Đơn công nhận Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Lớp 3

+ Thực trạng :

 Việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nó đòi hỏi ở học sinh một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác, tự tin và sáng tạo trong học tập. Quá trình dạy học này gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một cách tích cực chủ động có nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay được.

+ Mục đích

Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học

tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Đây cũng chính là một vấn đề mà trong mỗi giáo viên chúng ta luôn băn khoăn trăn trở và đó cũng chính là nguồn động lực để thôi thúc tôi luôn tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thiết thực hơn , phù hợp hơn để cùng nhau áp dụng vào trong thực tế .

 

doc18 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Nâng cao hiệu quả dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến huyện Bù Đăng.
Tôi ghi tên dưới đây:
 Số Họ và tên Ngày, tháng, Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ 
 TT năm sinh danh chuyên (%) 
 môn đóng 
 góp 
 1 Trường Tiểu học Giáo Đại học 100%
 Ngô Thị Ngọc Đức Phong, huyện viên sư phạm 
 07/ 07/ 1979
 Nở Bù Đăng, tỉnh Bình Tiểu học. 
 Phước
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả dạy học phát huy tính tích 
cực, chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3”.
 - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/09/2021
 - Mô tả bản chất sáng kiến:
 + Thực trạng :
 Việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nó đòi hỏi ở học sinh một yêu cầu cao là học 
sinh phải độc lập, tự giác, tự tin và sáng tạo trong học tập. Quá trình dạy học này gồm hai 
mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. 
Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ 
chức. Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một cách tích cực chủ động có nhận 
thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của 
mình không ai có thể làm thay được.
 + Mục đích 
 Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học 3
đánh giá và so sánh tôi tiến hành chỉnh sửa và đề ra những giải pháp thể thực hiện nâng cao 
chất lượng các cuộc họp của tổ khối 3
 Kết quả cuối cùng cũng chứng minh được tính hiệu quả của những biện pháp mà tôi đã 
đề ra.
 1 .Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học:
 - Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
 - Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân 
với học nhóm, lớp.
 - Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với 
học sinh .
 - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực hành và 
gắn nội dung bài học với cuộc sống thực tiễn.
 - Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được 
trang bị hoặc giáo viên tự làm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.
 - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên 
cứu, tạo niềm vui, thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
 - Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hoá nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá 
và tăng cường hiệu quả việc đánh giá nhận xét.
 2. Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học thích hợp:
 2.1. Phương pháp thảo luận nhóm:
 Đối với phương pháp này giáo viên phải tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong 
nhóm nhỏ, nhằm giúp cho mọi học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải 
quyết một vấn đề của nội dung bài học.
 - Học tập hợp tác theo phương pháp này được thực hiện khi:
 + Thảo luận để tìm ra nội dung vấn đề và đi đến kết luận.
 + Cùng thực hiện một vấn đề hoặc mỗi nhóm thực hiện một vấn đề của một đơn vị 
kiến thức mà giáo viên giao cho.
 - Để phát huy tính tích cực hợp tác theo nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu : 5
cho học sinh. Tất nhiên việc sử dụng tranh ảnh phải có chọn lọc. Vì tranh ảnh minh họa 
đúng nội dung và có tác dụng tốt. Song song đó, tranh ảnh nếu thiếu sự chọn lọc sẽ có tác 
hại xấu.
 2.3. Phương pháp vấn đáp:
 Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh tranh luận với học sinh và 
với cả giáo viên.
 - Có 3 loại vấn đáp:
 + Tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức và trả lời.
 + Giải thích – minh hoạ: Giáo viên lần lượt đưa ra câu hỏi và kèm theo ví dụ để 
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
 + Tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh từng bước phát 
hiện ra nội dung kiến thức. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận 
giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh.
 Giáo viên
 Tri
 Thức
 Học sinh Học sinh
 2.4. Phương pháp giải quyết vấn đề:
 Đây là phương pháp xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại giúp học sinh vạch 
ra những cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hàng ngày. 
Đối với phương pháp này nhằm phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của 
học sinh.
 Tuy nhiên đối với phương pháp này giáo viên cần lưu ý khi sử dụng: 7
sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và 
giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
 2.5. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ:
 Liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận tiện cho học 
sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống có liên quan đến nội dung 
bài học. Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc 
so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học.
 *Cách tiến hành: 
 + Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống (giáo viên đặt 
câu hỏi yêu cầu học sinh tự liên hệ).
 + Giáo viên động viên học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống.
 + Học sinh phát biểu ý kiến bằng những suy nghĩ của mình.
 * Yêu cầu đối với phương pháp này là:
 + Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học.
 + Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức.
 + Cần động viên học sinh rụt rè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ.
 2.6. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy:
 Đây là một phương pháp hiện đại và sử dụng các phương tiện như: Máy chiếu, băng 
hình, phần mềm dạy học...Các phương tiện này sẽ giúp cho các hoạt động của giáo viên và 
học sinh tích cực, chủ động và sinh động hơn, không nhàm chán, gây hứng thú cho học 
sinh.
 Dạy học theo phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin có các ưu thế sau:
 + Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì được sử dụng nhiều lần.
 + Các phần mềm dạy học sẽ giúp cho học sinh tính năng động, cho phép học sinh học 
theo khả năng tư duy nhận thức của bản thân.
 + Tạo ra cho bài giảng sinh động hơn, dễ cập nhận hơn và thích nghi với sự thay đổi 
nhanh của khoa học hiện đại. 9
 Nếu nội dung lệch thì sẽ dẫn đến kết quả học sinh có những đáp án không đúng hoặc 
lan man khó đưa ra những kiến thức cơ bản trọng tâm, cho nên người dạy phải thiết kế 
phiếu học tập sao cho phù hợp với nội dung bài học.
 3. Rèn kĩ năng sống thông qua các tiết học:
 Muốn rèn kĩ năng sống đạt hiệu quả thì chúng ta luôn có những phương pháp dạy học 
tích cực, tích hợp. Không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, chọn lựa các hoạt động, 
thực hiện tốt và vận dụng cách điều chỉnh dạy học của năm học trước sao cho phù hợp với 
tình hình thực tế của học sinh. Tôi biết vận dụng những điều tốt đẹp của phương pháp 
truyền thống với phương pháp hiện tại một cách linh hoạt, làm cho người học không chán vì 
có nhiều thứ mới mẻ hàng ngày đến bên học sinh. Không có phương pháp nào là vạn năng. 
Đó là điểm mạnh của giáo dục hiện nay với phương châm “Dạy chữ” kết hợp “ Dạy người”. 
Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và các kĩ 
năng làm việc trong nhóm. Đối với các bài dạy, tôi luôn giáo dục theo chủ đề, chủ điểm 
hoặc theo nhân vật có tính cách tích cực, loại bỏ những tính cách không tốt thông qua nhân 
vật có trong bài học. Giáo dục theo kiểu tích hợp nhưng phải tích cực bằng các câu hỏi Ở 
nhà, em đã làm gì để tiết kiệm nước ? Hoặc Ở lớp, em đã làm gì để giữ gìn lớp học luôn 
sạch sẽ ?...Tôi thường hỏi ở lớp, ở nhà,... từ đó tôi biết đích thực là các em trả lời thật hay 
không. Nếu học sinh có làm thì tôi tuyên dương trước lớp. Sau khi tuyên dương, các em rất 
vui và hãnh diện về việc làm có ích của mình. Đó cũng làm niềm vui và hứng thú trong việc 
học được nhân lên bội lần. Mỗi ngày, mỗi giờ học, tôi chọn một niềm vui, đem đến học 
sinh, đem đến lớp học. 
 Với tình huống trên, tôi muốn đem đến cho các em biết sống đẹp, có văn hóa. Từ đó, 
học sinh học tập được việc làm có ý nghĩa từ người bạn của mình. Khi học sinh có cảm 
hứng trong học tập thì học sinh sẽ ra sức quyết tâm chứng tỏ với tôi là mình không thua kém 
bạn. Nhân rộng thêm ở lớp, các em sẽ sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” biết 
“Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội”. 
 Thi nói lời chúc năm mới. Qua đó, giáo dục các em đón Tết Nguyên Đán lành mạnh, 
tiết kiệm, an toàn, tâm trạng ai cũng vui như hội. 
 Đối với những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lớp đã ủng hộ giúp đỡ các bạn mua 
dụng cụ học tập để thể hiện nét tốt đẹp của học sinh. 11
pháp tích lũy vốn kiến thức. Củng cố kiến phải đảm bảo hai yếu tố sau: tái hiện và sáng tạo 
(vừa củng cố kiến thức đã học vừa có sự liên quan đến kiến thức ngày mai để khêu gợi tính 
tò mò, đánh động sự khám phá hứng thú học tập ở học sinh). 
 Trong một tiết học, học sinh có thể thực hiện nhiều hoạt động, có thể làm nhiều bài 
tập, các em khó lòng ghi hết những gì đã học. Do vậy, ta cần giúp các em tự rút ra
và tự ghi nhớ một số nội dung cốt lỏi của bài học cũng như ý nghĩa thực tiễn. Tôi
thực hiện nhiều cách làm để tránh sự nhàm chán. Cụ thể:
 + Chốt theo nội dung, yêu cầu của bài học, khắc sâu kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu 
cầu.
 + Đưa ra một số câu hỏi về ý nghĩa của bài học, học sinh suy nghĩ và liên hệ thực tế.
 + Để tạo hứng thú trong tiết học, tôi còn sử dụng trò chơi trong học tập nhằm giúp các 
em củng cố kiến thức, phát huy tính sáng tạo của các em
 + Tổ chức một số trò chơi học tập để bước đầu học sinh biết vận dụng, thực hành kiến 
thức kĩ năng vừa học.
 + Đối với học sinh “Chưa hoàn thành”, việc rèn kĩ năng nhớ ngay là rất khó nên phải 
sử dụng đến hoạt động của bảng lớp, hàng ngày các em được lên bảng làm bài thường 
xuyên. Tôi yêu cầu các em phải xem các kiến thức trước ở nhà khoảng 5 phút đến 10 phút 
mỗi ngày. Với cách học như vậy thì các em học sinh Chưa hoàn thành mới có cơ hội hòa 
nhập. Một khi các em đã thuộc bài, hiểu bài và làm bài được thì mới tạo được sự hứng thú 
trong học tập của các em. Kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp để áp dụng cho từng năm 
học và trong năm học này, bước đầu tôi nhận thấy, các em học sinh lớp mình có nhiều 
chuyển biến tích cực.
 + Tính mới của sáng kiến:
 Để “Nâng cao hiệu quả dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học 
sinh lớp 3”. Tôi đã áp dụng các giải pháp cơ bản sau :
 Giải pháp 1: Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
 Giải pháp 2: Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học thích hợp .
 Giải pháp 3: Rèn kĩ năng sống thông qua các tiết học

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phat_huy_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan