Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự học của học sinh trường THPT Xuân Lộc

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Nhiều ý

kiến coi dạy thêm như là tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều ý kiến đồng ý việc

dạy thêm nhưng phải có sự quản lí của các cơ quan có trách nhiệm, có ý kiến phản

đối việc dạy thêm, học thêm và đòi cấm tuyệt việc này. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo

dục Đào tạo và các cấp quản lí đã có chỉ đạo về công tác dạy thêm, học thêm nhằm

hạn chế tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do nhiều lí do, đa số

phụ huynh và học sinh vẫn coi học thêm của con em như là một cứu cánh, mà

không biết đến những hệ luỵ xấu của nó đối với sự phát triển tương lai của con em.

Nhằm thực hiện tốt việc những quy định về dạy thêm, học thêm, trong bối cảnh

hiện nay, ngoài những quy định của ngành, hiệu trưởng các nhà trường cần có

những giải pháp phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và khả năng sáng

tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và nhất là tạo cho học sinh một thói quen

tự học, chủ động giải quyết các vấn đề, các yêu cầu của các môn học và cũng từ đó

có thói quen chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tương lai.

pdf17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự học của học sinh trường THPT Xuân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần học từng dấu 
chấm . Vì vậy học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. 
 Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua báo chí hay cần phải biết áp 
dụng vào trong thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời 
thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày, vào sản 
xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề hoặc nghề nào đó. Khi áp dụng 
vào thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc 
nhất đồng thời cũng là cách tự học hiểu quả nhất, bởi nó giúp chúng ta không 
chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề 
mới nảy sinh cần phải được giải quyết bằng các thao tác tổng hợp, tra cứu sách 
vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè. 
* Rèn luyện trí nhớ. 
 Trí nhớ của mỗi người làm việc theo các kiểu riêng của nó. Trí nhớ thành 3 
loại chính: 
 - Trí nhớ hình tượng. 
 - Trí nhớ cảm xúc. 
 - Trí nhớ logic. 
 Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại 
này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò 
quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức 
toán, lý, hóa, văn đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hổ trợ của trí nhớ hình 
tượng. 
Có những học sinh lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình 
tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và 
thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích 
chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ 
khác. 
 Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông 
tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không 
hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và 
các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì. 
 Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây 
là điều hết sức quan trọng. 
 Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể không 
dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học 
hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích 
thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết 
quả tốt. Như vậy để có bản lĩnh cao cường về trí nhớ thì cần rèn luện trí nhớ, 
muốn vậy cần phải thực hiện tốt các yêu cầu: Ôn tập; Hiểu rõ mục đích ghi nhớ: 
Tích cực hoạt động thực tế: Phải hiểu rõ nội dung ghi nhớ. 
 Khi học sinh nắm bắt được nội dung trên thì nững tác động tiếp theo của nhà 
trường sẽ dễ được học sinh tiếp nhận và thực hiện. 
 2.2. Nêu gƣơng những học sinh có phƣơng pháp học tập tốt, có kết quả cao 
trong học tập. 
. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh gương học tập có phương pháp đật kết quả 
rất cao mặc dù không đi học thêm một môn nào. Các kiến thức cần tryền đạt và 
gương học giỏi cân truyền đạt là: 
 Thực tế ngày nay cho thấy cách học của nhiều học sinh chưa mang lại hiệu quả 
cao. Học sinh đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp,thầy cô dạy 
như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy 
nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài 
giảng của thầy cô.Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi 
lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn 
lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, 
càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm.Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng 
cao thì có quá nhiều sách tham khảo,văn mẫu,hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh 
đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của những việc trên rất nặng 
nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt":học thuộc bài nhưng không hiểu 
nội dung,vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến 
thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành,chỉ học lí thuyết suôn, 
kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến nãn chí. Một 
khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao. Tuy 
nhiên. trong trường THPT Xuân Lộc cũng có một số học sinh có phương pháp học 
tập đúng, đã có kết quả rất tốt cụ thể là: học sinh: Tạ Hoàn Thiện Quân – lớp 10 
B1 có đểm tổng kết HKI năm học 2011-2012 các môn học là: 9,0 ( Toán :9,9; Vật 
lý: 9,2;Hóa học: 9,2; Sinh học: 9,3; Tin học: 9,5; Ngữ văn: 7,7; Lịch sử: 9,2; Địa 
lý: 8,9; Ngoại ngữ: 9,6; GDCD: 8,7; Cộng nghệ: 9,0; Thể dục: 6,5; GDQP-AN: 
9,0) đây là học sinh không đi học thêm bất cứ một môn học nào trong cả suốt cả 
học kì một. Đây là tấm gương điển hình của nhà trường về phương pháp học tập 
đúng, nhất là khả năng tự học và biết cách sắp xết thời gian để tự học. 
 2.3. Triển khai các quy đnh về dạy thêm, học thêm của các cấp, đi sâu bàn 
cách quản lí dạy thêm ở nhà trƣờng nhằm tạo thói quen tự học cho học sinh. 
 2.3.1. Triển khai các quy định về dạy thêm, học thêm cho thầy cô giáo. 
 Triển khai đầy đủ các văn bản, yêu cầu tất cả giáo viên dạy thêm thực hiện 
nghiêm túc. Dạy thêm, học thêm phải là sự tự giác của thầy, trò và phụ huynh, được 
thể hiện qua các cam kết, muốn dạy thêm phải có giấy cấp phép và thực hiện như 
giấy cấp phép quy định, phải chịu sự quản lí của nhà trương. 
 2.3.2. Bàn biện pháp dạy thêm, học thêm ở nhà trường THPT Xuân Lộc, 
nhằm rèn luyện tính tự học cho học sinh. 
 Thực tế có một số học sinh trường THPT Xuân Lộc có khả năng tự học cao, cũng 
mong muốn tự học để đạt kết quả tót, nhưng do tâm lí, nên trong thời gian qua, rất ít 
học sinh tự học khi thầy cô có dạy thêm. Một số học sinh, có thói quen ỉ lại vào việc 
dạy thêm của thầy cô, nên không chủ động trong học tập, nhà trường nhận thấy phải 
có những quy định riêng của nhà trường, để tác động tích cực đến các đối tượng nêu 
trên. Từ đó đã thống nhất các quy định: Thầy cô không tổ chức dạy thêm cho khối 
lớp 10. còn đối với lớp 11 và 12 tổ chức dạy thêm theo từng loại hình: Học sinh 
giỏi; học sinh khá trở lên có nhu cầu học nâng cao; học sinh yếu muốn bù đắp kiến 
thức để đáp ứng việc thi tốt nghiệp và học sinh kém, nhà trường sẽ hỗ trợ phụ đạo, 
yêu cầu phụ huynh và GVCN cộng tác, để học sinh thực hiện tốt thời gian học tập; 
với việc thống nhất như trên, sẽ giảm được các nguy cơ, học sinh khối 10 sẽ cố 
gắng tiếp thu bài giảng trên lớp, về nhà tự học và tăng cường học hỏi lẫn nhau, có 
những học sinh sẽ quay quắt với những vấn đề mình chưa hiểu sẽ cố gắng tìm tòi, 
từ đó bắt đầu hình thành thói quen tự học, chịu khó tự học để hiểu biết. tuy nhiên, 
để gỡ bí cho một vài học sinh khối 10 ( vì không có thầy dạy thêm để ỉ lại), nhà 
trường đã động viên một số thầy cô, tổ chức giải đáp thắc mắc cho học sinh khi học 
sinh quá bí, công việc này được Đoàn thanh niên đảm nhiệm và đã làm có hiệu quả. 
Đối với học sinh khối 11 và 12 sẽ học theo phân tầng và kết hợp với việc làm các 
bài kiểm tra chung của nhà trường thì giảm thiểu được việc học tràn lan, nhằm đảm 
bảo thời gian cho học sinh tự học ở nhà. 
 2.3.3. Phổ biến cho cha mẹ học sinh về việc quản lí dạy thêm của nhà trường 
nhằm tạo sự đồng thuận và hỗ trợ của cha mẹ. 
 Họp cha mẹ cha mẹ học sinh, nói rõ quan điểm của nhà trường về vấn đề học 
thêm của con em để cha mẹ học sinh hiểu và cho ý kiến trao đổi về vấn đề này, nhất 
là việc không tổ chức dạy thêm ở khối lớp 10. 
 Qua phiếu thăm dò đã thấy đa số cha me học sinh nhất trí với chủ trương nhà 
trường về vấn đề dạy thêm học thêm. Nhiều ý kiến tỏ ra tâm đắc việc “ Cai học 
thêm” đối với học sinh khối 10 nhằm yêu cầu học sinh làm việc cật lực trong năm 
này, trường hợp đặc biệt sẽ có sự hướng dẫn, giải đáp của thầy cô do nhà trường hỗ 
trợ. 
 2.3.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tăng các kiến thức về kỉ năng 
sống cho học sinh. 
 Việc học thêm tràn lan các kiến thức lí thuyết, cũng có nguyên nhân do sân chơi 
của học sinh quá ít, như vậy cần tạo ra các sân chơi bổ ích cho học sinh và cũng góp 
phần định hướng học thêm cho học sinh, từ những suy nghĩ đó nhà trường đã tổ 
chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh (Các hoạt động này cũng chính là tạo 
ra các lớp học để giáo dục kỉ năng sống) bao gồm các hoạt động : Thể dục sân 
trường, tham quan tìm hiểu, thuyết trình, chụp ảnh ý tưởng, văn nghệ, trổ tài nấu ăn, 
thiết kế thời trang Tất cả các hoạt động này đều có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh 
và các tổ chức ngoài nhà trường, những hoạt động này đã rất có hiệu quả nhờ việc 
chúng ta quản lí tốt dạy thêm, học thêm và được học sinh, cha mẹ học sinh hưởng 
ứng. Mảng giáo dục kỉ năng sống có hiệu quả sẽ thúc đẩy nhiều hoạt động khác của 
nhà trường. 
 * Huy động các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỉ năng sống. 
 - Phát huy nguồn lực BGH, trao đổi, quán triệt trong BGH về quan điểm chỉ đạo 
và thống nhất trong lãnh đạo, quản lí công tác GDKNS cho học sinh, từ đó đề ra các 
kế hoạch chi tiết cho các tổ chức trong nhà trường đặc biệt chú trọng đến kế hoạch 
của Giáo viên chủ nhiệm và kế hoạch phối hợp giữa GVCN với các tổ chức trong 
nhà trường, nhất là tổ chức Đoàn thanh niên. 
 - Khai thác thế mạnh của một số Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của nhà trường 
hiện có, bằng cách đặt hàng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo viên 
chủ nhiệm, để từ đó tập hợp được trí tuệ của đội ngũ này. Số đề tài SKKN phải đảm 
bảo bao quát hết các hoạt động của GVCN ( Khoảng 10 đề tài) , chú ý đến nhiệm vụ 
GDKNS cho học sinh. Sau khi các đề tài đã hoàn thành, nghiệm thu và tổ chức hội 
thảo công tác GVCN. Hội thảo cần chú trọng là rõ vai trò của GVCN, thực trạng 
công tác GVCN, những kinh nghiệm trong công tác GVCN, những vướng mắc cần 
chia sẽ và kiến nghị hỗ trợ công tác GVCN và điều quan trong nhất của hội thảo là 
định hướng công tác GVCN và phối hợp các nguồn lực trong công tác giáo dục kỉ 
năng sống cho học sinh. Hội thảo cũng nhằm mục đích bồi dưỡng kiến thức công 
tác GVCN cho những giáo viên còn non, đồng thời phải khẳng định được Giáo dục 
KNS cho HS là nhiệm vụ quan trong của nhà trường. 
 - Liên kết với các cơ quan chuyên môn của huyện, của tỉnh để hỗ trợ nhân lực 
nhằm thực hiện các kỉ năng sống có tinh chuyên môn như: Y tế học đường, giáo 
dục giới tình, sức khỏe sinh sản, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống 
QĐNDVN, Giới thiệu văn hóa dân tộc, TDTT, Văn nghệ... 
 - Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, động viên các thành viên các tổ chức 
tham gia các hoạt động chung như: Cắm trại, tham quan, Mit tinh, hội thao , thực 
hành kiến thức xã hỗi khác. Không để các tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình một 
cách đơn độc mà có sự phối hợp và hỗ trợ của các ca nhân, tập thể trong nhà 
trường. 
 - Huy động nhân lực trong cha mẹ học sinh, hỗ trợ quản lí học sinh trong các hoạt 
động ngoại khóa, tham quan du lịch, tìm hiểu... không để cho GVCN đơn độc trong 
thực hiện nhiệm vụ này. 
 - Huy động lực lượng giáo viên có năng khiếu, cá kiến thức về các KNS để phối 
hợp cùng nhà trường tổ chức giáo dục cho các em. 
 - Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, lên kế hoạch chi quỹ hội cha mẹ học 
sinh, trong đó chú ý chi cho các hoạt động GDKNS. 
 - Mỗi hoạt động GDKNS có kế hoạch riệng, có những hoạt động kinh phí lớn, nhà 
trường cần công khai, thông báo cho cha mẹ học sinh đóng góp để thực hiện. 
 - Một số tổ chức, doanh nghiệp muốn có sự liên kết với nhà trường để giao lưu, 
quảng cáo, các đơn vị này có thể hỗ trợ kinh phí để trường tổ chức các hoạt động có 
tính chất GDKNS cho học sinh. 
 - Một số cơ quan chứ năng của nhà nước, có nhiệm vụ kết hợp với các cơ sở GD 
để thực hiện nhiệm vụ trong đó có lồng ghép GDKNS và được nhà nước giao kinh 
phí, nhà trường cần liên hệ để cùng các cơ quan đơn vị này phối hợp sử dụng kinh 
phí được giao có hiệu quả. 
 - Một số mạnh thường quân, có trách nhiệm với xã hội, có mong muốn hỗ trợ kinh 
phí hoạch các phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, 
trong đó có GDKNS, các nhà trường cần khai thác để thực hiện nhiệm vụ. 
* Tăng cường công tác quản lí của BGH đối với công tác Giáo dục kỉ năng sống 
cho học sinh. 
 - Lên kế hoạch công tác GVCN chung của nhà trường, chỉ rõ từng mảng công 
việc, chú trọng GDKNS cho học sinh thông qua công tác GVCN. Từ Kế hoạch 
GVCN của nhà trường, các GVCN lên kế hoạch cụ thể cho cá nhân, bám sát các 
yêu cầu của kế hoạch nhà trường, BGH duyệt kế hoạch và kiểm tra, đôn đốc thực 
hiện kế hoạch trong suốt năm học. 
 - Bổ nhiệm Tổ trưởng tổ chủ nhiệm (TTCN). TTCN lên kế hoạch sinh hoạt chủ 
nhiệm theo tuần cho tất cả các GVCN thực hiện, để đồng bộ hóa một số nhiệm vụ 
của GVCN đồng thời cập nhật chỉ đạo của BGH hàng tuần để GVCN thực hiện. 
TTCN duyệt kế hoạch chủ nhiệm tuần với BGH, trước khi triển khai với GVCN, 
trong đó có những yêu cầu về GDKNS cho học sinh. Đây là công việc nhằm hỗ trợ 
cho GVCN còn non trong công tác GDKNS cho học sinh. 
 - Lên kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động lao động của BGH cho nhà 
trường, trong kế hoạch chú ý mảng GDKNS. Đôn đốc thực hiện kế hoạch này suốt 
năm học. 
 - Duyệt kế hoạch hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, chú ý đến những 
hoạt động GDKNS và sự phối kết hợp của các tổ chức trong nhà trường đối với 
nhiệm vụ GDKNS cho học sinh. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ chức 
trong suốt năm học. 
 - Lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường nhằm hỗ trợ 
nhà trường GDKNS cho học sinh: Công an huyện Xuân Lộc, Đoàn thanh niện 
huyện Xuân Lộc, TT văn hóa - thể thao huyện, Hội cựu chiến binh Huyện, Hội chử 
thập Đỏ Huyện Xuân Lộc, TT y tế Huyện Xuân Lộc, UBBVBMTE tỉnh Đồng Nai, 
Các trường THPT trong huyện hoặc trong tỉnh Đồng Nai. Phòng cháy chữa cháy... 
 - Tổ chức các lớp học ngoại khóa cho học sinh để GDKNS: Nhạc, võ thuật, khiêu 
vũ, TDTT, vẽ, bơi lội... 
 * Tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn nhằm GDKNS cho HS thông qua các 
môn học văn hóa. 
 - Bộ phận chuyên môn của nhà trường, qua TTCM, rà soát chương trình SGK và 
chuẩn kiến thức, chuẩn kỉ năng để có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, chú ý những 
bài học, những yêu cầu chương hoặc môn học về GDKNS để chỉ đạo thực hiện 
nghiêm túc, nhất là các tiết thực hành, thí nghiệm và các hoạt động ứng dụng kiến 
thức vào cuộc sống lao động, sản xuất và các hoạt động văn hóa, xã hội địa phương. 
 - Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo khối, lớp, các tổ xung kích 
hoặc chung cho HS toàn trường, để ứng dụng các kiền thức, kỉ năng đã học của học 
sinh vào các nhiệm vụ kinh tế-xã hội địa phương: Mít tinh, cổ động, tuyên truyền, 
thi viết về văn hóa, con người, đồng diễn thể dục, tham gia các hoạt động lễ hội của 
dân tộc, của địa phương, cứu trợ, hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ... 
 - Tổ chức các cuộc thi ứng dụng khoa học- kỉ thuật cho những môn học tự nhiên: 
Chế tạo, sản xuất một số sản phẩm thông qua kiến thức đã học về Vật lí, Hóa học, 
Sinh học... có thể dùng được cho cá nhân hoặc gia đình. 
 Kế hoạch giáo dục kỉ năng sống cho học sinh được nhà trường chúng tôi được 
coi như là kế hoạch dạy thêm, học thêm của nhà trường. Thực hiện tốt kế hoạch này 
sẽ hỗ trợ cho học sinh trong việc hình thành thói quen tự học. 
 2.3.5. Kiểm tra công tác dạy thêm. 
 Các quy định dạy thêm, học thêm của nhà trường được phổ biên rộng rãi và công 
khai cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, nhà trường yêu cầu 
mọi người củng giám sát và thực hiện. Để kiểm tra việc thưc hiện của các thành 
viên, nhà trường thực hiện các biện pháp: 
 - Cấp phép dạy thêm theo đúng quy định của ngành. 
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm dò học sinh về việc học thêm, nếu 
có những lệc lạch sẽ được phản ánh lên BGH để chấn chỉnh. 
- Hàng tháng, BGH tiếp xúc với cán bộ lớp để nắm bắt tình hình dạy thêm, học 
thêm. 
- Thông tin rông rãi cho cha mẹ học sinh để nhận thông tin từ điện thoại về 
những lệch lạc trong dạy thêm, học thêm. 
- Yêu cầu ghi phiếu điều tra của nhà trường khi được yêu cầu từ đó kiểm tra để 
đối chứng thu thập thông tin về dạy thêm cũa giáo viên. 
- Lập đoàn kiểm tra khi có sự việc bất thường. 
 IV. KẾT QUẢ. 
 Hình thành thói quen tự học cho học sinh là một nhiệm vụ khó khăn, cần nhiều 
giải pháp của nhiều tổ chức các cấp. Quản lí dạy thêm, học thêm chỉ góp một phần 
trong việc hình thành thói quen này. Trong năm học 1011-2012 việc dạy thêm, học 
thêm trong nhà trường THPT Xuân Lộc không gây bức xúc trong dư luận, đã góp 
phần tích cực vào kết quả của nhà trường. Đối với học sinh lớp 10, mặc dù không 
được các thầy cô, nhà trường tổ chức dạy thêm nhưng có kết quả xếp loại văn hóa 
cuối năm rất cao, dẫn đầu trong toàn trường. đặc biết số học sinh giỏi vượt hẳn so 
với khối 11,12 cụ thể là: 
 Khối 10- loại giòi: 7,2%, 
 Khối 11- loại giỏi: 3,7%. 
 Khối 12 – loại giỏi : 2,1%. 
 Nhiều học sinh đã có phương pháp học tốt, không học thêm vẫn đạt kết quả học 
lực rất cao. Giáo viên phấn khởi vì đã có thực tiễn chứng minh cho những vấn đề 
chưa an tâm ở đầu năm học khi không cho dạy thêm đối với khối 10. Cha mẹ học 
sinh phấn khởi ghi nhận kết quả của con em là thực chất, bằng thực lực cố gắng của 
bản thân, không nghi ngờ về kết quả nhất là đối với học sinh khối 10. Từ đó khẳng 
định một phần về sự hình thành khả năng tự học của học sinh. 
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 
 Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để có sức thuyết phục cha mẹ học sinh trong 
việc hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh để giảm thiểu những lệch 
lạc trong dạy thêm, học thêm. 
 Đề tài có thể được áp dụng hàng năm tại các nhà nhà trường THPT. 
 VI. KẾT LUẬN 
 Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, tác dụng chủ yếu là để điều chỉnh và 
dân dần hoàn thiện công tác quản lí ở các nhà trường phổ thông. 
TRƢỜNG THPT XUÂN LỘC 
PHIẾU THĂM DÒ 
 Để hình thành và rèn luyện thói quen tự học của học sinh, thông qua định 
hƣớng dạy thêm, học thêm của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng xin thầy cô hỗ trợ trả 
lời trực tiếp vào phiếu thăm dò này. 
1. Đối với mỗi con người, theo thầy cô tự học là một phẩm chất: 
a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  c. Bình thường  d. Không cần thiết:  
2. Tự học là thói quen do rèn luyện mới có: 
 a. Rất nhất trí  . b. nhất trí  
 c. bình thường  c. Không nhất trí  
3. Học sinh của chúng ta hiện nay không có tinh thần tự học.: 
 a. Rất nhất trí  . b. nhất trí  
 c. bình thường  c. Không nhất trí  
4. Học sinh học thêm quá nhiều nên không có thời gian tự học. 
 a. Rất nhất trí  . b. nhất trí  
 c. bình thường  c. Không nhất trí  
5. Học sinh ngày nay quá ỉ lại vào thầy cô dạy thêm: 
 a. Rất nhất trí  . b. nhất trí  
 c. bình thường  c. Không nhất trí  
6. Học sinh đi học thêm vì:: 
a. Cần bổ sung kiến thức  b.Theo bạn  
c. Vì cha mẹ bất buộc  d. Sợ thầy cô buồn  
7. Không cho thầy cô tổ chức dạy thêm, học thêm kiến thức văn hoá ở khối 10 
 a. Rất nhất trí  . b. nhất trí  
 c. bình thường  c. Không nhất trí  
8. Tăng cường giáo dục kỉ năng sống có tác động đến dạy thêm, học thêm. 
 a. Rất nhất trí  . b. nhất trí  
 c. bình thường  c. Không nhất trí  
9. Nhà trường chúng ta đã giáo dục kỉ năng sống cho học sinh: 
a. Tốt  b. Tương đối tốt  c.Chưa tốt  d. Chưa GD Kỉ năng sống  
 10. Theo thầy cô học sinh đi học thêm tràn lan do: 
 a. Chương trình nặng  b. Thói quen không tự tin cần thầy cô hỗ trợ  
 c. Áp lực cha mẹ  d. Do áp lực bài kiểm tra, áp lực thầy cô 
 11.Theo thầy cô học sinh trường mình có cần thiết học chương trình nâng cao 
không? 
 a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  
 c. Không cần thiết  d. Không có ý kiến  
 12.Những hành vi của học sinh trường ta mà thầy cô bức xúc: ( Xin các thầy cô 
liệt kê)  . .  
. 
  ..  
 .. . . 
. 
 . . . 
 13.Một số hoạt động cần thiết, khả thi mà nhà trường có thể thực hiện đươc nhằm 
giáo dục kỉ năng tự học cho học sinh ( xin các thầy cô liệt kê.) 
   . . 
. .. .. . 
.. .. .  
 . ..  
 Cảm ơn các thầy cô. 

File đính kèm:

  • pdfquan_li_day_them_hoc_them_de_phat_huy_tinh_tu_hoc_cua_hoc_sinh_truong_thpt_xuan_loc_5758.pdf
Sáng Kiến Liên Quan