Đề tài Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn Giáo dục công dân bậc THPT

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thủ tướng Singapore ông Lý Quang Diệu nói : “Nếu thắng cuộc đua trong giáo dục thì sẽ

thắng trong kinh tế ” Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa –

hiện đại hóa đến năm 2020 cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì giáo dục

và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng , đào tạo con người , con

đường cơ bản nhất , bền vững nhất để hình thành lớp người lao động đáp ứng phát triển kinh

tế - xã hội , vì giáo dục tạo ra nguồn lực , đặc biệt là chất lượng cao sẽ quyết định sự thành

bại cả quốc gia . Nhân dân phải có hiểu biết để xây dựng đất nước vì đất nước đang ngày

đổi mới , hòa nhấp với thế giới , điều này đã đặt lên vai những người trực tiếp giảng dạy

trong hệ thống giáo dục trong đó có bộ môn GDCD một trọng trách to lớn , đó là phải giáo

dục đạo đức , pháp luật thế hệ trẻ để trở thành người công dân có phẩm chất tốt trong xã hội

hiện đại .

Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ : “ Đổi mới căn bản ,

toàn diện giáo dục vào đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội ; nâng cao chất lượng theo

yêu cầu chuẩn hóa , hiện đại hóa , xã hội hóa , dân chủ hóa và hội nhập quốc tế , phục vụ

đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”

Như chúng ta biết môn GDCD là môn khoa học xã hội , gắn với đường lối , chủ trương

chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước , cùng với các bộ môn khoa học khác góp

phần đào tạo người lao động mới “ vừa hồng vừa chuyên” , hiểu biết pháp luật , chấp hành

pháp luật và có năng lực hoạt động thực tiễn , có trách nhiệm với bản thân , gia đình và xã

hội , có phương pháp suy nghĩ độc lập , sáng tạo , hành động phù hợp với điều kiện , hoàn

cảnh xã hội , lịch sử đất nước và nhân loại .

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong đó có tỉnh Đồng Nai , có tốc độ phát triển và đô

thị hóa nhanh .

là động lực thu hút được nhiều nhà đâu tư trong , ngoài nước và lực lượng lao động từ các

địa phương trong cả nước đến làm ăn sinh sống . Cùng với sự phát triển , đô thị hóa và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu dân cư , cơ cấu việc làm , sự tác động mặt trái của kinh

tế thị trường đã ảnh hưởng đến các chuẩn mực đạo đức , ý thức chấp hành pháp luật , văn

hóa ứng xử của một bộ phận trong xã hội

pdf15 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn Giáo dục công dân bậc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải linh 
hoạt , hài hòa bài dạy , tránh sa đà , lạm dụng  
3.2 Thực hiện bài day có nội dung tích hợp: 
3.2.1. Một số yêu cầu : 
 + Đối với giáo viên : 
- Định hướng cách tiến hành thảo luận nhóm. 
- Chuẩn bị nội dung cần tích hợp vào bài học và xây dựng câu hỏi , tình huống . 
- Thời gian phải phù hợp cho học sinh nghiên cứu , chuẩn bị trả lời câu hỏi , tình huống . 
- Soạn giáo án , xây dựng hệ thống câu hỏi , hệ thống tình huống ; lựa chọn các phương 
pháp , phương pháp , phương tiện khác hỗ trợ phù hợp. 
- Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết , do vậy , giáo viên phải dành thời gian 
nghiên cứu , tìn tòi , cập nhật kiến thức , hiểu sâu các ngành luật để xử lí , giải đáp các tình 
huống . 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 6 
 + Đối với học sinh : 
- Học thuộc bài cũ , làm bài tập , chuẩn bị bài mới . 
- Chuẩn bị những phương tiện , tài liệu cần thiết giáo viên đã dặn . 
- Vận dụng và liên hệ được với thực tiễn cuộc sống . 
3.2.2. Thực hiện : 
a. Phương pháp thảo luận nhóm. 
- Thảo luận là phương pháp trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa giáo viên và học sinh cũng 
như giữa học sinh với nhau . 
- Mục đích của thảo luận là để nghiên cứu , phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến khác nhau 
của học sinh và trong những trường hợp nhất định , nó mang lai sự thây đổi thái độ của 
những người tham gia . 
* Chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm tích hợp pháp luật. 
Chương trình GDCD lớp 10 học kì I không có nội dung tích hợp phổ biến giáo dục pháp 
luật , sang học kì II gồn có các bài 10 , 11 , 12 , 14 và 15 có nội dung tích hợp phổ biến giáo 
dục pháp luật . 
Chương trình GDCD lớp 11 có nội dụng tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật học ki I , học 
kì II gồm có các bài 4 , 7 , 9 , 11 , 12 , 13 và 14. Môn GDCD lớp 10 , lớp 11 một số bài 
nêu trên có nội dung tích hợp phổ biến pháp luât khác nhau về nội dung , thời lượng , 
ngành luật , đặc điểm , phương tiện nên giáo viên trong quá trình thực hiện dạy học có thể 
sử dụng các phương pháp sao phù hợp với nội dung bài dạy và hiệu quả. 
 Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản , trọng tâm , đồng thời là những câu hỏi , 
tình huống có vấn đề , hướng dẫn buộc học sinh buộc phải tập trung , động não. 
Ví dụ 1: 
 1/ Hãy lập bảng so sánh giữa đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con 
người ? Ví dụ . 
 2 / Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh 
hành vi ? cho ví dụ . ( GDCD-10 ) 
3 / Phân tích vì sao thực hiện pháp luật lại mang tính bắt buộc ? Ví du . 
4 / Tại sao trong lịch sử sự xuất hiện nhà nước gắn liền với sự xuất hiện pháp luật ? Giải 
thích , cho ví dụ. 
Ví du 2 : Bài 4 , Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa , môn GDCD lớp 11. 
 ( doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật) 
Tình huống : 
 Cửa hàng nhà bà Năm có giấy phép kinh doanh hàng mỹ phẩm nhưng vì bán hàng ế ẩm 
nên gần đây bà tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng . Có người nhắc nhở bà làm như vậy là 
trái giấy phép kinh doanh . Bà trả lời : 
- Ngồi không lắm chuyện ! Nhìn đi đầy người không có giấy phép kinh doanh mà vẫn bán 
phở , bán xôi đấy thôi . Tôi còn hơn họ là có một giấy phép kinh doanh hàng mỹ phẩm , mà 
đã đăng kí kinh doanh hàng mỹ phẩm rồi ai lại cho đăng kí thêm kinh doanh hàng ăn uống 
nữa . Thôi , đành làm liều để qua giai đoạn ế ẩm này vậy ! 
 1/ Em có đồng ý suy nghĩ và việc làm của bà Năm không ? Vì sao ? 
2 / Nếu là người nha bà Năm , em sẽ làm gì ? 
* Chia nhóm và chọm nhóm trưởng . 
Việc chia nhóm dựa trên cơ sở sống lượng học sinh của lớp , đặc điểm và chủ đề của bài 
học . Tùy theo đặc điểm của lớp , nội dung bài học . 
- Cách chia nhóm ngẫu nhiên : Giáo viên chia theo chỗ ngồi hai bàn ( 6 học sinh , lớp có 
32 học sinh ) quay lại thành một nhóm thảo luận ( lớp thành 6 nhóm nhỏ ). Cách chia nhóm 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 7 
này nhanh , ít tốn thời gian khi di chuyển , ít sự chênh lệch giới tính và các thành viên 
trong nhóm hiểu nhau hơn . Sau thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày kết 
quả thảo luận của nhóm mình trước lớp . Cách chia nhóm này hiện tương đối phổ biến và 
được áp dụng nhiều 
- Cách chia nhóm theo nhóm nhỏ : 
Ví dụ : Dạy tích hơp giáo dục pháp luật bài 4 lớp 11( GDCD-11) (Mục 1 điểm a : “ khái 
niệm cạnh tranh”. Mục 3 : “Tính hai mặt của cạnh tranh”. 
1. Phân biệt những doanh nghiệp cạnh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh ? Ví dụ . 
2. Trình bày nội dung tính hai mặt của cạnh tranh ? Ví dụ mặt tích cực , mặt hạn chế . 
3 . Loại hình kinh doanh trong những ngành nghề nào mà pháp luật nước ta cấm ? Ví dụ. 
4. Tại sao trong một số ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện ? Ví dụ . 
Để tìm hiểu phần nội dung kiến thức này ,giáo viên chia lớp thành 8 nhóm nhỏ để tiến hành 
học sinh thảo luận . Giáo viên chia nhóm theo danh sách lớp , lớp 32 học sinh , gọi 1 , 2, 3 
,4 . 5 , 6 , 7 n. 
Nhóm 1 , 2 , 3 , 4 . Thảo luận câu 1, cho ví cạnh tranh không lành mạnh . 
Nhóm 5 , 6 , 7 , 8 . Thảo luận câu 1 , cho ví dụ cạnh tranh lành mạnh . 
Nhóm 9 , 10 , 11 , 12..n Thảo luận câu câu 2 . . . 
Thời gian thảo luận xong , giáo viên mời bất kì nhóm nào lên trình bày ý kiến , nhóm sau 
chỉ trình bổ sung , các nhóm khác được bổ sung , tranh luận . Giáo viên nhận xét chung và 
kết luận. 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 8 
b. Phương pháp đóng vai . 
 Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành , “ làm thử” một cách ứng 
xử nào đó trong một tình huống giả định . Đây là phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh 
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát 
được . 
 Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp này , mà sự thảo luận sau phần diễn 
đớ . 
+ Giáo viên: 
- Định hướng cho học sinh 
 - Chọn chủ đề thích hợp , xác định nội dung cơ bản , trọng tâm và tình huống phù hợp . 
- Giáo viên nêu chủ đề , chia nhóm và giao tình huống , yêu cầu đóng vai cho từng nhóm . 
- Quy định thời gian chuẩn bị , thời gian đóng vai của mỗi nhóm . 
- Các nhóm tiến hành diễn , kịch bản , lời thoại ( 3 phút ) 
- Các nhóm tiến hành thảo luận 
Lưu ý : Tình huống đề mở , không cho biết trước kịch bản , lời thoại .. 
Ví dụ : 
Dạy tích hợp giáo dục phổ biến pháp luật bài 12 . 2 Hôn nhân , môn GDCD-lớp-10. 
Tình huống 1 : ( Cử hai nhóm đóng vai diễn , kịch bản , lời thoại ) 
 Nhóm 1 . Thứ hai đầu tuần theo quy định của nhà trường học sinh nữ phải mặc áo dài , tiết 
6 khối chiều ( lớp 10 C15 , giờ dạy GDCD ) trống vào lớp được hơn 5 phút thì mới xuất 
hiện 6 ( học sinh ) bạn đứng trước cửa lớp xin phép vào học , các bạn đi học trễ này không 
mang đúng đồng phục ( nhóm 1). ( Nhóm 2) hỏi hôm nay đầu tuần các bạn đi học trễ , mặc 
sai đồng phục sẽ bị trừ nhiều điểm thi đua . Nhóm 1 đáp thông cảm , hôm nay bạnViệt An , 
lớp 10Cn lấy chồng bọn mình đi dự đám cưới . Nhóm 2 , hỏi ổ hôm qua còn thấy bạn Việt 
An đi học với lại bạn đó con nhỏ chưa đủ tuổi lấy chồng mà . Nhóm 1 đáp ôi gái lớn lên gái 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 9 
đi lấy chồng , có pháp luật nào cấm đang đi học , chưa đủ tuổi lấy chồng đâu đồng thời đó 
là quyền tự do của mỗi người mà . 
Tình huống 2 : ( Cử hai học sinh một nam , một nữ đóng vai diễn , kịch bản , thời thoại ) 
 Anh A và chị B yêu nhau được 3 năm , tình yêu đã chín mùi , còn hơn một tuần nữa hai lên 
xe hoa nhưng vấn không thấy anh A đề cập đến cơ quan có thầm quyền làm thủ tục đăng kí 
giấy kết hôn nên chi B thúc giục anh A đi đăng kí kết hôn nhưng anh A đáp có bộ luật nào 
bắt buộc cưới nhau phải đăng kí kết hôn mới là vợ chồng đâu , các cụ hồi xưa có đăng kí 
giấy kết đâu mà vấn là vợ chồng . bên gia với nhau như vợ chồng . Hơn nữa anh A cho rằng 
mình yêu nhau tình nguyên , sống chung với nhau hạnh phúc là được . 
Hỏi : 
 1 / Qua tình huống trên cho biêt bạn Việt An , anh A và chị B có vi phạm luật hôn nhân 
và gia đình của Nhà nước không ? 
 2 / Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình nam nữ đủ bao nhiêu tuổi mới được kết 
hôm ? 
 3 / Khi kết hôn nam nữ phải tiến bằng một sự kiện pháp lí gì ? Anh A và chi B có được 
pháp luật công nhận là vợ chồng không ? Vì sao . 
 4 /Qua đó các nhóm sẽ gửi đi nhưng thông điệp mạnh mẽ gì cho tất cả các bạn cùng trang 
lứa tuổi học trò ? 
+ Học sinh : 
Các nhóm thảo luận theo phân công trước , phân tích tình huống , trả lời , nhận xét đúng 
sai , tranh luận và bổ sung .. 
 Giáo viên đóng góp , nhận xét , bổ sung , kết luận. 
c. Phương pháp động não 
 Là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh nhiều được ý 
tưởng , nhiều giả định về một vấn đề nào đó . Đây là phương pháp có ích để “ lôi ra” một 
danh sách các thông tin . 
+ Đối với giáo viên : 
- Định hướng cho học sinh 
- Cần lựa chọn chủ đề phù hợp với phương pháp động não cho học sinh. 
- Giáo viên cân đối thời gian phù hợp tiết dạy ‘ 
- Chủ đề sử dụng phương pháp động não phải nội dung cơ bản , có trọng tâm , tình huống 
thực tế ( có vấn đế ) , hướng dẫn buộc học sinh động não và tái hiện kiến thức các môn học 
khác. 
- Đây là phương pháp có ích để lôi ra danh sách các thông tin. 
- Giáo viên nêu câu hỏi cần được tìm hiểu cả lớp , khích lệ học sinh phát biểu , đóng góp ý 
kiến . 
Ví dụ 1 : 
 Dạy tích hợp giáo dục pháp luật , bài 14 , : Môn GDCD 11. 
Câu hỏi : 
1/ Trách nhiệm của bản thân đối với chính sách quốc phòng và na ninh ? Ví dụ . 
2/ Việc tuyên bố chủ quyền chồng lẫn nhau trên biển đông gồn những quốc gia nào ? 
Ví dụ 2 : 
Bài 14 : 3 . Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc : Môn GDCD-10 
Câu hỏi : 
 Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên , học sinh hiện nay là gì ? 
+ Đối với học sinh : 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 10 
- Động não , tái hiện kiến thức đã học trước , liên hệ kiến thức các môn học liên quan trả lời 
trước lớp . 
- Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng trừ trường hợp trùng lặp . 
- Phân loại các ý kiến , làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng . 
- Tổng hợp ý kiến của học sinh , hỏi xem có thắc mắc hay có ý kiến khác của học sinh . 
- Các ý kiến của học sinh giáo viên nghi nhận , hoan nganh mà không được phê phán. 
- Giáo viên bổ sung , kết luận đây là của sự tham gia chung của tập thể lớp . 
- Giới thiệu sách giáo khoa môn GDCD . 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 11 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Trong thời đại ngày nay , tri thức thức của nhân loại phát triển rất nhanh , đồng thời yêu 
cầu về tri thức ngày càng cao mà nếu chúng ta vấn cứ duy trì dạy – học theo phương pháp 
truyền thống khó có thể tiến kịp sự phát triển của thế giới , chính vì vậy , việc đổi mới 
mạnh mẽ phương pháp và học theo hướng hiện đại là yêu cầu rất quan trọng và cần thiết . 
Môi trường học tập theo phương pháp mới sẽ thúc đẩy học sinh phát huy tính tích cực , có 
phương pháp suy nghĩ độc lập , năng động , sáng tạo nảy sinh những ý tưởng hay của các 
cá nhân, vận dụng kiến thức , khắc phụ lối truyền thụ áp đặc một chiều , tạo sự gắn kết các 
thành viên với nhau trong những nhóm học tập . 
 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy , giáo viên không 
còn đóng vai trò đơn thuần là truyền đạt kiến thức thụ động , một chiều , mà là thiết kế , tổ 
chức , hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi , lĩnh hội nội dung bài học , chủ động đạt được các 
mục tiêu về kiến thức , kĩ năng và thái độ.. . 
 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực , tình thần học tập và khả năng lắng nghe người 
khác cũng là tạo cơ hội cho mỗi học sinh chủ động tìm tòi , khám phá kiến thức mới giúp 
học sinh tư duy chủ động thay vì tư duy thụ động lối cũ qua thầy cô . Những kĩ năng này là 
rất quan trọng khi học sinh bước vào môi trường học tập hiện đại sau này và là tiền đề tốt để 
biết cách hợp tác , chia sẻ và làm việc trong môi trường tập thể . 
Hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực này không chỉ tạo tinh thần học tập 
năng động , sáng tạo chịu khó , lắng nghe mà còn tạo tinh thần trách nhiệm cao , một thái độ 
học tập nghiêm túc , sử chuẩn bị chu đáo của từng học sinh tao nên một giờ học có hiệu quả 
cao nhất. 
 Không có phương pháp nào là vạn năng ( truyền thống – hiện đại ) . Và mỗi phương 
pháp đều có những ưu khuyết điểm rêng . Vì vậy giáo viên phải kết hợp các phương pháp 
dạy học tích một cách nhuần nhuyễn để phát huy được ưu thế và khắc phục những hạn chế , 
góp phần nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn GDCD ở trong trường trung học phổ thông 
 Dạy tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật vào chương trình môn GDCD lớp 10 , lớp 11 , 
là rất cần thiết nhằm tập trung vào những giá trị giáo dục nhân cách , đạo đức , lối sống , tri 
thức pháp luật và ý thức công dân , từ đó học sinh tự giác điều chỉnh hành vi của bản thân 
cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng , của xã hội . 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 12 
V. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : 
 Đảng ta nêu rõ : “Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật , nâng cao hiểu biết và ý thức tôn 
trọng pháp luật , sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật , bảo đảm cho pháp luật 
được thực thi hành một các nghiêm minh , thống nhất và công bằng” 
 Để giúp học sinh nắm vững , hiểu biết , vận dụng những kiến thức pháp luật , đòi hỏi 
người giáo viên phải hiểu rõ và nắm vững những nội dung cơ bản của các bộ luật , đặc biệt 
kịp thời cập nhật các bộ luật có sửa đổi và bổ sung , cũng như có trình độ chuyên sâu rộng , 
trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức , hướng dẫn các họat động của học sinh mà 
nhiều khi phát sinh ngoài dự kiến của giáo viên . 
 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp kiến thức pháp luật trong giảng dạy 
nôm GDCD có những ưu điểm là huy động được các giác quan tham gia quá trình nhận 
thức , kích thích lòng đam mê học tập của học sinh , tránh lối học thụ động , tạo điều kiện 
cho học sinh lĩnh hội nội dung bài học chủ động , dễ hiểu , nhớ lâu , tạo sự thoải mãi , phát 
triển tư duy , óc sáng tạo gắn lí luận với thực tiễn . 
 Tuy nhiên , không có phương pháp nào là vạn năng nên giáo viên cần chú ý : 
Trước tiên giáo viên phải đầu tư suy nghĩ , lựa chọn chủ đề một cách công phu các tình 
huống phục vụ cho nội dung bài giảng . Những nội dung cơ bản , trọng tâm , đồng thời tình 
huống phải phù hợp với chủ đề bài học , phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học sinh . Giao 
viên cũng có thể hưỡng dẫn cho học sinh tự nghiên cứu , tự tìm hiểu qua nhiếu kênh nhằm 
phát triển thêm các kĩ năng . Ví dụ : Sách , báo , mạng internet , học nhóm  
 Đề thành công trong một tiết dạy giáo viên cần chủ động , nắm vững kiến thức , thu thập 
nhiều kênh thông tin , và lường trước những thông tin đa chiều trong giải quyết vấn đề phát 
sinh từ phía học sinh . 
 Căn cứ vào nội dung bài học để sử dụng các phương pháp , phương tiện một cách linh 
hoạt , nhuần nhuyễn cho phù hợp từng nội dung vấn đề , song phải phù hợp với các điều 
kiệm , vừa sức trình độ lứa tuổi học sinh , thời gian và thời lượng phân phối tiết dạy . 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 13 
VI. KẾT LUẬN . 
 “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tọc Việt Nam có bước tới đài 
vinh quang để sánh vai với các cường quốc nam châu được hay không ? Đó là nhờ một phần 
học tập của các em” . Vì vậy , học tập là một vất đề cấp thiết , trong học tập có nhiều cách 
để tiếp thu kiến thức những không thể tiếp thu một cách áp đặt , thụ động mà thiếu tính chọn 
lọc , sáng tạo nên việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại 
như Nghi quyết hội nghi Trung ương 8 , khóa XI “đổi căn , toàn diện giáo dục và đào tạo” 
phù hợp xu hướng của thời đại giúp cho học sinh phát triển trí tuệ , các kĩ năng cơ bản để 
tiếp cận phương pháp học tập mới , lĩnh hội các tri thức của nhân loại chủ động , đồng thời 
huy động được các giác quan tham gia quá trình nhận thức . 
 “ Xu thế toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại , như chính Nghị quyết Đại hội 
Đảng cộng Việt Nam lần thứ X đã khảng định. Quá trình chúng ta chủ động hội nhập quốc 
tế , mà việc gia nhập WTO là một biểu hiện , có cả cơ hội lẫn thách thức . Chính vì thế , 
việc tiếp cận và tham khảo những tri thức đương đại từ những nước đã phát triển về sự 
chuyển động của thế giới ( đang ở bước ngoặt từ “ tròn” sang “ phẳng” ) có thể giúp 
thêm những thông tin bổ ích để có sự chủ động trong quá trình hội nhập ”. 
 Hiện nay , thế gới đã trải qua ba kỉ nguyên toàn cầu hóa , đang trong giai đoạn kỉ 
nguyên nền kinh tế tri thức , cho nên việc đầu tư cho chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quả 
nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia . Vì lẽ đó , nhu cầu học tập của người dân ngày 
càng cao , xã hội học tập đang hình thành và phát triển , do vậy , để đáp ứng được nhu cầu 
chính đáng đó , ngành giáo dục , mỗi giáo viên cần phải năng động , sáng tạo , không 
ngừng tìm tòi sử dụng các phương pháp dạy tích cực vào giảng dạy đạt hiệu quả cao : Góp 
phần tạo nên những con người mới có tri thức , có kĩ năng , có hiểu biết pháp luật , có đạo 
đức , lối sống có trách với bản thân và cộng đồng . . . Đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nguồn 
nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 cơ bản 
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại . 
 Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế , 
vì sự hiểu biết thì có hạn , tri thức thì vô hạn , rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của 
quý thầy cô và đồng nghiệp . 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 14 
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình Triết học Mác- Lênin – Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 
2. Thế giới phẳng ( ThomasL.Fredman)- Nhà xuất bản trẻ . 
3. Tài liệu tập huấn – Bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên môn GDCD. 
 ( lưu hành nội bộ - Hà nội -2014) 
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên – Giáo viên THPT – chu kì III , 2004-2007 
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 11- Nhà xuất 
bản giáo dục . 
6. Sách giáo khoa GDCD lớp – 10 , lớp 11- nhà xuất bản giáo dục . 
7. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và 
đào tạo. 
8. Tài liệu nghiên cứu – Các Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XI Của Đảng 
– Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 
9 . Các bộ luật của nước CHXHCN Việt Nam. 
10. Một số tài liệu tham khảo trên trang web của bộ giáo dục : www.edu.net.vn . mạng 
internt . 
Đề tài : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp pháp luật vào môn GDCD bậc 
THPT 
GV thực hiện : Vi Văn Xuân 15 
MUC LỤC 
1. Sơ yếu lí lịch khoa học . Trang 1 
2. I. Lí do chọn đề tài. Trang 2 
3. II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài . Trang 3 
4 . III. Tổ chức thực hiện đề tài . Trang 4 
5 . III.-1 . Cơ sở lí luận . Trang 4 
6 . III.- 2. Cơ sở thực tiễn . Trang 4-5. 
7. III-3. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài . Trang 5-6. 
8. III- 3.1 Xây dựng nội dung cầntích hợp . Trang 5- 6 
9. III- 3-2 Thực hiện bài dạy . Trang 6 – 10. 
10.IV. Hiệu quả đề tai . Trang 11. 
11. V. Đề xuất , khuyến nghị khả năng áp dụng . Trang 12. 
12. VI. Kết luận . Trang 13 
13. VII. Tài liệu tham khảo . Trang 14 
14. Mục lục . Trang 15 
15. Phiếu nhận xét , đánh giá sáng kiến kinh nghiệm . Trang 16 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_tich_hop_phap_luat_vao_mon_gdcd_bac_thpt_7946.pdf
Sáng Kiến Liên Quan