Đơn công nhận Sáng kiến Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài "Cacbohiđrat và lipit"

Trong giảng dạy bài Cacbohiđrat và lipit giáo viên thường dạy bằng phương pháp truyền thống là lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Với phương pháp dạy học này, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống.

Với bài Cacbohiđrat và lipit thông thường giáo viên tích hợp ít môn học chủ yếu là môn hóa học đồng thời giáo viên chỉ dạy lí thuyết, học sinh không được làm thực hành do đóhọc sinh chưa vận dụng nhiều các kiến thức của các môn học vào để giải thích các hiện tượng và vấn đề thực tiễn.Trong quá trình dạy giáo viên thường theo tiến trình trong sách giáo khoa:

I. CACBOHIĐRAT

1. Cấu trúc hóa học

2. Chức năng

II. LIPIT 1. Mỡ

2. Phôtpholipit

3. Stêrôit

4. Sắc tố và vitamin

* Ưu điểm: Dễ dàng áp dụng để truyền đạt kiến thức, trong một thời gian ngắn, có thể cung cấp một khối lượng thông tin, kiến thức lớn cho một số lượng người nghe đông (lớp học đông).

* Nhược điểm: Giáo viên thường dạy theo tiến trình trong sách giáo khoa. Chưa có sự liên hệ chặt chẽ giữa các môn học nên học sinh hiểu vấn đề còn chưa sâu sắc. Chưa vận dụng triệt để kiến thức hóa học, kiến thức vật lí và kiến thức các môn khác vào bài dạy do đó học sinh hiểu vấn đề còn chưa cặn kẽ và thấu đáo. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Mặt khác với lối dạy cũ giáo viên chưa vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực vào trong bài dạy, do đó giờ dạy không hấp dẫn và không sinh động.

* Tồn tại cần khắc phục:

- Liên hệ nhiều các môn học

- Vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực.

- Người học gắn lí thuyết với thực hành.

- Chú trọng đến chủ thể người học ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.

- Chú trọng kỹ năng thực hành,

- Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức

- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thực tế .

 

doc67 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài "Cacbohiđrat và lipit"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình 
Chúng tôi:
 TT Họ và tên Ngày tháng Nơi Chức Trình độ Tỷ lệ(%) đóng
 năm sinh công vụ chuyên góp vào việc tạo
 tác môn ra sáng kiến
 1 Đinh Đức Hùng 26/02/1982 Trường Giáo Cử nhân
 THPT viên sinh học
 Nho 50%
 Quan B
 2 Nguyễn Thị Sen 14/10/1982 Trường Giáo Cử nhân
 THPT viên sinh học 50%
 Nho
 Quan B
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tích hợp kiến thức các môn học 
dạy bài: “ Cacbohiđrat và lipit”.
 Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:
Trong giảng dạy bài Cacbohiđrat và lipit giáo viên thường dạy bằng phương pháp truyền 
thống là lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang 
đầu trò. Với phương pháp dạy học này, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là 
khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng 
theo hướng từ trên xuống.
Với bài Cacbohiđrat và lipit thông thường giáo viên tích hợp ít môn học chủ yếu là môn 
hóa học đồng thời giáo viên chỉ dạy lí thuyết, học sinh không được làm thực hành do 
đóhọc sinh chưa vận dụng nhiều các kiến thức của các môn học vào để giải thích các hiện 
tượng và vấn đề thực tiễn.Trong quá trình dạy giáo viên thường theo tiến trình trong sách 
giáo khoa:
I. CACBOHIĐRAT
1. Cấu trúc hóa học
2. Chức năng
II. LIPIT 
1. Mỡ
2. Phôtpholipit
 1 của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan 
tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh 
theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Trong dạy học tích hợp ở bài dạy làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; xác định rõ mục 
tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn, dạy học sử dụng kiến thức trong tình 
huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng 
lặp, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ 
năng chuyên môn, chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực 
tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học, giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, 
điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống do đó giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì 
không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp 
nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh,góp phần phát triển tư duy liên 
hệ, liên tưởng cho các em. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó 
giúp học sinh nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Giúp học sinh hứng thú học tập, khắc 
sâu được kiến thức đã học và làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách gắn học 
tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp 
sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
Trong bài học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình 
huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Các chủ đề tích hợp, liên 
môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các 
môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng 
quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
 Tiến trình bài dạy được bố trí các phần khác SGK học sinh được vận dụng nhiều 
kiến thức các môn để giải thích các hiện tượng ngoài thực tế và trong cuộc sống, các em 
vận dụng môn hóa để biết được cấu trúc hóa học của các loại cacbohiđrat và lipit, vận 
dụng môn vật lí để thấy được tính chất vật lí của cacbohiđrat và lipit từ đó vận dụng 
chúng vào trong thực tế, vận dụng môn công nghệ 10 để biết sản xuất thức ăn cho vật 
nuôi, vận dụng môn địa lí để thấy được sự phân bố của các loại cây trồng lương thực và 
cây công nghiệp, với môn giáo dục công dân giáo dục các em ý thức ăn uống hợp lí cân 
đối giữa các chất trong khẩu phần ăn hàng ngày, môn văn giúp các em quý trọng nguồn 
lương thực thực phẩm từ cây trồng mà gia đình và nông dân làm raĐặc biệt các em 
được trải nghiệm sáng tạo, tự tay mình làm ra các sản phẩm có ý nghĩa như mứt dừa, dầu 
dừa, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây trên cơ sở vận dụng kiến thức các môn học.
Bài Cacbohiđrat và lipit được dạy trong 3 tiết ( Dạy bằng giáo án điện tử - Powerpoint) 
trong đó 2 tiết dạy lí thuyết, 1 tiết học sinh báo cáo các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo 
được ứng dụng từ việc vận dụng kiến thức liên môn để làm một số sản phẩm. Trong các 
tiết dạy cùng với việc tích hợp nhiều môn học vào để dạy, giáo viên sử dụng nhiều 
phương pháp dạy học tích cực, học sinh học lí thuyết kết hợp với thực hành, được trải 
nghiệm sáng tạo tự bản thân làm ra các sản phẩm có giá trị: Do đó giờ học sôi động, phát 
triển tư duy và năng lực ở các em học sinh.
 3 Sản phẩm sáp dừa
 Kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh Đặng Diệu Linh
- Đối với học sinh lớp 10E các em đã làm ra các sản phẩm mứt dừa, dầu gấc, tinh bột 
nghệ, tinh bột sắn dây cho bản thân và gia đình.
 Một số sản phẩm của học sinh lớp 10E
 Sản phẩm dầu gấc
 5 Bài dạy làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng 
đồng. Những nội dung dạy học sinh theo các chủ đề làm cho học sinh có nhu cầu học tập 
để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học 
theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung 
quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. 
Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em ví 
dụ các em thắc mắc tại sao khi đói hoặc mệt uống nước đường hoặc nước hoa quả ta thấy 
khỏe hơn, tại sao vào mùa đông mỡ động vật bị đông còn dầu thực vật lại không, tại sao 
người già không nên ăn nhiều mỡ động vật, tại sao dầu mỡ chiên để lâu bị ôi thiu, tại sao 
về mùa lạnh hanh khô người ta thường bôi kem chống nẻVới kiến thức liên môn đặc 
biệt là môn lí, hóa và một số các môn khác giúp các em giải quyết được các vấn đề trong 
thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng 
* Điều kiện áp dụng
- Qua thực tế dạy ở trường cho thấy học sinh rất hào hứng học tập, tích cực thực hiện 
nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Để việc dạy học tích hợp liên môn được thường xuyên 
và đạt kết quả cao cần một số điều kiện sau:
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng
- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp, liên môn mà 
bộ đã phát động.
- Cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và 
phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, 
thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp 
nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang 
thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, 
tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội 
hoá giáo dục.
* Khả năng áp dụng
- Được áp dụng trong dạy học tích hợp ở trường THPT
- Dễ dàng áp dụng trongthực tế giảng dạy, không tốn kém.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn 
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 7 PHỤ LỤC
 NỘI DUNG MINH HỌA CỦA SÁNG KIẾN
 Tiết 1: CACBOHIĐRAT (GLUXIT)
I. Mục tiêu
* Kiến thức.
- Môn sinh học
+ Biết được khái niệm chung, phân loại và chức năng của cacbohiđrat.
+ Sự chuyển hóa cacbohiđrat trong cơ thể con người.
+ Ứng dụng của Cacbohiđrat trong đời sống con người
- Môn vật lí
+ Học sinh hiểu rõ tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của Cacbohiđrat.
+ Phân loại được cacbohiđrat gồm monosaccarit (đường đơn), đisaccarit (đường đôi) 
polisaccarit (đường đa) và nêu được cụ thể tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của một 
số cacbohiđrat tiêu biểu: glucôzơ (đường nho), saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- Môn hóa học
+ Biết được công thức phân tử, công thức về tính số mol và tính chất hóa học của 
Cacbohiđrat và làm được các bài tập về Cacbohiđrat.
- Môn toán
+ Biết tính toán các bài tập về Cacbohiđrat
+ Biết xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân trong một bữa và trong một ngày - Môn giáo 
dục công dân
 Giáo dục các em có ý thức trong ăn uống đảm bảo cân đối các nhóm chất trong khẩu 
phần ăn để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh béo phì liên quan đến bệnh tật .
- Môn công nghệ
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi (Bài 20- Công nghệ 10)
- Môn quốc phòng
 Ăn uống đầy đủ có một cơ thể khỏe mạnh để học tập tốt trong công cuộc xây dựng và 
bảo vệ tổ quốc.
- Giáo dục môi trường
 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, ăn thực phẩm sạch, chế 
độ ăn uống, cân bằng, hợp lí tránh béo phì và bệnh tật.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, kĩ năng làm bài tập.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các 
kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế và kĩ năng trình bày một vấn đề.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề thực tiễn.
 9

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_tich_hop_kien_thuc_cac_mon_hoc_day_b.doc
Sáng Kiến Liên Quan