Đề tài Thực trạng và một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài chính trong các đơn vị trực thuộc sở Giáo dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.

Qua thực tế công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân

sách đúng mục đích, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với

hoạt động thường xuyên của đơn vị nó có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất

lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp.

Công tác quản lý tài chính ngành Giáo dục và Đào tạo không nằm ngoài

qui luật đó. Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính trong ngành Giáo dục

đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho

các đơn vị chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài

chính phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong từng đơn vị. Thông qua cơ

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và

tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thực trạng

công tác quản lý tài chính trong một số đơn vị trực thuộc Sở hiện nay vẫn còn

lúng túng, hạn chế, yếu kém, điều đó thể hiện qua các cuộc thanh tra, kiểm tra

quyết toán. Nguyên nhân chính do bản thân cán bộ kế toán không tự giác nghiên

cứu, cập nhật văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lĩnh

vực nghiệp vụ chuyên môn của ngành, một số kế toán còn hạn chế hạn chế về

chuyên môn, chưa nêu cao tinh thần học hỏi tự nghiên cứu chưa sác định rõ trách

nhiệm trước công việc được giao cộng với một số chủ tài khoản chưa có nhiều

kinh nghiệm trong quản lý tài chính, thậm chí có trường hợp còn tùy tiện trong

quản lý sử dụng nguồn kinh phí nặng về mua sắm sửa chữa ít quan tâm đến chi

cho con người, thiếu công khai, dân chủ dẫn tới công tác quản lý tài chính tài sản

còn bộc lộ những hạn chế như sau:

1. Sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao chưa xác định rõ

nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí không thường xuyên.

2. Chưa nắm chắc các nguyên tắc quản lý tài chính như: Tính pháp lý của

chứng từ kế toán, niên độ kế toán, thời gian chỉnh lý quyết toán, đánh số trên các

chứng từ kế toán (Phiếu thu, chi, nhập, xuất) cách cập nhật, sắp xếp, quản lý

chứng từ kế toán, báo cáo quyết toán, thời hạn nộp báo cáo quyết toán quí năm.

3. Thực hiện quản lý các nguồn kinh phí trong đơn vị chưa phản ánh một

cách đầy đủ, kịp thời và chính xác trên báo cáo tài chính của đơn vị.

pdf30 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng và một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài chính trong các đơn vị trực thuộc sở Giáo dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời cũng đã rút tiền từ kho bạc về. Đơn vị hạch toán như sau: 
- Bút toán 1: Xác định số tiền phải thu do chi sai 
 Nợ TK 311: Phải thu do chi sai 
 Có TK 6612: Giảm quyết toán 
- Bút toán 2: Thu hồi các khoản chi sai về quỹ 
 Nợ TK 1111: Thu tiền mặt 
 Có TK 311: Số tiền chi sai 
Sau khi đã thu hồi số tiền chi sai và giảm quyết toán ở mục chi sai, kế 
toán đơn vị không phải nộp tiền vào tài khoản kho bạc mà dùng số tiền đã thu 
hồi này chi các hoạt động của cơ quan và quyết toán bình thường. Nếu mục chi 
không giống nhau thì làm điều chỉnh mục với KBNN. 
VD: Ngày 1/5/2010 chi tiền công tác phí 5.000.000đ. 
Đã hạch toán : Nợ TK 66121: 5.000.000 
 Có TK 111: 5.000.000 
Trong đó: 
 Mục 6701 = 1.000.000 
 Mục 6702 = 1.800.000 
 Mục 6703 = 2.200.000đ. 
 Ngày 2/5/2010 rút tiền CTP từ kho bạc về quỹ = 5.000.000đ. 
Đã hạch toán Nợ TK 1111: 5.000.000 
 Có TK 4612, đồng thời có TK 008: 5.000.000 
Trong đó: 
Mục 6701 = 1.000.000 
Mục 6702 = 1.800.000 
Mục 6703 = 2.200.000đ. 
 Sau khi chi song kế toán phát hiện đã chi sai (chi vượt phải thu hồi) chế 
độ tiền CTP 150.000đ ở mục 6702. 
Kế toán hạch toán lại như sau: 
Bút toán 1: Xác định số chi sai 
 Nợ TK 311: 150.000 
 Có TK: 6612: 150.000 
Bút toán 2: Thu hồi số tiền chi sai về quỹ 
 Nợ TK 1111: 150.000 
 Có TK 311: 150.000 
 23
 Đơn vị dùng số tiền này để chi CTP (lưu trú mục 6702) thì ko cần phải 
điều chỉnh với kho bạc, còn nếu đơn vị dùng để chi tiền điện sáng, cước phí gửi 
công văn thì phải điều chỉnh với KBNN số tiền đã rút sang mục chi tương ứng 
của chế độ quy định. 
9. Bút toán trích lập quỹ: 
Trường hợp đơn vị đã chi trả đầy đủ chế độ cho CBGV, đảm bảo hoạt 
động nhà trường, chi lương tăng thêm số còn lại đơn vị không chi đến được 
phép trích lập quỹ để sang năm sau sử dụng. 
Bút toán 1: Hạch toán trong năm ngân sách. 
- Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi hoặc rút về quĩ. 
 Nợ TK 112, 1111 
 Có TK 46121 đồng thời có TK 0081 (chi tiết mục tiểu mục) 
- Khi thực hiện trích lập quỹ 
 Nợ TK 66121(chi tiết cho mục 7950, tiểu mục có liên quan) 
 Có TK 431 
Bút toán 2: Năm sau thực hiện chi từ quỹ đã được trích lập từ năm trước. 
- Chi bằng chuyển khoản. 
 Nợ TK 431 
 Có TK 112 
- Trường hợp chi bằng tiền mặt. 
 Rút tiền mặt về quỹ: Nợ TK 1111 
 Có TK 112 
 Chi hoạt động từ quỹ đã trích lập: Nợ TK 431 
 Có TK 1111 
5. Hạch toán giảm chi do bị xuất toán: 
Hàng năm sau khi nhận được thông báo xét duyệt quyết toán năm trước 
của cấp có thẩm quyền, kế toán căn cứ số xuất toán đã được thông báo và hạch 
toán vào quí I năm sau qua 4 bước sau: 
* Bút toán 1: Khi xác định số tiền phải thu, hạch toán giảm nguồn kinh phí kế 
toán ghi: 
Nợ TK 311 (Số tiền bị xuất toán) 
Có TK 6611 (Số tiền bị xuất toán năm trước) 
* Bút toán 2: Thực hiện thu hồi số tiền của các đối tượng bị xuất toán 
nộp quĩ kế toán ghi: 
Nợ TK 1111 (Số tiền bị xuất toán) 
Có TK 311 (Số tiền bị xuất toán) 
* Bút toán 3: Hạch toán giảm nguồn kinh phí xác định số nộp vào NSNN, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 4611 (Số tiền bị xuất toán năm trước) 
Có TK 333 (Số tiền bị xuất toán) 
* Bút toán 4: Khi mang tiền để nộp vào NSNN kế toán ghi: 
Nợ TK 333 (Số tiền bị xuất toán) 
 24
Có TK 1111 (Số tiền bị xuất toán) 
6. Hạch toán tất toán tài khoản: 
 Đây là bút toán liên quan đến 2 tài khoản nguồn và tài khoản chi hoạt 
động, hàng năm sau khi nhận được thông báo xét duyệt quyết toán, căn cứ số 
được xét duyệt kế toán ghi bút toán tất toán tài khoản như sau: 
Nợ TK 4611 (Số tiền được phê duyệt) 
Có TK 6611 (Số tiền được phê duyệt) 
7. Bút toán thu phí, lệ phí : 
- Khi phát sinh thu các khoản phí, lệ phí kế toán ghi: 
Nợ TK 111 hoặc 112 (Tổng số tiền phí lệ phí thu được) 
Có TK 5111 (Tổng số tiền phị lệ phí thu được) 
Có TK 5118 (Tổng số thu khác) 
 * Lưu ý: Phải tách riêng từng loại phí, lệ phí 
- Trường hợp số phí, lệ phi thu được phải nộp lên cấp trên (nếu có), kế toán 
ghi: 
Nợ TK 5111 (Số tiền phải nộp lên cấp trên) 
Có TK 342 (Số tiền phải nộp lên cấp trên) 
- Trường hợp số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có) 
kế toán hạch toán: 
Nợ TK 5111 (Số tiền phải nộp nhà nước) 
Có TK 3332 (Số tiền phải nộp nhà nước) 
Nhập chi tiết Nợ, chi tiết Có 
 - Khi thanh toán cho nhà cung cấp kế toán hạch toán: 
 Nợ TK 3331 (Số tiền thanh toán) 
 Có TK 111; 112 (Số tiền thanh toán) 
 Nhập chi tiết Nợ, chi tiết có nếu thanh toán TK 112 
- Trường hợp số phí, lệ phí đã thu được để lại đơn vị để trang trải chi phí 
cho việc thu phí lệ phí kế toán hạch toán: 
Nợ TK 5111 (Tổng số tiền trang trải cho việc thu phí lệ phí) 
Có TK 4612 (Tổng số tiền trang trải cho việc thu phí lệ phí) 
Nhập chi tiết Nợ, chi tiết Có 
- Số phí lệ phí đã thu phải nộp NSNN nhưng được để lại đơn vị chi khi đã 
có chứng từ ghi thu, ghi chi kế toán bổ sung nguồn và hạch toán: 
 Nợ TK 5111 (Tổng số tiền đã chi khi có chứng từ) 
 Có TK 4612 (Tổng số tiền đã chi khi có chứng từ) 
 Nhập chi tiết Nợ, chi tiết Có 
- Cuối kỳ kế toán xác định số đã thu trong kỳ phải nộp NSN nhưng được 
để lai chi nhưng chưa có chứng từ kế toán hạch toán: 
 Nợ TK 5111 (Số tiền thu phí, lệ phí chưa qua ngân sách) 
 Có TK 5211 (Số tiền thu phí, lệ phí chưa qua ngân sách) 
- Đối với các đơn vị có hợp đồng dịch vụ với các đơn khác để thực hiện 
cho việc thu phí lệ phí thì kế toán xác định các khoản phải trả và hạch toán: 
 25
 Nợ TK 5111 (Số tiền phải trả) 
 Có TK 331 (Số tiền phải trả) 
 Nhập chi tiết Nợ, chi tiết Có cho từng đối tượng 
- Khi thanh toán kế toán hạch toán: 
 Nợ TK 331 (Số tiền thanh toán) 
 Có TK 111,112 (Số tiền thanh toán) 
Nhập chi tiết Nợ cho từng đối tượng, chi tiết có nếu thanh toán TK 112 
* Lưu ý: - Khi thu các khoản phí, lệ phí kế toán xác định phần thu lớn hơn 
chi (Tổng số thu - Số kinh phí nộp cấp trên - Số kinh phí phải nộp NSNN - Số chi 
phí cho việc thu phí lệ phí - Số kinh phí phải trả theo hợp đồng) số còn lại xác 
định 40% thực hiện cải cách tiền lương khi nào có Quyết định của cấp có thẩm 
quyền thi mới được chi. 
Nghiệp vụ TK 5118 tương tự như TK 5111 
8. Bút toán chi nội bộ (Thu hộ, chi hộ): 
- Trường hợp các đơn vị có khoản tiền vãng lai do cấp trên cấp ví dụ như 
tiền học bổng học sinh bán trú do sở cấp cho các đơn vị qua tài khoản tiền gửi 
không phải quyết toán tại đơn vị mà gửi chứng từ về sở quyết toán hoặc các 
khoản do các dự án nhờ chi tại đơn vị nhưng không quyết toán tại đơn vị, 
- Khi nhận được tiền kế toán ghi: 
 Nợ TK : 1111, 112 
 Có TK 342 
- Khi rút tiền từ ngân hàng về quĩ kế toán ghi: 
 Nợ TK 1111 
 Có TK 112 
- Khi chi trả cho đối tượng kế toán ghi: 
 Nợ TK 342 
 Có TK 1111 
III. Tổng hợp báo cáo quyết toán. 
1. Niên độ kế toán và quy định số thứ tự trên chứng từ kế toán. 
- Một niên độ kế toán được thực hiện từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. 
- Chứng từ kế toán phải được đánh số thứ tự liên tục từ 1 đến kết thúc một 
năm tài chính (Trong một năm không được phép ghi nhiều số chứng từ trùng nhau) 
- Cập nhật lưu giữ chứng từ kế toán thống nhất các đơn vị trực thuộc sở thực 
hiện ghi sổ sách cập nhật chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ, chứng từ xắp xếp 
theo từng mục chi và nội dung chi theo từng quí đóng gon gàng xắp xếp khoa học rễ 
xem rễ tìm thuận tiện cho công tác kiểm tra. 
2. Công tác khoá sổ quí, năm: 
- Hàng quí, năm sau khi kết thúc quí, năm kế toán và thủ quĩ, thủ kho phải 
thực hiện việc đối chiếu kho quĩ và khoá sổ kho, quĩ biên bản kiểm kê quĩ (Có 
ký kết giữa kế toán và thủ quĩ) làm cơ sở để lập báo cáo quyết toán quí. 
3. Công tác báo cáo quyết toán: 
* Báo cáo quyết toán quý cần gửi về sở 2 bộ gồm các mẫu biểu sau : 
 26
- Bảng cân đối tài khoản quý. 
- Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí quý. 
- Báo cáo chi tiết đề nghị quyết toán quý (của riêng từng nguồn). 
- Đối chiếu tình hình sử dụng dự toán quý. 
(Các biểu này đóng thành 1 quyển) 
* Báo cáo quyết toán năm cần gửi về sở 3 bộ gồm các mẫu biểu sau: 
- Bảng cân đối tài khoản năm. 
- Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí năm. 
- Báo cáo chi tiết đề nghị quyết toán năm. 
- Đối chiếu tình hình sử dụng dự toán năm. 
- Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp (đối với các đơn vị có thu) 
- Bảng thuyết minh quyết toán năm 
- Báo cáo kiểm kê tài sản tại thời điểm 31/12 hàng năm 
- Báo cáo tăng giảm tài sản trong năm 
- Báo cáo thống kê tài chính. 
- Báo cáo chấm hành kiểm tra, thanh tra. 
 (Các biểu này đóng thành 1 quyển) 
4. Thời hạn nộp báo cáo: 
- Báo cáo quý được quy định vào ngày 15 sau khi kết thúc qúy. 
- Báo cáo năm được quy định vào ngày 15 sau khi kết thúc thời gian chỉnh 
lý quyết toán. 
5. Số liệu trên báo cáo quyết toán 
- Mọi nguồn kinh phí tại đơn vị đều phải được phản ánh và hạch toán qua 
sổ sách kế toán của đơn vị; 
- Số liệu trên báo cáo quyết toán phải được phản ánh một cách chính xác, kịp 
thời tình hình phát sinh trong đơn vị, Số quyết toán không được phép chi lớn hơn 
thu; 
- Số liệu chi dự toán trong năm trên bảng cân đối tài khoản khi hạch toán 
được phản ánh qua tài khoản 6612 (Không nhất thiết phải chi tiết đến các tiểu 
khoản) 
6. Nguyên tắc bắt buộc và cách kiểm tra số liệu trên báo cáo quyết toán: 
- Để kiết xuất được một bộ báo cáo đúng kế toán cần kiểm tra đối chiếu số 
liệu như sau: 
+ Số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục qua các năm, số dư đầu năm 
phải được phản ánh đúng bằng số dư cuối năm trước chuyển sang; 
+ Kinh phí quyết toán trên các biểu chi tiết phải bằng tổng kinh phí trên 
biểu tổng hợp quyết toán. 
+ Bảng đối chiếu dự toán tại kho bạc phải trùng khớp với số liệu quyết 
toán trên biểu chi tiết và biểu tổng hợp quyết toán đồng thời phải bằng số dư trên 
tài khoản 008, 461,462 trên bảng cân đối tài khoản (Nguồn NSNN cấp) Trường 
hợp các đơn vị có nguồn kinh phí khác phải cộng thêm số bổ sung nguồn từ các 
nguồn thu khác. 
 27
+ Kiểm tra số kinh phí chưa quyết toán: kế toán lấy số dư trên tài khoản 
nguồn (461) hoặc tài khoản chi dự án (462) trừ đi số dư trên tài khoản chi hoạt 
động (661) hoặc tài khoản chi dự án (662) sẽ bằng số dư nợ trên các tài khoản 
111,312,152 và các tài khác phát sinh liên quan trong từng đơn vị . 
* Hàng năm phải thực hiện: 
- Kiểm kê tài sản vào thời điểm ngày 1/1, có biên bản kiểm kê đến từng 
bộ phận sử dụng tài sản; 
- Có sổ theo dõi tài sản đến từng cá nhân hoặc bộ phận sử dụng tài sản; 
- Thực hiện dán nhãn trên các tài sản để tiện trong việc nhận biết nguồn gốc 
hình thành tài sản trong cơ quan đơn vị. 
* Đối chiếu TSCĐ hiện có trong đơn vị: 
- Các tài sản hiện có trong đơn vị chưa ghi tăng nguồn hình thành TSCĐ 
do nhận viện trợ hoặc biếu tặng kế toán phải ghi bổ sung nguồn hình thành vào 
sổ sách kế toán đảm bảo cân đối giữa các sổ như: Sổ theo dõi tài sản, Sổ theo 
dõi tài sản nơi sử dụng, bảng cân đối tài khoản kế toán với báo cáo kiểm kê tài 
sản; 
III. Tập hợp, sắp xếp, lưu giữ chứng từ kế toán: 
- Kết thúc mỗi quý chứng từ kế toán phải được đóng thành từng tập lưu 
trữ gọn gàng theo tứng quý, ngoài bìa cần ghi tên các mục chi và số bảng kê 
chứng từ nhằm thuận lợi trong việc tìm kiếm chứng từ; 
- Chứng từ gốc phải được tập hợp đầy đủ, trên phiếu thu,chi phải có 
chứng từ gốc kèm theo; 
- Chứng từ kế toán phải được cập nhật theo mục chi hoặc theo chứng từ 
cùng loại và sắp xếp theo một trình tự khoa học lần lượt theo bảng kê chứng từ 
ghi sổ; 
- Một phiếu chi có số lượng từ 3 chứng từ gốc trở lên bắt buộc phải có 
bảng kê thanh toán; 
- Bảng chấm công phải được phản ánh đúng ký hiệu theo chế độ kế toán quy 
định.( Bảng chấm công tháng trước dùng để trả lương cho tháng sau và được theo 
dõi chấm hàng ngày bằng bút, không được thực hiện chấm công bằng máy tính); 
 Trách nhiệm của người quản lý tài chính: 
* Kế toán: (Điều 52 của luật kế toán) 
Là người tham mưu, kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi tài chính 
trong đơn vị (Là người có nghiệp vụ quản lý tài chính nắm trắc các chế độ chính 
sách của nhà nước, có trách nhiệm quản lý, giám sát các nguồn kinh phí, các 
hoạt động tài chính để tham mưu trình thủ trưởng đơn vị quyết định các hoạt 
động thu chi trong đơn vị) 
- Có quyền khước từ thu, chi đối với các khoản chi không có trong chế độ 
nhà nước quy định, hoặc các chứng từ chưa đảm bảo về thủ tục do các đối tượng 
được thanh toán nộp đến bộ phận kế toán để thanh toán. 
* Chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị) Điều 31 nghị định 43. 
 28
1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý 
cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của 
mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế 
và tài chính của đơn vị. (Quyết định thu, chi tài chính trong đơn vị khi duyệt chi 
cần xem xét kỹ các nội dung, định mức, chế độ trước khi ký vào chứng từ kế 
toán) 
2. Chỉ đạo xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm theo quy định tại Nghị định này báo cáo cơ quan cấp trên. 
3. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo 
hướng dẫn của Bộ Tài chính. 
4. Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định 
của pháp luật; đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm 
xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 
đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật. 
5. Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý 
tài sản theo đúng quy định của pháp luật, phản ảnh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các 
khoản thu, chi của đơn vị trong sổ sách kế toán. Thực hiện các quy định về chế 
độ thông tin, báo cáo hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành. 
6. Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính 
theo quy định hiện hành. 
7. Chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động của 
các tổ chức đảng, đoàn thể. Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để các tổ 
chức Đảng, đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị. 
* Thủ quĩ: Là người quản lý tiền mặt cho cơ quan đơn vị, có trách nhiệm: 
- Cập nhật đầy đủ, chính xác kịp thời thu, chi, tồn quĩ tiền mặt vào sổ quĩ 
dưới sự chỉ đạo của kế toán đơn vị. 
- Mọi khoản thu chi phát sinh phải có chứng từ thu, chi kèm theo chứng từ 
gốc do kế toán lập mới được thu hoăc chi tiền mặt. 
- Khi nhận được phiếu thu, chi phải kiểm tra phiếu thu, chi đã phù hợp 
chưa (Số tiền trên phiếu thu, chi đã khớp đúng với chứng từ gốc chưa, đã có đầy 
đủ chữ ký của người có thẩm quyền hoặc ngày tháng trên chứng từ chưa) trước 
khi thu tiền vào hoặc xuất tiền ra khỏi quĩ. 
- Phối hợp với kế toán thực hiện đối chiếu,kiểm tra, kiểm kê quĩ, khoá sổ 
kế toán quĩ sau mỗi kỳ kế toán. 
- Quản lý các chứng từ kế toán đã thực hiện và bàn giao chứng từ cho kế 
toán trong mỗi kỳ kế toán. 
- Có trách nhiệm quản lý quĩ tiền mặt tại két, không được mang tiền mặt 
ra khỏi két khi chưa có chứng từ do kế toán phát hành và không được mang tiền 
của các nhân để lẫn với quĩ tiền mặt của cơ quan. 
- Sổ quĩ phải ghi chép bằng tay và không được dùng bút đỏ đê ghi chép sổ 
quĩ. không được tẩy xoá số liệu trên sổ quĩ (Trường hợp viết sai dùng bút gạch bỏ 
 29
phần sai và ghi phần đúng vào dòng kế tiếp, không ghi chồng lên phần đã gạch 
bỏ) 
- Có quyền khước từ thu, chi đối với các chứng từ chưa đảm bảo thủ tục. 
- Bảo quản cẩn mật sổ quĩ của cơ quan đơn vị, không được uỷ quyền công 
việc của mình cho người khác khi chưa có lệnh của thủ trưởng đơn vị. 
12. Những người không được làm kế toán (Điều 51 luật kế toán) 
- Bố, mẹ, vợ, chồng,con ,anh, chị , em ruột của người có trách nhiệm quản 
lý điều hành đơn vị kế toán. 
- Thủ kho, thủ quĩ, người mua, bán tài sản trong một đơn vị kế toán. 
PHẦN KẾT LUẬN 
I. Những bài học kinh nghiệm 
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý tài chính tài sản 
trong các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh bản thân mỗi đồng chí cán bộ quản lý, kế 
toán đơn vị không ngừng trao dồi đạo đức cách mạng tận tâm tận lực, tuyệt đối 
chấp hành thực hiện công tác quản lý tài chính tài sản theo đúng tiêu chuẩn định 
mức qui định khi thực hiện nhiệm vụ lấy cơ sở pháp lý là luật và các văn bản 
pháp qui hướng dẫn hiện hành. Bản thân thường xuyên bổ sung kiến thức nắm 
bắt van bản chế độ chính sách mới kịp thời, thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp 
thời mọi chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên và học sinh. Thực hiện đúng 
chức trách nhiệm vụ được giao luôn nêu cao trách nhiệm là bộ phận phục vụ sự 
nghiệp giáo dục và Đào tạo. 
 Thực hiện quản lý tài chính tài sản đúng theo luật ngân sách nhà nước 
tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chứng từ, thực hiện đối chiếu kiểm tra 
trước tham mưu chi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
Giúp cho cán bộ quản lý và kế toán có thêm tài liệu để tham khảo vận 
dung vào thực tế công việc hàng ngày. 
Từng bước hoàn thiện công tác quản lý tài chính toàn ngành. 
III. Khả năng ứng dụng triển khai. 
Sát thực rễ thực hiện có khả năng ứng dụng trong toàn ngành. 
IV. Kiến nghị đề xuất. 
1. Đối với Chủ Tài khoản và kế toán đơn vị. 
* Tăng cường công tác tự nghiên cứu học hỏi, tham gia đầy đủ các lớp tập 
huấn về chuyên nghiệp vụ, tăng cường trao đổi thông tin nhất là những vấn đề 
mới, vấn đề khó để triển khai thực hiện công việc chính sác, đạt hiệu quả cao. 
* Đối với các đ/c Chủ tài khoản trao dồi học hỏi không ngừng nâng cao 
trình độ quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ với bộ phận tham mưu chỉ đạo 
chuyên môn thuộc VPS, sâu sát cần quan tâm chỉ đạo thật sát sao hơn nữa trong 
quản lý tài chính của đơn vị như: 
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra (Quá trình ký duyệt CT thanh toán rà 
soát, xem xét kỹ trước khi ký) tăng cường giám sát kịp thời phát hiện những biểu 
 30
hiện sai sót chấn chỉnh uốn nắn, chỉ đạo kế toán và thủ quĩ thực hiện tốt công tác 
quản lý tài chính trong đơn vị thực hiện nghiêm túc qui chế công khai tài chính 
theo đúng chế độ qui định. 
- Phổ biến, hướng dẫn tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường 
cùng nắm được những quy định, nguyên tắc trong quản lý tài chính, qua đó cùng 
nhau giám sát kiểm tra nhằm giảm thiểu những sai sót trong chứng từ thanh 
toán, thường xuyên trao đổi với phòng ban chuyên môn thuộc sở, tranh thủ ý 
kiến tư vấn chỉ đạo của phòng chuyên môn để hoàn thiện công tác quản lý tài 
chính tài sản của đơn vị 
* Đối với các đ/c kế toán phải đầu tư hơn nữa vào công việc chuyên môn 
của mình như: thường xuyên nghiên cứu, học hỏi cập nhật chế độ chính sách liên 
quan, nắm chắc các nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản để tham mưu cho thủ 
trưởng đơn vị quyết định đúng đắn các vấn đề trong công tác quản lý tài chính, tài 
sản. 
 * Đối với các đ/c chí thủ quỹ: 
Nắm chắc chức năng và nhiệm vụ của mình, phối hợp với kế toán đơn vị 
thực hiện tốt việc quản lý tài chính trong đơn vị. 
2. Đối với phòng ban chuyên môn thuộc Văn phòng Sở. 
Cần sâu sát hơn nữa tránh chủ quan duy ý trí, hình thức, tăng cường sự 
trao đổi thông tin với cơ sở, đi sâu đi sát cơ sở kịp thời nắm bắt diễn biến tình 
hình cơ sở, tư vấn kịp thời tham mưu với lãnh đạo ngành chỉ đạo tập trung, chú 
trọng quan tâm chỉ đạo đơn vị còn hạn chế yếu về quản lý tài chính. 
3. Đối với Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh cấp đầy đủ kinh phí 
cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và Đào tạo theo đúng chế độ qui định đảm bảo 
đủ cơ cấu 80% chi cho con người và 20% chi nghiệp vụ chuyên môn đúng như 
qui định tại QĐ số 29 của UBND tỉnh Lai Châu về giao định mức kinh phí cho 
các đơn vị theo mức lương tối thiểu chung từng giai đoạn khi nhà nước thay đổi 
chế độ tiền lương. Giao kinh phí cho sự nghiệp quản lý giáo dục nên có tính đặc 
thù cao hơn ngành chuyên môn khác vì lĩnh vực quản lý ngành mạng lưới 
trường lớp rộng khắp đến cả những điểm bản phải thường xuyên đi cơ sở mới 
nắm bắt được tình hình để hướng dẫn chỉ đạo kịp thời hiệu quả, tránh tình trạng 
quan liêu sa rời thực tế. 
 Lai châu, ngày 5 tháng 5 năm 2013 
 Người viết đề tài 
 Bùi Văn Quyết 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_tang_cuong_nang_luc_quan_ly_tai_chinh_trong_cac_don_vi_truc_thuoc_so.pdf
Sáng Kiến Liên Quan