Đề tài Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km2 với 3260Km bờ biển; hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Biển Việt Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm đẹp; biển và đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất nước ở phía biển. Chính vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển.

 Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có nhiều tài liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực trên. Thế nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà theo đó toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị của đất nước.

 Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết.

 Ngữ Văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Văn học đem đến cho học sinh những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng học sinh đến những giá trị của Chân, Thiện, Mỹ. Ngữ Văn còn rèn luyện cho các em những kỹ năng để trở thành những con người có ích cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm lâu trong lòng con người. Vì thế tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao.

 Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn tại trường THPT Triệu Sơn 2, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệm kinh nghiệm : Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn.

 II.PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Phạm vi đề tài.

- Tập trung vào đối tượng học sinh THPT.

- Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về biển đảo Việt Nam có liên quan đến chương trình Ngữ Văn THPT.

2. Phương pháp nghiện cứu.

- Điều tra.

- Thống kê, phân tích, tổng hợp.

- Thực nghiệm.

- Tích hợp, liên ngành.

 

doc31 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14%
11%
0%
10B7
75%
10%
15%
0%
 	Đặc biệt trong tháng 3 năm 2013,trường THPT Triệu Sơn 2 đã tổ chức cho học sinh toàn trường làm bài thi “ Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam năm 2013” 
	Học sinh trong toàn trường đã tham gia tích cực với tổng cộng gần 1200 bài dự thi. Trong đó, tập thể lớp 11A2 do tôi chủ nhiệm và dạy Ngữ Văn đã đạt thành tích xuất sắc ( Tập thể: giải nhất; Cá nhân: 1/1 giải nhất; 2/2 giải nhì; 3/3 giải ba; 4/6 giải KK). Thành tích ấy là kết quả thực tiễn ghi nhận hiệu quả của việc tôi đã tích hợp giáo dục biển đảo Việt Nam vào bài dạy học Ngữ Văn. 
2. Về phía giáo viên.
Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn . Điều đó không chỉ góp phần cao nhận thức về vấn đề biển đảo, về chủ quyền của Tổ quốc mà còn tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút cho giờ dạy học Ngữ Văn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
	Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra những kết luận sau:
 Đóng góp của đề tài là ở chỗ: từ quan điểm tích hợp và thực tế từng bài trong chương trình Ngữ Văn THPT người viết đã vận dụng giáo dục về biển đảo Việt Nam với nội dung, liều lượng phù hợp và linh hoạt vào từng bài học cụ thể. 
Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn rất phù hợp và có tính thực tiễn cao. Việc tích hợp này không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học sinh về biển đảo quê hương. Mà thông qua các nội dung được tích hợp vào bài dạy học, giáo viên sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, làm cho Văn học gắn bó với cuộc sống, từ đó tạo nên sự hấp dẫn cho giờ dạy học Ngữ Văn.
	.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
- Cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về vấn đề biển đảo Việt Nam không chỉ tới đối tượng học sinh mà là nhân dân cả nước đặc biệt là khu vực nông thôn và vùng cao, vùng sâu.
- Khi biên soạn lại sách giáo khoa THPT cần tăng cường số tiết tìm hiểu về biển đảo; đưa nội dung giáo dục về biển đảo tích hợp vào nhiều môn học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
 Trần Thị Minh Loan
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 10,NXBGDVN,H,2010.
2. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 11,NXBGDVN,H,2010.
3. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 12,NXBGDVN,H,2010.
4. Nhiều tác giả, SGK Địa lý 10,11,12, NXBGD, H, 2009
5. Nhiều tác giả, SGK Lịch Sử 12, NXBGD, H, 2009
6. Nhiều tác giả, SGK Giáo dục công dân 10,11,12, NXBGD, H, 2009
7. Nhiều tác giả, SGK Quốc phòng 10,11,12, NXBGD, H, 2009
8. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 10, NXBGD,H,2009.
9. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 11, NXBGD,H,2009.
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 12, NXBGD,H,2009.
11.Tài liệu Tuyên truyền về biển đảo của Ban tuyên giáo Trung Ương.
12. Nguồn từ Internet.
PHỤ LỤC
1. Thuyêt minh về biển Sầm Sơn – Thanh Hóa.
 Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.
 Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. 
 Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.
 Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người.
 Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái. 
 Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sầm Sơn.
 Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.
2. Giới thiệu về biển miền Trung.
Tại hội thảo Quốc gia với chủ đề “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức mới đây, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã khẳng định miền Trung là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế chiến lược quan trọng.
  Đây là vùng có tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường to lớn như bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn, giàu tài nguyên sinh vật biển, nhiều tiềm năng về năng lượng, khoáng sản, vận tải viển và dịch vụ cảng biển, du lịch biển. Đặc biệt là dầu khí, thủy sản, khoáng sản, năng lượng và du lịch với nhiều bãi biển đẹp hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
 Trong 14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có chiều dài gần 1.900km, khu vực này có diện tích khoảng gần 100.000km2, chiếm gần 30% diện tích cả nước, có gần 19 triệu dân, chiếm gần 22% dân số cả nước. 
 Trong giai đoạn 2006-2010, toàn khu vực miền Trung có tốc độ tăng trưởng trung bình 13%, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước. Tuy nhiên tỷ trọng GDP của toàn khu vực này trong GDP cả nước chỉ chiếm khoảng 14% năm 2010. Nếu so sánh tỷ trọng dân số so với cả nước (gần 22%) và tỷ trọng GDP so với cả nước (14%) cho thấy DGP/người của khu vực này thấp hơn trung bình của Việt Nam, nói cách khác trình độ phát triển của khu vực này thấp hơn bình quân cả nước.
 Theo phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Quang Bình (Đại học kinh tế Đà Nẵng), 14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đều có biển, chiếm 50% số tỉnh trong cả nước có bờ biển, với chiều dài gần 1.900 km, chiếm 57% bờ biển cả nước (3.260km), trong đó thành phố Đà Nẵng có chiều dài bờ biển ít nhất với 70km và Phú Yên có chiều dài bờ biển dài nhất là 189km. 
 Bờ biển ở khu vực này phần lớn còn hoang sơ chưa được khai thác. Trên vùng lãnh hải có hàng chục đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quí (Bình Thuận). Đây là cơ sở để xác định phát triển kinh tế biển theo hướng lâu dài có tính chất chiến lược cho khu vực miềnTrung.
 Phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Quang Bình cho rằng tiềm năng kinh tế biển của khu vực miền Trung, trước tiên phải khẳng định vị trí của vùng biển này, miền Trung nằm gần một trong những tuyến đường hàng hải năng động nhất thế giới. Trên tuyến đường chiến lược giao thông đường thủy quốc tế với 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh đi qua. Hàng năm, vận chuyển qua biển Đông khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất của Nhật Bản và 60% hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc. 
 Vị trí địa lý vùng biển này cùng với điều kiện địa lý đã cho miền Trung nhiều cảng biển lớn như Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Nhà Trang, Cam Ranh trong đó có nhiều cảng nước sâu với công suất hàng hóa thông qua cảng hàng chục triệu tấn/năm, tạo điều kiện tốt để phát triển về vận tải biển và dịch vụ cảng biển.
 Bờ biển và vùng lãnh hải rộng lớn chứa các mỏ sa khoáng của các nguyên tố hiếm và vật liệu xây dựng; các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa; nhiều nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thải biển, ven biển. Bờ biển không chỉ đẹp về danh lam thắng cảnh mà còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, dọc bờ biển có nhiều sa khoáng kim loại, nhất là sa khoáng ilmenit, zircon, monãit, riêng Titan gần như phân bố ở tất cả các tỉnh, nhất là Bình Định và Bình Thuận.
 Về tài nguyên sinh vật, đây là vùng có đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau như dải cát ven bò, rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, rong biển, cửa sông, vùng triều, đầm phá, vũng, vịnh biển. Có 243 loại tảo, 159 loài rong biển, 7 loài cỏ biển, 146 loài và các nhóm động vật nổi nước mặn, có hơn 600 loài cá, trong đó có 50 loài cá kinh tế cao như cá đối, cá mòi, cá dìa, cá căng, cá mú, cá ngừ, cá thu, cá cu; có 57 loại tôm he, đặc biệt là tôm hùm. Riêng nguồn lợi hải sản với trữ lượng cá toàn vùng biển ước tính khoảng 1,25 triệu tấn. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh đem lại nguồn lợi lớn cho dân cư sinh sống ven biển, đây cũng là tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
 Về tiềm năng năng lượng, miền Trung có tiềm năng để sản xuất điện từ gió, thuỷ triều. sóng. Đặc biệt là nguồn dầu khí, khu vực miền Trung chiếm 4/7 bồn trũng có tiềm năng dầu khí ở Việt Nam.
 Đặc biệt, tiềm năng về du lịch biển đảo, với bờ biển dài gần 1.900km, miền trung có nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận).
 Bên cạnh đó có các đảo gần bờ với cảnh quan thiên nhiên đẹp, có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều đảo còn khá hoang sơ như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre, Hòn Tằm (Khánh Hoà), Phú Quý (Bình Thuận). Hệ thống vịnh như: Vịnh Dung Quất, Thanh Thuỷ (Quảng Ngãi), Vịnh Quy Nhơn (Bình Định), Xuân Đài (Phú Yên), Nha Trang, Vân Phong (Khánh Hoà) là những vịnh đẹp, hội tụ không gian biển giao thoa với đời sống văn hoá ven biển tạo nên sức hấp dẫn đặc trưng cho vùng miền.
 Cùng với những tiềm năng kinh tế biển nêu trên, dọc theo trục bờ biển trong khu vực hiện nay có các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn của Việt Nam đó là: KKT Dung Quất (Quảng Ngãi), Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), KKT Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Nam Phú Yên (Phú Yên), Đông-Nam Nghệ An (Nghệ An), Hòn La (Quảng Bình), Đông- Nam (Quảng Trị), Chân Mây- Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) đã được thành lập và hoạt động tạo động lực mới cho phát triển kinh tế biển tại các tỉnh trong khu vực này./. 
 (Theo Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN)
3. TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG NĂM 2002 GIỮA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC (DOC)
Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
KHẲNG ĐỊNH lại quyết tâm củng cố và phát triển tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và Chính phủ các nước này nhằm thúc đẩu mối quan hệ đối tác láng giềng tốt và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21;
NHẬN THẤY sự cần thiết phải thúc đẩy môi trường hoà bình, hữu nghị và hoà hợp tại biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc để tăng cường hoà bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và phồn vinh ở khu vực;
CAM KẾT phát huy những nguyên tắc và mục tiêu nêu trong Tuyên bố chung năm 1997 của Những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ các nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
MONG MUỐN thúc đẩy các điều kiện thuận lợi để giải quyết hoà bình và lâu bền những bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia liên quan;
NAY TUYÊN BỐ như sau:
1. Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.
2. Các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin phù hợp với các nguyên tắc nêu trên và trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
3. Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hoà bình, không đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hoà bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng;
Trong khi chờ đợi có giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm tìm ra các phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên, bao gồm;
a. Khi thích hợp, tiến hành đối thoại và trao đổi ý kiến giữa các quan chức quân sự và quốc phòng của các bên có liên quan;
b. Bảo đảm đối xử nhân đạo và công bằng đối với tất cả mọi người gặp nguy hiểm hay lâm nạn;
c. Tự nguyện thông báo cho các bên liên quan khác về tập trận quân sự chung/hỗn hợp sắp diễn ra;
d. Tự nguyện trao đổi thông tin thích hợp.
6. Trong khi chờ đợi có giải pháp toàn diện và lâu dài cho tranh chấp các bên liên quan có thể thăm dò hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Các hoạt động này có thể bao gồm:
a. Bảo vệ môi trường biển;
b. Nghiên cứu khoa học biển;
c. An toàn hàng hải và liên lạc trên biển;
d. Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn;
e. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực buôn lậu ma tuý, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển, và buôn lậu vũ khí.
Các thể thức, phạm vi và địa điểm liên quan đến các hợp tác phải được các bên liên quan nhất trí trước khi thực hiện.
7. Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc tham khảo ý kiến và đối thoại về các vấn đề liên quan thông qua những thể thức được các bên nhất trí, kể cả việc tiến hành các cuộc tham khảo ý kiến thường xuyên về việc tuân thủ Tuyên bố này, nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt và tính minh bạch, tạo dựng sự hòa hợp, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác; và tạo điều kiện giải quyết hoà bình các tranh chấp giữa các bên.
8. Các bên cam kết tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và tiến hành những hành động phù hợp với những điều khoản đó.
9. Các bên khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố này.
10. Các bên liên quan khẳng định lại việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ thúc đẩy hơn nữa hoà bình và ổn định ở khu vực và đồng ý, trên cơ sở đồng thuận, phấn đấu đạt mục tiêu trên.
Làm vào ngày mùng 4/11/2002 tại Phnôm Pênh, Vương quốc Cam-pu-chia.
4. Khái niệm và chế độ pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước về Luật biển 1982.
 	Vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lý từ đường cơ sở), tại vùng này Việt Nam quản lý mọi tài nguyên sinh vật, khoáng sản và các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, được xây dựng, thiết lập các công trình nhân tạo, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển. Phía nước ngoài được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do bay cũng như lắp đặt ống dẫn dầu hay dây cáp ngầm ở đây nhưng không ảnh hưởng đến các quyền của Việt Nam nói trên.
Thềm lục địa (đáy và lòng đất dưới đáy biển, rộng tối thiểu 200 hải lý, tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở hay không vượt quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 m nước), Việt Nam có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên ở trên bề mặt và trong lòng đất của thềm lục địa của mình, cũng như các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên. Việt Nam có thể tiến hành khai thác dầu mỏ hay cho phép các nước khác khai thác dầu mỏ cũng như các loại khoáng sản khác ở khu vực này.
( Trích « Công ước quốc tế về luật biển »Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982)
5. Vài nét về Hoàng Sa - Trường Sa
- Quần đảo Hoàng Sa
  + Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.
  + Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110  đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.
  + Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km2) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri TônRiêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam)
  + Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
  + Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Quần đảo Trường Sa
  + Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 120 Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.
  + Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.
Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa.
 Theo Những điều cần biết về biển - đảo Việt Nam

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_ve_bien_dao_viet_nam_cho_hoc_sinh_thpt_trong_gio_day_hoc_ngu_van_7938.doc
Sáng Kiến Liên Quan