Đề tài Tạo biểu tượng về thời gian, không gian trong dạy học chương “Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX"

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 . Lý do chọn đề tài

Lịch Sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử mà chúng ta nhắc đến đều là những sự việc đã xảy ra, nó mang “tính quá khứ”. Đây là điều khác biệt giữa hiện tượng lịch sử và hiện tượng tự nhiên. Bởi vậy, người ta không thể quan sát được lịch sử chỉ nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại, các nguồn tài liệu hiện vật mà ngành khảo cổ học nghiên cứu, tìm kiếm được hoặc có thể là dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự vừa mới xảy ra mà con người biết ở dân tộc mình hay một dân tộc khác để phân tích, suy nghĩ những vấn đề lịch sử mà chúng ta đang nghiên cứu; dùng các loại tài liệu này để tham khảo chứ không thể thay thế hiện tượng lịch sử khách quan đã diễn ra. Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại cả về thời gian và không gian, không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào hoàn toàn giống nhau, dù có điểm giống nhau; “sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại”, đó là sự kế thừa, phát triển. Do đặc điểm của Lịch sử là học sinh không thể trực quan sinh động, trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu như trong khoa học tự nhiên, học sinh cũng không thể trực tiếp làm thí nghiệm đối với sự kiện, hiện tượng đang nghiên cứu. Nhưng, cũng như các môn học khác, việc học tập lịch sử cũng phải tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức: qua giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính của quá trình học tập lịch sử. Có thể nói tạo biểu tượng là giai đoạn nhận thức cảm tính của quá trình học tập lịch sử.

 

docx55 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tạo biểu tượng về thời gian, không gian trong dạy học chương “Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra dưới danh nghĩa Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế - cuộc đấu tranh tự vệ của nhân dân ta.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX
23’
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
GV chiếu lên màn hành “Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy”, “Lược đồ khởi nghĩa Hương khê”, ảnh Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng và đoạn tư liệu thành văn giới thiệu về địa bàn hoạt động của nghĩa quân trong khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê,
Hoạt động nhóm
HS quan sát lược đồ, tranh ảnh, đọc tư liệu thành văn
Nguyễn Thiện Thuật
(1844 -1926)
Phan Đình Phùng
(1847 – 1895)
(
Bãi Sậy trước đây còn có tên gọi khác là đầm Dạ Trạch, là một trong những căn cứ kháng chiến tiêu biểu nhất ở Bắc Kì cuối thế kỉ XIX. Nhìn trên lược đồ ta thấy, vùng căn cứ của nghĩa quân được kí hiệu bằng những kẻ sọc thẳng. Nơi đây vốn là vùng lau sậy um tùm, nay thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên, nằm giữa vùng đồng bằng, trên tuyến đường giao thông quan trọng Hà Nội – Thái Bình. Ngoài bãi sậy (Hưng Yên), nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông (thuộc Kinh Môn – Hải Dương và Thủy Nguyên – Hải Phòng). Xưa kia, Bãi Sậy là vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Dưới thời vua Tự Đức, vì không chú trọng công tác đê điều và sự bất lực của vua quan triều đình, nên đê sông Hồng bị vỡ 18 năm liên tục, nhân dân phải bỏ đi nơi khác kiếm sống, ruộng đất bỏ hoang, dần dần biến thành vùng lau sậy um tùm. Nguyễn Thiện Thuật đã biến nơi đây thành căn cứ kháng chiến trong những năm 1883 – 1892. Điểm nổi bật của căn cứ là nghĩa quân không xây dựng những công sự, đồn lũy kiên cố trên mặt đất mà bố trí nhiều bẫy ngầm ở các tuyến đường giao thông quan trọng: Hà Nội – Hải Dương, Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình.
 Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, thời gian kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương. Lược đồ diễn tả địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê lan rộng khắp 4 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đó là vùng biên giới Việt – Lào hiểm trở, với địa hình này phát huy được lối đánh du kích. Đại bản doanh đặt tại khu Ngàn Trươi thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), dựa lưng vào dãy Trường Sơn hiểm trở. Trước đây nhà Trần, nhà Lê đã sử dụng nơi đây để chống quân Nguyên và quân Minh giành thắng lợi. Khu căn cứ Ngàn Trươi là vùng rừng núi rậm rạp, nằm ở cuối con sâu Ngàn Sâu, có dãy núi Vụ Quang hiểm trở, từ Ngàn Trươi có ba con đường độc đạo, khúc khửu có thể vào Quảng Bình, Quảng Trị và ra Nghệ An, Thanh Hóa, thông sao Lào và Xiêm. Nếu không thông thạo đường sẽ lạc vào khu rừng lầy lội, có khu bùn sâu ngập tới bụng. Lợi dụng địa thế hiểm trở, nghĩa quân chủ yếu áp dụng lối đánh du kích, lấy yếu đánh mạnh làm cho quân Pháp nhiều phen khốn đốn.
GV chia lớp thành 4 nhóm GV giao nhiệm vụ: HS quan sát lược đồ, tranh ảnh, đọc tư liệu thành văn, kết hợp đọc nội dung SGK, làm việc theo nhóm:
Nhóm 1, 3: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Nhóm 2, 4: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
GV quan sát, hướng dẫn, bao quát lớp
GV gọi nhóm 1 và 2 trình bày, nhóm 3 và 4 bổ sung
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
HS làm việc theo nhóm
Các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm 1, 3: 
- Địa bàn hoạt động rộng khắp Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Đinh, Quảng Yên.
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít, Nguyễn Thiện kế,...
- Tổ chức trang bị: nghĩa quân chia thành nhóm nhỏ 20 – 25 người, trà trộn vào dân, vũ khí chủ yếu tự chế.
- Diễn biến
+ 1885 – 1887, nghĩa quân tập trung xây dựng căn cứ, bẻ gãy nhiều trận càn của địch.
+ 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
+ 1889, quân Pháp vùng tay sai bao vây căn cứ chính, hai bên giao chiến quyết liệt, nghĩa quân giành thắng lợi lớn,...
+ 1892, tan rã.
Nhóm 2, 4:
- Căn cứ chính: vùng núi hiểm trở 2 huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) đại bản doanh ở núi Vụ Quang.
- Lực lượng tham gia: đông đảo, nhân dân 4 tỉnh
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Diễn biến:
+ 1885 – 1888: thời kỳ xây dựng lực lượng.
+ 1888 – 1896: chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại
- Khởi nghĩa Bãi Sậy: nghĩa quân phiên chế từng nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên địa bàn rộng, hoạt động du kích kết hợp binh vận, dân vận, chống càn, đánh đồn
-Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho phong trào Cần Vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.	
 Cao Thắng đã cùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo giống hệt súng trường ở công binh xưởng ở nước ta ( Pháp)chế tạo, chỉ khác hai điểm: lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kĩ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. Vè quan đình ca ngợi:
“Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho chí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe”.
GV yêu cầu HS kẻ bảng vào vở
Cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
Kết quả, ý nghĩa
Bãi Sậy
(1883-1892)
Nguyễn Thiện Thuật
- Căn cứ chính ở Bãi Sậy (Hưng Yên).
- Địa bàn hoạt động lan sang Hải Dương , Bắc Ninh,
- Giai đoạn 1885-1887, nghĩa quân đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.
- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt, nghĩa quân di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng.
- Căn cứ Bãi Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc (8/1889).
- Để lại những kinh nghiệm trong tác chiến ở đồng bằng.
Hương Khê (1885-1896)
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh).
- Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
- Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,..
- Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào trận chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Phan Đình Phùng hi sinh (12/1895); năm 1896, khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
13’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 
1913)
2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
a. Nguyên nhân
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế. Họ sẵn sàng đứng dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy khởi nghĩa.
b. Diễn biến
- Giai đoạn 1884 – 1892, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm, nghĩa quân đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
- Giai đoạn 1893 – 1897, do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng).
- Giai đoạn 1898 – 1908, trong 10 năm hòa hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
- Giai đoạn 1909 – 1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
c. Ý nghĩa
- Thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
GV chiếu lên màn hình “Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế”, hình ảnh Hoàng Hoa Thám, một đoạn tư liệu thành văn viết về căn cứ Yên Thế.
Hoạt động cá nhân
HS quan sát lược đồ, hình ảnh và đọc tư liệu thành văn
Hoàng Hoa Thám
(1858 – 1913)
Yên Thế là vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, nơi có địa thế hiểm trở, nhưng giao thông thuận lợi. Từ Yên Thế có thể thông sang Thái Nguyên, Tam Đảo, tỏa về Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh. Phía Bắc Yên Thế là những dãy núi hiểm trở như những bức tường thành kiên cố; phía Đông là sông Thương giống như đường ranh giới tự nhiên; phía Tây Bắc giáp những cánh rừng rậm rạp của Thái Nguyên; phía Nam giáp các huyện khác của Bắc Giang, phía Tây là những miền đất quang đãng, lưa thưa có một vài ngọn đồi và những cánh rừng thưa thớt. Địa hình Yên Thế là vùng đất cao, nhiều đồi và cây rừng rậm rạp, lối đi là những đường mòn ngoằn nghoèo lúc ẩn lúc hiện. Địa hình rừng núi như thế tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân chiến đấu. Quân Pháp phải thừa nhận rằng: “Đó là nơi lí tưởng để đánh phục kích chống lại quân đội chúng ta. Quân của Thám có thể kéo ta vào một nơi rậm rạp, có những đường hào xung quanh đầy chướng ngại vật, rồi bất ngờ tấn công chúng ta nhưng cũng biến rất nhanh mà không để lại một dấu vết”.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, đọc tư liệu thành văn, kết hợp đọc nội dung SGK mục 4/tr.133 – 135, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
1. Điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào Cần vương và những cuộc đấu tranh tự vệ là gì?
2. Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế?
3. Sử dụng lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
4. Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
5. Nhận xét về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?
GV sử dụng lược đồ khắc sâu cho HS những biểu tượng về thời gian, không gian như: các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa, căn cứ Phồn Xương, Yên Thế
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
- Phong trào yêu nước diễn ra liên tục, sôi nổi và gây cho Pháp nhiều tổn thất. 
- Tuy nhiên, các phong trào đều thất bại do:
+ Chênh lệch lực lượng lớn
+ Chưa có đường lối đúng đắn
+ Chưa có sự liên kết giữa các phong trào.
=> Phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp. Nhà nước phong kiến đã hết vai trò lịch sử (không tập hợp được lực lượng, không lãnh đạo)
=> Phong trào yêu nước tiến bộ theo khuynh hướng mới ra đời.
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
1. Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào tự vệ nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, là phong trào tự phát của nhân dân.
2. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.
3. Về diễn biến khởi nghĩa Yên Thế chia làm 4 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn 1884-1892
+ Giai đoạn 1893-1897
+ Giai đoạn 1988-1908
+ Giai đoạn 1909-1913
4. Thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
5. Quy mô rộng khắp cả nước, tính chất quyết liệt nhưng đều thất bại do chênh lệch lực lượng, chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, các phong trào chưa liên kết được với nhau.
2’
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
+ Song song với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương còn có các cuộc nổi dậy của nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số (phong trào đấu tranh tự vệ ), tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
+ Mặc dù thất bại, phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân, vì nền độc lập, tự do của đất nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
4. Bài tập và dặn dò: (1')
- Bài tập: Qua diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương, Em hãy rút ra đặc điểm chung của phong trào?
Gợi ý : - Mục tiêu của phong trào: chống đế quốc và phong kiến đầu hàng
	 - Tính chất nổi bật: yêu nước, chống xâm lược trên lập trường phong kiến
	 - Nguyên nhân thất bại (chủ quan, khách quan), chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, nhiều khi mới chỉ lấy cái "tôi", cái anh hùng để đối chọi với giặc, do đó không thể làm nên thắng lợi.
	- Ý nghĩa: nêu cao ý chí tự cường dân tộc
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
III.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm, để khách quan tôi đã tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả với nội dung cụ thể như sau:
Câu hỏi kiểm tra:
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao nghĩa quân Hưng Yên chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ chống Pháp ?
A. Địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho đánh du kích.
B. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm, dẽ che dấu lục lượng và mai phục.
C. Vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ.
D. Vùng trung du, dẽ tấn công và phòng thủ.
Câu 2: Vì sao nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp ?
A. Thế và lực của ta mạnh hơn Pháp.
B. Củng cố căn cứ, xây dựng lực lượng.
C. Do Pháp đàn áp, ta tổn thất nặng nề.
D. Cần thương lượng để chia sẻ vùng Yên Thế.
Câu 3: Sự kiện nào dẫn đến Pháp quyết định mở cuộc tấn công tiêu diệt bằng được phong trào Yên Thế ?
A. Vụ đầu đôc lính Pháp ở Hà Nội.
B. Sau khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
C. Sau khi Đề Thám giảng hòa lần 1.
D. Sau khi Đề Thàm giảng hòa lần 2.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương ?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 5: Chỉ ra cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Câu 6: Trước hành động bội ước của Pháp, nghĩa quân Yên Thế đã làm gì để tiếp tục hoạt động ?
A. Chia nhỏ và trà trộn vào dân.
B. Thu hẹp địa bàn hoạt động.
C. Liên kết với những phong trào khác.
D. Chuyển sang vùng khác đề hoạt động.
II. Tự luận
GV in trên đề kiểm tra “Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê” và đặt câu hỏi:
1) Phân tích ưu và nhược điểm của căn cứ Hương Khê (Hà Tĩnh)?
2) Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
* Sau khi chấm bài kiểm tra, tôi thu được kết quả như sau:
 Điểm
Lớp
Giỏi
(9-10)
Khá
(7-8)
Trung bình
(5-6)
Yếu
(3-4)
Kém
(0-2)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
(45 HS)
1
2,2
10
22,2
20
44,4
10
22,2
4
9,0
11A3
(45 HS)
7
15,6
25
55,6
13
28,8
0
0
0
0
Qua kết quả kiểm tra, chúng ta thấy có sự phân hóa và độ chênh lệch điểm giữa 2 lớp. Với lớp 11A3 vận dụng các biện pháp tạo biểu tượng về thời gian, không gian cho học sinh giúp các em hứng thú học tập, nắm chắc nội dung và khắc sâu biểu tượng nên có tỉ lệ điểm từ 8 – 10 cao hơn lớp 11A1. Đặc biệt, ở lớp thực nghiệm (11A3) không có học sinh bị điểm dưới trung bình, chứng tỏ các em tiếp thu bài học tốt hơn nên kết quả cao hơn ở cả phần tự luận và trắc nghiệm. Còn lớp 11A1, các em chưa có hứng thú trong học tập nên nhận thức còn hạn chế đặc biệt là phần tự luận, điều này phản ánh qua số lượng học sinh bị điểm trung bình, yếu, kém chiếm tỷ lệ tương đối cao (trung bình 50%, yếu kém 26,3%).
Mặc dù cùng trình độ, khả năng nhận thức nhưng với phương pháp dạy học khác nhau thì cho kết quả khác nhau. Bên cạnh những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, giáo viên vận dụng các biện pháp sư phạm trong việc tạo biểu tượng về thời gian, không gian cho học sinh trong dạy học Lịch sử là điều vô cùng quan trọng, nhằm phát huy tính tích cực học tập giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử. 
Tóm lại, qua thực nghiệm, tôi thấy được những ưu điểm của việc vận dụng các biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng về thời gian, không gian trong dạy học bộ môn cho học sinh. Nó tạo hứng thú để học sinh suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện sự năng động, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu và nắm chắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các em thêm yêu lịch sử, hiểu biết nhiều hơn về truyền thống văn hóa dân tộc.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
IV.1. Kết luận
Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó học sinh không trực tiếp quan sát, xa lạ với đời sống hiện nay, với kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Vì vậy, trong việc tạo biểu tượng giáo viên phải làm cho các sự kiện lịch sử khách quan xích lại gần với khả năng hiểu biết của các em. Ý nghĩa to lớn của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử trước tiên ở chỗ nó là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử,... Nội dung của các hình ảnh lịch sử, bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận càng bền vững bấy nhiêu. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện. Biểu tượng rất gần với khái niệm đơn giản. Việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh, vì chỉ thông qua hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em.
Trong các loại biểu tượng lịch sử, biểu tượng về thời gian và không gian của sự kiện, hiện tượng lịch sử là biểu tượng không thể thiếu trong dạy học. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian nhất định, trong những thời gian và không gian khác nhau. Nếu tách sự kiện, hiện tượng ra khỏi thời gian và không gian tồn tại của nó thì không hiểu được bản chất của sự kiện. Biểu tượng về thời gian và không gian giúp học sinh hiểu được lịch sử thông qua những nét điển hình, khái quát, hiểu sâu sắc các mối liên hệ của sự kiện lịch sử thông qua số liệu, tài liệu, bản đồ, mô hình, sa bàn, tranh ảnh, băng thời gian, sơ đồ, đồ thị, niên biểu, lịch can chi,... Biểu tượng về thời gian, không gian góp phần tạo hứng thú, phát huy tính tích cực học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
Tạo biểu tượng về thời gian, không gian được sử dụng khi trình bày bài mới, củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị để tiếp thu các bài học tiếp theo, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh.
IV.2. Khuyến nghị
Xuất phát từ thực tế của việc dạy học lịch sử tại các trường trung học phổ thông, trong đó có cả trường bản thân đang trực tiếp giảng dạy, tôi xin được đề xuất một số ý kiến sau:
Thứ nhất, ngay tại các trường Đại học sư phạm nói chung và khoa Lịch sử của các trường nói riêng cần quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, trong đó có kĩ năng tạo biểu tượng về thời gian, không gian của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Còn đối với giáo viên, thường xuyên có các lớp bồi dưỡng về kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kĩ năng tạo biểu tượng về thời gian, không gian nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Thứ hai, các cấp, các ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, nhất là các trường THPT để có phương tiện, đồ dùng dạy học, tránh tình trạng giáo viên lên lớp “dạy chay”, dạy học nhồi nhét, dạy cho hết tiết, không tạo được biểu tượng và hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ ba, cần có phòng học bộ môn để học sinh được thực sự hòa vào môn học, góp phần đưa các em trở lại với thời gian, không gian của sự kiện lịch sử mà giáo viên đang dạy. Qua đó, giúp học sinh hiểu và nhớ lịch sử sâu hơn, các em yêu thích môn học hơn.
Trên đây là một số các biện pháp trong việc tạo biểu tượng về thời gian, không gian cho học sinh trong dạy học Lịch sử mà bản thân đã áp dụng, nhận được kết quả khả quan. Do đó, tôi nêu ra để bạn bè đồng nghiệp tham khảo. Nếu có gì sai sót rất mong nhận được sự đóng góp từ mọi người để giúp tôi hoàn thành đề tài tốt hơn. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử và đem lại cho các em học sinh thân yêu những tiết học thú vị, bổ ích.

File đính kèm:

  • docxNGUYEN VAN QUY SANG KIEN dat giai C cap So_12551586.docx
Sáng Kiến Liên Quan