Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai

Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

*Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón- trả trẻ:

Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.

Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông bà, bố mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.

*Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:

Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người.

*Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:

Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh

 

docx27 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 SÁNG KIẾN
 ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH
 TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN 
NGỮ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG D5 TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 Tác giả: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Lai
 Bộ môn (chuyên ngành): Giáo dục Mầm non.
 Đại Lai, tháng 01 năm 2024
 3
 Mẫu 02/SK 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai”.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023.
 3. Các thông tin cần bảo mật: Không có.
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
 Những giải pháp trước đây tôi chọn hầu hết là dựa trên lý thuyết, chưa đi 
sát vào thực tế, khi áp dụng thì hiệu quả chưa thực sự cao.
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
 Sáng kiến đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt công tác phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ, nhằm phát huy sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên. Giúp 
trẻ phát huy hết tính tích cực của mình trong việc tiếp thu bài học về ngôn ngữ 
nhẹ nhàng mà hiệu quả. Qua đó tạo ra những tiết học sôi nổi tạo sự hứng thú cho 
trẻ, giúp trẻ chủ động trong việc tiếp thu từ mới, nói tròn vành rõ chữ, nói câu 
đúng ngữ phap. Khi trẻ đã có vốn từ phong phú linh hoạt sẽ là tiền đề giúp trẻ 
tiêp thu kiến thu ở tất cả các lĩnh vực khác đều nhẹ nhàng và hiệu quả rõ rệt. 
Khi trẻ có nói tròn vành rõ chữ không ngọng, lắp sẽ làm tăng sự tự tin ở trẻ 
thông qua việc giao tiếp với bạn bè, cô giáo.
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
 Thông qua việc nghiên cứu công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, 
giáo viên có thêm kĩ năng thực hiện tốt các nhiệm vụ như chăm sóc trẻ, tuyên 
truyền, phối hợp đặc biệt là kĩ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ mọi lúc mọi nơi.
 5
muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ 
cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
 * Thông qua giờ phát triển tình cảm kĩ năng XH và thẩm mĩ:
 Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ 
có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh 
đẹp của bài hát.
 * Thông qua giờ nhận biết tập nói:
 Nhận biết tập nói là một trong những giờ học trẻ thấy hứng thú nhất vì ở 
đây trẻ có thể được thỏa sức khám phá những điều mới mẻ mà trẻ chưa biết bên 
cạnh việc được thực hành, cảm nhận trực tiếp. Do đó, chúng ta có thể cung cấp 
cho trẻ rất nhiều vốn từ thông qua giờ học này.
 3. Biện pháp 3: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát 
hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò 
chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu 
bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
 Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy 
rằng một số trò chơi thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó 
ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú.
 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh.
 Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp 
của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết, tôi luôn kết hợp chặt 
chẽ với phụ huynh, trao đổi, thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế 
hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt 
được.
 Trao đổi với phụ huynh về cách trò chuyện với trẻ hàng ngày.
 Đối với những cháu nói ngọng hay nhút nhát, ngại giao tiếp thì tôi dặn dò 
phụ huynh quan tâm cháu, trò chuyện nhiều hơn để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn.
 Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện 
hay để cho trẻ làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp.
 7
 Tích cực hoá vốn từ cho trẻ.
 Tạo được không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, dành thời gian quan tâm 
đến những trẻ nhút nhát để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập 
thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn.
 Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 * Cam kết:
 Tôi cam đoan những điều khai ở trên đây là đúng sự thật và không sao 
chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ kí và dấu) (Chữ kí và họ tên)
 Nguyễn Thị Ngời Nguyễn Thị Hường
 9
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. Mục đích của sáng kiến
 Ngôn ngữ chính là vỏ bọc của tư duy và như Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là 
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống và sự 
phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là 
phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài 
người. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ 
giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 – 36 tháng nói riêng, ngôn ngữ 
càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong sự phát triển toàn diện của trẻ. 
 Ngôn ngữ là công cụ để giúp trẻ giao tiếp với người lớn và bày tỏ những 
nhu cầu mong muốn của mình, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi 
hoạt động và trở thành một thành viên của xã hội loài người.
 Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ phát triển tư duy và nhận thức: Đối với trẻ 
mầm non, ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi và phát triển nhân cách. 
Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ được phát triển và ngược lại, tư duy phát triển càng 
đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ.
 Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện: Ngôn ngữ 
phát triển sẽ giúp cho tư duy phát triển. Đây là điều kiện để trẻ mở rộng giao 
tiếp, học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh, để cảm thụ về cái đẹp, nhận thức về 
thế giới xung quanh và tiếp thu kinh nghiệm sống và kiến thức từ bài học ở 
trường cũng như trong cuộc sống thường ngày. 
 Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ, từ đó 
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai” để giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục mầm non.
 2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
 * Tính mới của sáng kiến:
 Sáng kiến đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt công tác phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ, nhằm phát huy sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên. Giúp 
 11
 PHẦN 2: NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 
 - 36 tháng D5 tại trường Mầm non Đại Lai”.
 Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo 
huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận 
được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền từ tỉnh đến 
địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị 
được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và 
trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi  Để 
phục vụ cho việc dạy và học của cô, trò trên lớp. 
 Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình với công việc, có lòng yêu 
nghề mến trẻ, 100% giáo viên đứng lớp đã được đào tạo chuẩn và trên chuẩn có 
kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Hầu hết giáo viên được bồi dưỡng 
về công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ dưới nhiều hình thức như: Dự giờ giao 
lưu chuyên môn, kiến tập, đọc sách báo, chuyên san, tài liệu, học trực tuyến.
 Tuy nhiên, do loại hình đào đào giáo viên hầu hết không được chính quy 
nên nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế trong lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ còn không nghiên cứu kĩ, khi dạy còn qua loa, đại khái. Với một số 
bài nhưng giảng nội dung truyện hoặc giải thích các từ khó giáo viên thường bỏ 
qua hoặc chỉ tóm tắt nội dung nên việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn hạn chế. Một 
số giáo viên chưa chú trọng việc sửa ngọng cho học sinh nên cũng ảnh hưởng tới 
chất lượng của giờ dạy.
 1. Ưu điểm
 Bản thân là giáo viên lớp 24-36 tháng D5, tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt 
tình trong công tác. Đặc biệt giáo dục ngôn ngữ cũng là lĩnh vực mà tôi yêu 
thích và giúp trẻ học tập các lĩnh vực khác tốt hơn, tăng sự tự tin ở trẻ. Tựu 
trung các yếu tố đã giúp tôi thêm nhiệt huyết trong nghề cũng như các hoạt động 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả và hứng thú.
 13
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp 
cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình 
thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, 
đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể 
cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 + Gia đình con có những ai?
 + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
 Hình ảnh: Cô và trẻ cùng trò chuyện trong giờ đón trẻ
 Như vậy khi trò chuyện với cô, trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ 
của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
 Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông bà, bố 
mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói 
quen lễ phép, biết vâng lời.

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat.docx
Sáng Kiến Liên Quan