Đơn công nhận Sáng kiến Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

Mô tả bản chất của sáng kiến:

4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):

Giải pháp tác nghiệp môn Toán cấp Tiểu học.

4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến:

Môn Toán đòi hỏi sự tư duy, óc suy luận và tính chuẩn xác cao. Kiến thức toán có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, bên cạnh các dạng toán thì giải toán có lời văn sẽ xuyên suốt quá trình học tập của học sinh.

Giải toán có lời văn là cơ hội giúp cho học sinh vận dụng, ôn tập, củng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng ở dạng tổng hợp nhất.

Giải toán có lời văn là một hoạt động tương đối phúc tạp và khó đối với học sinh lớp 2.

Học sinh chưa có kĩ năng giải toán dẫn đến dễ bị nhầm lẫn về lời giải, phép tính và đơn vị của các dạng toán vì phải tiếp xúc với nhiều dạng toán. Các em mất nhiều thời gian cho việc xác định dạng bài và độ chính xác chưa cao.

Sáng kiến giúp các em rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn.

Để giúp học sinh giải toán có lời văn theo hướng tích cực giáo viên cần giúp học sinh tự mình tìm hiểu được các mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả mối quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải của bài toàn.

4.3. Mô tả các bước thực hiện sáng kiến

Khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, giáo viên phải giúp học sinh tự mình tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm, mô tả quan hệ đó bằng tóm tắt bài toán, bằng câu lời giải, bằng phép tính cụ thể.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Đồng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Ngày, Trình độ Tỷ lệ 
 Số Chức 
 Họ và tên tháng, năm Nơi công tác chuyên (%) 
 TT danh
 sinh môn đóng góp
 Trường TH
 Giáo Đại học sư 
 1 Đoàn Thị A 01/03/1988 Tân Đồng, huyện 100%
 Bù Đăng, tỉnh viên phạm
 Bình Phước
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn 
cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”.
 Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 7/9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến): 
 Giải pháp tác nghiệp môn Toán cấp Tiểu học.
4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến:
 Môn Toán đòi hỏi sự tư duy, óc suy luận và tính chuẩn xác cao. Kiến thức toán có 
rất nhiều ứng dụng trong đời sống, bên cạnh các dạng toán thì giải toán có lời văn sẽ xuyên 
suốt quá trình học tập của học sinh. 
 Giải toán có lời văn là cơ hội giúp cho học sinh vận dụng, ôn tập, củng cố, phát triển 
các kiến thức và kĩ năng ở dạng tổng hợp nhất.
 Giải toán có lời văn là một hoạt động tương đối phúc tạp và khó đối với học sinh lớp 
2. 
 Học sinh chưa có kĩ năng giải toán dẫn đến dễ bị nhầm lẫn về lời giải, phép tính và 
đơn vị của các dạng toán vì phải tiếp xúc với nhiều dạng toán. Các em mất nhiều thời gian 
cho việc xác định dạng bài và độ chính xác chưa cao. 3
 Cách 2:
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài, dùng bút chì gạch một gạch 
dưới điều đã cho biết và hai gạch dưới điều cần tìm.
 Bước 2:
 + Học sinh cả lớp cùng hoạt động sau đó nêu ý kiến của mình hoặc lên bảng thực 
hiện những điều mà giáo viên yêu cầu.
 + Giáo viên cho một vài học sinh nêu lại điều đã biết và điều cần tìm. GV nhấn mạnh 
các từ có, đã xuống, còn lại để học sinh nhận dạng được bài toán).
 Bước 2. Tìm cách giải bài toán
 * Tóm tắt bài toán: Dựa vào những điều đã biết, những điều cần tìm để viết tóm tắt 
bài toán bằng ngôn ngữ toán học (Tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, sơ đồ 
ven).
 Ví dụ:
 * Tóm tắt bằng lời:
Bài tập 4 (Trang 68 - Toán lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo) Lúc đầu trên xe có 12 bạn, sau 
đó 3 bạn xuống xe. Hỏi trên xe còn bao nhiêu bạn?
 Hướng dẫn HS đọc đề bài, nêu những điều đã biết (Có 12 bạn, đã xuống xe 3 bạn), 
những điều cần tìm (trên xe còn lại bao nhiêu), chọn lọc những từ ngữ quan trọng (Có, đã 
xuống xe, còn lại) để tóm tắt bài toán:
 Tóm tắt: Có : 12 bạn
 Đã xuống : 3 bạn
 Còn lại :.. bạn? 
 * Tóm tắt bằng hồ sơ đoạn thẳng
 Bài toán: (Trang 73 - Toán lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo) Hà có 4 cái bút chì. Tín 
nhiều hơn Hà 1 cái bút chì. Hỏi Tín có mấy cái bút chì? 
 Hướng dẫn HS cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau:
 Yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài, dùng bút chì gạch một gạch dưới điều đã cho biết 
và 2 gạch dưới điều cần tìm.
 Sau đó tôi hỏi HS: Hà có bao nhiêu cái bút chì? (Hà có 4 cái bút chì), vậy ta biểu 
thị số bút chì bằng 1 đoạn thẳng. 5
của bài. Giáo viên hướng dẫn tìm cụ thể một vài bài để học sinh định hướng và dần dần xác 
định được đơn vị của bài toán.
 Vì bài toán có lời văn của lớp 2 chỉ là những bài toán đơn nên tôi có một mẹo nhỏ 
giúp HS xác định đúng đơn vị bài toán đó là khi đọc câu hỏi sau từ: bao nhiêu hay từ mấy 
là từ gì thì đó chính là đơn vị của bài giải.
 Bước 5. Thực hiện cách giải và trình bày bài giải
 Đây là bước cụ thể, cụ thể hóa của quá trình tư duy trên, nó thể hiện rõ nét kỹ năng, 
kỹ xảo giải bài tập của học sinh.
 - Thực hiện các phép tính đã xác định (có thể viết phép tính sau khi viết câu lời giải 
và thực hiện phép tính).
 - Viết câu lời giải.
 - Viết phép tính tương ứng.
 - Viết đáp số.
 - Tôi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải vào vở ô li như sau:
 + Lùi vào 6 ô so với lề để viết Bài giải.
 + Viết câu lời giải cân đối với từ Bài giải (thường là lùi vào 3 ô so với lề).
 + Viết phép tính lùi vào 5 ô so với lời giải.
 + Viết đáp số lùi vào thẳng với từ bài giải.
 Cách trình bày bài giải đối với học sinh lớp 2 cũng rất quan trọng. Giáo viên cần rèn 
cho học sinh có con mắt thẩm mĩ trong cách trình bày bài, rèn cho các em có thói quen trình 
bày bài khoa học và đẹp để sau này khi lên các lớp trên các em không còn lúng túng khi 
trình bày bài giải.
 Bước 6. Kiểm tra bài giải
 Kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra 
kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu.
 Tóm lại: Trong quá trình dạy dạng toán có lời văn, giáo viên cần lưu ý:
 - Luôn luôn củng cố các bước giải toán. Vì nếu trong quá trình giải toán, học sinh 
không nắm được các bước giải một bài toán thì học sinh sẽ không có cách giải hay, nhanh 
nhất và đúng nhất.
 - Giúp học sinh nắm vững, ghi nhớ được các bảng cộng, trừ, nhân, chia. để áp 
dụng vào phép tính trong bài toán có lời văn. Vì nếu không thuộc bảng cộng, trừ, nhân, 
chia. không biết cách tính nhẩm thì không tránh khỏi sai sót kết quả của bài toán.
 B. Các dạng bài toán giải
 Trong chương trình Toán 2 có các dạng toán giải sau:
 - Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ.
 - Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 - Giải các bài toán đơn về phép nhân và phép chia.
 C. Hướng dẫn giải một dạng toán.
 *Dạng bài toán về nhiều hơn, ít hơn
 + Bài toán về nhiều hơn: Ở dạng bài này giáo viên gợi ý học sinh dựa vào các từ 
 ngữ như “cao hơn”, “dài hơn”, “nhiều hơn”, “hơn” để xác định dạng bài toán.
 Giải bài toán về nhiều hơn cần: - Biết số bé.
 - Biết phần “nhiều hơn” của số lớn hơn so với số 7
 Hãy nêu lời giải cho bài toán? (Học sinh dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải: Số 
 quyển sách của ngăn dưới có là, Ngăn dưới có số quyển sách là,)
 HS nêu nhiều hướng đặt lời giải khác nhau, giáo viên phải định hướng và phân tích 
 để các em lựa chọn lời giải phù hợp, chính xác.
• Xác định đơn vị bài toán:
 Bài toán yêu cầu tìm gì? (Ngăn dưới có bao nhiêu quyển sách?).
 Đơn vị bài toán là gì? (Quyển).
• Trình bày bài giải: Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải theo đúng yêu cầu, đẹp, sạch sẽ 
 và khoa học.
 Bài giải
 Ngăn dưới có số quyển sách là:
 9 + 3 = 11 (quyển)
 Đáp số: 11 quyển
• Kiểm tra bài toán: GV hướng dẫn học sinh kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép 
 tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán.
 *Bài toán về ít hơn.
 Ở dạng “bài toán ít hơn” hay nói cách khác là tìm số bé hơn, giáo viên gợi ý học sinh 
 dựa vào các từ ngữ như “ít hơn”, “thấp hơn”, “bé hơn”, “ngắn hơn” để xác định dạng 
 bài toán.
 Giải bài toán về ít hơn cần: - Biết số lớn.
 - Biết phần “ít hơn” của số bé so với số lớn.
 - Tìm số lớn: Số bé - Số lớn - phần “ít hơn”.
 Ở dạng toán này cũng nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh dễ nắm bắt, dễ 
 nhận ra cách giải, tránh sự nhầm lẫn.
 Ví dụ: Bài tập 1: (Trang 74 - Toán lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo) Lớp 2A có 35 học 
 sinh. Lớp 2B ít hơn lớp 2A 2 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh? 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
• Tìm hiểu đề bài:
 Học sinh đọc thầm bài và tìm những điều đã biết, những điều cần tìm của bài. Giáo 
 viên đặt câu hỏi để giúp học sinh nắm vững đề bài và tóm tắt bài toán: 9
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Giáo viên là người tâm huyết, yêu thương học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao.
 - Cần nắm bắt được cách giải bài toán có lời văn theo các bước giải nhưng thống 
nhất theo một trình tự chặt chẽ.
 - Sử dụng phương pháp này thực hành luyện tập kiến thức, kĩ năng giải toán từ đơn 
giản đến phức tạp. Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương 
pháp như: Gợi mở, vấn đáp và giảng giải minh hoạ.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo 
ý kiến của tác giả:
 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng gây hứng thú học cho học sinh thích môn 
Toán và đặc biệt là những bài toán có lời văn. Tôi có một số suy nghĩ và việc làm nhỏ như 
đã trình bày ở trên.
 Với cách làm trên tôi đã giúp học sinh nắm vững các bước để làm một bài toán có 
lời văn. Từ đấy khi làm toán gặp bài toán có lời văn các em không còn ngại ngùng mà đã 
chịu khó tìm tòi suy nghĩ để tìm cách giải, hứng thú hơn với dạng bài này.
 Sau một thời gian áp dụng những biện pháp mình nghiên cứu vào giảng dạy trực 
tiếp, kết quả khảo sát dạng toán có lời văn của các em tới thời điểm cuối kì I như sau:
 Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Thời số học
 điểm sinh Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
 Đầu năm 36 8 22,2% 22 61,1% 6 16,7
 Cuối kì I 36 24 66,7% 12 33,3% 0 %
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo 
ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
8.1. Đánh giá của cô Bùi Thị Hằng - giáo viên chủ nhiệm lớp 2.5 trường Tiểu học Tân 
Đồng:
 Sáng kiến của cô Đoàn Thị A “Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh 
lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”. Tôi nhận thấy chất lượng môn toán lớp tôi được 
nâng cao, học sinh đã biết tóm tắt đề toán và giải toán. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_sang_kien_ren_luyen_ki_nang_giai_toan_co_loi_v.docx
Sáng Kiến Liên Quan