Đề tài Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn chuẩn cho trẻ tại trường Mầm non Quảng Trung

1. Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài.

Đất nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, việc phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển cuộc sống của con người. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng cùng với chiến lược đó Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em."Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai". Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.

Song song với việc chăm sóc, giáo dục là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ bởi nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn nói chung và đặc biệt là nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo nói riêng. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng.

Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có muôn vàn thương hiệu thực phẩm, có đa dạng các loại thực phẩm sống, chín. Thực phẩm sạch cũng có, thực phẩm bị ô nhiễm cũng còn nhiều, việc xây dựng thực đơn cho mỗi gia đình nói chung và cho trẻ ở trường Mầm non nói riêng là cả một vấn đề khó, rất cần những đầu bếp thông thái để lựa chọn sao cho được thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khẩu phần ăn là sự cụ thể hóa tiêu chuẩn ăn của một con người trong một ngày đêm bằng các loại thức ăn sẳn có để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác.

doc15 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 13012 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn chuẩn cho trẻ tại trường Mầm non Quảng Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy, trong bữa ăn của trẻ hàng ngày tôi cần phải đảm bảo đầy đủ các thực phẩm. Qua đó, cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất: P-L-G theo tỷ lệ thích hợp của trẻ. Tại trường mầm non Quảng Trung chúng tôi thực hiện như sau:
Năng lượng dùng cho trẻ nhà trẻ 25-36 tháng tuổi/ ngày tại trường mầm non Quảng Trung năm học 2018-2019 theo mức tối thiểu của P và tối đa của L.
Tỷ lệ: P = 13%; L = 40% ; G = 47% ( 13-40-47) tổng của 3 chất là 100%
P = 1000 x 13% : 4 = 32,5g
L = 1000 x 40% : 9 = 44.4g
G = 1000 x 47% : 4 = 117,5g
Và ăn với mức tối thiểu 60% năng lượng tại trường
P = 32,5 g x 60% = 19,5 g
L = 44,4 g x 60% = 26,64 g
G = 117,5 g x 60% = 70,5 g.
Năng lượng dùng cho trẻ Mẫu giáo trong ngày tại trường mầm non Quảng Trung năm học 2018-2019 theo mức tối thiểu của P và tối đa của L.
Tỷ lệ : P = 13%; L = 35%; G = 52% ( 13-35-52) tổng 3 chất là 100%.
P = 1320 x 13% : 4 = 42,9g
L = 1320 x 35% : 9 = 51,3g
G = 1320 x 52% : 4 = 171,6g
Và ăn với mức tối đa 65% năng lượng tại trường
P = 42,9g x 65% = 27,9 g
L = 51,3g x 65% = 33,3 g
G = 171,6g x 65% = 111,5 g.
2.3.3. Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm.
Qua thực tế tôi phải cân đối số tiền của phụ huynh các cháu đóng góp mà ngoài thị trường giá cả ngày một tăng cao. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn, nên phải lựa chọn những thực đơn phù hợp, thực phẩm phù hợp theo tuần, mùa, theo từng thời kỳ. Các thực phẩm phải sạch không độc, không có vi khuẩn gây bệnh, phải rõ nguồn gốc xuất xứ. Các món ăn thay đổi theo từng bữa cho đủ chất lượng và số lượng. Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có như vậy, thực đơn mới phong phú đa dạng. Làm tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm chúng ta có kết hợp với nhiều gia vị khác nhau để tạo ra nhiều món ăn khác nhau, chúng ta nên tránh các loại gia vị có chua, cay, đắng.
Ví dụ:
Thực phẩm từ cá thu ta có thể chế biến thành cá sốt cà chua, cá viên sốt thịt, cá ruốc bông.
Thực phẩm từ tôm đồng nấu thịt rim tôm, nấu canh tôm kết hợp với các loại rau củ quả như: rau đay, rau cải, mùng tơi, mướp, bí,... chất này nó bổ sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều.
 Dưới đây là bảng thực đơn xây dựng và thực hiện tại trường Mầm non Quảng Trung năm học 2018-2019.
BẢNG THỰC ĐƠN NGÀY (TUẦN 1 )
Bữa ăn
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa chính
Cơm
Thịt xốt cà chua
Canh tép nấu mồng tơi 
Cơm 
Ruốc cá thu 
Canh xương lợn hầm bí đỏ
Cơm
Thịt lợn đúc trứng vịt
Canh ngao nấu rau mồng tơi
Cơm 
Thịt rim tôm 
Xương lợn hầm bí xanh
Cơm 
Thịt bò rim cà rốt
Canh tôm nấu mồng tơi
Bữa phụ
Uống sữa 
Ăn bánh mì
Cháo Ngan
Uống sữa
Ăn bánh mì
Chè bí đỏ, đậu xanh, đường, gạo.
Uống Sữa
Ăn bánh mì
BẢNG THỰC ĐƠN NGÀY ( TUẦN 3)
Bữa ăn
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa chính
Cơm 
Trứng đúc thịt 
Canh tép mồng tơi
Cơm 
Ruốc cá thu 
Canh xương hầm bí đỏ 
Cơm 
Tôm rim thịt 
Canh cua nấu mồng tơi
Cơm 
Thịt xốt đậu phụ 
Canh bí xanh hầm xương ngan 
Cơm .
Thịt bò rim cà rốt 
Canh tôm rau cải
Bữa phụ
Uống sữa ăn bánh mì 
Cháo vịt
Uống sữa bánh mì
Chè rau củ quả 
Uống sữa bánh mì
BẢNG THỰC ĐƠN NGÀY (TUẦN 2)
Bữa ăn
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa chính
Cơm 
Thịt xốt cà chua
Canh cua (tép) nấu mồng tơi rau đay
Cơm 
Ruốc cá thu 
Canh xương lợn hầm bí đỏ
Cơm 
Tôm rim thịt 
Canh tôm rau đay mồng tơi
Cơm 
Thịt đúc trứng
Canh tôm bí xanh
Cơm 
Thịt bò rim cà rốt
Canh tép mồng tơi
Bữa phụ
Uống sữa 
Ăn bánh mì
Cháo gà
Uống sữa 
Ăn bánh mì
Chè bí đỏ đậu xanh
Uống Sữa 
Ăn bánh mì
BẢNG THỰC ĐƠN NGÀY ( TUẦN 4)
Bữa ăn
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa chính
Cơm 
Trứng đúc thịt 
Canh tép mồng tơi
Cơm 
Ruốc cá thu 
Canh xương hầm bí đỏ 
Cơm 
Tôm rim thịt 
Canh cua mồng tơi
Cơm 
Thịt xốt đậu phụ 
Canh bí xanh nấu thịt 
Cơm .
Thịt bò rim cà rốt 
Canh tôm rau cải
Bữa phụ
Uống sữa bánh mì 
Cháo vịt
Uống sữa bánh mì
Chè rau củ quả 
Uống sữa bánh mì
2.3.4. Thực đơn theo mùa.
Để phù hợp với việc chọn lựa thực phẩm được dễ dàng và trẻ dễ ăn, chúng ta nên xây dựng thực đơn theo hai mùa đông và hè. Mùa hè nóng bức ăn uống của trẻ nên được đảm bảo các món ăn cần có nhiều nước và không thể thiếu món canh ngao, canh cá, cua, tôm, tép,... Vào mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món ăn xào, rán thuộc các món hầm nhừ và kết hợp với món ăn khô như lạc vừng vào bữa ăn của trẻ. 
Trẻ em ở lứa tuổi còn non nớt đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng 
vô cùng quan trọng. Vì thế, khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị và trạng thái của thức ăn, do đó, tôi luôn luôn chú trọng "tô màu bữa ăn" cho trẻ. 
Lên một thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như thái nhỏ, băm nhỏ, nấu phải kĩ cho nhừ, mềm các thức ăn kể cả rau, củ, quả, để trẻ dễ ăn hơn.
Về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức ăn đó, không cần thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùa. Nên dùng thực phẩm có sẳn ở địa phương vào các bữa ăn cho trẻ.
2.3.5. Đảm bảo chế độ tài chính chống thất thoát khẩu phần ăn của trẻ tại trường Mầm non.
* Chế độ tài chính.
	Trên thực tế tại trường mầm non Quảng Trung mức thu của trẻ Mẫu giáo và trẻ Nhà trẻ đồng nhất đều với mức là 15.000đ/ngày/trẻ. Để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng Calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hỏi người giáo viên dinh dưỡng như tôi phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có, mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ phải kết hợp các loại thực phẩm rẻ đến các loại thực phẩm đắt. Tạo lên bữa ăn được phong phú đa dạng, đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ngày sao cho 2 bữa ăn của trẻ không quá gần nhau, kịp thời bổ sung năng lượng cho cơ thể trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn còn no lại cho ăn tiếp gây lên sự chán ăn của trẻ.
* Chống thất thoát tiền ăn của trẻ được đảm bảo.
Để khẩu phần ăn của trẻ được đảm bảo, hàng ngày phải điểm danh trẻ, đối chiếu số suất ăn trên các lớp với số tiền thu được trong ngày.
Hàng tuần phải thanh toán đầy đủ với đại diện phụ huynh của các lớp vào cuối buổi chiều (thứ 6) ngày cuối tuần.
Các khoản thu - chi tiền ăn uống của trẻ phải được công khai hàng ngày và trùng khớp giữa số báo ăn, sổ đi chợ của tiếp phẩm và sổ tính khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Không dùng quỹ tiền ăn của trẻ chi vào các hoạt động khác, hoặc mua sắm đồ dùng không phải là lương thực, thực phẩm dùng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ.
2.3.6. Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo tỷ lệ cân đối (50 - 50% thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật) 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ đã giúp cho tôi tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tính khẩu phần ăn cho trẻ. Sau đây là bảng xây dựng khẩu phần ăn của một trẻ tại trường mầm non Quảng Trung năm học 2018 - 2019.
TỔNG HỢP THỰC ĐƠN THEO NGÀY (Ngày: 15/04/2019)
Số xuất nhà trẻ: 0
Mức thu: 0 đồng/cháu
Số xuất mẫu giáo: 280
Mức thu: 15.000 đồng/cháu
TT
TÊN THỨC ĂN
LƯỢNG ĐI CHỢ[Kg]
ĐƠN GIÁ [đồng/Kg]
THÀNH TIỀN
[đồng]
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
CALO
PROTIT
LIPIT
GLUXIT
CANXI
B1
ĐV
TV
ĐV
TV
Phần thực phẩm dùng cho mẫu giáo
1
Gạo tẻ máy
28,00
12.000
336.000
0,00
2.189,88
0,00
277,20
21.039,48
8.316,00
27,72
95.356,80
2
Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ
16,80
110.000
1.848.000
2.716,56
0,00
3.539,76
0,00
0,00
1.481,76
87,26
42.806,40
3
Cà chua
2,80
34.000
95.200
0,00
15,96
0,00
5,32
106,40
319,20
1,60
532,00
4
Rau mồng tơi
5,60
20.000
112.000
0,00
92,96
0,00
0,00
65,07
8.180,48
2,79
650,72
5
Nước mắm loại 1
0,28
100.000
28.000
19,88
0,00
0,00
0,00
0,00
1.082,76
0,00
81,20
6
Hành củ
0,28
40.000
11.200
0,00
2,13
0,00
0,00
7,66
68,10
0,06
40,43
7
Sữa bột Nutifood
5,60
176.000
985.600
1.092,00
0,00
1.288,00
0,00
4.496,80
36.680,00
28,00
27.160,00
8
Bột canh I ốt
0,28
30.000
8.400
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
9
Mì chính
0,56
56.000
31.360
0,00
243,60
0,00
1,12
140,00
800,80
0,00
0,00
10
Mỡ lợn nước
0,28
45.000
12.600
0,00
0,00
278,88
0,00
0,00
5,60
0,06
2.508,80
11
Dầu thực vật
0,84
48.000
40.320
0,00
0,00
0,00
837,48
0,00
0,00
0,00
7.534,80
12
Đường kính
0,28
20.000
5.600
0,00
0,00
0,00
0,00
278,04
0,00
0,00
1.111,60
13
Rau mùi ta
0,28
20.000
5.600
0,00
6,19
0,00
1,19
0,48
316,54
0,26
38,08
14
Chất đốt
5,32
38.000
202.160
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
15
Bánh mì
2,80
87.000
243.600
0,00
221,20
0,00
22,40
1.472,80
784,00
2,80
6.972,00
16
Gừng tươi
0,28
30.000
8.400
0,00
1,01
0,00
0,00
14,62
151,20
0,00
63,00
17
Tép gạo
2,24
100.000
224.000
241,11
0,00
24,73
0,00
0,00
18.753,28
0,00
1.195,26
Chỉ số từ thực đơn/1 trẻ
14.993
14,50
9,90
18,30
4,10
98,60
274,78
0,54
664,50
Tỷ lệ P-L-G/1 trẻ
14.71%
30.36%
54.93%
TỔNG HỢP THỰC ĐƠN THEO NGÀY ( Ngày 16.4.2019)
Số xuất nhà trẻ: 0
Mức thu: 0 đồng/cháu
Số xuất mẫu giáo: 261
Mức thu: 15.000 đồng/cháu
TT
TÊN THỨC ĂN
LƯỢNG ĐI CHỢ[Kg]
ĐƠN GIÁ [đồng/Kg]
THÀNH TIỀN
[đồng]
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
CALO
PROTIT
LIPIT
GLUXIT
CANXI
B1
ĐV
TV
ĐV
TV
Phần thực phẩm dùng cho mẫu giáo
1
Gạo tẻ máy
31,32
11.000
344.520
0,00
2.449,54
0,00
310,07
23.534,16
9.302,04
31,01
106.663,39
2
Cá thu
11,75
164.500
1.932.875
1.390,03
0,00
786,66
0,00
0,00
3.818,75
5,35
12.678,25
3
Thịt ngan
6,53
100.000
653.000
523,05
0,00
640,59
0,00
0,00
0,00
0,00
7.845,80
4
Rau mồng tơi
26,10
20.000
522.000
0,00
433,26
0,00
0,00
303,28
38.126,88
13,00
3.032,82
5
Bột canh I ốt
0,26
15.000
3.900
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
6
Nước mắm loại 1
0,26
100.000
26.000
18,46
0,00
0,00
0,00
0,00
1.005,42
0,00
75,40
7
Dầu thực vật
1,57
45.000
70.650
0,00
0,00
0,00
1.565,29
0,00
0,00
0,00
14.082,90
8
Mì chính
0,26
52.000
13.520
0,00
113,10
0,00
0,52
65,00
371,80
0,00
0,00
9
Đường kính
0,26
20.000
5.200
0,00
0,00
0,00
0,00
258,18
0,00
0,00
1.032,20
10
Hành củ
0,26
35.000
9.100
0,00
1,98
0,00
0,00
7,11
63,23
0,06
37,54
11
Hành hoa (Hành lá)
0,26
30.000
7.800
0,00
2,70
0,00
0,00
8,94
166,40
0,06
45,76
12
Mỡ lợn nước
2,61
40.000
104.400
0,00
0,00
2.599,56
0,00
0,00
52,20
0,52
23.385,60
13
Gừng tươi
0,26
30.000
7.800
0,00
0,94
0,00
0,00
13,57
140,40
0,00
58,50
14
Chất đốt
1,31
30.000
39.300
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
15
Rau mùi tàu
0,26
35.000
9.100
0,00
4,37
0,00
1,66
4,99
41,60
0,23
52,00
16
Rau mùi ta
0,26
39.000
10.140
0,00
5,75
0,00
1,11
0,44
293,93
0,24
35,36
17
Xương lợn
3,92
40.000
156.800
701,68
0,00
501,76
0,00
0,00
290,08
0,00
7.330,40
Chỉ số từ thực đơn/1 trẻ
15.004
10,10
11,50
17,40
7,20
92,70
205,64
0,19
675,70
Tỷ lệ P-L-G/1 trẻ
12.8%
32.7%
54.5%
TỔNG HỢP THỰC ĐƠN THEO NGÀY ( Ngày 17.4.2019)
Số xuất nhà trẻ: 0
Mức thu: 0 đồng/cháu
Số xuất mẫu giáo: 264
Mức thu: 15.000 đồng/cháu
STT
TÊN THỨC ĂN
LƯỢNG ĐI CHỢ[Kg]
ĐƠN GIÁ [đồng/Kg]
THÀNH TIỀN
[đồng]
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
CALO
PROTIT
LIPIT
GLUXIT
CANXI
B1
ĐV
TV
ĐV
TV
Phần thực phẩm dùng cho mẫu giáo
1
Gạo tẻ máy
26,40
12.000
316.800
0,00
2.064,74
0,00
261,36
19.837,22
7.840,80
26,14
89.907,84
2
Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ
10,82
110.000
1.190.200
1.749,59
0,00
2.279,77
0,00
0,00
954,32
56,20
27.569,36
3
Rau mồng tơi
13,20
20.000
264.000
0,00
219,12
0,00
0,00
153,38
19.282,56
6,57
1.533,84
4
Trứng vịt
11,88
80.000
950.400
1.359,07
0,00
1.484,52
0,00
104,54
7.422,62
15,68
19.236,10
5
Sữa bột Nutifood
3,70
175.000
647.500
721,50
0,00
851,00
0,00
2.971,10
24.235,00
18,50
17.945,00
6
Ngao
1,32
80.000
105.600
25,66
0,00
3,80
0,00
0,00
0,00
0,00
130,68
7
Nước mắm loại 1
0,13
100
13
9,23
0,00
0,00
0,00
0,00
502,71
0,00
37,70
8
Bột canh I ốt
0,26
15.000
3.900
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
9
Mì chính
0,26
56.000
14.560
0,00
113,10
0,00
0,52
65,00
371,80
0,00
0,00
10
Dầu thực vật
0,53
55.000
29.150
0,00
0,00
0,00
528,41
0,00
0,00
0,00
4.754,10
11
Mỡ lợn nước
1,32
50.000
66.000
0,00
0,00
1.314,72
0,00
0,00
26,40
0,26
11.827,20
12
Hành củ
0,26
35.000
9.100
0,00
1,98
0,00
0,00
7,11
63,23
0,06
37,54
13
Hành hoa (Hành lá)
0,26
30.000
7.800
0,00
2,70
0,00
0,00
8,94
166,40
0,06
45,76
14
Gừng tươi
0,26
30.000
7.800
0,00
0,94
0,00
0,00
13,57
140,40
0,00
58,50
15
Đường kính
0,26
20.000
5.200
0,00
0,00
0,00
0,00
258,18
0,00
0,00
1.032,20
16
Bánh mì
1,32
82.500
108.900
0,00
104,28
0,00
10,56
694,32
369,60
1,32
3.286,80
17
Chất đốt
5,81
40.000
232.400
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Chỉ số từ thực đơn/1 trẻ
14.997
14,60
9,50
22,50
3,00
91,30
232,48
0,47
672,00
Tỷ lệ P-L-G/1 trẻ
14.37%
34.17%
51.46%
Bảng đi chợ trên tương ứng với từng ngày ăn của trẻ:
Thứ 2, ngày 15.4.2019: Bữa chính: Cơm; Thịt xốt cà chua; Canh tép nấu mồng tơi
 Bữa phụ chiều: Uống sữa, ăn bánh mì.
Thứ 3, ngày 16.4.2019: Bữa chính: Cơm; Ruốc bông cá thu; Canh xương nấu mồng tơi
 Bữa phụ chiều: Cháo ngan.
Thứ 4, ngày 17.4.2019: Bữa chính: Cơm; Trứng đúc thịt vịt; Canh ngao nấu mồng tơi
 Bữa phụ chiều: Uống sữa, ăn bánh mì.
2.3.7. Công tác phối kết hợp
Để đạt được kết quả cao tôi luôn phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường, nhân viên nuôi dưỡng, và đặc biệt hơn là các giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn ngon, ăn hết suất và thường xuyên giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép trong các tiết học. Để đảm bảo được bữa ăn của trẻ được tốt. 
Giáo viên khi chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải quan tâm đến bàn ăn phải sạch sẻ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa để cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.Trong lúc cho trẻ ăn cô giáo phải đeo khẩu trang và cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên trẻ ăn hết suất. Thông qua đó cô giới thiệu các món ăn để giúp cho trẻ nhận biết và kể tên được những thức ăn trứng, thịt, cá, rau,.. trẻ ăn sạch uống sạch.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? các con cảm thấy có ngon không ? Để cô xem bạn nào ăn giỏi nào ? Từ những cử nhẹ nhàng đó đã giúp cho trẻ ăn hết suất.
Các buổi hoạt động vui chơi và các giờ học giáo viên cần phải giải thích cho trẻ thấy được và hiểu được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẻ làm cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng.
Giáo viên có thể kết hợp vào giờ đón - trả trẻ để tuyên truyền với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Như trao đổi với phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, trò chuyện với trẻ ở nhà ăn cơm với những gì?.
2.4. Hiệu quả của SKKN
 Sau khi thực hiện các biện pháp "xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn chuẩn cho trẻ tại trường Mầm non Quảng Trung", đã có kết quả rất khả quan trong năm học 2018-2019 với tổng số trẻ 325 cháu trong toàn trường.
Phân tích trên bảng đối chứng và kết quả đạt được.
TT
Nội dung thực trạng
Năm học 2018-2019 ( khi chưa áp dụng)
Năm học 2018-2019 (Sau khi đã áp dụng)
Số cháu
Tỷ lệ %
Số cháu
Tỷ lệ %
1
Cân nặng
Trẻ ở kênh bình thường
312/325
93,19%
315/325
96,9%
Trẻ ở dinh dưỡng dưới -2 và -3
13/235
6,38%
12/325
3,1%
Trẻ ở dinh dưỡng cao hơn +2 và +3
0
0
0
0
2
Chiều cao
Trẻ ở kênh bình thường
312/325
93,19%
315/325
96,9%
Trẻ ở kênh thấp còi
13/235
6,38%
12/325
3,1%
Trẻ ở kênh cao hơn tuổi
0
0
0
0
* Đối với hoạt động giáo dục.
Sau khi áp dụng các biện pháp của bản thân vào việc xây dựng khẩu phần ăn
cho trẻ tại trường Mầm non đã thu được kết quả khá khả quan: Trẻ khỏe mạnh hơn; ăn uống luôn được đảm bảo đầy đủ chất và luôn hứng khỏi khi đến giờ ăn. Nhờ có việc cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng mà trẻ hiểu được tầm quan trọng của các bữa ăn hằng ngày và luôn ăn hết xuất của mình.
 * Đối với bản thân.
 Qua đề tài này bản thân đã:
 Thấy trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt chất lượng bữa ăn của trẻ cũng đạt kết quả cao. Đồng thời bản thân tự nâng cao hơn trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của mình vào xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ.
 Có kế hoạch trong việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với trẻ theo mùa.
 Nắm chắc được nội dung phương pháp để xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ.
 * Đối với phụ huynh.
 Cha mẹ cũng đã động viên con mình tích cực đi học đều. Phụ huynh quan tâm đến chất lượng bữa ăn của con em mình hơn, động viên, khuyến khích phát trẻ ăn hết xuất, và cùng tham gia tích cực cùng giáo viên trong công tác giáo dục chăm sóc cho trẻ.
 * Đối với đồng nghiệp.
 Bản thân đã đưa ra trao đổi cùng với đồng nghiệp kinh nghiệm trong buổi sinh hoạt chuyên môn, để giúp đồng nghiệp hiểu rõ thêm về việc xây dựng 1 khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó đồng nghiệp có thể sử dụng các biện pháp của tôi vào việc tuyên truyền với phụ huynh về công tác nuôi dưỡng tại trường Mầm non.
 * Đối với nhà trường.
 Nhà trường đã triển khai nội dung sáng kiến tới tất cả các đồng chí giáo viên ở tất cả các nhóm lớp và tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, đã góp phần cải thiện nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
3. Kêt luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua việc tổ chức ăn bán trú tại trường mầm non Quảng Trung tôi đã nhận ra việc tổ chức ăn cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non là vô cùng cần thiết, giữa các bữa ăn của trẻ hàng ngày cần bổ sung thêm dinh dưỡng và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết cho mỗi hoạt động và sự phát triển của trẻ. Giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm quan hệ xã hội, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. để có một kết quả tốt ta cần thực hiện tốt những vấn đề sau.
Lên thực đơn cho trẻ phải thay đổi món giữa bữa chính và phụ theo ngày, tuần, tháng và nhất là theo mùa.
Chọn những thực phẩm sạch rõ nguồn gốc, có sẵn tại địa phương.
Khi chế biến món ăn của trẻ bữa chính và phụ phải có sự hấp dẫn, phong phú, màu sắc đẹp, thơm ngon, cần thiết nhất phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
Đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách chọn lựa thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi thiu, kém chất lượng.
Hợp đồng mua thực phẩm sạch tại những cơ sở có uy tin, chất lượng đáp ứng được yêu cầu,rõ ngồn gốc, tươi sạch,
Phối hợp với giáo viên trên lớp tổ chức cho trẻ ăn bữa chính và phụ tại 
trường để kịp thời điều chỉnh món ăn cho trẻ.
Nhân viên nuôi dưỡng phải thực hiện tốt chế độ vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết chế biến các món ăn đúng quy trình, đúng nguyên tắc bệp một chiều, hợp lý ,vệ sinh. Và không quên việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
3.2. Kiến nghị.
 Đề nghị với các cấp Quản lý phần mềm dinh dưỡng cân đối phù hợp các chất P-L-G để khi tính khẩu phần ăn trong ngày của trẻ đảm bảo. 
 Đề nghị Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn về phần mềm Quản lý dinh dưỡng. 
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã vận dụng có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu và tếp tục thực hiện để mang lại kết quả cao hơn nữa. Rất mong được sự góp ý của BGH nhà trường, lãnh đạo PGD&ĐT để tôi có kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn chuẩn cho trẻ tại trường Mầm non.
 Quảng Xương, ngày 10 tháng 04 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết.
Trần Thị Ngân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục trẻ mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
2. Tài liệu trên internet.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên.

File đính kèm:

  • docSKKN Xay dung thuc don va tinh khau phan an chuan cho tre tai truong Mam non Quang Trung_12663427.doc
Sáng Kiến Liên Quan