Đề tài Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 3

1 – Lý do chọn đề tài:

 1.1/ Thực hiện nhiệm vụ , mục tiêu SGK Tiếng Việt 3 năm 2000

 Cũng như bộ sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học cải cách giáo dục cũ, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, chính tả, tập viết và tập làm văn .

 Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,. ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

 Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng đọc, nghe và nói. Trong giờ kể chuyện, học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học (trong sách giáo khoa hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiêt chính của câu chuyện đó.

 Phân môn Luyện từ cà câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu ( nói, viết ) kĩ năng đọc cho học sinh .

 Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng nghe, đọc và viết. Trong giờ chính tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn ( nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.

 Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết chữ.

 Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản.

 Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới sách giáo khoa lớp 3 và môn Tiếng Việt ở lớp 3, là một trong những giáo viên được dạy lớp 3, tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới.

 1. 2/ Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học:

 Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề:

“ Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 ” .

 

doc16 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 6973 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần luyện đọc ở tiết 1.
Lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn, để rèn cho các em trước hết phải phát âm đúng chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh, tự tin phát biểu hay đưa ra những ý kiến riêng của bản thân và lời nói trong giờ luyện nói mới có thể tự nhiên, trong sáng.
Cách tiến hành: Giáo viên lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn trong từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm thật đúng và chính xác. Điều quan trọng ở đây chính là bản thân giáo viên phải là người phát âm chuẩn và chính xác.
Đa số học sinh trong lớp 3C do tôi làm chủ nhiệm các em thường phát âm sai x/s, phát âm sai dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.
Do đó trong phần yêu cầu luyện đọc từ khó ở tất cả các bài học vần và tập đọc, tôi luôn quan tâm lựa chọn những từ ngữ có âm đầu x/s và từ ngữ có chứa dấu hỏi, ngã, nặng. Bên cạnh đó, tuỳ theo nội dung của bài học, tôi đưa ra những trò chơi giúp hoạt động vừa học vừa vui chơi cho thoải mái.
Ví dụ : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
Thi đọc nhanh và đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn
 Chuẩn bị : Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm một số câu thơ, câu văn có những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc - viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy làm“ đề bài” thi đọc trong nhóm.
 Cách tiến hành:
- Đưa ra từng “ đề bài ” để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: đọc nhanh, phát âm đúng( có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo 3 loại A B C)
- Khi đọc xong tất cả “đề bài”, tính tổng số điểm của từng người( hoặc thống kê từng loại A B C) để chọn ra các bạn đạt giải nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.
Gợi ý:
 Dựa vào những “đề bài” dưới đây, em có thể tìm thêm hoặc tự nghĩ ra những câu khác để đóng góp vào cuộc thi vui cùng các bạn.
 a.1.Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn
 *. Phân biệt s/x:
 + Anh bộ đội xúng xính trong bộ quần áo mới, vai súng nom thật oai vệ
+ Nhìn lên bầu trời đầy sao sáng, anh bộ đội biên phòng lại xôn xao nhớ đến những người thân ở quê.
 *. Phân biệt ac/at
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Lúa nặng hạt sây bông trên cánh đồng mênh mông bát ngát
 a.2. Đọc phân biệt các tiếng có thanh dễ lẫn( thanh hỏi/ thanh ngã)
 + Tôi đi qua ngõ thấy nhà bạn cửa còn bỏ ngỏ.
 + Cây đã đổ, những chú chim chẳng còn nơi đến đỗ
 + Lỡ khi bên lở bên bồi
 Còn đâu bến cũ tiễn người sông xưa
 a.3. Đọc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn
 *. Phân biệt ân/âng
 Dân dâng một quả xôi đầy 
 Bánh chưng mấy cặp, bánh dầy mấy đôi 
 *.Phân biêt ươn/ ương 
 Cá không ăn muối cá ươn 
 Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư
	 b. Loại bài tập tình huống:
	Đây là loại bài tập để luyện tập các nghi thức lời nói và phát triển ngôn ngữ nói. Chương trình sách giáo khoa mới đặc biệt đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 3 được thực hành rất nhiều loại bài tập này. Trong các phần luyện nói ở các bài học tập đọc và kể chuyện học sinh được chơi đóng vai, đóng kịch kể lại. Theo từng chủ đề của bài học, học sinh được tham gia chơi đóng vai ông bà, cha mẹ và các cháu nhỏ, người hàng xóm, bạn và tôi... để luyện tập các nghi thức lời nói (nói theo chủ điểm, mở rộng vốn từ, tổ chức cuộc họp, kể về buổi đầu đi học, kể về hàng xóm, nói về quê hương, cảnh đẹp, thành thị và nông thôn, giới thiệu tổ em...).Hoạt động này là một cách luyện tập phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa chơi vừa học, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh lịch sự. Với loại bài tập này hình thức tổ chức lớp học sẽ thay đổi, không còn tính chất “cổ điển”. Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới chú trọng đến loại bài tập tình huống để học các nghi thức lời nói và phát triển khẩu ngữ.
	 Cách tiến hành:
	Trước hết để giờ luyện nói đạt kết quả tốt, giáo viên cần dành thời gian nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dung bài cũng như phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Với từng nội dung của bài luyện nói, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu phẩm ngắn gọn phù hợp với nội dung bài để học sinh tập sắm vai thể hiện ngôn ngữ của bản thân thật tự nhiên, trong sáng...
VD: Trò chơi: Tìm biểu hiện của tính cách nhân vật
Mục đích: 
- Dùng khi dạy bài: Cô giáo tí hon, khi dạy đọc hiểu 
- Giúp HS nói được về những biểu hiện của tính cách nhân vật
Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập in sẵn đề bài 
Đề bài: Tìm những chi tiết trong bài tập đọc về tính cách các nhân vật trong câu chuyện và thi đua diễn đạt bằng lời 
Làm ra vẻ người lớn 
 Bé
Bé bắt chước cô giáo
Bắt chước học trò
 Các 
 em
Ngây thơ
hồn nhiên
Đáp án :
Bé làm ra vẻ người lớn:
- Kẹp lại tóc, thả ống quần xuống
- Lấy cái nón của mẹ đội lên đầu 
- Đi khoan thai
Bé bắt chước cô giáo:
- Treo nón, bẻ nhánh trâm bầu làm thước
- Đưa mắt nhìn đám học trò 
- Tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng. Nó đánh vần từng tiếng.
Các em bắt chước học trò:
- Đứng dậy chào cô
- Ríu rít đánh vần theo
Các em ngây thơ hồn nhiên:
- Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn 
- Cái Anh giành phần đọc xong trước 
- Cái Thanh mở to đôi mắt nhìn lên bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai
Cách tính điểm: 
 - Nói đúng mỗi câu và lưu loát : được 5 điểm
 - Nói đúng mỗi câu nhưng chưa lưu loát : được 3 điểm
 GV tính điểm cho từng đội và tuyên bố đội thắng cuộc và phần thưởng là một hộp màu 
c.Loại bài tập luyện kĩ năng hội thoại:
Đây là loại bài tập học sinh tham gia trò chuyện với nhau, trả lời phỏng vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học của mình, một câu có nội dung đề nghị bạn trả lời đúng.
 Ví dụ: Kể về buổi đầu đi học
 Mục đích;
 - Giúp HS nói được, nói hay những điều về buổi đầu đi học.
 Chuẩn bị:
 - Phiếu học tập in gẵn đề bài 
 Đề bài: Các nhóm tập làm phóng viên phỏng vấn về buổi đầu đi học theo các câu hỏi gợi ý:
 + Buổi đầu đi học , ai dẫn bạn đến trường ?
 + Đi từ nhà đến trường, bạn thấy cảnh vật thế nào ?
 + Buổi đầu đi học em thấy mình và các bạn có tự nhiên vui vẻ đùa giởn không?
 + Em nhớ nhất hình ảnh nào?
 Cho học sinh chia thành các nhóm tập làm phóng vấn, sau đó cho các nhóm lên thi đua trình bày 
 Cách tính điểm:
 - Sau mỗi lần các nhóm trình bày , cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 - Cuối cùng cho cả lớp chọn ra nhóm diễn đạt hay nhất 
 - Tuyên bố nhóm đạt giải và trao thưởng 
 d. Loại bài tập kể chuyện:
 (Kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện về bản thân và những người xung quanh...)
 Loại bài tập này được áp dụng ở phân môn kể chuyện. Cần chú ý hướng dẫn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nắm vững câu chuyện định kể.
 Ví dụ: Phân vai dựng chuyện
 Chuẩn bị:
 GV lựa chọn bài tập ở tiết kể chuyện có yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (Trong SGK Tiếng Việt lớp 3); có thể dựa vào văn bản truyện kể ở SGK, soạn thành “Màn kịch ngắn” để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng và thuận lợi.
 VD: Câu chuyện Mồ Côi xử kiện (Tiếng Việt 3, Tập 2, trang 139) có thể được dựng lại thành kịch bản cho “Màn kịch ngắn” như dưới đây để hướng dẫn học sinh tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, cử chỉ, hành động của nhân vật hoặc gợi ý tạo dựng bài trí khung cảnh...)
 Kịch ngắn: Mồ Côi xử kiện
 Nhân vật: - Mồ Côi
 - Bác nông dân
 - Chủ quán
 * Cảnh 1:
 ( Một hôm, có một người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường )
 - Chủ quán ( thưa): 
 + Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền . Nhờ ngài xét cho.
 - Mồ Côi ( hỏi bác nông dân – Bác nông dân trả lời):
 + Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ đẻ ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
 - Mồ Côi ( bảo):
 + Nhưng bác có hít mùi thơm trong thức ăn trong quán không?
- Bác nông dân ( trả lời):
 + Thưa có
- Mồ Côi ( bảo):
 + Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?
 - Chủ quán ( thưa): 
 + Thưa ngài, hai mươi đồng.
 - Mồ Côi ( bảo):
 + Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phân xử cho!
- Bác nông dân ( giãy nảy):
 + Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?
 - Mồ Côi ( bảo):
 + Bác cứ đưa tiền đây
 - Bác nông dân ( trả lời):
 + Nhưng tôi chỉ có hai đồng. 
 * Cảnh 2:
 (Khung cảnh trong công đường. Mồ Côi cầm hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân)
 - Mồ Côi ( bảo):
 + Bác hãy xóc cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe.
 ( Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc úp trong bác úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười)
 - Mồ Côi phán:
 + Bác này đã bôi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “ hít mùi thịt ”, một bên “ nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
 Một số đồ vật phục vụ cho việc bài trí khung cảnh và diễn xuất: 1 chiếc bàn dài có ghế, 2 chiếc bát và 2 đồng xu. quần áo cho học sinh đóng vai người nông dân, vai người chủ quán( có thể hoá trang về râu, tóc cho phù hợp); trang phục thích hợp với tính cách Mồ Côi
 Cách tiến hành:
 - GV cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ ( qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói...) của nhân vật trong câu chuyện .
 - GV hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên ( chưa cần diễn xuất cụ thể).
 - GV hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo” kịch bản” đã chuản bị ( tương tự như "đạo diễn” dựng kịch nói hay hoạt cảnh); trình diễn thử với đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong “kịch bản”.
 - Học sinh trình diễn” màn kịch ngắn” trước lớp; GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn những học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng.
4. Kết quả 
 Qua một số phương pháp luyện nói cho học sinh đã nêu ở trên,áp dụng vào khối lớp 3 trường TH & THCS Sơn Hải năm học 2013 – 2014, chúng tôi đã thu được những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau:
 Đa số học sinh trong khối lớp 3 có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc. Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình.
 Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câu... Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều.
Kết hợp biện pháp luyện nói và các biện pháp rèn nghe, viết, đọc trong giờ dạy Tiếng Việt nên kết quả học tập môn Tiếng Việt của khối lớp 3 tăng lên rõ rệt.
 Kết quả học tập môn Tiếng Việt của khối lớp 3 như sau:
*Đầu năm : 
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
học sinh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
63
7
11%
15
23,8%
21
33,3%
20
31,7%
	* Cuối kỳ 2
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
học sinh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
63
14
22%
22
34,9%
24
38%
3
4,7%
 Với kết quả như đã nêu trên, tôi tin tưởng các em học sinh khối lớp 3 ở năm học 2013-2014, các em đủ điều kiện lên lớp 4 để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình SGK mới của những năm học tiếp theo.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Trong “ mục tiêu giáo dục bậc tiểu học” có đưa phần mục tiêu rèn luyện nhân cách lên hàng đầu, cụ thể :
“ Rèn luyện cái Tâm, bao gồm:
 - Xây dựng ở học sinh lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em.
 - Kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi.
 - Giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ...”
 Như vậy mục tiêu giáo dục tiểu học còn là xoá nạn mù chữ, dạy học sinh nghe, nói, đọc, viết, biết tính toán, có kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội, mà còn chú trọng rèn nhân cách con người là chính. Nhưng lòng hiếu thảo, sự kính trọng ông, bà, cha, mẹ, thầy cô và người lớn tuổi phải được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau , từ lời nói, thái độ, cử chỉ và việc làm. Điều này khẳng định vai trò to lớn của những lời nói biểu cảm của học sinh trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy việc rèn kỹ năng “ nói” cho học sinh trong giờ tiếng Việt là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học đã nhiều năm qua, tôi nhận thấy việc đổi mới chương trình SGK là một việc làm vô cùng hơp lý và đáng hoan nghênh. Chương trình SGK tiếng Việt lớp 3 mới đã thực sự quan tâm, đưa ra những chủ đề, những bài tập thực hành thực sự phù hợp cho việc rèn kỹ năng “ nói” cho học sinh lớp 3.
 Môn tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm thoả mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học với hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi, là những công dân văn minh lịch sự, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trước thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, với tư cách là một giáo viên dạy tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
 1. Từ khi trẻ bập bẹ biết nói, những người lớn tuổi trong gia đình cần phải luôn lưu tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói cho con em mình. Các cụ đã dạy “Uốn cây từ thuở còn non”. Không những thế người lớn còn là tấm gương cho con trẻ noi theo.
 2. Khi trẻ bắt đầu đến trường, thì cùng với gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ những thói quen trong giao tiếp mạnh dạn tự tin, văn minh lịch sự, thể hiện tác phong tư cách đạo đức của con người có văn hoá. Do đó sự phối kết hợp ăn ý nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng và cần thiết.
 3. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh 
động, hấp dẫn. Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn mực chính xác trong sáng.
 Sơn Hải, ngày 8 tháng 10 năm 2014
 Người viết 
 Võ Đình Hòa 
 Xét duyệt của các cấp 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docskkn_luyen_noi_3_hoa_1956.doc
Sáng Kiến Liên Quan