻ, đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn mang tính cứng 
nhắc và có phần gò bó đối với trẻ, sự tò mò tự ham học hỏi của trẻ chưa hứng thú, 
trẻ chưa tích cực hoạt động, trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn thể hiện kiến thức của bản 
thân, không tự tin khi nêu lên những hiểu biết của mình.
 Bản thân tôi là một giáo viên luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người, tôi trăn 
trở và suy nghĩ làm thế nào để mình khắc phục và giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt 
động khám phá khoa học tại trường mầm non một cách tốt nhất. Chính vì vậy tôi 
mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng giải pháp: “Một số giải pháp tạo hứng thú trong 15
 Đề tài “Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học 
cho trẻ 4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai”.
 Nhằm góp phần tìm ra các giải pháp tốt nhất để giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn 
khám phá khoa học, giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động khám phá cũng như khích 
thích tính tò mò ham học hỏi của trẻ cũng như hình thành cho trẻ những kỹ năng cơ 
bản về môn học. Giúp trẻ phản ảnh được thế giới xung quanh cuộc sống con người 
một cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sáng tạo. Tạo cho trẻ sự hứng thú và hiệu quả 
khi tham gia hoạt động khám phá khoa học.
 Thông qua hoạt động khám phá khoa học hình thành nhận thức về sự vật hiện 
tượng xung quanhvà quan trọng hơn là giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên 
nhiên, với xã hội cho trẻ. Qua môn học giúp nhân cách trẻ phát triển toàn diện, đưa 
trẻ hướng tới “Chân - Thiện - Mĩ”.
 Tham mưu với nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với độ tuổi 
của trẻ. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn 
học khám phá hoa học cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường.
 PHẦN 2: NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN 
 “Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 
4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai”.
 Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo 
huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận được 
sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, 
sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều 
phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị 
kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi . Để phục vụ cho việc 
dạy và học của cô và trò trên lớp.
 Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và năng 
động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt 

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_trong_hoat.docx
Sáng Kiến Liên Quan