Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp trong học môn Tiếng Việt

Giải pháp 1: Phân loại khả năng giao tiếp cho học sinh.

Trong thực tế lớp tôi đang giảng dạy, sau khi tìm hiểu, tôi chia lớp làm 3 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Nhóm các em học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt.

- Nhóm 2: Nhóm các em học sinh có kĩ năng giao tiếp khá

- Nhóm 3: Nhóm các em học sinh có kĩ năng giao tiếp hạn chế.

Sau khi phân loại cụ thể, tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh trên trong các tổ, các nhóm.

Ưu điểm của biện pháp này: Các em dễ dàng tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày đúng như câu tục ngữ: “ Học thầy không tày học bạn”.

Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học:

- Phát huy hiệu quả của việc thảo luận nhóm và trò chơi học tập trong các tiết học. Tăng cường khả năng nói và phát biểu của học sinh trước tập thể.

Trong khi chơi trò chơi và thảo luận nhóm, các em đã được nói và chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn ở phạm vi hẹp như trong nhóm hay rộng hơn là trong cả lớp. Qua đó giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn khi nói, phát biểu trước tập thể.

- Rèn và khuyến khích các em giao tiếp qua nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ: Song song với việc rèn kĩ năng nói và phát biểu, giáo viên cũng cần chú ý đến biểu cảm trên gương mặt và cử chỉ của các em để điều chỉnh cho phù hợp. Một nụ cười thân thiện, một ánh mắt trìu mến sẽ tăng thêm hiệu quả về cuộc đối thoại giữa mọi người trong quá trình giao tiếp.

 

docx29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp trong học môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND THỊ XÃ QUẾ VÕ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HÒA
 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP THỊ XÃ
 TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 
RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HỌC MÔN TIẾNG VIỆT.
 Tác giả Sáng kiến:Đỗ Phương Thảo
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhân Hòa
 Bộ môn: Tiếng việt
 Quế võ, tháng 4 năm 2024 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 
 THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 RÈN KĨ 
NĂNG GIAO TIẾP TRONG HỌC MÔN TIẾNG VIỆT.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/09/2022.
 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: 
 Đối với việc giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh thì giao tiếp có vị trí 
rất quan trọng. Trong nhiều năm qua đã có một số các biện pháp để nâng cao kĩ 
năng giao tiếp cho học sinh nhưng các giải pháp đó chưa được thực hiện đồng bộ, 
chưa đi vào chiều sâu nên hiệu quả chưa cao, cụ thể: 
 - Các hoạt động để rèn kĩ năng giao tiếp tuy đã được tổ chức nhưng nội 
dung còn máy móc, dập khuôn nên chưa tạo được hứng thú và phát huy tính tích 
cực của học sinh.
 - Giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn các hình thức học tập linh 
hoạt để giúp học sinh nâng cao kĩ năng giao tiếp. Một số phụ huynh tuy có quan 
tâm đến việc học của trẻ nhưng còn chưa thường xuyên liên tục...
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
 Đối với các em học sinh, kĩ năng giao tiếp sẽ giúp các em nâng cao hiệu quả 
học tập và đây cũng là 1 trong những yêu cầu mà các em cần phải có và đạt được 
trong quá trình đánh giá các năng lực phẩm chất học sinh Tiểu học.
 Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó hình thành, phát 
triển qua các hoạt động, các trải nghiệm và rèn luyện. Trong quá trình dạy, tôi 
thấy kĩ năng giao tiếp của các em còn hạn chế, chưa biết diễn đạt ngôn ngữ trong 
các tình huống phù hợp, thái độ ứng xử còn rụt rè, nhút nhát....
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: 4
 - Tạo động lực tạo niềm tin cho học sinh: Giáo viên cần quan tâm đến các 
em học sinh, tạo niềm tin cho các em. Luôn để ý đến những học sinh cần giao tiếp 
và tạo cho các em những cơ hội được giao tiếp. Tạo cho học sinh những niềm tin 
ban đầu về bản thân mình.
 Luôn tin tưởng và giao việc vừa sức với từng đối tượng học sinh. Luôn kiên 
nhẫn và động viên trẻ với từng sự tiến bộ dù là nhỏ nhất để khích lệ các em tự tin 
thể hiện bản thân mình.
 Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Giáo 
viên cần hường xuyên liên hệ với phụ huynh để phụ huynh cũng như các người 
thân khác trong gia đình phối kết hợp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh, chỉnh sửa 
cho các em từng lời ăn tiếng nói, tạo điều kiện cho các em được giao tiếp với thế 
giới bên ngoài nhiều hơn thay vì suốt ngày ở nhà chơi điện thoại hoặc xem ti vi, 
giúp các em mạnh dạn thể hiện bản thân hơn.
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 RÈN KĨ 
NĂNG GIAO TIẾP TRONG HỌC MÔN TIẾNG VIỆT có tính khả thi và có thể 
triển khai áp dụng ở hầu hết các trường Tiểu học nói chung và ở các lớp 2 nói 
riêng theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần đạt được mục 
tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là giáo dục phải được đổi mới căn bản và 
toàn diện theo hướng chuẩn hóa, dân chủ và hòa nhập quốc tế, chất lượng giáo dục 
phải được nâng cao một cách toàn diện.
 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên)
 Đỗ Phương Thảo 6
SK.
 2. Hiệu quả thiết thực của SK. 26
 3. Kiến nghị, đề xuất. 27
PHẦN IV. PHỤ LỤC 28 8
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến: 
 Hiện nay, mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là giáo dục phải 
được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, dân chủ và hòa nhập 
quốc tế, chất lượng giáo dục phải được nâng cao một cách toàn diện như: giáo 
dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành đặc biệt là 
chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kĩ năng sống, Trong nhà trường tiểu 
học, bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kĩ năng cơ bản 
trong học tập, lao động thì việc rèn cho các em kĩ năng giao tiếp là rất cần thiết. 
Đối với các em học sinh lớp 2 cũng như vậy, kĩ năng giao tiếp sẽ giúp các em 
nâng cao hiệu quả học tập và đây cũng là 1 trong những yêu cầu mà các em cần 
phải có và đạt được trong quá trình đánh giá các năng lực phẩm chất học sinh 
Tiểu học.
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi các 
thầy cô giáo phải quan tâm, trang bị tri thức, kĩ năng thái độ cho các em học 
sinh. Trong số đó thì kĩ năng giao tiếp chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc 
sống của mỗi người chúng ta mà đặc biệt là đối với các em học sinh.
 Như chúng ta đều biết, quan hệ giữa người với người, quá trình hoạt động 
trong mọi lĩnh vực thì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế hiện nay cho 
thấy có rất nhiều trẻ đang gặp vấn đề như tự kỉ, thiếu tự tin trong giao tiếp và 
không muốn giao tiếp.
 Ông cha ta từ xa xưa đã nói: “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói 
cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp lời lẽ phải có sự lựa chọn, cân nhắc vì một 
khi đã nói ra thì không sao rút lại được. Chính vì thế để giúp học sinh có được ý 
thức nói năng rõ ràng, ngắn gọn, đủ ý và phù hợp trong mỗi tình huống là rất cần 
thiết. Kĩ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó hình thành, 
phát triển trong quá trình sống qua hoạt động trải nghiệm và rèn luyện mới 
thành. 10
 2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của SK:
 - Sáng kiến của tôi đã được áp dụng ngay từ những ngày đầu của năm học 
2022 – 2023 và vẫn đang, sẽ tiếp tục áp dụng và hoàn thiện hơn vào các năm 
học tiếp theo.
 - Sáng kiến hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng giao 
tiếp – hợp tác cho học sinh tiểu học. Xây dựng được nội dung giáo dục kĩ năng 
giao tiếp – hợp tác cho học sinh, chỉ ra được đó là nhiệm vụ quan trọng trong 
Nhà trường tiểu học, góp phần tạo nên sự hoàn thiện của mỗi học sinh.
 Sáng kiến đánh giá thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh trong trường 
tiểu học hiện nay và xác định nguyên nhân của việc đó. Đề xuất được một số 
biện pháp giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
 Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân, có hiểu biết và niềm tin vào 
bản thân, có hành vi, thói quen ứng xử văn hóa, ... đồng thời giúp học sinh có đủ 
khả năng để thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi 
giải quyết các nhiệm vụ, đem lại cho các em sự tự tin ban đầu để trang bị cho 
các em những kĩ năng cần thiết cho hành trang sau này.
 Giúp cho học sinh biết cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng 
ngày, giúp các em nói những điều muốn nói, làm những điều muốn làm đồng 
thời biết lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ người khác. Khi tham gia các hoạt 
động trong một tập thể, học sinh biết tôn trọng sự khác biệt, không tự ti, không 
bị cô lập vì điểm yếu của bản thân mà sẽ được các thành viên khác trong tập thể 
giúp đỡ, hỗ trợ, cũng như các điểm mạnh của em sẽ đóng góp vào thành công 
chung của tập thể. Mặt khác kĩ năng giao tiếp – hợp tác không tồn tại độc lập mà 
nó có mối quan hệ mật thiết với các kĩ năng khác. Chính vì thế, khi rèn kĩ năng 
giao tiếp cho học sinh cũng chính là góp phần rèn kĩ năng sống cho các em. 12
 - Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm 
huyết và có lòng yêu nghề, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra các phương 
pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
 * Về phía học sinh: 
 - Tuy mỗi em có một hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng đa số 
các em đều ngoan ngoãn và có ý thức trong học tập.
 * Về phía phụ huynh học sinh:
 - Chi hội Cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp, chăm lo đến các 
hoạt động của trường, của lớp.
 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
 * Về phía giáo viên:
 - Trong trường còn một số giáo viên không trau dồi kiến thức, không tích 
cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến năng lực 
chuyên môn của giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn hạn chế về kĩ 
năng sư phạm, khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hình thức 
tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo.
 - Một số giáo viên nhận xét học sinh còn chưa khéo, chưa có mang tính 
động viên, khích lệ xây dựng một trường học thân thiện, lớp học thân thiện để 
giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp. 
 - Một số giáo viên còn giữ khoảng cách, ít tạo không khí tươi vui gần gũi 
với học sinh nên chưa đem lại kết quả cao trong quá trình giáo dục kĩ năng này 
cho các em.
 * Về phía học sinh:
 - Một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mặc cảm tự ti – ít giao 
tiếp với bạn bè trong lớp. 
 - Một số em thiếu sự quan tâm của cha mẹ ăn nói cộc lốc, chưa biết diễn 
đạt và bày tỏ ý kiến của mình.

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_ren.docx
Sáng Kiến Liên Quan