Đề tài Vận dụng kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề “sắt, crom và hợp chất của chúng"
1) Lí do chọn đề tài
Quá trình giáo dục là quá trình tương tác qua lại giữa thầy và trò thông
qua các yếu tố gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung chương trình giáo dục; hình
thức tổ chức và phương pháp giáo dục; kiểm tra, đánh giá.
Sơ đồ 1. Sơ đồ cấu trúc của quá trình dạy học
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang có những thay
đổi lớn, từ nền giáo dục tinh hoa sang nền giáo dục đại chúng, từ tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực. Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành
trung ương Đảng, nhiệm vụ, giải pháp số 3 nêu rõ: đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung
thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần
từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới
tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với
đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi
mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng
giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh
giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học. Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp
giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và
đạo đức nghề nghiệp
Quan điểm thứ 4 của dự thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi , kiểm tra và đánh giá
chất lượng giáo duc̣ , bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều
chỉnh cách học và cách dạy. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình
học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá
của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội;
thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương
và tham gia các kỳ đánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp
cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông. Đổi mới phương thức thi và công nhận
tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội
mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung
cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học.
Năm học 2014 – 2015, trường đại học quốc gia Hà Nội tổ chức thành
công 2 kì thi đánh gia năng lực để tuyển sinh vào đại học chính quy, thu hút rất
nhiều thí sinh tham gia, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ, đạt được các
mục tiêu ĐHQGHN đề ra, khẳng định hướng đi triển khai đổi mới của
ĐHQGHN là đúng đắn, phù hợp. Đây là phương thức lần đầu tiên được triển
khai ở Việt Nam và ĐHQGHN là đơn vị tiên phong thực hiện thành công.
ĐHQGHN đang tiếp tục giới thiệu sâu rộng hơn về các quy trình của kỳ thi;
Tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi mới vào bộ đề năm 2016 sao cho phù hợp
với thực tế và chuẩn kiến thức phổ thông, tăng cường các câu hỏi đòi hỏi thí
sinh phải vận dụng các kiến thức đã học ở bậc phổ thông để giải quyết các vấn
đề thực tiễn cuộc sống; Tăng các đợt tuyển sinh theo phương thức này, tiến tới
“thường xuyên hóa” kỳ thi; Tiếp tục phát triển, hoàn thiện phần mềm, kỹ thuật.
Năm học 2016 – 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới kiểm tra – đánh giá
theo hướng tăng cường các môn thi trắc nghiệm, chuyển từ các mã đề chỉ khác
nhau về trật tự câu và thứ tự đáp án sang nhiều đề có nội dung trùng nhau không
quá 20% (nhưng vẫn đảm bảo mức độ tương đương) nhằm đảm bảo tính khách
quan trong thi cử và thuận tiễn cho học sinh.
Trên cơ sở pháp lí, lí luận và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
Vận dụng kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm
khách quan trong dạy học chủ đề “sắt, crom và hợp chất của chúng
à tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%. Câu 77. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là A. 50,4. B. 40,5. C. 44,8. D. 33,6. Câu 78. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là A. 59,46%. B. 42,31%. C. 26,83%. D. 19,64%. Câu 79. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là A. 0,224 lít và 3,750 g. B. 0,112 lít và 3,750 g. C. 0,224 lít và 3,865 g. D. 0,112 lít và 3,865 gam. Câu 80. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3 ; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với 27 dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là A. 20,00% B. 66,67% C. 33,33% D. 50,00% 3.3. Xây dựng đề kiểm tra theo đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan, khoa học. 3.3.1. Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích kiểm tra cho phù hợp. Với chủ đề “sắt, crom và hợp chất của chúng” mục đích kiểm tra là đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT) của chủ đề “sắt, crom và hợp chất của chúng. 3.3.2. Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra Có 3 hình thức kiểm tra phổ biến là: kiểm tra tự luận; kiểm tra trắc nghiệm khách quan và kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách hiệu quả hơn. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá trên quy mô rộng lớn nên hình thức này được áp dụng trong kì thi trung học phổ thông quốc gia. Hình thức kiểm tra tự luận sẽ kiểm tra được kĩ năng trình bày của học sinh. Hiện nay theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của Sở GD&ĐT Hà Nam thì những bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm khách quan. 3.3.3. Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Ma trận đề là bảng 2 chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là cấp độ nhận thức của học sinh được mô tả cụ thể theo các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cơ sở khoa học của thiết lập ma trận đề kiểm tra là bảng tính trọng số. Trong bảng tính trọng số có các khái niệm: Hệ số trình độ có giá trị từ 0 1, thí dụ: hệ số trình độ 0,7 được hiểu là trong giờ học lí thuyết thì 70% thời gian dành cho học lí thuyết, 30% 28 thời gian còn lại là luyện tập. Hệ số trình độ của học sinh chuyên là 0,5 đến 0,6, hệ số trình độ của học sinh phổ thông là 0,7 đến 0,8. Chỉ số LT (lí thuyết) = số tiết lí thuyết nhân với hệ số trình độ. Hệ số VD (vận dụng) = tổng số tiết của chủ đề - chỉ số LT Trọng số LT = chỉ số LT chia cho tổng số tiết nhân với 100% Trọng số VD = chỉ số VD chia cho tổng số tiết nhân với 100% Số câu LT = Trọng số LT * Tổng số câu (lưu ý làm tròn) Số câu VD = Trọng số VD * Tổng số câu (lưu ý làm tròn) Điểm số LT = Số câu LT * Số điểm của một câu Điểm số VD = Số câu VD * Số điểm của một câu BẢNG TRỌNG SỐ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: “SẮT, CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG” (Bài kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm, hệ số trình độ của học sinh là 0,7, tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, số điểm của mỗi câu là 0,33). Nội dung Tổng số tiết của chủ đề Số tiết LT Chỉ số Trọng số Số câu Điểm số LT VD LT VD LT VD LT VD Sắt và hợp chất sắt 4 3 2,1 1,9 21,0 19,0 6 6 2,00 2,00 Hợp kim sắt 1 1 0,7 0,3 7,0 3,0 2 1 0,67 0,33 Crom và hợp chất crom 3 2 1,4 1,6 14,0 16,0 4 5 1,33 1,67 Tổng hợp 2 1 0,7 1,3 7,0 13,0 2 4 0,67 1,33 Tổng 10 7 4,9 5,1 49,0 51,0 20 20 5,00 5,00 Theo công văn 8773/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về biên soạn đề kiểm tra, trong mỗi ô của ma trận đề là chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đánh giá, tỉ lệ phần trăm số điểm, số lượng câu hỏi và tổng điểm của các câu hỏi.Tuy nhiên, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, nếu giáo viên đã có bảng đặc tả và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra quá trình học tập thì có thể không cần thể hiện lại phần mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng trong ma trận đề, giúp cho ma trận đề bớt cồng kềnh mà vẫn đảm bảo tính khoa học của nó. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: “SẮT, CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG” Ma trận đề: 29 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng 1. Sắt và hợp chất sắt 4 câu 3 câu 3 câu 2 câu 12 câu 1,33 điểm 1 điểm 1 điểm 0,67 điểm 4 điểm 13,3% 10% 10% 5,7% 40% 2. Hợp kim sắt 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu 0,33 điểm 0,33 điểm 0,33 điểm 1 điểm 3,3% 3,3% 3,3% 10% 3. Crom và hợp chất 4 câu 2 câu 3 câu 9 câu 1,33 điểm 0,67 điểm 1 điểm 3 điểm 13,3% 6,7% 10 % 30% Tổng hợp 3 câu 2 câu 1 câu 6 câu 1 điểm 0,67 điểm 0,33 điểm 2 điểm 10% 6,7% 3,3% 20% Tổng 9 câu 9 câu 9 câu 3 câu 30 câu 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 10 điểm 30% 30% 30% 10% 100% 3.3.4. Bước 4: Viết đề kiểm tra từ ma trận ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ “SẮT, CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG” Mức độ nhận biết Câu 1: Cấu hình electron của 26Fe 3+ là A. [Ar] 3d 6 4s 2 . B. [Ar] 3d 6 . C. [Ar]3d 5 . D. [Ar]3d 3 4s 2 . Câu 2. Quặng Manhetit có chứa thành phần chính là A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeS2. D. FeCO3. Câu 3. Hợp chất nào sau đây nguyên tố sắt vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử? A. Fe2O3. B. FeO. C.Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. Câu 4. Phản ứng của sắt với chất nào sau đây tạo hợp chất sắt (III)? A. Dung dịch CuSO4 dư. B. Dung dịch FeCl3 dư. C. Dung dịch HCl dư. D. Dung dịch HNO3 dư. Câu 5: Nguyên tắc sản xuất gang là A. dùng khí hiđro để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao. B. dùng nhôm khử sắt oxit ở nhiệt độ cao. C. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. D. khử quặng sắt oxit bằng dòng điện. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính. B. Hợp chất crom (VI) có tính oxi hoá mạnh. C. Dung dịch Na2CrO4 có màu vàng. D. CrO3 là oxit bazơ. Câu 7: Kim loại nào sau đây cứng nhất? 30 A. W. B. Fe. C. Cr. D. Ag. Câu 8: Các số oxi hóa đặc trưng của crom là A. +2, +4, +6 B. +2, +3, +6. C.+1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 9: Cho các chất gồm Cr2O3, Cr(OH)3, CrCl3 và Cr2(SO4)3. Số chất có tính chất lưỡng tính là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Mức độ thông hiểu Câu 10: Phản ứng nào sau đây thu được muối sắt (II)? A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. B. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, dư. C. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng, dư. D. Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Na vào dung dịch FeCl2. (2) Cho Zn vào dung dịch FeCl2. (3) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3. (4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. Số phản ứng tạo thành sắt kim loại là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Hỗn hợp chất rắn X ở dạng bột gồm Fe, Cu, Ag, dung dịch được dùng tách Ag ra khỏi hỗn hợp X, sao cho khối lượng Ag không đổi là A. AgNO3. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)3. D. HNO3 loãng. Câu 13: Để nhận biết Fe, Al, Cu đựng trong các lọ riêng biệt, không dùng cặp thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch KMnO4. C. Dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NH3. D. Dung dịch NaOH và dung dịch NH3. Câu 14: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 2 muối CrCl3 và FeSO4, thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho khí H2 dư đi qua B nung nóng thu được chất rắn C. Vậy chất rắn C là: A. Fe. B. Fe và Cr. C. Cr và FeO. D. Cr. Câu 15: Cho sơ đồ: 2 2Cl d Cl NaOHCr (X) (Y) . Biết X và Y là hợp chất của Cr. Công thức của X và Y là A. CrCl3 và Na2Cr2O7 B. CrCl2 và Na2CrO4. C. CrCl2 và Na2Cr2O7. D. CrCl3 và Na2CrO4. Câu 16: Nung một mẫu thép có khối lượng 10 gam trong khí oxi dư, thu được 0,1568 lít khí cacbonic (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép là A. 0,43%. B. 0,84%. C. 3,03%. D. 0,07%. Câu 17: Cho dung dịch muối FeSO4 tác dụng lần lược với các chất sau: Cl2, Zn, Cu, dung dịch HNO3, dung dịch AgNO3 dư, dung dịch NaOH và dung dịch FeCl3. Số phản ứng trong đó Fe 2+ thể hiện tính khử là 31 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Hòa tan hết 1,62 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, dư, nóng, thu được 672 ml khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là A. 0,10 gam. B. 0,78 gam. C. 0,84 gam. D. 0,56 gam. Mức độ vận dụng Câu 19: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M vào 100 ml dung dịch FeCl2 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 5,40. B. 14,35. C. 19,75. D. 21,60. Câu 20: Cho 2,0 gam bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng, thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn 0,32 gam kim loại dư. Thể tích NO thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 0,672 lít. B. 0,448 lít. C. 0,896 lít. D. 1,120 lít. Câu 21: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Trong dung dịch X có chứa các chất tan nào? A. H2SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3. B. H2SO4, Fe2(SO4)3, CuSO4. C. Cu SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3. D. H2SO4, CuSO4, FeSO4. Câu 22: Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có chứa 3 chất tan. Cho dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch A, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn B. Rắn B gồm những chất nào? A. CuO, FeO. B. CuO, Fe2O3. C. Ag2O, CuO, Fe2O3. C. Ag2O, CuO, FeO. Câu 23: Nung hỗn hợp bột gồm 1,52 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao (trong điều kiện không có không khí). Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,33 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit H2SO4 loãng, dư thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 0,784. B. 0,448. C. 0,336. D. 1,008. Câu 24: Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư, thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). Oxit kim loại có công thức là A. CrO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Cr2O3. Câu 25: Cho dãy biến đổi sau (mỗi mũi tên là một phản ứng): Cr X Y Z T X, và T lần lượt là A. CrCl2 và Na2CrO7. B. CrCl3 và Na2CrO4. C. CrCl2 và Na2CrO4. D. CrCl3 và Na2CrO7. Câu 26: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, FeCO3 lần lượt vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 1. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 27: Hoà tan một đinh thép (gồm sắt và cacbon) có khối lượng 1,14 gam trong dung dịch axit sunfuric loãng dư, lọc bỏ phần không tan và chuẩn độ nước dung dich HCl 2 Cl dich dung NaOH du /2 NaOHBr 32 lọc bằng dung dịch KMnO4 0,1M, cho đến khi nước lọc bắt đầu xuất hiện màu hồng thì thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng hết 40 ml. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt trong đinh thép gần với giá trị nào sau đây? A. 95,5%. B. 96,8%. C. 97,6%. D. 99,2%. Mức độ vận dụng cao Câu 28: Hoà tan 5,6 gam bột Fe trong 300 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 53,83. B. 53,88. C. 45,72. D. 45,75. Câu 29: Cho 68,8g hỗn hợp X chứa Fe3O4 và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2. Tính thể tích HNO3 M 3 1 tối thiểu để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X (biết rằng sản phẩm khử duy nhất là khí NO)? A. 6,4 lít. B. 10,4 lít. C. 6,8 lít. D. 8,8 lít. Câu 30: Khử m gam hỗn hợp X (chứa Fe3O4 và Fe2O3 có số mol bằng nhau) bằng CO trong một thời gian thu được 25,6 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho ½ hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được sản phẩm khử chỉ gồm 2 khí NO và NO2, có thể tích là 4,48 lít (ở đktc) và có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m là A. 31,36. B. 15,68. C. 37,12. D. 28,22. 3.3.5. Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A C A B D C D C A B D B C D A D Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/A B B B C B D B A C C B D D A A 3.3.6. Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra GV tự làm đề kiểm tra, ghi lại tổng thời gian để hoàn thành bài kiểm tra, đối chiếu đáp án mới tìm được và đáp án đã xây dựng trong quá trình viết đề kiểm tra và xây dựng hướng dẫn chấm. 33 4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá ưu, nhược điểm của việc đổi mới kiểm tra – đánh giá trong dạy học. 4.1) Mục đích thực nghiệm. Đánh giá ưu nhược điểm của việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá dạy học môn Hóa học 4.2) Đối tượng thực nghiệm. 4 lớp học sinh khối 12 trường THPT Nam Lý, gồm 12A1 và 12A2 thuộc ban khoa học tự nhiên, từ 12B3 đến 12B4 thuộc ban cơ bản. 4.3) Phương pháp thực nghiệm. Phát phiếu bài tập (hệ thống bài tập theo 4 cấp độ nhận thức nêu trên) Giảng dạy cho học sinh chủ đề “sắt, crom và hợp chất của chúng” theo hướng tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực, phối hợp với việc sử dụng bài kiểm tra – đánh giá quá trình học tập, đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ học tập của học. Kiểm tra học sinh trong cả lớp, thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút, chấm bài và đánh giá kết quả thực nghiệm. 4.4) Kiểm tra đánh giá. Cấu trúc đề: Mục 3.3.3 Đề kiểm tra: Mục 3.3.4 Đáp án: Mục 3.3.5 4.5) Kết quả kiểm tra. Lớp Số HS 9 – 10 7 – 8 5 – 6 3 – 4 0 – 2 SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 44 6 13,6 17 38,6 13 29,5 8 18,2 0 0,0 12A2 35 7 20,0 18 51,4 3 8,6 7 20,0 0 0,0 12B3 40 2 5,0 8 20,0 18 45,0 12 30,0 0 0,0 12B4 42 1 2,4 7 16,7 22 52,4 12 28,6 0 0,0 (SL: số lượng). 4.6) Đánh giá kết quả thực nghiệm. Kết quả kiểm tra thấp nhất thuộc về 12B3, đạt 70% trên trung bình, cao nhất thuộc về 12A1, đạt 81,2% trên trung bình; Kết quả kiểm tra ở lớp 12A1 và 12A2 là cao hơn lớp 12B3 và 12B4; Kết quả kiểm tra khá đồng đều giữa lớp 12A1 và 12A2; 12B3 và 12B4. Như vậy, tất cả các lớp đều đạt yêu cầu, kết quả kiểm tra đánh giá đúng năng lực của học sinh, đồng đều giữa các lớp có cùng mức độ nhận thức. 34 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong quá trình nghiêm cứu đề tài này tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu lí luận về kiểm tra, đánh giá: khái niệm kiểm tra, đánh giá; vị trí của kiểm tra, đánh giá trong hệ thống các thành tố của quá trình giáo dục; vai trò của kiểm tra, đánh giá trong dạy học; các đặc trưng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học; các hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá. Phần lí luận này là cơ sở để tôi nghiên cứu thực tiễn và đề xuất biện pháp kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan, khoa học. Nghiên cứu thực tiễn của việc dạy – học môn Hóa học tại trường THPT Nam Lý; thực tiễn của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Trong quá trình khảo sát, tôi nhận thấy, hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tôi đã đề xuất các biện pháp sau: Biện pháp 1: Xây dựng bảng đặc tả dựa trên cơ sở của chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD&ĐT, làm cơ sở để biên soạn hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá. Biện pháp 2: Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đúng kĩ thuật làm phương tiện để đánh giá quá trình học tập và năng lực hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh. Biện pháp 3: Xây dựng đề kiểm tra theo đúng quy trình, đảm bảo kiểm tra, đánh giá khách quan, khoa học. Tiến hành thực nghiệm để đánh giá ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi thấy: kiểm tra, đánh giá quá trình là hình thức kiểm tra, đánh giá vì người học, giúp cho học sinh có những tiến bộ không ngừng, đây là hình thức kiểm tra, đánh giá rất nhân đạo và chỉ có trong giáo dục; kiểm tra, đánh giá năng lực sẽ định hướng quá trình dạy – học, chuyển từ việc giảng dạy theo lối truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết vấn đề, quá trình dạy – học là quá trình thầy tổ chức và trò trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức, đây là điều kiện để hình thành và phát triển năng lực người học. Kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm khách quan sẽ giúp cho việc kiểm tra, đánh giá bao quát được hết các nội dung kiến thức cần kiểm tra, đánh giá, đồng thời cũng đánh giá được quá trình tư duy và năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, thậm chí có những chuyên gia cho rằng: đổi mới giáo dục nên bắt đầu từ kiểm tra – đánh giá. 35 Việc vận dụng tốt kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ giúp cho việc kiểm tra, đánh giá khách quan hơn, khoa học hơn và chính xác hơn. 2. Kiến nghị Đối với tổ chuyên môn: coi việc vận dụng kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan và đổi mới kiểm tra, đánh giá là một nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Đối với nhà trường: tổ chức các buổi thảo luận về kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đổi mới kiểm tra, đánh giá; đánh giá hiệu quả hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của các tổ chuyên môn, động viên các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, giúp đỡ các tổ chuyên môn còn lúng túng trong quá trình thực hiện đổi mới, hướng tới mục tiêu cuối cùng là vì sự phát triển của người học. 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết 29 – NQ/TW. 2. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 3. Đề thi đánh giá năng lực (minh họa) của trường ĐHQG Hà Nội. 4. Đề thi tuyển sinh, đề thi HSG của Hà Nam, Nam Định. 5. Đề thi đại học, cao đẳng của Bộ GD&ĐT từ năm 2007 đến 2016. 6. Tài liệu hướng dẫn đổi mới kiểm tra – đánh giá trong các đợt tập huấn chuyên môn. 7. Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT 2016. Nam Lý, ngày 28 tháng 3 năm 2017 BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI VIẾT Trần Văn Tuấn
File đính kèm:
- skkn_tuan_0436.pdf