Đề tài Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh THPT - Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ

LUẬN CHO HỌC SINH THPT- LỚP 12.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tác phẩm văn học nghệ thuật là một “chiếc gương soi” của cuộc sống, là

một kho kinh nghiệm sống, một kho tư liệu dồi dào về cuộc sống, là ý thức, băn

khoăn, rung động của con người trước cuộc sống. Cho nên để hiểu cuộc sống

một cách cụ thể, để có thể hình dung một cách cụ thể thời đại đã qua, không gì

có thể thay thế bằng tác phẩm văn chương. (Lí luận văn học – Vấn đề và suy

nghĩ, NXB GD,1998)

Từ việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng, thẩm mĩ qua tác phẩm văn học trong

Nhà trường cũng như những tác phẩm ngoài chương trình và những vấn đề trong

đời sống, mỗi học sinh tự bày tỏ sự nhận thức, tình cảm, thái độ của bản thân

thông qua bài làm văn. Đó là kết qủa của quá trình lĩnh hội tri thức, là thành quả

học tập của các em.

Là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn mong muốn học trò của mình làm được

những bài văn hay, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, qua các kì thi. Tuy nhiên,

đó không phải là một việc đơn giản. Bài văn hay trước hết phải là bài văn viết đúng

(đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có

mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu

của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách

Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể

hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay xa đề. Xác định đúng yêu cầu của

đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được sự dài

dòng, lan man “Dây cà ra dây muống”, “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo

được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết, tránh tình trạng “Đầu voi

đuôi chuột”. Mặt khác, việc viết đúng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng, kiến

thức cơ bản là “bột”, mà “Có bột mới gột nên hồ

pdf56 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh THPT - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờn ẩn hiện trong hồi ức 
của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. 
Dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ 
lặng lẽ trong đêm của má, cả những nguy hiểm 
gian lao mà má đã trải qua một cách không hề sợ 
hãi, tất cả đều được gom lại và dồn vào trong ý 
nghĩ cuối cùng này: “Để má ráng nuôi bây khôn 
lớn coi bây có làm được gì cho ma mày vui 
không?” 
 Việt không sợ chết, chỉ sợ không được ở chung 
 với anh Tánh và không được đi bộ đội nữa. 
Bị thương nặng, ngất đi, tỉnh lại sau nhiều lần,Việt 
vẫn nhớ rõ từng đồng đội với từng đặc điểm: “Cái 
cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái 
nheo mắt của anh Công mỗi lần động viên Việt 
tiến lên”. 
 Phải sống, chiến đấu như thế nào, trả thù nhà, 
đền nợ nước ra sao cho xứng đáng là những đứa 
con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, 
gắn bó với cách mạng từ thời chống Pháp đến thời 
chống Mĩ?  Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức 
mạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng ý ch bất khuất 
thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội 
của Việt, chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng 
chiến chống Pháp. Cha bị Tây chặt đầu, mẹ bị 
trúng pháo của giặc, những hình ảnh thê thảm đó 
mãi in sâu trong tâm tr Việt. Chính mối thù nhà là 
động lực tinh thần và tình cảm thúc đẩy chị em 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 47 
V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
VI. NỘI DUNG CẦN 
ĐẠT 
Việt anh dũng chiến đấu. 
 Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng. Mất liên lạc 
với đồng đội, trơ trọi một thân, chịu đói chịu khát, 
mình đầy thương t ch, Việt vẫn can đảm chịu 
đựng. Sao không bị ở chân mà lại ở mắt? Nhưng ở 
chân cũng vậy, nó cũng đau điếng và rỏ máu. Hai 
tay, vai , đầu cũng vậy, Các ngón tay đều tê nhức, 
không sao mở được. Đói, nghe giặc đến gần sao 
bụng nó bắt đói kì lạ Dù lúc tỉnh hay lúc mê, 
Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi 
choàng dậy. Việt quay họng súng về hướng đó. 
“Nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn!”, Việt 
ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của 
chúng chạy mỗi lúc một gần. 
 Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe 
tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn có bò về 
hướng đó. Việt đã cố gắng bò đi được một đoạn, 
cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. 
Việt cũng không ý thức rằng mình đang bò đi, mà 
ch nh trận đánh đang gọi Việt đến. 
 Cuối cùng, đồng đội tìm được Việt. Dù kiệt 
sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử 
với kẻ thù: một ngón tay của cậu vẫn còn nhúc 
nh ch, môt viên đạn đã lên nòng và chúng quanh 
cậu, dấu xe bọc thép còn hằn ngang dọc. Hình ảnh 
người l nh bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến 
đấu đến hơi thở cuối cùng để thệ hiện được t nh 
cách anh hùng của nhân vật. 
 Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện là nhiều chi 
tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, 
gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, 
giàu giá trị tạo hình , khắc họa t nh cách nhân vật 
đậm chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan; 
thủy chung đến cùng, căm thù ngùn ngụt...Giọng 
văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động 
mạnh. 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 48 
V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
VI. NỘI DUNG CẦN 
ĐẠT 
 Qua nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa 
con trong gia đình”của Nguyễn Thi- một cậu bé 
hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại là người giàu tình 
thương yêu gia đình, quê hương, đất nước, khi đi 
đánh giặc chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Anh 
chính là mẫu người l tưởng về tình yêu nước cho 
thế hệ thanh niên Việt Nam đời đời noi theo. 
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Ch Minh k nh yêu của 
chúng ta đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng 
nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. 
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì 
tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng 
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua sự nguy 
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước 
và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước ch nh là sợi chỉ 
đỏ xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử, kết nối 54 
dân tộc Việt Nam, vốn dựa trên một nền và xoay 
quanh một trục, tạo nên bản sắc văn hóa Việt 
Nam, trường tồn và phát triển mãi mãi đến muôn 
đời sau. 
 Bác cũng đã dạy, tương lai của đất nước, của 
dân tộc nằm ngay trong tay các thế hệ thanh niên. 
Người khẳng định, thanh niên là lực lượng cách 
mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là 
lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng cha anh. 
Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 
12/8/1947, Bác đã viết: “Nước nhà thịnh hay suy, 
yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. 
Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng 
đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và 
lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái 
tương lai đó”. 
 Ngày nay thanh niên vẫn là lực lượng đông đảo, 
là lớp trẻ ham hiểu biết cái mới, giàu sức sáng tạo, 
hăng hái, có chí tiến thủ, xung kích, sáng tạo trong 
việc quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối 
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là 
nguồn nhân lực chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn 
trong sự nghiệp cách mạng dân tộc. 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 49 
V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
VI. NỘI DUNG CẦN 
ĐẠT 
 Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh 
thế hệ trẻ ngày nay luôn gắn bó sâu nặng với quê 
hương, đất nước. Nó không chỉ là sự kết nối giữa 
con người với nơi “chôn nhau cắt rốn” mà còn là 
sự kết nối giữa tâm hồn mỗi người với linh hồn 
dân tộc. Càng yêu mến càng tự hào, người dân 
Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán 
nước. “Đất nước bốn nghì năm – Vất vả và gian 
lao”(Thanh Hải), bốn nghìn năm đó biết bao 
người đã ngã xuống để “Đất Nước này là Đất 
Nước của nhân dân”(Nguyễn Khoa Điềm). Niềm 
tự hào, tự tôn dân dân tộc; quyết tâm giữ vững độc 
lập, chủ quyền biển- đảo và toàn vẹn lãnh thổ của 
đất nước là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, 
toàn dân, toàn quân. Trong đó thanh niên là lực 
lượng xung kích, tiên phong. 
 Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành 
nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên 
cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện 
ch nh sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng 
là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù 
hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết 
mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động t ch 
cực, hăng hái, làm giàu ch nh đáng, đó là yêu 
nước. Có khi lại là những việc như không vứt rác 
bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt 
muông thú. Và thậm ch , nói một câu tiếng Việt 
đúng ngữ pháp, phù hợp với văn cảnh, thể hiện sự 
tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, 
cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc 
làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi 
người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua 
đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê 
hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, 
hiệu quả nhất. 
 Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội 
dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập 
toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào 
mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem 
như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Chúng ta 
đã biết, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã và đang 
xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 50 
V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
VI. NỘI DUNG CẦN 
ĐẠT 
vươn lên, góp phần làm cho “nước mạnh”. Những 
con người như Nguyễn Chiến Sang - anh thanh 
niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn 
Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy 
phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý 
tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chúng 
ta thực sự yêu nước khi tâm lý “chuộng hàng 
ngoại xa xỉ” bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu 
tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn 
đấu cho hàng Việt Nam mang t nh cạnh tranh cao 
góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát 
triển. Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử 
Việt Nam: “ Dân ta phải biết sử ta- Cho tường 
gốc tích nước nhà Việt Nam”. Chúng ta tiếp thu 
văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên 
phương trâm “Hòa nhập chứ không hòa tan”. Trên 
thực tế, đã có không t thanh niên nghĩ rằng phải 
làm một việc gì thật “to lớn” cho Tổ quốc mới là 
yêu nước. Lòng yêu nước không nhất thiết phải 
biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng 
ngày mà có khi nó lắng đọng trong những việc làm 
lặng lẽ, âm thầm. Có những người tình nguyện đến 
công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi 
vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh 
niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong 
khi nhiều bạn khác cùng trang lứa đang ồn ào với 
nhạc “Pop”, “Rock”. Có những thanh niên ngày 
ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn 
sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần 
rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai 
ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi 
danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ 
tịch Hồ Ch Minh, người người nhà nhà treo cờ kết 
hoa. Còn trên các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện 
lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành 
hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng 
chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày 
lễ lớn của đất nước,... 
 Bên cạnh đó có những thanh niên nhận thức 
hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao 
nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên 
thế giới? Nhưng bản thân họ lại không biết phải 
làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình”. 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 51 
V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
VI. NỘI DUNG CẦN 
ĐẠT 
Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực 
dụng, ăn chơi sa đọa, lãng ph , sống tự do, cá 
nhân, vô tổ chức, vô cảm, sống thiếu l tưởng... 
 Tình yêu quê hương, đất nước luôn hiện hữu 
trong mỗi trái tim mỗi con người Việt Nam. Tuổi 
trẻ với hoài bão và khát vọng cùng trí tuệ và sức 
sáng tạo luôn khao khát vươn tới những tầm cao 
mới của thời đại, sẵn sàng hành động vì đất nước. 
 Với hành trang là lòng yêu nước, tuổi trẻ hôm 
nay sẽ vững vàng chân bước đi theo con đường 
mà các thế hệ cha ông đã xây dựng và gìn giữ, đi 
theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta 
đã lựa chọn, cùng toàn dân tộc mưu trí, sáng tạo 
đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng 
của Tổ quốc Việt Nam. Để thực hiện được hoài 
bão, khát vọng đó, bản thân em nói riêng, tuổi trẻ 
Việt Nam trên khắp mọi miền Đất nước nói chung 
cần ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, 
lối sống đúng với lời nhắn nhủ thiêng liêng của 
Bác:“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay 
không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các 
cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ 
vào công học tập của các em” (Trích thư gửi học 
sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước 
Việt Nam). 
 Truyện Những đứa con trong gia đình đã khắc 
họa thành công hình tượng nhân vật Việt xuất thân 
trong một gia đình có truyền thống CM, chịu nhiều 
mất mát đau thương; có lòng căm thù giặc sâu sắc, 
quyết tâm đi bộ đội, chiến đấu dũng cảm; giàu tình 
thương với những người thân trong gia đình, đồng 
đội nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. Việt 
ch nh là người anh hùng - đại biểu cho thế hệ 
thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì 
kháng chiến chống Mĩ nói riêng và thanh niên Việt 
Nam trong thời kỳ hội nhập nói chung. 
II.Luyện tập: 
Đ bài: Cảm nhân của anh/chị về nhân vật Tràng 
trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.Từ đó làm 
sáng rõ tình yêu thương con người trong xã hội 
II.Luyện tập: 
Đ bài: Cảm nhân của 
anh/chị về nhân vật Tràng 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 52 
V. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
VI. NỘI DUNG CẦN 
ĐẠT 
hiện nay (đúng với tinh thần “Lá rách ít đùm lá 
rách nhiều” mà ông cha ta đã dạy). 
Gv yêu cầu Hs tự soạn đề -> GV thu bài và sửa ở 
tiết tiếp theo. 
trong tác phẩm “Vợ nhặt” 
của Kim Lân.Từ đó làm 
sáng rõ tình yêu thương con 
người trong xã hội hiện nay 
(đúng với tinh thần “Lá rách 
ít đùm lá rách nhiều” mà 
ông cha ta đã dạy). 
D HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 
 - Củng cố và hoàn thiện kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn tr ch) văn xuôi được 
học trong chương trình. 
 - Nắm vững cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn tr ch văn xuôi 
kết hợp nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo l hoặc hiện tượng đời sống. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng học kì 
II (2014-2015). 
 Kết quả khi chưa áp dụng: 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém 
SL % SL % SL % SL % 
68 0 0 8 11.7 37 54.4 23 33.8 
 Kết quả khi áp dụng: 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
68 0 0 18 26.4 47 69.1 3 4.4 
Sau một thời gian tìm hiểu thực trạng làm văn nghị luận của học sinh lớp 12 
trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, tôi đã tìm ra nguyên nhân vì sao bài làm văn 
của các em đạt kết quả chưa cao. Vì vậy, đã áp dụng những giải pháp của đề tài 
vào quá trình dạy - học từ những năm học trước - dạng đề v dụ 1 (ở dạng đề ví dụ 
2 như đã trình bày ở phần viết mở bài tôi đã áp dụng cho năm học 2014-2015), 
cho thấy chất lượng bài làm của các em từng bước nâng cao dần lên. So với chất 
lượng những năm trước thì chất lượng năm học gần đây (2013-2014) đã có bước 
chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa học sinh yếu kém. 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 53 
 Tuy kết quả bài làm đạt điểm khá chưa cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi 
chất lượng bài làm của các em (HS trường THPT Nguyễn Đình Chiểu). Đặc biệt, 
một điều đáng mừng là các em không còn tâm l lo sợ quá hoặc chán nản, trơ lì khi 
đến tiết làm bài kiểm tra Văn nữa. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 - Đề tài là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy môn Văn trong 
nhà trường, bản thân cũng đã thu nhận được hiệu quả khi việc áp dụng đề tài, nên 
tôi mạnh dạn đưa ra đây với mong muốn: Tùy vào đối tượng học sinh, tùy theo 
các giáo viên, chúng ta có thể áp dụng đề tài để giúp HS học môn Văn tốt hơn. 
Mặt khác thiết thực hơn đó là cho dù đề thi Quốc gia có thay đổi hình thức ra 
đề: tách nghị luận văn học, nghị luận xã hội riêng hay gộp chung nghị luận văn 
học và nghị luận xã hội trong một bài làm văn, hoặc ra đề mở như thế nào, thì 
một khi giáo viên đã rèn luyện cho học sinh thành thục kỹ năng làm bài ở hai 
dạng đề như đã trình bày ở trên, chắc chắn các em sẽ không còn bỡ ngỡ trước 
đề thi và chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. 
 - Bản thân tôi thấy có hiệu quả đối với việc dạy phân môn Tập làm văn, trong 
năm học tới, tôi sẽ mạnh dạn áp dụng đề tài này ở những khối - lớp mà tôi được 
phụ trách. 
 - Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng 
dạy, thấy đạt được một số kết quả nhất định và có thể áp dụng rộng trong trường 
cũng như ngành. 
VI. KẾT LUẬN 
Để trở thành người thợ giỏi, ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng 
phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng 
vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của 
giáo viên. 
Để áp dụng có hiệu quả những giải pháp này, người giáo viên thực sự tâm 
huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành nhiều thời gian. Giáo viên thường xuyên 
hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài. Điều quan trọng là giáo 
viên biết động viên, khuyến kh ch, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời. Bên 
cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em 
trình bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác. 
Bên cạnh việc động viên, khuyến kh ch, giáo viên cũng cần có biện pháp đối 
với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau 
buổi học để làm bài tập, mượn bài của bạn chép lại nhiều lần  
Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo 
viên phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình 
độ chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm 
công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ 
năng, kĩ xảo tốt hơn. 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 54 
Tuy nhiên khi áp dụng những giải pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ 
những hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho 
người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo. 
Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên 
phải có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi 
học sinh làm bài tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo 
trong công tác của mình. Đó ch nh là trách nhiệm của người giáo viên dạy Văn 
nhằm giữ và nêu cao đặc trưng của môn Văn trong nhà trường cũng như ngoài đời 
sống. Nói như M.Gorki: “Văn học là nhân học”. Đó cũng phù hợp với tinh thần 
chung là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn học. 
 Có thể khẳng định rằng, trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể 
thay thế được môn Văn. Vì đó là môn học vừa giáo dục hình thành nhân cách vừa 
vun đắp tâm hồn cho học sinh. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển 
nhanh chóng, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác 
nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái 
tim. Môn Văn giúp hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ con 
người Việt Nam thân thương! 
 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập1, 2 – Nhà xuất bản giáo dục. 
 2. Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPTvà đại học môn Văn-NXB 
ĐHQG Hà Nội. 
 3. Sách chuẩn kiến thức- kĩ năng NXB Giáo dục và đào tạo. 
 4. Lí luận Văn học vấn đề và suy ngẫm- NXBGD 1998. 
 5. 199 bài văn nghị luận xã hội ngắn-NXB ĐHQG Hà Nội, 2011. 
VIII. PHỤ LỤC 
Đ nh kèm phiếu khảo sát học sinh lớp 12. 
Long Thành, ngày 10 tháng 05 năm 2015 
Người viết 
 Nguyễn Thị Lê. 
Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 55 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị: TRƯỜNG THPT 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Long Thành, ngày 18 tháng 05 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học 2014 – 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
CHO HỌC SINH THPT-LỚP 12. 
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ LÊ Chức vụ: Tổ tưởng chuyên môn 
Đơn vị (tổ): Ngữ văn 
Lĩnh vực: 
 Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn  
 Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng tại: Tại đơn vị  Trong ngành  
1. Tính mới 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm t nh khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm t nh khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có 
hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, ch nh sách: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ đi vào cuộc 
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả 
trong phạm vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
NGƯỜI THỰC HIỆN 
SKKN 
XÁC NHẬN CỦA 
TỔ CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG 
ĐƠN VỊ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ren_luyen_ky_nang_lam_bai_van_nghi_luan_cho_hoc_sinh_thpt_lop_12_8234.pdf
Sáng Kiến Liên Quan