Đề tài Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục công dân

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

NHÓM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở MÔN GDCD

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt

nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,

trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi

dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong

công cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân. Là biện

pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược trong việc bồi dưỡng, xây dựng, hình thành

những thế hệ công dân, người lao động mới trong nhà nước pháp quyền XHCN

Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Đối với người dân nói

chung và học sinh, sinh viên nói riêng thì trong cuộc sống hàng ngày luôn cần đến

pháp luật. Hiểu biết pháp luật sẽ giúp họ nắm được những chuẩn mực ứng xử trong

đời sống xã hội, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ cơ bản

của công dân, khuyến khích họ tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp

luật.

Thực hiện chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2013 của ban bí thư TW Đảng về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng

cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và triển khai thực hiện Đề án 1928 “

Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhà trường”,

ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng đổi mới, thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả

cao trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước và để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp

giáo dục Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Để phát triển giáo dục trước hết phải nâng

cao chất lượng giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học là một

trong những con đường quan trọng và công cụ thiết yếu. Bên cạnh các phương pháp dạy

học truyền thống được sử dụng ở các nhà trường trung học cơ sở (THCS) và trung học

phổ thông (THPT), có nhiều trường đã và đang kết hợp sử dụng các phương pháp dạy

học tích cực

pdf32 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3897 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận kỹ lưỡng nội dung của cả bài, không có hiện tượng bỏ qua kiến thức. Nếu giáo 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 19 
viên giao nhiệm vụ trước cho học sinh, học sinh sẽ tập trung vào mục mình sẽ làm 
mà bỏ qua các mục khác, dẫn tới có nội dung được nghiên cứu sâu, nhưng có những 
mục học sinh không hiểu. 
 - Từ phần trung tâm mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn trên bảng, học sinh là đại 
diện của mỗi nhóm phải hội ý với nhau và thống nhất cách sẽ thiết kế và sử dụng 
màu sắc cho sơ đồ bài học mới. Học sinh có thể dùng đường cong, vòng tròn, hình 
chữ nhật hay các hình vẽ khác để thiết kế nội dung của nhóm mình, việc này không 
cần phải quy định bởi mỗi học sinh sẽ có một ý tưởng mới. Các học sinh đã lên 
thiết kế ở tiết này sẽ không lên ở tiết sau, điều này sẽ giúp học sinh luôn ở tư thế 
chuẩn bị để làm việc. 
 - Kết quả sau khi thiết kế trên bảng xong, ta sẽ có một sơ đồ tư duy về tổng thể nội 
dung bài học mới, với rất nhiều ý tưởng và hình vẽ độc đáo, sáng tạo. 
 - Trong khi học sinh là đại diện của nhóm lên trình bày hay vẽ trên bảng, giáo 
viên sẽ lôi kéo sự tập trung của học sinh dưới lớp về phía mình bằng các kiến thức 
mới có liên quan tới bài học. Thao tác này đòi hỏi người giáo viên phải nghiêm túc 
và có cách truyền đạt lôi cuốn mới thu hút được học sinh bởi vì, hầu hết học sinh sẽ 
háo hức nhìn xem bạn mình đang thiết kế và có ý tưởng gì mới trên bảng, các ý 
tưởng đó có đúng như nhóm đã thảo luận không? Các nhóm bên cạnh có ý tưởng gì 
mới không? Nên lúc này nếu giáo viên không chỉnh đốn kịp thời, lớp học sẽ dễ bị 
mất tập trung và rơi vào tình trạng ồn ào mất kiểm soát. 
 Hoạt động 4: Học sinh thảo luận lớp, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ 
đồ tư duy về kiến thức của bài học. 
 Hoạt động 5: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã 
chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn 
chỉnh. 
 Hoạt động 6: Giáo viên nhận xét tiết học, đánh giá hoạt động từng nhóm 
và cho điểm những học sinh có thành tích tốt trong tiết học và dặn dò chuẩn bị 
bài mới. 
 Kết quả bài học được xây dựng bởi hoạt động chuẩn bị ở nhà của học sinh, hoạt 
động thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp, thiết kế sơ đồ tư duy của các nhóm và 
hoạt động thảo luận chung của cả lớp. 
 Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học 
sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về 
mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần). 
 Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây 
dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách 
diễn đạt riêng của mỗi người, sơ đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến 
thức đã học trong sách vở và những hiểu biết của học sinh trong cuộc sống để 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 20 
phát triển, mở rộng ý tưởng. Sau khi học sinh tự thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc 
thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học 
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 21 
Phần 3 
TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT DẠY GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN VỚI KỸ THUẬT SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT 
HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ( Tiết 1) 
 1. Mục tiêu bài học 
 Học xong bài này học sinh cần đạt được: 
 1.1. Về kiến thức 
 Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật 
 1.2. Về kỹ năng 
 - Học sinh biết thực hiện đúng pháp luật giao thông đường bộ khi đi trên đường 
(đi bộ, đi xe đạp, đi xe đạp điện, ngồi trên xe máy). 
 - Biết giữ gìn, bảo vệ và tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường khu 
dân cư, nơi công cộng. 
 - Biết giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc di sản văn hóa ở địa phương mình và ở các địa 
phương khác. 
 - Biết giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và tài sản nơi công cộng. 
 1.3. Về thái độ 
 - Tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng các qui định của pháp luật trong các lĩnh 
vực cụ thể của cuộc sống. 
 - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật. Khi thấy những người xung 
quanh thực hiện đúng pháp luật thì phải có thái độ đồng tình, khuyến khích, không 
bàng quan. 
 2. Nội dung 
 - Khái niệm thực hiện pháp luật. 
 - Các hình thức thực hiện pháp luật. 
 3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học 
 - Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận lớp, thuyết trình. 
 - Kỹ thuật sơ đồ tư duy. 
 4. Tài liệu và phương tiện 
 - Sách giáo khoa, tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút màu. 
 - Máy tính, máy chiếu. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 22 
 5. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị ở nhà của học sinh 
 - Giáo viên kiểm tra và nhận xét việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
Hình 1: Một bài chuẩn bị ở nhà của học sinh 
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm lập sơ đồ tư duy về khái niệm và các hình 
thức thực hiện pháp luật 
 - Giáo viên giới thiệu bài mới: Giáo viên gợi ý để học sinh nêu một vài ví dụ, 
hiện tượng vi phạm pháp luật mà các em thường quan sát thấy hoặc biết được qua 
các phương tiện thông tin đại chúng như: thông tin về vi phạm Luật Giao thông, 
các tội phạm về ma túy, cướp giật tài sảnvà yêu cầu học sinh phân tích tác hại và 
hậu quả của các vi phạm đó ( xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người 
khác, gây mất trật tự an toàn xã hội,). Giáo viên nhận xét: Pháp luật với ý nghĩa 
là phương tiện quản lí của Nhà nước và là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích 
hợp pháp của công dân chỉ phát huy tác dụng khi dược mọi người dân, tổ chức, cơ 
quan nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh; nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp luật 
thì phải bị xử lí nghiêm. Nội dung bài học này sẽ giúp các em hiểu thế nào là thực 
hiện pháp luật và xử lí vi phạm pháp luật. 
 Giáo viên: 
 - Chia lớp thành 4 nhóm 
 - Yêu cầu mỗi nhóm lập sơ đồ tư duy về khái niệm, các hình thức thực hiện 
pháp luật và lấy ví dụ mỗi hình thức. 
 - Qui định thời gian làm việc của các nhóm là 12 phút. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 23 
 Học sinh các nhóm trao đổi, thảo luận để thiết kế được sơ đồ tư duy thể hiện nội 
dung bài học. 
Hình 2: Sơ đồ bài học của nhóm 3 
Hình 2: Sơ đồ bài học của nhóm 4 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 24 
 Hoạt động 3: Đại diện các nhóm báo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy của 
nhóm mình 
 Mỗi nhóm cử 1 học sinh đại diên nhóm mình mang sơ đồ tư duy lên treo trước 
lớp và thuyết trình về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.( Giáo viên có thể 
yêu cầu bất kì một học sinh nào trong nhóm lên thuyết trình sơ đồ tư duy của nhóm 
mình để tránh hiện tượng ỷ lại trong học sinh) 
 Học sinh nhận xét, bổ sung sơ đồ tư duy của các nhóm 
 Hoạt động 4: Học sinh thảo luận lớp, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ 
đồ tư duy về kiến thức của bài học. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp tìm ra một sơ đồ tư duy tốt nhất của các 
nhóm, sau đó cố vấn giúp học sinh cả lớp hoàn chỉnh sơ đồ tư duy thể hiện nội 
dung bài học. 
 Hoạt động 5: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã 
chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn 
chỉnh. 
 Giáo viên treo sơ đồ tư duy đã được học sinh chỉnh sửa hoàn chỉnh ở giữa bảng 
hoặc chiếu sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn và cho học sinh lên thuyết 
trình lại nội dung bài học. 
 Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về nội dung 
bài học và để khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy cho học sinh: 
 Phân tích điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật? 
 Học sinh trả lời câu hỏi. 
 Giáo viên nhận xét và kết luận: 
 - Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào 
cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện. 
 - Khác nhau: Trong các hình thức thực hiện pháp luật thì chỉ có hình thức sử 
dụng pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền 
được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện. 
 - Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ qui định, công dân từ 18 tuổi trở lên có 
quyền điều khiển xe máy có dung tích xi lanh từ 50 cm trở lên. Khi ấy, những 
người đạt độ tuổi này có thể đi xe gắn máy và có thể đi xe đạp (không bắt buộc 
phải đi xe gắn máy). 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 25 
Hình 4: Sơ đồ bài học hoàn chỉnh 
Hình 5: Một sơ đồ bài học hoàn chỉnh được thiết kế bằng phần mềm MindMap 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 26 
 Hoạt động 6: Giáo viên nhận xét tiết học, đánh giá hoạt động từng nhóm 
và cho điểm những học sinh có thành tích tốt trong tiết học và dặn dò chuẩn bị 
bài mới. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 27 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Trong thực tiễn giảng dạy tôi đã áp dụng kết hợp kỹ thuật sơ đồ tư duy với 
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục 
công dân. Việc áp dụng này được hầu hết giáo viên trong tổ bộ môn hết sức ủng hộ 
và đều cho rằng việc áp dụng kết hợp kỹ thuật sơ đồ tư duy với phương pháp thảo 
luận nhóm trong dạy học làm cho mỗi tiết học giáo dục pháp luật không còn khô 
khan, cứng nhắc mà nó trở nên lôi cuốn, sinh động, hấp dẫn từ chính việc học sinh 
được tự thiết kế, chuẩn bị bài học ở nhà, trao đổi thảo luận với các bạn cùng với các 
ví dụ pháp luật từ thực tiễn mà các em đưa vào bài học. Đây là điều rất khó làm 
được trong mỗi bài dạy giáo dục pháp luật từ trước đến nay. 
 Về phía học sinh, qua trao đổi trong lớp cũng như ngoài lớp học, đa số học sinh 
đều hết sức ủng hộ và cho rằng với cách học này, các em sẽ hiểu nội dung bài học 
dễ hơn, có bức tranh tổng thể về bài học trên bảng và trong vở học và có được các 
từ chìa khóa cần thiết cho bài học cũng như có được thành quả lao động sáng tạo 
của chính mình và đặc biệt hơn nữa là các em hiểu và thuộc bài ngay trên lớp. 
Đồng thời các em cũng nhận thấy, học theo phương pháp và kỹ thuật này học sinh 
sẽ không phải ghi chép bài như những tiết học truyền thống, thời gian ghi chép 
bài đó đã được thay thế bằng các hoạt động tích cực, nghiên cứu và thảo luận về 
nội dung của bài mới. Học sinh luôn phải làm việc tích cực và đầy hứng thú khi 
thảo luận và thiết kế hay phát biểu ý tưởng của mình trước cả nhóm. Mỗi cá nhân 
trong nhóm đều phát huy hết khả năng của mình và được thầy cô cùng các bạn ghi 
nhận. Chính việc học sinh tích cực hơn trong mỗi bài học giáo dục pháp luật đã 
giúp các em thấy được tìm hiểu pháp luật là có ích cho chính cuộc sống của mình 
và khích thích các em say mê hơn với bài học. Hơn nữa trong suốt quá trình học 
tập sẽ rèn luyện cho học sinh biết cách trình bày trước tập thể, không nhút nhát tự 
ti nữa, các em sẽ mạnh dạn và tin vào chính mình, đó cũng là mục tiêu của giáo 
dục nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng để góp phần hình thành người 
lao động mới trong xã hội hiện đại. 
 Bảng thống kê kết quả học tập môn Giáo dục công dân của 3 lớp 12 mà tôi 
giảng dạy dưới đây phần nào thể hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này 
trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục công dân của bản thân tôi tại trường 
THPT Kiệm Tân. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 28 
Bảng thống kê xếp loại môn GDCD của học sinh 3 lớp 11 năm học 2013-2014 
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
11C4 39 3 7.6 12 30.8 22 54 3 7.6 
11C5 41 4 9.7 15 36.6 19 46.4 3 7.3 
11C6 40 3 7.5 10 25 25 62.5 2 5 
Bảng thống kê xếp loại môn GDCD của học sinh 3 lớp 12 năm học 2014-2015 
( 3 lớp 11 cũ) 
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
12S4 39 6 15.4 31 79.5 2 5.1 0 0 
12S5 40 5 12.5 30 75 5 12.5 0 0 
12S6 40 7 17.5 31 77.5 2 5 0 0 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 29 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 Đây là một vấn đề không còn là mới mẻ trong ngành giáo dục nói chung và 
trong môn học Giáo dục công dân nói riêng. Chính vì vậy việc áp dụng các phương 
pháp, kĩ thuật giáo dục tích cực để dạy học được Ban giám hiệu nhà trường cũng 
như đồng nghiệp hết sức ủng hộ, học sinh tích cực đóng góp xây dựng bài học, từ 
đó các nội dung giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống của chính học sinh một cách 
tự nhiên. 
 Tuy nhiên việc áp dụng cũng gặp những khó khăn nhất định. Để xây dựng được 
nội dung bài học giáo dục pháp luật vừa đảm bảo về mặt kiến thức vừa kích thích 
được tính tích cực trong học tập của học sinh trong mỗi bài học giáo dục pháp luật 
đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kinh nghiệm sống phong phú, khối lượng kiến 
thức lớn, thường xuyên cập nhật những thông tin từ thực tế xã hội và hơn hết phải 
sử dụng tốt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để thu hút được sự quan 
tâm, hứng thú của học sinh. Việc làm này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải thực sự 
“yêu nghề, yêu trẻ”, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để đảm bảo khi lên lớp 
giáo viên đóng vài trò người hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, hoàn toàn không phải 
giảng giải quá nhiều, mất thời gian và gây nhàm chán. 
 Trong suốt quá trình áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với sử dụng 
sơ đồ tư duy tôi thấy sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang 
hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, các cá nhân có thể nắm 
bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở 
nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều 
này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời 
gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Trong quá trình thảo luận nhóm 
có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không 
hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử 
dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự 
đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề 
chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không 
những vậy, sơ đồ tư duy đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng 
trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ 
đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều 
được thể hiện trên sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu 
quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều 
rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử 
dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ 
ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn 
vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội 
dung bài học. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 30 
 Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy trong 
dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục công dân nói riêng và trong dạy học 
nói chung có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật 
chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, 
bảng phụ, bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy, hoặc cũng có thể thiết kế 
trên phần mềm sơ đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ 
thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên và học sinh 
sử dụng. 
 Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy 
trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục công dân nói riêng và trong dạy 
học nói chung cũng có một số hạn chế nhất định vì không phải bất cứ tiết học nào 
cũng có thể áp dụng sơ đồ tư duy để dạy và học một cách thành công, đặc biệt là các 
bài học có tính trừu tượng cao. 
 Như vậy, sử dụng thành thạo và hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm kết hợp 
với sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và trong dạy học Giáo dục công dân nói 
riêng sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của 
học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương 
pháp học tập mới, tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo 
viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng 
nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên 
kết chặt chẽ của tri thức. Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho 
công việc lập sơ đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một 
bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao 
hiệu quả của công tác dạy học. Sử dụng phương pháp này trong dạy học kiến thức 
mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả 
100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo 
“kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm 
vui của chính thầy cô giáo. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của 
từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến 
thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi) mà cả về khả 
năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), và quan 
tronh5 hơn là sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào thự tế cuộc sống. 
 Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với sơ đồ tư duy trong dạy 
học nói chung và trong dạy học Giáo dục công dân nói riêng ở trường THPT sẽ dần 
dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có 
cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học và hình thành cho học sinh tinh thần 
hợp tác, làm việc nhóm đó cũng là một trong những yêu cầu cơ bản của người lao 
động trong xã hội hiện đại. Hơn hết, khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kết 
hợp với sơ đồ tư duy trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn Giáo dục công dân 
làm cho nội dung mỗi bài học giáo dục pháp luật trở nên sinh động, hấp dẫn, thu 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 31 
hút được sự quan tâm, chú ý xây dựng bài của học sinh và từ đó làm cho các kiến 
thức pháp luật được các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng. 
 Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nói riêng và các 
phương pháp dạy học tích cực khác nói chung có tính khả thi cao góp phần đổi mới 
phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THPT. Để từ đó góp phần 
hình thành những người lao động mới trong xã hội hiện đại. 
 Trên đây là một số góp ý để dạy học giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục 
công dân. Trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, kính mong đồng nghiệp 
góp ý để sáng kiến này được nhân rộng. 
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Kiệm Tân 
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt 32 
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. SGK lớp12 NXB Giáo Dục 
 2. SGV lớp12 NXB Giáo Dục 
 3. Bài tập GDCD lớp 12 NXB Giáo Dục 
 4. Tài liệu bồi dưỗng giáo viên lớp 12 môn GDCD 
 5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng NXB Giáo Dục 
 6. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội. 
 7. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) 
 8. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học 
sinh học tập Tạp chí Giáo dục. 
 9. Luật Giáo dục năm 2005 
 10. Một số tài liệu, báo chí, thông tin của truyền hình 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Hoàng Thị Minh Hoạt 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_so_do_tu_duy_ket_hop_voi_phuong_phap_thao_luan_nhom_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan