Đề tài Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường thcs dân tộc nội trú Bá Thước

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Như chúng ta đã biết Toán học là môn học đầy thú vị nếu chúng ta có phương pháp học tập hợp lí. Thật vậy, do tính chất trừu tượng, khái quát cao, sự suy luận logic chặt chẽ, Toán học có khả năng hình thành ở người học óc trừu tượng, năng lực tư duy lôgic chính xác. Việc tìm kiếm cách chứng minh một định lý, tìm lời cho một bài toán có tác dụng trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp tư duy khoa học trong học tập, trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách thông minh sáng tạo. Không những thế, môn Toán còn góp phần tích cực vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đáng quí trong lao động và cuộc sống. Khi nhận ra điều này học sinh sẽ ngày càng yêu thích say mê môn Toán hơn, tích cực học tập, ứng dụng nó, từ đó mà chất lượng học tập môn Toán sẽ ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh sự thú vị hấp dẫn thì môn Toán cũng là một môn học khó đối với một bộ phận không nhỏ học sinh nói chung, vì là môn khoa học tự nhiên đòi hỏi người học phải có tư duy tương đối sáng sủa nên Toán làm cho một số học sinh học trung bình và yếu có cảm giác “sợ”, chán ngán, thiếu tự tin gây ức chế trong giờ học, từ đó dẫn tới kết quả học tập ngày càng giảm sút khiến học sinh tìm cách né tránh, đối phó, thậm chí quay lưng lại với môn học.

Chính vì vậy kết quả học tập môn Toán của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học của người thầy. Cách dạy học của người thầy phải giúp truyền cho các em động cơ, niền tin và hứng thú học tập. Chỉ khi có hứng thú thật sự học sinh mới có thể nâng cao được chất lượng học tập của bản thân.

Thực tế hiện nay cho thấy hứng thú học môn Toán của học sinh ở nhiều trường THCS nhìn chung vẫn còn hạn chế, không ít em “sợ” toán, coi việc học toán là một công việc nặng nhọc, căng thẳng dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên thì có nhiều những tựu chung lại là môn Toán chưa thực sự hấp dẫn các em.

 

doc20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 7471 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường thcs dân tộc nội trú Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạ.
c/ Cách chơi
- Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ (hoặc màn hình chiếu) 
- Cho các đội thảo luận làm bài theo dãy hoặc khu vực (tương đương với số nhóm đề bài GV đưa ra).
- Học sinh trao đổi một số phút (tuỳ mức độ yêu cầu).
- Bốc thăm chọn ra 2 (hoặc 3) đội chơi.
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 (hoặc 3) đội dùng phấn (bút) của đội mình lên viết đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình, mỗi lần lên bảng chỉ được ghi một câu trả lời (hoặc một bước trong toàn bộ công việc của đội) cứ học sinh này ghi xong chạy về trao phấn cho bạn thì học sinh tiêp theo mơi được lên bảng, người lên sau có thể sửa kết quả của người lên trước, nhưng khi sửa thì không được làm thêm việc khác, hết lượt có thể vòng lại lượt 2, 3...).
- Thời gian chơi được quy định trước (nên từ khoảng 1- 3phút), đội nào xong trước là đội giành chiến thăng về mặt thời gian, khi hết giờ chơi giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.
 Ví dụ 1: Khi dạy tiết 16 “Ôn tập chương I -Đại số 9” để giúp học sinh hệ thống kiến thức của chương, tôi đã cho học sinh chơi trò chơi với yêu cầu sau:
Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống () dưới đây:
TT
Nhóm (tên nhóm)
Nhóm (tên nhóm)
1
 x = ..... (với a ≥ 0)
 = .
2
 = . (với A ≥ 0 và B ≥ 0)
=.......... (với B ≥ 0)
3
 = .....
x = ..... (với a ≥ 0)
4
 =  (với A ≥ 0 và B > 0)
A= ..... (Với A0 và B0)
 A= ..... (Với A< 0 va B0) 
5
=......... (với B ≥ 0)
 = ... (với AB ≥ 0 và B ≠ 0)
6
A= ..... (Với A0 và B0) A= ..... (Với A< 0 và B0) 
 = . (với A ≥ 0 và B ≥ 0)
7
 = ... (với AB ≥ 0 và B ≠ 0)
 = ... (với A ≥ 0 và B > 0)
Ví dụ 2: Khi dạy bài Công thức nghiệm của phương trình bậc hai (tiết 54 - đại số 9) để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức nghiệm, cuối tiết học giáo viên cho học sinh chơi như sau: 
Dùng công thức nghiệm giải các phương trình bậc hai sau
Bước
Nhóm (tên nhóm)
Nhóm (tên nhóm)
Nhóm (tên nhóm)
a/ 5x2 – x + 2 = 0
b/ 4x2 – 4x + 1 = 0
c/ -3x2 + x + 5 = 0
1. Xác định các hệ số 
a, b, c
2. Tính r
3. Kết luận về số nghiệm của PT
4. Viết nghiệm (nếu có)
3.2.2. Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”:
a/ Tác dụng của trò chơi:
- Thông qua việc suy nghĩ, lập luận, thảo luận để tìm ra chỗ sai (học sinh thường mắc phải) trong lời giải của một bài toán đã có lời giải sẵn, từ đó giúp học sinh nắm chắc và hiểu đúng, hiểu sâu sắc kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng trình bày.
- Rèn luyện tư duy khoa học biện chứng, kỹ năng đánh giá, lập luận.
- Trò chơi này dễ chơi, dễ chuẩn bị và áp dụng dược trong nhiều tiết dạy.
b/ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng phụ (bố trí những chỗ sai là những sai lầm mà học sinh thường hay mắc phải khi làm kiểu bài này).
c/ Cách chơi:
- Tùy vào lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa các bài toán có lời giải như đã nói ở trên lên bảng chính.
- Các đội thảo luận trong vài phút phút để truy tìm ra chỗ sai của bài giải và đưa ra phương án sửa sai. Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày đáp án, nếu chưa đúng các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng thì trò chơi dừng lại. Giáo viên yêu cầu những đội có câu trả lời đúng chỉ ra nguyên nhân sai lầm từ đó nhấn mạnh để cả lớp rút kinh nghiệm.
- Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng.
Ví dụ 1: 
Khi dạy (Tiết 16, 17- Đại số 9), để giúp khắc sâu kiến thức và tránh một số sai lầm thường mắc phải khi giải toán về căn bậc hai, giáo viên có thể cho học sinh chơi theo luật chơi trên với các bài giải như sau:
a/ Rút gọn biểu thức: 
Giải
. Vậy 
Sai lầm ở đây là sai lầm khi áp dụng HĐT = |A| (Lời giải đúng là = Vậy A = 2 nếu x > -1 hoặc A = -2 nếu x < -1)
b/ Tìm x biết
 - + + = 16 (*)
Gải:
Ta có : (*) 4-3+ 2+ = 16
4 = 16 = 4 ()2 = 42 hay 16 = 
 16 = | x+ 1| . Vậy: x = -15 và x = 17
Sai lầm ở đây là khi áp dụng = đã không nêu ĐK của biểu thức A ≥ 0, đây là một lỗi mà học sinh rất hay mắc phải, nên trong quá trình giảng dạy GV thường xuyên phải nhắc nhở HS.
c/ Tìm x, biết: .
Giải :
 3x < (chia cả hai vế cho 4-)
 x < . Vậy x < .
Sai lầm khi chia (hoặc nhân) cả hai vế của BĐT với cùng một âm mà không đổi chiều BĐT.
d/ Tìm giá trị nhỏ nhất của : M = x + 
 Giải :
Ta có A= x + = (x++ ) - = (+)2 ≥ - 
Vậy min A = -.
Sai lầm ở đây là sau khi chứng minh được A ≥ - chưa chỉ ra xảy ra 
A = - khi nào (nếu làm tiếp ta thấy A = - khi = - vô lí) nên A = - không phải là GTNN. (Lời giải đúng là: Để tồn tại thì x ≥0, do đó 
A = x + ≥ 0 hay GTNN của A = 0 khi và chỉ khi x = 0).
Vây trò chơi đã nhẹ nhàng giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức vừa học, tránh những sai lầm thường mắc phải. Mức độ cao hơn có thể cho học sinh tự thiết kế trò chơi theo luật chơi trên để tự chơi với nhau theo từng BT cụ thể...
3.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
a/ Tác dụng của trò chơi
- Trò chơi giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách sâu sắc, thông qua việc diễn đạt và đọc được nội dung kiến thức bằng một cách diễn đạt khác, tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng pha lẫn hài hước (ngộ nghỉnh) cho giờ học.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng phán đoán, hợp tác cho học sinh.
	- Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều tiết học đặc biệt là các tiết hình học có liên quan đến khái niệm hoặc tiết ôn tập hình.
	b/ Chuẩn bị
	Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa cứng trên đó có vẽ sẵn các hình ảnh, dùng các nam châm nhỏ để gắn úp các hình ảnh vào bảng chính 
c/ Cách chơi:
- Chia lớp thành hai đội, cho các đội bốc thăm thứ tự chơi. Mỗi đội cử hai học sinh tham gia trò chơi, một học sinh làm nhiệm vụ diễn đạt (HS1) đứng trên bục giảng, một học sinh làm nhiêm vụ đoán ý bạn (HS2) đứng quay mặt ra hướng khác. 
- HS1 chọn 1 tấm bìa, lật lên sao cho chỉ để mình HS1 quan sát thấy hình ảnh trong tâm bìa, sau khi qua sát HS1 diễn đạt nội dung trong tấm bìa như thế nào để bạn mình (HS2) có thể đọc đúng được khái niệm toán học trong tấm bìa mà không phạm luật chơi (nghĩa là khi diễn đạt không được sử dụng các từ đã được dùng để gọi tên hình ảnh đó, không được dùng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số). 
- Khi HS2 đã đoán đúng nội dung tấm bìa thì HS1 được gắn ngửa tấm bìa lên góc bảng dành cho đội mình, rồi nhanh chóng lật tiếp tấm bìa khác để tiếp tục chơi. 
- Học sinh có quyền bỏ qua bất cứ tấm bìa nào nếu thấy khó diễn đạt hoặc khó đoán và gắn nó trở lại bảng; Sau phần thi của hai đội đội GV lật những tấm bìa còn lại (nếu có) để cả lớp cùng quan sát (có thể cho HS khác thử diễn đạt)
- Mỗi đội có khoảng thời gian là 1 hoặc 2 phút đội nào đoán đúng nhiều hơn thì dành chiến thắng. Cả lớp làm giám khảo.
- Để tăng thêm sự hấp dẫn cho trò chơi này giáo viên lồng vào nền mỗi tấm bìa một chữ cái để ghép được thành tên một địa danh, một nhân vật lịch sử hoặc một sự kiện, phong trào...cho học sinh đoán sau khi đã lật hết các tấm bìa.
Ví dụ: Khi dạy “Tiết 56: Ôn tập chương III – Hình học 9” chúng ta có thể sử dụng các hình vẽ sau để giúp học sinh ôn lại các định nghĩa. 
Câu hỏi 1: Đây là hình vẽ gì ?
Góc ở tâm
y
X
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Tứ giác nội tiếp đường tròn
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn
Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
Các góc nội tiếp cùng chắn một cung
 Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Góc nội tiếp
 Đường tròn ngoại tiếp tam giác
Câu hỏi 2 (Giành cho cả lớp): Hãy dùng các tất cả các chữ cái trên các tấm bìa để ghép thành một cụm từ gồm 9 chữ cái (Gợi ý: Đây là cụm từ trong một phong trào, đang được các nhà trường tích cực hưởng ứng xây dựng, hiện nay). Đáp án: “THÂN THIỆN”
3.2.4. Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”:
a/ Tác dụng của trò chơi:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức (chủ yếu ở mức độ nhận biết) một cách nhẹ nhàng, tích cực, vui tươi.
	- Trò chơi này rất dễ chơi, dễ thiết kế lại phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đặc biệt có tác dụng rất tốt cho học sinh trung bình và yếu.
b/ Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm tra (bằng chữ hoặc hình vẽ) để đưa lên màn hình máy chiếu (hoặc bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
c/ Cách chơi:
- Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình.
- Yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học vào bảng nhóm.
- Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,(ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Khi dạy xong bài:“Tứ giác nội tiếp” (Tiết 48 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh các nhóm tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình sau (Đưa hình vẽ lên màn hình hoặc bảng phụ): Hình thang, hình thang vuông, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, tứ giác có hai đường chéo vuông góc,.
Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác hơn các tứ giác nội tiếp đường tròn.
	3.2.5. Trò chơi “Thử tài ghi nhớ”:
a/ Tác dụng của trò chơi:
Rèn luyện trí nhớ, tạo niềm vui thích , hăng say, tích cực học tập cho các cho các em học sinh.
b/ Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số nội dung kiến thức cần thiết liên quan đến bài học(Đưa vào máy tính hoặc ghi sẵn lên bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ
c/ Cách chơi:
- Giáo viên đưa nội dung cần thử trí nhớ lên màn hình (hoặc treo bảng phụ) cho các nhóm quan sát trong vòng vài giây đến vài chục giây, sau đó giáo viên cất bảng phụ (chuyển Slides) 
- Giáo viên yêu cầu em hãy ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn thấy.
- Học sinh các nhóm thi nhau ghi lên bảng nhóm của nhóm mình
- Nhóm có nội dung ghi lại đúng và được nhiều hơn là nhóm giành chiến thắng.
 Ví dụ: Khi dạy bài bài Ôn tập chương I (Tiết 16 – Hình học 9), giáo viên có đưa các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, một số tính chất của các tỉ số lượng giác, các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (kèm theo hình vẽ). Cho học sinh chơi theo luật chơi như đã nêu ở trên.
3.2.6 Trò chơi “Nhà sáng tạo trẻ”:
a/ Tác dụng của trò chơi:
- Cũng cố sâu sắc kiến thức, dạng Toán đã học.
	- Kích thích tính tư duy, sáng tạo, ham học của học sinh. (Trò chơi này có thể sử dụng được cho rất nhiều giờ học).
b/ Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
c/ Cách chơi:
- Để củng cố kiến thức bài dạy, giáo viên cho học sinh giải một số bài tập đơn giản liên quan, sau đó yêu cầu các đội đặt một bài toán có nội dung tương tự bài tập đã giải trong đó đã có sáng tạo cho khác đi.
- Giáo viên cùng nhóm học sinh khác xem xét, kiểm định, đánh giá đề toán của các đội, rồi đưa ra kết luận đội nào đạt danh hiệu “Nhà sáng tạo trẻ”.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 17 (Ôn tập chương I đại số 9) chúng ta có thể cho học sinh chơi theo luật chơi trên như sau Cho cả lớp giải bài toán:
 Rút gọn biểu thức A = 
Giải
Ta có A = = = = 3 - 
Sau đó giáo viên yêu cầu: Em hãy thay đổi biểu thức dưới dấu căn (biểu thức 15 - 6), để được bài toán tương tự ?
Học sinh có thể đưa ra các bài tập như sau: 
Rút gọn biểu thức: a/ ; b/; c/ ; d/ ;
 e/ ; f/ ; g/ ....
Sau khi chơi xong trò chơi này chắc chắn kỹ năng rút gọn biểu thức có chứa căn bậc hai của các em sẽ được cải thiện rất nhiều.
	3.2.7. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
a/ Tác dụng của trò chơi:
	- Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các kiến thức đã học một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng. Từ các hình vẽ các em phát hiện được các định lí định nghĩa  đã học 
	- Rèn luyện kỹ năng đọc hình, kỹ năng ngôn ngữ, khả năng phản ứng nhanh nhạy cho hoc sinh.
	b/ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các hình vẽ của nội dung kiến thức cần học sinh ôn tập (chú ý tạo hiệu ứng nhấn mạnh những yếu tố trên hình liên qua đến nội dung định nghĩa, định lí,cần phát biểu; tạo hiệu ứng chạy ra cho từng hình hoặc nếu không dùng màn chiếu thì vẽ từng hình lên giấy trắng khổ A3).
	c/ Cách chơi
Chia toàn lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi
Giáo viên nêu yêu cầu “Phát biểu nội dung kiến thức được thể hiện bằng hình vẽ sau”
Giáo viên chiếu lần lượt các hình vẽ lên màn hình (hoặc dán lên bảng chính);
Học sinh các nhóm giành quyền phát biểu bằng cách giơ tay;
Chỉ khi học sinh đã trả lời mà cả lớp và giáo viên thấy đúng mới chuyển sang hình tiếp theo;
Nhóm nào trả lời đúng nội dung của nhiều hình nhất là nhóm giành chiến thắng.
- Để tăng thêm tính hấp dẫn cho trò chơi ta có thể đưa tất cá các hình lên một Slide và cứ sau một trả lời đúng thì hình vẽ được thay bằng một chữ cái in hoa và sau khi tất cả các hình đã được phát biểu nội dung đúng thì ta được đủ chữ cái ghép được thành tên một địa danh, một danh nhân, một sự kiện ...để học sinh đoán và khi đoán đúng thì hình ảnh sẽ được giáo viên cho hiện ra.
Ví dụ: Để dạy “Tiết 36: Ôn tập chương II – Hình học 9”. Ta có thể dùng lần lượt các hình vẽ sau đây để cho học sinh ôn tập các định lí theo luật chơi nói trên
Câu hỏi 1: Phát biểu nội dung kiến thức được thể hiện bằng hình vẽ sau ?
	Sau khi trả lời đúng ta được các chữ cái như sau:
Ư
A
T
C
H
Ơ
B
	Câu hỏi 2: Hãy dùng tất cả các chữ cái ở trên để ghép thành tên một địa danh gồm 7 chữ cái (Gợi ý: Đây là một địa danh rất thân thuộc với chúng ta, mang tên người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp tại miền Tây tỉnh Thanh Hóa).
Đáp án: “BÁ THƯỚC”
	Sau đó giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về quê hương Bá Thước. 
Trò chơi giúp học sinh ôn lại một cách tự nhiên, nhanh chóng hệ thống kiến thức của chương. Trò chơi này có thể vận dụng tốt cho các bài ôn tập, các giờ ngoại khóa, không chỉ là của môn Toán mà còn có thể áp dụng tốt cho các môn học khác. Giúp các em chơi mà học, đồng thời góp phần giáo dục cho HS về truyền thống quê hương, đất nước, đặc biệt là huyện Bá Thước, rèn luyện cho các em phẩm chất kỹ năng của người lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
4. Kiểm nghiệm
4.1. Kết quả điều tra về hứng thú học tập môn Toán 9 
Từ năm học 2011-2012 tôi đã tiến hành áp dụng đề tài tại lớp 9A trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước. Đã tiến hành đo hứng thú học tập của học sinh lớp thực nghiệm trước và sau khi áp dụng đề tài, phương pháp đo là thăm dò bằng phiếu kín (ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng) rồi tính trung bình cộng các lần đo. Kết quả thu được như sau:
 Thời điểm điều tra
Số HS
Mức độ hứng thú
Rất
 thích (%)
Thích (%)
Bình thường(%)
Không thích(%)
Trước khi áp dụng đề tài
30
13,3
30
33,3
23,4
Sau khi áp dụng đề tài
30
26,6
53,3
16,8
3,3
Nhận xét: Sau khi áp dụng đề tài hứng thú học tập môn Toán của học sinh được nâng lên rõ rệt: Tỉ lệ học sinh rất thích học môn Toán tăng gấp đôi, tỉ lệ thích học tăng thêm 23,3%, tỉ lệ học sinh ngại học môn Toán giảm từ 23,4 % xuống còn 3,3%. Đã không còn hiện tượng học sinh chán học, lười học, bỏ tiết...Học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia vào quá trình tìm tòi lĩnh hội tri thức.
Chứng tỏ phương pháp tổ chức trò chơi học tập đã mang lại hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học môn Toán 9 tại lớp áp dụng đề tài, cũng nhờ đó mà mối quan hệ bạn bè, thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn, quý mến hơn. Giờ học Toán đã thực sự trở thành “món ăn khoải khẩu” của học sinh trong lớp, góp phần tích cực vào phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” với khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
	4.2. Kết quả chất lượng môn Toán 9 năm học 2011 – 2012
	- Kết quả khảo sát đầu năm học (Khi chưa áp dụng đề tài)
Lớp
Số HS
Xếp loại
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
30
1
3,3
7
23,3
16
53,4
6
20
9A
30
1
3,3
6
20
18
59,1
5
16,6
	- Kết quả chất lượng cuối năm học (đã áp dụng đề tài)
Lớp
Số HS
Xếp loại
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Không áp dụng đề tài (9B)
30
1
3,3
10
33,3
14
43,4
3
10
Áp dụng đề tài (9A)
30
3
10
13
43,3
13
43,4
1
3,3
Nhận xét: Với hai đối tượng tương đương nhau (lớp 9A và 9B), cùng có số học sinh là 30em/1 lớp; có kết quả khảo sát đầu năm tương đương nhau; có điều kiện học tập như nhau, cùng một giáo viên dạy. So với kết quả khảo sát đầu năm chất lượng ở cả hai lớp đều có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Song kết quả chất lượng cuối năm của hai lớp đã có sự khác biệt rõ ràng, tại lớp 9A (lớp có áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng nhiều hơn so với lớp 9B (lớp không áp dụng đề tài) tỉ lệ xếp loại giỏi chênh lệch 7,7% so với tổng số; học sinh khá tăng hơn 10% tổng số; đặc biệt tại lớp áp dụng đề tài tỉ lệ học sinh yếu kém giảm mạnh so với lớp đối chứng (giảm 7,7% tổng số).
	Qua đó chứng tỏ việc áp dụng đề tài đã có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh.
	III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
	1. Kết luận:
Qua thời gian áp dụng, kiểm nghiệm, đánh giá tôi nhận thấy: Sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Toán môt cách hợp lí có tác dụng rất tốt giúp nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh. “Tổ chức trò chơi học tập” có thể nói là một kỹ thuật dạy học hiệu quả, nó tạo ra quá trình tương tác một cách tự nhiên, thu hút học sinh vận dụng những kinh nghiệm kiến thức của mình một cách hoàn toàn tự giác, để tham gia vào quá trình học tập tích cực và chủ động. 
	Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán nói trên còn mang tính phổ biến, tính khả thi cao: Từ khâu chuẩn bị, thiết kế đến tổ chức trò chơi đều khá dễ dàng cho cả thầy và trò, luật chơi đơn giản, gần gũi được chế biến từ luật chơi của các trò chơi dân gian hoặc trò chơi trên truyền hìnhĐề tài có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng, cùng một lúc có thể nhiều người được chơi – được học, rất phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí học sinh cấp cơ sở, có thể áp dụng cho nhiều môn học, lại phù hợp với tất cả các vùng miền.
	Việc sử dụng trò chơi trong giờ học có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên khi sử dụng nó chúng ta cũng không nên quá lạm dụng, chỉ nên sử dụng trong một số giờ học, một số kiểu bài phù hợp để khởi động giờ học, cũng cố kiến thức hoặc khi thấy giờ học quá khô khan học sinh tỏ ra mệt mỏi ; nên chọn thời điểm hợp lí để tổ chức trò chơi, thời gian chơi không được kéo dài.
	Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng môn Toán, tôi xin mạnh dạn nêu ra sáng kiến kinh nghiêm nhỏ của bản thân đã được áp dụng kiểm nghiệm, mang lại hiệu quả tích cực cho việc dạy học môn Toán tại trường, chắc chắn sáng kiến còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học, thầy cô, đồng nghiệp và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn, giúp bản thân học hỏi tích luỹ thêm kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để công tác dạy học đạt hiệu quả cao hơn, góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
	2. Đề xuất
	- Đối với tổ chuyên môn: Đưa trò chơi học tập vào các tiết dạy ở nhiều môn nhiều khối lớp, đặc biệt là các lớp 6, 7, 8.
	- Đối với nhà trường: Tăng cường đầu tư cở sớ vật chất bàn ghế, thiết bị dạy học quy chuẩn phục vụ việc dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực.
	- Đối với cấp trên: Những đề tài SKKN hay có tính khả thi cao nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi.
Xin chân thành cảm ơn!
HIỆU TRƯƠNG
(Xác nhận)
 Trần Văn Thuần
Thanh hoá, ngày 02 tháng 03 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT
Trịnh Tiến Nam
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
1.
Cơ sở lí luận 
2
2.
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
5
3.
Giải pháp và tổ chức thực hiện
6
3.1.
Cách tổ chức trò chơi học tập trong tiết Toán lơp 9
6
3.2.
Một số trò chơi đã sử dụng trong tiết dạy học Toán 9 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
8
3.2.1.
Trò chơi “Chạy tiếp sức”
8
3.2.2.
Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”:
10
3.2.3.
Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
12
3.2.4.
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”:
13
 3.2.5.
Trò chơi “Thử tài ghi nhớ”:
14
 3.2.6
Trò chơi “Nhà sáng tạo trẻ”:
15
 3.2.7.
Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
15
4.
Kiểm nghiệm
16
III.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
18
1.
Kết luận:
18
2.
Đề xuất
19

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_tro_choi_nham_nang_cao_hung_thu_ve_chat_luong_hoc_tap_toan_9_truong_thcs_dt_noi.doc
Sáng Kiến Liên Quan