Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 (Cơ bản)

 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền Giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển hài hòa về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Mục tiêu này lại được cụ thể hóa trong mục tiêu của các môn học, trong chương trình dạy học ở trường Trung học phổ thông.

 Để thực hiện tốt mục tiêu này, bên cạnh việc nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng phân môn, thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học.

 Trong quá trình công tác, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy trong từng bài, từng phần sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức và tạo sự say mê trong học tập môn Địa lí.

 Từ thực tiễn của việc Đổi mới chương trình, Sách giáo khoa Địa lí và thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT trong các năm vừa qua, nhằm góp phần nâng cao khả năng và giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí là rất cần thiết.

 Thông qua đó, tạo cho học sinh có kĩ năng học tập hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập. Ngoài ra còn có thể trang bị cho học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng trong học tập, trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày.

 Từ những lí do thực tế trên, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12- Cơ bản”.

 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

 Thông qua đề tài nghiên cứu nhằm:

 - Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, bằng các cuộc trao đổi, thảo luận.

 - Tạo cho các em có tính năng động, tự lực, sáng tạo và chủ động hơn trong quá trình học tập.

 - Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức, tự hoàn thiện kiến thức trong và sau bài học.

 - Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí.

 

doc17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4538 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12 (Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 việc chung của tập thể hoặc của nhóm, của cá nhân.
 + Cuối cùng, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi ở cuối bài học hoặc các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc thi học sinh giỏi, yêu cầu những học sinh có học lực khá giỏi trả lời, để học sinh khắc sâu những kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học.
 * Một số kỹ thuật đặc biệt cho giai đoạn đầu và cuối của buổi thảo luận:
 + Kinh nghiệm cho thấy: Bắt đầu buổi thảo luận không khí rất trầm. Để khắc phục tình trạng đó, nên kích thích xúc cảm của học sinh “Mồi nước vào bơm để cho máy bơm vận hành” và kích thích học sinh để “thoát ra” một số năng lượng xúc cảm của họ bằng cách cung cấp cho nhóm (lớp) các xúc cảm thông thường như đưa ra các tình huống, các mẩu báo mới, các tờ rơi dưới dạng hình vẽ, số liệu về chủ đề thảo luận để học sinh có chỗ dựa mà thảo luận. Đó là con đường đáng tin cậy nhất để đảm bảo rằng: Họ sẽ sẵn sàng nói.
 + Giáo viên còn phải biết kết thúc thảo luận, sau khi phần lớn học sinh đã trao đổi ý kiến. Giáo viên có thể thông báo cho học sinh việc kết thúc buổi thảo luận bằng câu hỏi : “Còn ý kiến nào khác không trước khi chúng ta thống nhất vấn đề này?’ để cho học sinh chưa bao giờ được nói biết rằng: Họ cần phải nói ngay lúc đó.
 Như vậy, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có ý nghĩa rất to lớn. Muốn sử dụng có hiệu quả thì cần phải thực hiện đầy đủ các bước trên. Bởi tất cả các thao thao tác đó luôn luôn gắn bó với nhau, là những yếu tố quyết định cho sự thành công của buổi thảo luận.
 2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài giảng cụ thể: Bài 14 “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12. Cơ bản.
 Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” là rất cần thiết và phù hợp.
 Bởi thông qua buổi thảo luận sẽ giúp học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong việc lĩnh hội tri thức.
 Qua bài học, giúp học sinh biết được tình trạng, nguyên nhân, hậu quả việc suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học, cũng như tài nguyên đất và các tài nguyên khác. Để từ đó có các biện pháp bảo vệ các tài nguyên này. Các em còn được nhận thấy tình trạng và biện pháp cần được bảo vệ các tài nguyên ngay tại nơi mình đang sinh sống, giúp các em sống có trách nhiệm hơn với các loại tài nguyên này.
 Qua việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài học, còn rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng phân tích bảng số liệu, bản đồ, kĩ năng nhận xét các hình ảnh và vi deo clip...
 Để minh chứng cho những điều nói trên, tôi có thể đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện phương pháp thảo luận nhóm ở một số lớp khối 12, năm học: 2012-2013 tại Trường THPT Vĩnh Lộc, cụ thể trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12. Cơ bản.
 * Các bước thảo luận nhóm được tiến hành trong bài giảng cụ thể như sau:
 a. Chuẩn bị nội dung thảo luận:
 - Trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, giáo viên không áp dụng phương pháp thảo luận cho cả bài, mà chỉ áp dụng phương pháp này trong một số phần cụ thể như phần 1 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật) và phần 3 (Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác), còn phần 2 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất) cho học sinh hoạt động cả lớp thích hợp hơn, mặt khác do thời gian có hạn nên phải lựa chọn phần nào cần thiết nhất khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, để đem lại kết quả cao nhất.
 b. Tổ chức thực hiện:
 * Giáo viên nêu ngắn gọn về mục đích, yêu cầu và nội dung cần thảo luận.
 * Tiến hành hoạt động dạy và học theo phương pháp thảo luận nhóm: Bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12. Cơ bản, nội dung cho học sinh thảo luận nhóm là phần 1 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật).
 -Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh và phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. 
 Nhóm 1 và nhóm 3: Dựa vào bảng số liệu 14.1, phân tích sự biến động diện tích các loại rừng ở nước ta, giải thích nguyên nhân, hậu quả và biện pháp sử dụng hợp lí. Liên hệ với địa phương.
 Nhóm 2 và nhóm 4: Dựa vào bảng 14.2 phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp sử dụng hợp lí đa dạng sinh học ở nước ta. Liên hệ với địa phương.
Bốn nhóm thảo luận và hoàn thành bảng với nội dung:
Nội dung
Tài nguyên rừng
Đa dạng sinh học
Thực trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
 Bước 2: Sau khi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên yêu cầu 4 nhóm chuẩn bị trong vòng 5 phút.
 Bước 3: Khi chuẩn bị xong, các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình (Thời gian cho mỗi nhóm trả lời là 3 phút).
 Bước 4: Cứ sau mỗi nhóm trình bày xong, thì các nhóm còn lại sẽ nhận xét và bổ sung thêm. 
 Bước 5: Giáo viên có thể bổ sung thêm các câu hỏi.
 Giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn video clip nói về hiện tượng cháy rừng ở nước ta, sau đó yêu cầu học sinh cho biết: Có những nguyên nhân nào khiến cho hiện tượng cháy rừng ở nước ta trở nên phổ biến? 
 Một số nguyên nhân như: Khí hậu có một mùa khô sâu sắc, thiếu nước và hạn hán thường xuyên diễn ra, thực vật nước ta chủ yếu là các cây họ dầu, dễ cháy và sức lan của nó rất nhanh, ý thức của người dân chưa cao trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.
 Nước ta có 6 khu “dự trữ sinh quyển” là: Cần Giờ, Cát Bà, Cát Tiên, cửa sông của vùng châu thổ sông Hồng (Xuân Thủy, Tiền Hải), U Minh Thượng, Tây Nghệ An.
 Nước ta đã đưa 360 loài thực vật và 350 loài động vật vào Sách đỏ Việt Nam.
 Bước 6: Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản bằng việc đưa ra bảng đã được chuẩn bị sẵn. 
Nội dung
Tài nguyên rừng
Đa dạng sinh học
Thực trạng
- Diện tích suy giảm nhanh, đặc biệt từ 1943 đến 1983 (Diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh). Độ che phủ rừng và chất lượng rừng cũng giảm.
- Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng suy thoái (70% rừng nghèo và rừng mới phục hồi).
- Bình quân diện tích rừng đầu nguồn thấp: 0,14 ha (thế giới là 1,6 ha)
- Thành phần loài đa dạng nhưng đang giảm sút: Thực vật dưới nước giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, giảm mức độ tập trung.
Nguyên nhân
- Khai thác quá mức (du canh du cư, khai thác bừa bãi...).
- Chưa có những chủ trương, biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu.
- Do chiến tranh, cháy rừng.
- Khai thác quá mức.
- Kĩ thuật lạc hậu.
- Ý thức con người chưa cao.
Hậu quả
- Với môi trường: Tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, xói mòn đất, nguồn gen giảm sút, sinh vật tuyệt chủng, mất cân bằng tài nguyên nước , tai biến thiên nhiên.
- Với kinh tế- xã hội: Ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, mất nguồn sống của đồng bào dân tộc, đe dọa môi trường sống.
- Mất dần nguồn gen quý.
Biện pháp
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Ban hành luật bảo vệ tài nguyên rừng.
- Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân. 
- Xây dựng hệ thống vườn Quốc gia và khu bảo tồn.
- Ban hành “ Sách đỏ”
- Dùng pháp luật để hạn chế vi phạm. 
 Phần liên hệ với địa phương: Phần này giáo viên gọi một số học sinh thuộc các xã miền núi như Vĩnh Quang, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long... lên để tự liên hệ về thực trạng về tài nguyên rừng, cũng như các loài động thực vật ở các địa phương, để từ đó các em có ý thức cao trong việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngay tại nơi mình đang sinh sống.
 - Hoạt động 2: Cả lớp.
 Đối với phần 2 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất), Giáo viên cho học sinh hoạt động cả lớp để biết được hiện trạng sử dụng đất và nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên đất ở nước ta?
 - Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.
 Bước 1: Giáo viên: Tương tự như việc tìm hiểu vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh và phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. 
 Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên nước.
 Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên khoáng sản.
 Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên du lịch.
 Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên khí hậu và tài nguyên biển. 
 Lưu ý: Mỗi nhóm cần liên hệ với địa phương mình về việc sử dụng các loại tài nguyên này.
 Các nhóm trao đổi thông tin, dựa vào kiến thức hiểu biết của mình hoàn thành phiếu học tập có nội dụng sau:
Tài nguyên
Tình hình sử dụng
Các biện pháp bảo vệ
Nước
Khoáng sản
Du lịch
Khí hậu 
Biển
 Bước 2: Sau khi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên yêu cầu 4 nhóm chuẩn bị trong vòng 3 phút.
 Bước 3: Khi chuẩn bị xong, các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình ( Thời gian cho mỗi nhóm trả lời là 2 phút).
 Bước 4: Cứ sau mỗi nhóm trình bày xong, thì các nhóm còn lại sẽ nhận xét và bổ sung thêm.
 Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời thêm một số câu hỏi:
 Ví dụ: 
 + Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô nhiễm môi trường nước?
 + Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản?
 + Đối với tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển cần phải chú ý để tìm ra biện pháp nhằm khai thác các tài nguyên còn dưới dạng tiềm năng này.
 Bước 6: Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản bằng việc đưa ra bảng đã được chuẩn bị sẵn. 
Tài nguyên
Tình hình sử dụng
Các biện pháp bảo vệ
Nước
- Sử dụng chưa hợp lí.
- Chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả thấp.
- Khai thác nước ngầm quá mức, hạ thấp mực nước, lún đất.
- Ô nhiễm và thiếu nước ngọt.
- Xây dựng các công trình chứa nước.
- Quy hoạch, sử dụng nguồn nước hiệu quả.
- Có các biện pháp hành chính để xử lí các trường hợp vi phạm.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân.
Khoáng sản
- Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản, nhưng phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán, khó khai thác, gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Cần xử lí chặt chẽ việc khai thác.
- Xử lí các vi phạm về việc khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Du lịch
Ô nhiễm môi trường, khiến cảnh quan du lịch suy thoái.
- Cần phải bảo tồn, tôn tạo các giá trị du lịch.
- Phát triển du lịch sinh thái.
Khí hậu 
Chưa được khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả.
Xây dựng các ngành kinh tế để sử dụng hiệu quả.
Biển
Khoáng sản, hải sản đang được khai thác bừa bãi, ô nhiễm môi trường.
Khai thác tổng hợp.
 Phần liên hệ với địa phương: Phần này giáo viên gọi một số học sinh lên để tự liên hệ về tình hình sử dụng các tài nguyên như tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch, khí hậu và biển ở các địa phương- nơi các em đang sinh sống, để từ đó các em có ý thức cao trong việc sử dụng hợp lí và bảo vệ các tài nguyên này.
 Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 61 sách giáo khoa để một lần nữa học sinh khắc sâu được những kiến thức cơ bản của bài học.
 Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi, bài tập trong các đề thi có liên quan đến nội dung bài học để học sinh về nhà làm.
 Như vậy, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong mỗi bài, mỗi phần là rất cần thiết (tùy thuộc vào mỗi bài để lựa chọn phương pháp thảo luận cho phù hợp). Vì qua đó, mới phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, học sinh không còn thụ động trong học tập, mà thông qua thảo luận nhóm các em có thể học cách chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập.
 3. Kết quả nghiên cứu:
 a. Đối với giáo viên: Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy:
 * Khi dạy phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý:
 - Chọn bài, nội dung và các phần cần thảo luận cho thích hợp.
 - Giáo viên chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi để cung cấp cho học sinh thảo luận.
 - Trong quá trình thảo luận, giáo viên cần kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác như phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép...
 - Giáo viên cần chuẩn bị và đưa ra các thiết bị dạy học cần thiết như bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, video clip... có liên quan đến nội dung thảo luận.
 - Giáo viên cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ thể như giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của học sinh, nêu mục đích, nhiệm vụ của nhóm, cách chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Thiết kế các phiếu giao việc tạo điều kiện cho học sinh có thể dễ dàng hiểu rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc cả nhóm.
 Chú ý xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệu quả, tránh hình thức.
 Cần thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo cặp, theo nhóm để thay đổi hoạt động, tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh.
 - Phần củng cố, đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của nhóm qua việc đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Giáo viên có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc dưới hình thức trò chơi học tập theo nhóm, khuyến khích học sinh tích cực và thoải mái nhưng cần chú ý tới thời gian của lớp học.
 * Giáo viên cần tích cực: Đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị tốt nội dung thảo luận phù hợp với từng bài, từng phần, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 b. Đối với học sinh:
 - Về kiến thức:
 Thông qua phương pháp thảo luận nhóm, giúp học sinh tham gia tích cực, chủ động hơn và lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, học sinh có thể tiếp nhận thông tin địa lí nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và bước đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn Địa lí và giờ học sôi nổi, hứng thú hơn.
 - Về kĩ năng:
 Giúp học sinh có được các kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân tích bản đồ, hình ảnh...có liên quan đến nội dung thảo luận.
 Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng xã hội như: Lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định... Và kĩ năng đánh giá của nhóm, cũng như các nhóm khác.
 - Về thái độ, tình cảm:
 Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ tài nguyên môi trường, có niềm tin vào khả năng của con người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống. Từ đó giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “Xanh- Sạch- Đẹp”, bảo vệ môi trường sống trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình đang sinh sống và học tập.
 Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã được tôi áp dụng trong vài năm học, bắt đầu từ khi thực hiện theo phương pháp mới: Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
 Nhưng cho đến năm học này, năm học 2012-2013, tôi mới áp dụng triệt để phương pháp thảo luận nhóm trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12, ở các lớp 12A5, 12A6, 12A 7 và kết quả đạt được thông qua bài kiểm tra đạt kết quả khả quan hơn, số học sinh khá giỏi nhiều hơn so với những lớp mà tôi không áp dụng phương pháp thảo luận trong các phần của bài học như lớp 12A8, 12A9.
 Kết quả cụ thể như sau:
Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh.
Lớp
Sĩ số
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp đối chứng
12A8
40
0
0
8
20,0
21
52,5
10
25,0
1
2,5
12A9
38
0
0
5
13,2
20
52,6
11
28,9
2
5,3
Tổng số
78
0
0
13
16,7
41
52,6
21
26,9
3
3,8
Lớp thực nghiệm
12A5
45
12
26,7
17
37,8
15
33,3
1
2,2
0
0
12A6
50
15
30,0
19
38,0
16
32,0
0
0
0
0
12A7
49
16
32,7
22
44,9
11
22,4
0
0
0
0
Tổng số
144
43
29,9
58
40,3
42
29,2
1
0,6
0
0
 Như vậy, từ kết quả so sánh trên cho thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học Địa lí, chất lượng ở các lớp thực nghiệm rất khả quan, đặc biệt học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ khá cao 29,9 %. Có thể nói, việc áp dụng lấy học sinh làm trung tâm (như phương pháp thảo luận nhóm) là đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được yêu cầu của Đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở trường phổ thông. Với cách làm này, chúng ta có thể vận dụng để giảng dạy trong các bài khác về tự nhiên, kinh tế- xã hội ở tất cả các khối lớp để đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn.
C. KẾT LUẬN
 Qua quá trình giảng dạy tại trường THPT Vĩnh Lộc, bản thân tôi đã rút ra được những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu từ việc sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm (như phương phương pháp thảo luận nhóm).
 Thông qua đó, bước đầu đã hình thành cho các em tính tự lực trong việc lĩnh hội tri thức, tạo điều kiện cho các em học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau, tăng cượng sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập.
 Giúp cho các em có một buổi thảo luận sôi nổi, hào hứng và đạt hiệu quả giáo dục cao.
 * Ý kiến đề xuất:
 a. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lí ở các khối lớp, cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
 Trong giảng dạy, giáo viên cần xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, được ứng dụng trong các bài, các phần ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là khối lớp cuối cấp. giáo viên cần đề cao vai trò trong việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm phù hợp với từng nội dung bài giảng thật thường xuyên, nghiêm túc, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 b. Về phía Ban giám hiệu Nhà trường:
 Trong điều kiện Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là rất cần thiết. Để thực hiện tốt được phương pháp này trong mỗi bài giảng thì cần phải có đủ cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ bài giảng. Do vậy, Nhà trường cần trang bị thêm các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học...để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc thực hiện phương pháp này.
 Trên đây là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi từ thực tiễn giảng dạy. Trong quá trình làm đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học ngành Giáo dục Tỉnh, các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn, cũng như có thể thực hiện tốt hơn các đề tài lần sau.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết
Phạm Thị Bình
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Kĩ thuật dạy học Địa lí ở Trường THPT.
 - Đặng Văn Đức; Nguyễn Thị Thu Hằng. Nhà xuất bản Giáo dục năm 1999.
2. Lí luận dạy học Địa lí. - Nguyễn Dược; Nguyễn Trọng Phúc.
 - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội- 1998.
3. Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 - Nguyễn Lăng Bình- Đỗ hương Trà- Nguyễn Phương Hồng- Cao Thị Thặng.
 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm- 2010.
4. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 - Lê Thông- Đỗ Anh Dũng- Vũ Đình Hòa- Trần Thị Tuyến.
 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm- 2009.
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12.
 - Phạm Thị Sen- Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Đức Vũ.
 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam- 2009.
6. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THPT.
 - Đỗ Anh Dũng- Nguyễn Thị Minh Phương- Nguyễn Thị Hương
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo- 2010. 
7. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 12.
 - Lê Thông- Nguyễn Viết Thịnh- Nguyễn Kim Chương- Phạm Xuân Hậu- Đặng Duy Lợi- Phạm Thị Sen- Phí Công Việt.
 - Nhà xuất bản Giáo dục- 2009.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_day_hoc_dia_ly_lop_12_co_ban_6597.doc
Sáng Kiến Liên Quan